Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 8 - Đề số 1 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 8 - Đề số 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_lich_su_8_de_so_1_co_dap_an.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 8 - Đề số 1 (Có đáp án)
- SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TH, THCS VÀ THPT NĂM HỌC: 2021-2022 LÊ QUÝ ĐÔN Môn: Lịch sử– KHỐI 08-ONLINE Thời gian làm bài: 30 phút ĐỀ 01 (ĐỀ CHÍNH THỨC) Câu 1. Tôn Trung Sơn và tổ chức Trung Quốc đồng minh hội là đại diện tiêu biểu cho phong trào cách mạng theo khuynh hướng nào ở Trung Quốc? A. Phong kiến. B. Vô sản. C. Dân chủ tư sản. D. Tiểu tư sản. Câu 2. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản được tiến hành trên các lĩnh vực nào? A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao. B. Chính trị, quân sự, xã hội, kinh tế, văn hoá-giáo dục. C. Chính trị, kinh tế, quân sự và văn hoá-giáo dục. D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao. Câu 3. Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau, đó là A. phe Liên minh và phe Trục. B. phe Liên minh và phe Hiệp ước. C. phe Hiệp ước và phe Đồng minh. D. phe Đồng minh và phe Trục. Câu 4. Sau Cách mạng tháng Hai (1917), ở Nga đã xuất hiện hiện tượng gì đặc biệt? A. Chính quyền phong kiến và tư sản cùng tồn tại. B. Chính quyền công nhân và nông dân cùng tồn tại. C. Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. D. Chính quyền phong kiến và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Câu 5. Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập vào
- A. tháng 10/1922. B. tháng 11/1922. C. tháng 12/1922. D. tháng 1/1924. Câu 6. Một trong những nét nổi bật của tình hình các nước châu Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. các nước thắng trận thu được nhiều nguồn lợi nên giàu lên nhanh chóng. B. Anh vươn lên mạnh mẽ, chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản. C. các nước tư bản ở châu Âu bước vào thời kì ổn định và phát triển phồn thịnh. D. các nước thắng trận và bại trận đều suy sụp về kinh tế, mất ổn định về chính trị-xã hội. Câu 7. Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933, các nước Anh, Pháp, Mĩ đã thực hiện biện pháp gì? A. Kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài. B. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân. C. Quốc hữu hoá các xí nghiệp, nhà máy trong nước. D. Tiến hành cải cách kinh tế-xã hội ở trong nước. Câu 8. Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ có điểm gì nổi bật? A. Lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng. B. Trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế. C. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Liên Xô). D. Bị tàn phá nặng nề bởi Chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 9. Tháng 7/1921, ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng? A. Phong trào Ngũ tứ bùng nổ. B. Chiến tranh Bắc phạt bùng nổ. C. Nội chiến Quốc-Cộng lần hai. D. Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập. Câu 10. Phong trào giải phóng dân tộc đã giành thắng lợi ở những nước châu Á nào trong giai đoạn 1919-1939?
- A. Trung Quốc, Ấn Độ. B. Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kì. C. Philippin, Mông Cổ. D. Việt Nam, Thổ Nhĩ Kì. Câu 11. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là gì? A. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi. B. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. C. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt. D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến. Câu 12. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) mang tính chất A. nội chiến cách mạng để giải quyết những vấn đề trong nội bộ các nước đế quốc. B. chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì vấn đề thị trường và thuộc địa. C. chiến tranh cách mạng vì dẫn đến sự ra đời của nước Nga xô viết. D. chiến tranh giải phóng với sự ra đời của một số quốc gia mới sau sự sụp đổ của đế quốc Áo-Hung. Câu 13. Nước Nga phải tiến hành liên tiếp hai cuộc cách mạng năm 1917 không xuất phát từ lí do nào sau đây? A. Chế độ Nga hoàng chưa được lật đổ. B. Sau Cách mạng tháng Hai, hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập song song tồn tại. C. Chính quyền chưa nằm trong tay nhân dân lao động. D. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản tiếp tục tham gia chiến tranh. Câu 14. Đâu không phải là mâu thuẫn tồn tại trong lòng đế quốc Nga đầu thế kỉ XX? A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. B. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản. C. Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản. D. Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với các dân tộc thuộc địa. Câu 15. Bản chất của Chính sách kinh tế mới (NEP) của nước Nga Xô viết là gì?
- A. Thả nổi nền kinh tế cho thị trường tự do điều chỉnh. B. Nhà nước nắm độc quyền, chi phối toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh. C. Loại bỏ hoàn toàn vai trò của Nhà nước trong việc quản lí, điều tiết nền kinh tế. D. Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần song vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Câu 16. Ý nào dưới đây không phải nội dung Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven? A. Giải quyết nạn thất nghiệp cho người lao động. B. Thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. C. Người lao động cùng tham gia quản lí nền kinh tế. D. Cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm. Câu 17. Lý do nào dưới đây thể hiện giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc? A. Lãnh thổ rộng lớn, tổng số vốn đầu tư trung bình. B. Dân số đông nhất, tổng số vốn đầu tư nhiều. C. Thị trường rộng lớn, tổng số vốn đầu tư cao. D. Thị trường tiêu thụ ít, tổng số vốn đầu tư cao. Câu 18. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bùng nổ phong trào Ngũ tứ (1919) ở Trung Quốc là A. sự trưởng thành về ý thức dân tộc của các giai cấp tiên tiến trong xã hội Trung Quốc. B. ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. C. phản đối sự chuyển giao vùng Sơn Đông do Đức kiểm soát sang cho Nhật Bản của các nước đế quốc. D. chính sách khai thác, bóc lột tàn bạo của các nước đế quốc sau chiến tranh đối với Trung Quốc. Câu 19. Điểm khác biệt của quá trình đi lên chủ nghĩa đế quốc của Nhật Bản sau cải cách so với các nước đế quốc khác? A. Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. B. Đẩy mạnh quá trình xâm lược bành trướng thuộc địa. C. Chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự. D. Sự ra đời và lũng đoạn của các công ti độc quyền đối với kinh tế, chính trị.
- Câu 20. Điểm tương đồng giữa hai khối quân sự ở châu Âu vào cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX là gì? A. Là hai khối quân sự của các nước đế quốc “trẻ”. B. Đều nhận viện trợ và chịu sự chi phối, lệ thuộc vào Mĩ. C. Có tiềm lực mạnh về quân sự nhưng lại ít thuộc địa và thị trường. D. Đều ôm mộng xâm lược và cướp đoạt lãnh thổ, thuộc địa của nhau. Câu 21. So với các nước châu Âu khác, nền kinh tế Đức trong những năm 1933-1939 có đặc điểm gì nổi bật? A. Kinh tế chậm phát triển, tỉ lệ lạm phát cao. B. Kinh tế phát triển nhanh, đặc biệt là công nghiệp. C. Kinh tế chậm phục hồi, đặc biệt là công nghiệp. D. Kinh tế phục hồi nhưng vẫn thua xa Anh và Pháp. Câu 22. Nguyên nhân quyết định khiến cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc (1898) thất bại, còn cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (1868) lại thành công? A. Các nước đế quốc đã tiến hành xâu xé Trung Quốc. B. Phe cải cách không nắm được thực quyền. C. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển yếu ớt D. Không diễn ra sâu rộng trong quần chúng. Câu 23. Cho các dữ kiện sau: 1. V.I.Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-tơ-rô-grat, trực tiếp chỉ đạo cách mạng. 2. Các đội cận vệ đỏ bao vây tấn công những vị trí then chốt tại thủ đô Pê-tơ-rô-grat. 3. Cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn. 4. Quân khởi nghĩa đánh chiếm Cung điện Mùa Đông, toàn bộ Chính phủ tư sản lâm thời bị bắt. Hãy sắp xếp theo tiến trình Cách mạng tháng Mười Nga (1917)? A. 2,1,4,3. B. 1,2,4,3. C. 4,1,2,3. D. 2,4,1,3. Câu 24. Sự kiện nào diễn ra trong Chiến tranh thế giới thứ nhất có tác động tích cực đến cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam?
- A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công. B. Mĩ chính thức tham chiến. C. Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện. D. Nước Pháp tham chiến. Câu 25. Cách mạng tháng Mười Nga có ảnh hưởng như thế nào đến con đường hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc? A. Đoàn kết cách mạng Việt Nam với phong trào vô sản quốc tế. B. Đi theo chủ nghĩa Mác Lênin, lựa chọn con đường giải phóng dân tộc là cách mạng vô sản. C. Xác định nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam đó là dân tộc và dân chủ. D. Để lại bài học kinh nghiệm quý báu cho Nguyễn Ái Quốc về việc xây dựng khối liên minh công nông. HẾT Họ và tên học sinh: Số báo danh: (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)