Đề kiểm tra học kì I môn Địa lí Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận

doc 5 trang Hương Liên 24/07/2023 1480
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Địa lí Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_dia_li_lop_6_nam_hoc_2019_2020_phon.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Địa lí Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VĨNH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: ĐỊA LÍ 6 Năm học 2019-2020 1. Mục tiêu đề kiểm tra: - Đánh giá kết quả học tập của HS qua HKI. - Đánh giá về kiến thức kĩ năng ở ba mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng của HS ở các chủ đề: Phương hướng trên bản đồ, địa hình trái đất, hiện tương do nội lực tác động, cách học môn địa lí, cấu tạo bên trong Trái đất. 2. Hình thức đề kiểm tra: 30% trắc nghiệm, 70% tự luận. 3. Ma trận đề kiểm tra theo mẫu Chủ đề (nội dung, Nhận biết Thông hiểu Vận dụng chương/mức Trắc Trắc Trắc độ nhận Tự luận Tự luận Tự luận thức) nghiệm nghiệm nghiệm - Vị trí, - Sự vận - Đặc điểm - Hệ quả sự - Đo, tính tỉ - Vẽ mô Trái Đất, hình dạng động của sự vận vận động lệ của lược hình của Bản Đồ của Trái Trái đất. động của của Trái đồ. Trái đất, Đất - Cấu tạo Trái đất. đất. - Tính các xác định - Tỉ lệ bản của Trái - Xác định - Đặc điểm mùa trong tọa độ địa đồ đất. phương của Trái năm. lí của một - Một số hướng trên đất, số địa khái niệm bản đồ điểm trên về bản đồ. lược đồ, 100% 100%TSĐ 60% TSĐ 100%TSĐ 100%TSĐ 100%TSĐ 100%TSĐ TSĐ = = 6 điểm = 2,0 điểm = 0,5 điểm = 1,0 điểm = 0,5 điểm = 2,0 điểm điểm - Đặc điểm - Một số - Nhận - Tác động - Liên hệ - Một số các dạng khái niệm: biết các của một số thực tế với biện pháp Các Thành địa hình. ngoại lực, dạng địa hiện tượng địa hạn chế Phần Tự - khái niện nội lực, hình, tự nhiên phương. tác động Nhiên: Tác núi lửa, núi lửa, - Hiểu một đến đời của một số động của động đất, động đất, số hiện sống con hiện tượng nội lực và địa hình. địa hình. tượng do người tự nhiên ngoại lực, tác động - So sánh đến đời địa hình của nội lực giữa các sống con và ngoại dạng địa người. lục hình 100%TSĐ 100% 100%TSĐ 100%TSĐ 100%TSĐ 100%TSĐ 40% TSĐ = 0,75 TSĐ =0,25điểm = 2,0 điểm =0,25điểm =0,25điểm = 4 điểm điểm = 0,5 điểm 2,25 điểm 4,0 điểm 0,75 điểm 1,25 điểm 1,25 điểm 0,5 điểm 100% TSĐ 22,5%TSĐ 40% TSĐ 7,5%TSĐ 12,5%TSĐ 12,5%TSĐ 5%TSĐ = 10,0 điểm =2,25 điểm = 4,0 điểm =0,75điểm =1,25 điểm = 1,25 = 0,5 điểm điểm
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đề kiểm tra học kỳ I, năm học 2019_2020 HUYỆN VĨNH THUẬN Môn: ĐỊA LÍ 6 Đề 1 Thời gian: 45 phút, không kể thời gian giao đề I. Trắc nghiệm: (3 điểm). Học sinh chọn phương án đúng và ghi kết quả trên giấy thi Câu 1: Xích đạo là đường A. chia Trái đất thành hai nửa bằng nhau. B. vĩ tuyến lớn nhất, chia đôi Trái đất, vuông góc với tất cả các kinh tuyến. C. vĩ tuyến lớn nhất, cắt ngang chí tuyến bắc và vòng cực. D. vĩ tuyến lớn nhất, cắt ngang chí tuyến nam và vòng cực. Câu 2: Trái đất có vị trí A. thứ 3 trong hệ Mặt Trời. B. thứ 3 trong hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời. C. thứ 3 trong hệ Mặt Trời theo thứ tự từ ngoài vào trong. D. thứ 4 trong hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời. Câu 3: Trái đất có dạng A. hình tròn. B. hình cầu. C. gần tròn. D. hình elip. Câu 4: Châu thổ là A. bình nguyên bồi tụ. B. bình nguyên bào mòn. C. bình nguyên bồi tụ ở cửa sông lớn. D. bình nguyên băng hà. Câu 5: Thời gian Trái đất tự quay một vòng quanh trục là A. 24 giờ . B. 365 ngày. C. 365 ngày 6 giờ. D. 366 ngày. Câu 6: Việt Nam ở khu vực giờ số A. 7. B. 8. C. 9. D. 10. Câu 7: Trên bề mặt Trái đất, mỗi khu vực giờ rộng bao nhiêu kinh tuyến ? A. 1 kinh tuyến. B. 10 kinh tuyến. C. 15 kinh tuyến. D. 36 kinh tuyến. Câu 8: Lục địa có diện tích lớn nhất là A. lục địa Phi. B. lục địa Bắc Mĩ. C. lục địa Nam Mĩ. D. lục địa Á- Âu. Câu 9: Đường đồng mức là đường A. vòng tròn có ghi số. B. nối những điểm có cùng độ cao. C. vòng quanh một quả đồi. D. vòng tròn có ghi số chiều cao địa hình. Câu 10: Tỉ lệ bản đồ cho ta biết A. phương hướng của bản đồ. B. khoảng cách trên bản đồ. C. khoảng cách trên bản đồ ứng với độ dài trên thực địa. D. khoảng cách trên bản đồ bằng với độ dài trên thực địa. Câu 11: Trái đất tự quay quanh trục theo hướng nào? A. Từ Tây sang Đông B. Từ Đông sang Tây. C. Theo quỹ đạo hình elip. D. Từ Bắc xuống Nam. Câu 12: Vào ngày nào, hai nửa cầu Bắc và Nam được chiếu sáng như nhau? A. 22 / 6. B. 22 / 12. C. 21 / 3 và 23 / 9. D. 21 / 3. II. Tự luận: (7 điểm). Câu 1: (2 điểm) Tỉ lệ bản đồ là gì? Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết điều gì? Câu 2: (2 điểm) Động đất và núi lửa có tác hại như thế nào? biện pháp hạn chế tác hại do động đất và núi lửa gây ra? Câu 3: (1 điểm) Nêu đặc điểm của địa hình bình nguyên ? Câu 4: (2 điểm) Muốn xác định phương hướng trên bản đồ, chúng ta cần phải dựa vào đâu ? Hết
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đề kiểm tra học kỳ I, năm học 2019_2020 HUYỆN VĨNH THUẬN Môn: ĐỊA LÍ 6 Đề 2 Thời gian: 45 phút, không kể thời gian giao đề I. Trắc nghiệm: (3 điểm). Học sinh chọn phương án đúng và ghi kết quả trên giấy thi Chọn đáp án đúng: Câu 1: Đường đồng mức là đường A. vòng tròn có ghi số. B. nối những điểm có cùng độ cao. C. vòng quanh một quả đồi. D. vòng tròn có ghi số chiều cao địa hình. Câu 2: Tỉ lệ bản đồ cho ta biết A. phương hướng của bản đồ. B. khoảng cách trên bản đồ. C. các kí hiệu trên bản đồ. D. khoảng cách trên bản đồ ứng với độ dài trên thực địa. Câu 3: Trái đất tự quay quanh trục theo hướng nào? A. Từ Tây sang Đông B. Từ Đông sang Tây. C. Từ Bắc xuống Nam. D. Từ Nam lên Bắc. Câu 4: Vào các ngày nào, hai nửa cầu Bắc và Nam được chiếu sáng như nhau? A. 22 tháng 6. B. 22 tháng 12. C. 21 tháng 3 và 23 tháng 9. D. 23 tháng 9. Câu 5: Xích đạo là đường A. chia Trái đất thành hai nửa khác nhau. B. vĩ tuyến lớn nhất, cắt ngang chí tuyến bắc và vòng cực. C. vĩ tuyến nhỏ nhất, chia đôi Trái đất, vuông góc với tất cả các kinh tuyến. D. vĩ tuyến lớn nhất, chia đôi Trái đất, vuông góc với tất cả các kinh tuyến. Câu 6: Trái đất có vị trí A. thứ 1 trong hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời. B. thứ 2 trong hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời. C. thứ 3 trong hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời. D. thứ 4 trong hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời. Câu 7: Trái đất có hình dạng A. hình tròn. B. hình cầu. C. gần tròn. D. hình elip. Câu 8: Châu thổ là A. bình nguyên bồi tụ. B. bình nguyên bào mòn. C. bình nguyên bồi tụ ở cửa sông lớn. D. bình nguyên do băng hà bào mòn. Câu 9: Thời giang Trái đất tự quay một vòng quanh trục là A. 24 giờ ( 1 ngày đêm ). B. 364 ngày. C. 365 ngày 6 giờ . D. 366 ngày. Câu 10: Việt Nam ở khu vực giờ số A. 7. B. 8. C. 9. D. 10. Câu 11: Trên bề mặt Trái đất, mỗi khu vực giờ rộng bao nhiêu kinh tuyến? A. 5 kinh tuyến. B. 10 kinh tuyến. C. 15 kinh tuyến. D. 20 kinh tuyến. Câu 12: Lục địa có diện tích lớn nhất là A. lục địa Phi. B. lục địa Bắc Mĩ. C. lục địa Nam Mĩ. D. lục địa Á- Âu. II. Tự luận: (7 điểm). Câu 1: (2 điểm) Kí hiệu bản đồ dùng để làm gì? Người ta thường biểu hiện các loại kí hiệu nào? Câu 2: (2 điểm) Động đất và núi lửa có tác hại như thế nào? biện pháp hạn chế tác hại do động đất và núi lửa gây ra? Câu 3: (1 điểm) Nêu đặc điểm của địa hình bình nguyên ? Câu 4: (2 điểm) Muốn xác định phương hướng trên bản đồ, chúng ta cần phải dựa vào đâu ? Hết
  4. ĐÁP ÁN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đáp án đề kiểm tra học kỳ I HUYỆN VĨNH THUẬN Năm học 2019_2020 ĐÁP ÁN ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: ĐỊA LÍ 6 I. Trắc nghiệm: 3 điểm. Chọn đáp án đúng: Đề: 01 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 hỏi Đáp d c b c c a c d b d a c án Đề: 02 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 hỏi Đáp b d a c d c b c c a c d án II. Tự luận: (7 điểm). Đề : 01 Câu Nội dung Điểm Tỉ lệ bản đồ là gì? Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết điều gì? 2 điểm *Tỉ lệ bản đồ là gì? 1 - Tỉ lệ bản đồ là tỉ số giữa khoảng cách trên bản đồ so với khoảng 1.0 2 điểm cách tương ứng trên thực địa. *Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết điều gì? - Tỉ lệ bản đồ cho ta biết được các khoảng cách trên bản đồ đã thu 1.0 nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực địa. Động đất và núi lửa có tác hại như thế nào? biện pháp hạn chế tác hại do động đất và núi lửa gây ra: * Tác hại của động đất và núi lửa : 2 điểm - Nhà cửa, đường sá, cầu cống bị phá hủy 2 - Tro bụi và dung nham núi lửa có thể vùi lấp các thành thị, làng 1.0 2 điểm mạc, ruộng nương. - Đồng thời làm nhiều người bị thiệt mạng. * Những biện pháp để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất và núi lửa gây ra : - Xây nhà chịu được các chấn động lớn. 1.0 - Lập các trạm nghiên cứu, dự báo động đất. - Sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm. 3 * Nêu đặc điểm của địa hình bình nguyên ? 1 điểm 1 điểm - Là dạng địa hình thấp, tương đối bằng phẳng 0.5 - Có độ cao tuyệt đối dưới 200 m 0.5
  5. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ, chúng ta cần phải dựa: 2 điểm - Xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến. 4 + Kinh tuyến: đầu phía trên kinh tuyến chỉ hướng bắc, đầu phía 2 điểm dưới kinh tuyến chỉ hướng nam. 1.0 + Vĩ tuyến: đầu bên phải vĩ tuyến chỉ hướng đông, đầu bên trái vĩ tuyến chỉ hướng tây 1.0 Đề : 02 Câu Nội dung Điểm Kí hiệu bản đồ dùng để làm gì? Người ta thường biểu hiện các loại kí hiệu nào? * Ký hiệu bản đồ dùng để làm gì? 2 điểm - Ký hiệu bản đồ dùng để biểu hiện vị trí, đặc điểm của các đối 1 tượng địa lí được đưa lên bản đồ. 1.0 2 điểm * Người ta thường biểu hiện các loại kí hiệu nào? - Thường biểu hiện qua ba loại kí hiệu: + Kí hiệu điểm. 1.0 + Kí hiệu đường. + Kí hiệu diện tích. Động đất và núi lửa có tác hại như thế nào? biện pháp hạn chế tác hại do động đất và núi lửa gây ra: * Tác hại của động đất và núi lửa : 2 điểm - Nhà cửa, đường sá, cầu cống bị phá hủy - Tro bụi và dung nham núi lửa có thể vùi lấp các thành thị, làng 1.0 2 mạc, ruộng nương. 2 điểm - Đồng thời làm nhiều người bị thiệt mạng. * Những biện pháp để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất và núi lửa gây ra : - Xây nhà chịu được các chấn động lớn. 1.0 - Lập các trạm nghiên cứu, dự báo động đất. - Sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm. 3 * Nêu đặc điểm của địa hình bình nguyên ? 1 điểm 1 điểm - Là dạng địa hình thấp, tương đối bằng phẳng 0.5 - Có độ cao tuyệt đối dưới 200 m 0.5 Muốn xác định phương hướng trên bản đồ, chúng ta cần phải dựa: 2 điểm - Xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến. 4 + Kinh tuyến: đầu phía trên kinh tuyến chỉ hướng bắc, đầu phía 2 điểm dưới kinh tuyến chỉ hướng nam. 1.0 + Vĩ tuyến: đầu bên phải vĩ tuyến chỉ hướng đông, đầu bên trái vĩ tuyến chỉ hướng tây 1.0