Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Thuận

doc 3 trang Hương Liên 24/07/2023 1250
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_vat_li_lop_6_nam_hoc_2015_2016.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Thuận

  1. PHÒNG GD & ĐT VĨNH THUẬN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII MÔN VẬT LÝ 6 NĂM HỌC :2015-2016 Câu 1: Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượng sóng ? Đáp án: Các tấm tôn lợp có dạng lượng sóng để khi có thời tiết nóng lạnh thì tấm tôn có thể co giãn bình thường mà không bị ngăn cản, tránh làm tấm tôn bị nức. Câu 2: Tại sao khi thiết lập đường tàu hỏa, người ta phải để hở một khoảng nhỏ ở chỗ nối các thanh ray ? Đáp án: Chỗ nối giữa các thanh ray phải để hở đủ cho chúng dãn nở khi trời nắng nhiệt độ tăng lên. Nếu không chúng không có chỗ nở ra sẽ gây ra một lực lớn làm đường tàu bị cong vênh. Câu 3: Thể tích của các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt độ giảm. Đáp án: Thể tích của hầu hết các chất tăng khi nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt độ giảm. Câu 4: Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước( bình thủy) rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này? Đáp án: Khi rót nước nóng ra khỏi phích, có một không khí ở ngoài tràn vào phích. Nếu đậy nút ngay thì lượng khí này sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên, nở ra và có thể làm bậc nút phích. Để tránh hiện tượng này, ta không nên đậy nút ngay mà chờ cho lượng khí tràn vào phích nóng lên, nở ra thoát ra ngoài một phần mới đóng nút lại. Câu 5: Nêu đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy? Đáp án: - Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy - Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau; - Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi. Câu 6: Nhiệt kế dùng để làm gì? Tại sao bảng chia nhiệt độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 350C và trên 420C ? Đáp án: - Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ. - Vì nhiệt độ cơ thể người chỉ nằm trong khoản từ 350C đến 420C. Câu 7: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào mấy yếu tố? Kể tên các yếu tố đó? Đáp án: - Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố. - Nhiệt độ.
  2. - Diện tích mặt thoáng. - Gió. Câu 8: Khi đun nước ta có nên đổ nước thật đầy ấm không? Tại sao Đáp án: - Khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm - Tại vì nước nóng lên nở ra, nước tràn ra ngoài. Câu 9: Hiện tượng nóng chảy là gì? Hiện tượng đông đặc là gì? Đáp án: - Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng là hiện tượng nóng chảy. - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn là hiện tượng đông đặc. Câu 10: Do sự nóng lên của trái đất mà băng của hai đại cực tan ra làm mực nước biển dâng cao.Nước biển dâng có nguy cơ gì đối với các dồng bằng ven biển?Để giảm thiểu tác hại của việc nước biển dâng các nước trên thế giới cần có các biện pháp gì? Đáp án: - Nước biển dân có nguy cơ làm cho các đồng bằng ven biển bị lủ lục. - Để giảm thiểu tác hại của nước biển dâng thì các nước trên thế giới cần cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Câu 11: Sự bay hơi là gì? Sự ngưng tụ là gì? Đáp án: - Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi - Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng Câu 12: Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng?Tại sao khi mặt trời vừa mọc sương mù lại tan? Xung quanh nhà ở, người ta trồng cây xanh để làm gì? Đáp án: - Sương mù thường có vào mùa lạnh - Khi mặt trời mọc sương mù lại tan vì nhiệt độ tăng làm cho tốc độ bay hơi tăng. - Để làm giảm nhiệt độ môi trường xung quanh. Câu 13: Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất. Đáp án: Trong các chất rắn, lỏng, khí thì chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất. Câu 14: Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào?Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong cuộc sống? Đáp án: - Dựa trên hiện tượng giãn nở vì nhiệt của các chất. - Nhiệt kế y tế, dùng để đo nhiệt độ cơ thể. - Nhiệt kế thủy ngân đo nhiệt độ làm thí nghiệm. - Nhiệt kế rượu đo nhiệt độ trong không khí.
  3. Câu 15: Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng, cho dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiết độ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì? Đáp án: - Ở nhiệt độ sôi thì dù tiếp tục đun, nhiệt độ của chất lỏng vẫn không thay đổi. - Ở nhiệt độ này chất lỏng bay hơi cả ở trong lòng lẫn trên mặt thoáng của chất lỏng. Hết