Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 8 - Đề số 2 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 8 - Đề số 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_lich_su_8_de_so_2_co_dap_an.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 8 - Đề số 2 (Có đáp án)
- SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TH, THCS VÀ THPT NĂM HỌC: 2021-2022 LÊ QUÝ ĐÔN Môn: Lịch sử– KHỐI 08-ONLINE Thời gian làm bài: 30 phút ĐỀ 02 (ĐỀ CHÍNH THỨC) Câu 1. Đâu không phải là phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX? A. Khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc. B. Phong trào Nghĩa Hoà đoàn. C. Cách mạng Tân Hợi. D. Khởi nghĩa ở Bom-bay. Câu 2. Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện vào giữa thế kỉ XIX, chính phủ Nhật Bản có chủ trương gì? A. Duy trì nền quân chủ chuyên chế. B. Tiến hành những cải cách tiến bộ. C. Nhờ sự giúp đỡ của các nước phương Tây. D. Thiết lập chế độ Mạc phủ mới. Câu 3. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) là A. mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc. B. mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản. C. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. D. mâu thuẫn giữa phe Hiệp ước và phe Liên minh. Câu 4. Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo giai cấp vô sản Nga trong hai cuộc cách mạng tháng Hai và tháng Mười ở Nga năm 1917? A. Đảng Men-sê-vích. B. Đảng Bôn-sê-vích.
- C. Đảng cộng sản Nga. D. Đảng công nhân xã hội Nga. Câu 5. Chính sách kinh tế mới (NEP) của Đảng Bôn-sê-vich bao gồm nhiều chính sách, ngoại trừ việc A. bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa. B. thực hiện buôn bán tự do, mở lại các chợ. C. Nhà nước kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế. D. khuyến khích tư bản nước ngoài kinh doanh ở Nga. Câu 6. Các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản tìm kiếm lối thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929-1933) bằng biện pháp nào? A. Giảm giá hàng hoá, bán cho nhân dân mua với hình thức trả góp. B. Đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp, ngừng mọi hoạt động sản xuất. C. Phát xít hoá chế độ thống trị và phát động chiến tranh phân chia lại thế giới. D. Tiến hành cải cách kinh tế-xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị. Câu 7. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là do A. các nước tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất. B. người dân không mua được hàng hoá. C. sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận, dẫn đến “cung” vượt quá “cầu”. D. tác động của cao trào cách mạng thế giới 1918-1923. Câu 8. Ở Mĩ, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) bắt đầu từ lĩnh vực A. công nghiệp quốc phòng. B. thương nghiệp. C. tài chính-ngân hàng. D. nông nghiệp. Câu 9. Trong phong trào Ngũ tứ, quần chúng giương cao khẩu hiệu đấu tranh gì? A. “Trả quyền độc lập cho người Trung Quốc”. B. “Các nước đế quốc rút khỏi Trung Quốc”.
- C. “Trung Quốc của người Trung Quốc”. D. “ Phế bỏ các điều ước đã kí với nhà Thanh”. Câu 10. Trong năm 1930, những Đảng Cộng sản nào đã lần lượt ra đời ở khu vực Đông Nam Á? A. Đảng Cộng sản Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin. B. Đảng Cộng sản Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Xiêm. C. Đảng Cộng sản Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a. D. Đảng Cộng sản Việt Nam, Phi-lip-pin, Xin-ga-po. Câu 11. Hiến pháp 1889 đã xác lập thể chế chính trị gì ở Nhật Bản? A. Chế độ quân chủ chuyên chế. B. Chế độ quân chủ lập hiến. C. Chế độ Cộng hoà đại nghị. D. Chế độ Cộng hoà Tổng thống. Câu 12. Mĩ tham chiến muộn trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) vì A. nhân dân Mĩ phản đối chiến tranh. B. Mĩ không muốn chiến tranh lan sang nước mình. C. Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí. D. Mĩ giữ thái độ trung lập trong chiến tranh. Câu 13. Nội dung nào không phản ánh đúng về cuộc Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917? A. Cách mạng giành thắng lơi, nền chuyên chính của giai cấp vô sản được thiết lập. B. Cách mạng nhằm mục tiêu lật đổ chế độ Nga hoàng, chống chiến tranh đế quốc. C. Cách mạng đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vich, do Lê-nin đứng đầu. D. Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới giành thắng lợi. Câu 14. Thành quả lớn nhất của cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 ở Nga là A. lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng. B. lật đổ nền thống trị của giai cấp tư sản.
- C. thiết lập được hai chính quyền song song . D. giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động Nga. Câu 15. Ý nào không phải là nội dung của Chính sách kinh tế mới (NEP) của Đảng Bôn- sê-vich? A. Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa. B. Thực hiện buôn bán tự do, mở lại các chợ. C. Nhà nước kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế. D. Khuyến khích tư bản nước ngoài kinh doanh ở Nga. Câu 16. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của Chính sách mới do Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện ở Mĩ? A. Khôi phục sản xuất, đưa nước Mĩ nhanh chóng thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. B. Đưa nước Mĩ trở thành trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới. C. Giải quyết được nạn thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp. D. Góp phần giúp nước Mĩ duy trì chế độ dân chủ tư sản. Câu 17. Lí do cơ bản nhất khiến Nhật Bản đi theo con đường quân phiệt hoá bộ máy Nhà nước là do Nhật A. có truyền thống quân phiệt hiếu chiến. B. bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933). C. có ít thuộc địa, thiếu vốn, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. D. chính phủ Nhật Bản suy yếu, không đủ khả năng lãnh đạo đất nước. Câu 18. Đâu không phải là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga 1917. B. Chính sách trút gánh nặng khủng hoảng của các nước đế quốc. C. Sự trưởng thành của các lực lượng dân tộc. D. Phong trào hoà bình dân chủ dâng cao ở các nước tư bản. Câu 19. Điều kiện quan trọng để Nhật Bản có thể tiến hành được cải cách Minh Trị? A. Tầng lớp quý tộc có ưu thế chính trị lớn và có vai trò quyết định.
- B. Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế. C. Lật đổ chế độ Mạc Phủ, Thiên hoàng Minh Trị nắm quyền. D. Xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản. Câu 20. Sự kiện nổi bật nhất của tình hình châu Âu đầu thế kỉ XX là A. nhiều đảng phái chính trị thành lập. B. giai cấp công nhân giành được quyền lãnh đạo cách mạng. C. chiến tranh bùng nổ ở nhiều khu vực trên thế giới. D. đã hình thành hai khối quân sự đối lập nhau. Câu 21. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) có đặc điểm gì? A. Là cuộc khủng hoảng thừa, kéo dài và trầm trọng nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa. B. Là cuộc khủng hoảng thiếu, kéo dài và trầm trọng nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa. C. Là cuộc khủng hoảng thừa, diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa. D. Là cuộc khủng hoảng diễn ra nhanh nhất trong lịch sử các nước tư bản chủ nghĩa Câu 22. Cho các dữ kiện sau: 1. Khởi nghĩa Vũ Xương bùng nổ, rồi nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung Trung Quốc. 2. Nước Trung Hoa Dân quốc được thành lập do Tôn Trung Sơn làm Tổng thống lâm thời. 3. Trung Quốc Đồng minh hội được thành lập. 4. Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Trung Hoa Dân quốc. Sắp xếp các dữ kiện trên theo trình tự thời gian. A. 4,1,3,2. B. 3,1,2,4. C. 3,2,4,1. D. 3,4,1,2. Câu 23. So với Cách mạng tháng Hai, cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có điểm gì khác biệt? A. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vich, đứng đầu là Lê-nin.
- B. Động lực chính của cách mạng là công nhân-nông dân-binh lính. C. Mang tính chất của một cuộc cách mạng vô sản. D. Có ý nghĩa mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga. Câu 24. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã có ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào? A. Không ảnh hưởng đến Việt Nam vì chiến trường chính ở châu Âu. B. Có ảnh hưởng đến Việt Nam nhưng không nhiều. C. Pháp tăng cường khai thác thuộc địa để bù lỗ cho chiến tranh. D. Pháp tăng cường khai thác thuộc địa và bắt lính. Câu 25. Từ Cách mạng tháng Mười Nga, rút ra nguyên nhân tất yếu cho sự thắng lợi của tất cả các cuộc cách mạng vô sản? A. Sự lãnh đạo của đảng cộng sản. B. Truyền thống đoàn kết của dân tộc. C. Xây dựng khối liên minh công nông. D. Kết hợp giành và giữ chính quyền. HẾT Họ và tên học sinh: Số báo danh: (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)