Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 32, 33: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật và văn hoá (từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XX)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 32, 33: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật và văn hoá (từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XX)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_8_tiet_32_33_su_phat_trien_cua_khoa_hoc.doc
Nội dung text: Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 32, 33: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật và văn hoá (từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XX)
- Ngày soạn: / /2020 Ngày giảng:8A1: / /2020 8A2: / /2020 Tiết 32,33 - Chủ đề: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ VĂN HOÁ (TỪ THẾ KỈ XVIII ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX) A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận biết và đánh giá được những thành tựu chủ yếu và sự phát triển của khoa học-kĩ thuật từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XX. - Nêu được những tiến bộ của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XX. Đánh giá vai trò của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đối với đời sống xã hội. - Biết được những hạn chế của KH-KT (chủ yếu là do con người tạo ra). - Biết được sự hình thành và những thành tựu của nền văn hóa Xô viết. 2. Kỹ năng: - Phân tích vai trò của kỹ thuật, khoa học đối với sự phát triển của lịch sử. - Hiểu và giải thích được thuật ngữ “Chủ nghĩa xã hội không tưởng”&“Chủ nghĩa xã hội khoa học”. - So sánh, đối chiếu lịch sử để HS thấy được những điểm ưu việt của nền văn hóa Xô viết; kích thích sự say mê tìm tòi, sáng tạo KH- KT của học sinh. 3. Thái độ: - Có thái độ đúng đắn với những đóng góp cho nhân loại của các nhà phát minh KH-KT, các tác giả thơ, văn nhạc, hoạ Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật cần được sử dụng vì lợi ích của con người. - Giáo dục ý thức trân trọng, bảo vệ giá trị của nền văn hóa Xô viết . - Nhận thức rõ yếu tố năng động, tích cực của KHKT đối với sự tiến bộ của xã hội.CNXH có thể thắng CNTB khi nó ứng dụng KHKT, ứng dụng nền SX lớn hiện đại, Trên cơ sở đó xây dựng niềm tin vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta hiện nay. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác - Năng lực chuyên biệt: + So sánh, phân tích các sự kiện lịch sử bằng PP tư duy LS đúng đắn + Vận dụng kiến thức thực hành. *Tích hợp môi trường+kiến thức các môn học khác: Toán, Lý, Hóa, Sinh II. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC: - Hình thức: Dạy học trên lớp; Thảo luận nhóm. - Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề; Đàm thoại; Vấn đáp gợi mở; Hợp tác nhóm, - Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm, giao nhiệm vụ III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: + Máy chiếu. + Bảng nhóm hoặc phiếu học tập 2. Học sinh: Học bài cũ, đọc và trả lời câu hỏi bài mới 3. Tổ chức lớp: - Phần HĐ khởi động: HS hoạt động cá nhân 177
- - Phần HĐ hình thành kiến thức: HĐ cá nhân; HĐ nhóm - Phần HĐ luyện tập: HS hoạt động cá nhân - Phần HĐ vận dụng, tìm tòi mở rộng: HĐ cá nhân IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Tổ chức: Thứ tự Lớp . Lớp . Ngày Sĩ số Ngày Sĩ số Tiết 32 Tiết 33 2. Kiểm tra bài cũ: ? Hãy nêu kết cục của CTTG thứ hai? Cho biết tính chất của cuộc chiến tranh này? 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3.1. Hoạt động 1: Khởi động Gv: Yêu cầu hs nhận xét khái quát Toàn cảnh lịch sử - Lắng nghe, suy nghĩ và trả của thế kỷ XVIII-XIX; lời câu hỏi: ? Để thắng chế độ PK về kinh tế, g/cấp tư sản phải - CMTS thắng lợi và xác lập làm gì? Vì sao? trên phạm vi thế giới. - CNTB tiến hành cuộc cách mạng thứ hai “Cách mạng công nghiệp”: Cách mạng khoa học kỹ thuật. Vì giai cấp tư sản không thể tồn tại nếu không luôn luôn cải tiến công cụ lao động. - Nhận xét và dẫn dắt hs vào bài mới: GV: Khái quát hoàn cảnh Lịch sử cụ thể của TK XVIII- XIX. TK XVIII-XIX cách mạng TS thắng lợi ở hầu hết các nước Châu Âu và Bắc Mĩ (Anh, Pháp, Mĩ ). Sau các cuộc cách mạng TS, GCTS đã tiến hành cách mạng công nghiệp khoa học- kĩ thuật làm thay đổi cơ bản nền KT, XH. Người ta gọi đó là cuộc cách mạng thư hai sau cách mạng TS. - Đó là cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII- XIX, tiếp đó là cách mạng Khoa học – kĩ thuật ?* Em hiểu thế nào là cách mạng khoa học kĩ thuật? - Cách mạng khoa học kĩ thuật là sự phát triển kĩ thuật nhanh chóng trong sản xuất gắn với những phát minh lớn của các ngành khoa học. G. Vậy cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật thế kỉ 178
- XVII – XIX đã đạt được những thành tựu gì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 3.2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nội dung 1: I. Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật: Chuyển giao nhiệm vụ học tập (Tổ chức HS hoạt động theo cặp đôi/ cả lớp) Gv: Chiếu các hình ảnh có liên quan đến nội dung HS quan sát, thảo luận và trả yêu cầu HS tìm hiểu: lời câu hỏi Gv: Quan sát các hình ảnh trên + phần chuẩn bị ở nhà, hãy trao đổi theo cặp đôi trong 3 phút thống nhất lại nội dung các câu hỏi: - Trong thế kỉ XVIII- XIX nửa đầu thế kỉ XX, nhân loại đã đạt được những thành tựu gì về KH-KT? Trình bày nội dung các thành tự đó? - Tại sao có thể nói;”Thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt thép và động cơ hơi nước”? Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV quan sát HS các nhóm hoạt động, hỗ trợ các Các nhóm thảo luận, thống nhóm gặp khó khăn. nhất kết quả Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV gọi đại diện 2 nhóm lên báo cáo kết quả thảo Nhóm 1,3: Cử đại diện luận nhóm nhóm trình bày kết quả thảo - Gọi đại diện các nhóm còn lại nhận xét và bổ luận sung Các nhóm còn lại cử đại diện nhận xét và bổ sung Đánh giá kết quả hoạt động GV nhận xét, đánh giá, mở rộng Học sinh thống nhất G. Năm 1807 Phơn Tơn đã đóng được tàu thủy chạy phần đáp án và trình bằng động cơ hơi nước đầu tiên (H/a). Hơn 10 năm sau, bày vào vở: một tàu thủy đã vượt Đại Tây Dương. Năm 1836, có hơn 500 tàu thủy hoạt động ở các hải cảng của Anh. Năm 1814, Xti-phen-xơn – một thợ máy người Anh đã chế tạo được loại xe lửa chạy trên đường sắt kéo theo nhiều toa với tốc độ nhanh (* toa, 6km/giờ) - Đường sắt cũng phát triển: 1830 thế giới mới có 332km đường sắt, năm 1870 đã có tới khoảng 200.000km - Giữa thế kỉ XIX, máy điện tín ra đời (H/a). Mooc-xơ đã sáng chế ra bảng chữ cái cho máy điện tín gồm những gạch và chấm. - H/a những chiếc điện thoại đầu tiên và ngày nay - Về nông nghiệp: Sang thế kỉ XIX, phân hóa học được 179
- sử dụng, máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập được sử dụng rộng rãi. (H/a) - Ở Việt Nam, việc áp dụng KH-KT vào sản xuất hiện nay cũng rất được chú trọng. - Về quân sự: Sản xuất nhiều loại vũ khí mới (H/a) ?* Những thành tựu về kinh tế có tác dụng gì đối với các nước TB ? HS: Suy nghĩ - trả lời: GV: kết luận: Máy móc ra đời là cơ sở kĩ thuật – vật chất cho sự chuyển biến từ công trường thủ công lên công nghiệp cơ khí -> đưa nhan loại từ nền văn minh nông nghiệp chuyển sang nền văn minh công nghiệp. - GV: mở rộng thêm: Hiện nay nhân loại đang ở nền văn minh hậu công nghiệp (văn minh trí tuệ). => Kết luận: Thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt thép và động cơ hơi nước. Lĩnh vực Thành tựu Công nghiệp Động cơ hơi nước ra đời và được ứng dụng rộng rãi. Đưa sản xuất từ thủ công sang sản xuất bằng máy móc. GTVT, TTLL Xe lửa, tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước, máy điện tín Nông nghiệp Có nhiều tiến bộ: - Phân bón hoá học được sử dụng. - Máy kéo chạy bằng động cơ hơi nước, máy gặt đập được sử dụng rộng rãi. Kĩ thuật quân sự Sản xuất ra nhiều loại vũ khí hiện đại như đại bác, súng trường bắn nhanh, ngư lôi, khí cầu Nội dung 2: II - Những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Chuyển giao nhiệm vụ học tập (Tổ chức HS hoạt động theo cặp đôi/ cả lớp) Gv: Phân công nhiệm vụ cho các nhóm sau khi đã HS thảo luận và trả lời câu được chuẩn bị ở nhà: hỏi - Nhóm 1&3 thảo luận và báo cáo sản phẩm về những tiến bộ về khoa học tự nhiên. - Nhóm 2&4 thảo luận và báo cáo sản phẩm về những tiến bộ về khoa học xã hội. => Thời gian 3 phút. Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV quan sát HS các nhóm hoạt động, hỗ trợ các Các nhóm thảo luận, thống nhóm gặp khó khăn. nhất kết quả Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV gọi đại diện 2 nhóm lên báo cáo kết quả thảo Nhóm 1,4: Cử đại diện luận nhóm nhóm trình bày kết quả thảo - Gọi đại diện các nhóm còn lại nhận xét và bổ luận 180
- sung Các nhóm còn lại cử đại diện nhận xét và bổ sung Đánh giá kết quả hoạt động GV nhận xét, đánh giá. Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở: 1. Khoa học tự nhiên: Nhiều thành tựu tiến bộ vượt bậc: * Vật lý: + Lý thuyết nguyên tử hiện đại. + Lý thuyết tương đối của nhà bác học người Đức An-be Anh-xtanh. + Năng lượng nguyên tử, laze, bán dẫn. + Thuyết vạn vật hấp dẫn của Niu-tơn. * Hoá học: - Phát minh ra phân bón hoá học, thuốc trừ sâu - Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng của Lô-mô-nô-xốp * Sinh học: - Lai tạo giống, cách mạng xanh trong nông nghiệp. - Nghiên cứu của Puốc-kin-giơ, Đac-uyn. * Khoa học Trái Đất: đạt được những thành tự to lớn. 2. Khoa học xã hội: Có bước tiến mạnh: - Về triết học: xuất hiện chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng của Phoi-ơ-bách và Hê- ghen. - Về kinh tế học: học thuyết chính trị - kinh tế học tư sản. - Về tư tưởng: chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê và Ô- oen. - Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác và Ăng-ghen. Tác dụng: Thúc đẩy xã hội phát triển, đấu tranh chống chế độ phong kiến, xây dựng xã hội tiến bộ. ? Lý thuyết tương đối của Anhxtanh ra đời có ý nghĩa như thế nào? HS. Tạo ra một cuộc CM trong lĩnh vực Vật lí. ? Em hiểu thuật ngữ “Chủ nghĩa xã hội không - Chủ nghĩa xã hội không tưởng”& “Chủ nghĩa xã hội khoa học” như thế tưởng: chủ trương xây dựng nào? một xã hội mới không có tư hữu, không có bóc lột, cải tạo xã hội bằng thuyết phục hòa bình chứ không bằng con đường cách mạng, phản đối dùng bạo lực không dựa vào giai cấp vô sản. ? Những phát minh về khoa học xã hội có ý -> Đả phá ý thức hệ thống nghĩa như thế nào đối với xã hội ? phong kiến, tấn công và nhà thờ, giải thích rõ quy luật vận 181
- động của thế giới và thúc đẩy xã hội phát triển. - Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người ? Sự phát triển của KH-KT nửa đầu thế kỉ XX có * Hạn chế: những hạn chế gì ? - Sản xuất ra bom nguyên tử, HS: Sản xuất ra bom nguyên tử, vũ khí hủy diệt vũ khí hủy diệt cao cao GV: Những thành tựu KHKT đã được sử dụng để trở thành phương tiện chiến tranh gây thảm họa cho nhân loại qua hai cuộc chiến tranh thế giới. Vì vậy nhà bác học A.Nô-ben nói:"Tôi hi vọng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu. ?* Em hiểu như thế nào về câu nói trên ? - Ông mong muốn khoa học là để phục vụ cho đời sống, lợi ích của con người làm cho nhân loại phát triển hơn, con người sống tốt hơn. Nội dung 3: III – Sự phát triển của văn học nghệ thuật. Chuyển giao nhiệm vụ học tập (Tổ chức HS hoạt động theo cá nhân, cả lớp) ? Văn học và nghệ thuật thế kỉ XVII-XIX đã đạt được HS suy nghĩ trả lời câu hỏi những thành tự nào? Tác dụng? Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV quan sát HS, gợi ý nếu hs gặp khó khăn HS suy nghĩ trả lời câu hỏi Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV gọi 1,2 hs trả lời câu hỏi Cá nhân hs trả lời câu hỏi - Gọi hs khác nhận xét và bổ sung Hs khác nhận xét và bổ sung Đánh giá kết quả hoạt động GV nhận xét, đánh giá. Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở: - Nhiều trào lưu văn học xuất hiện: lãng mạn, trào phúng, hiện thực phê phán. Tiêu biểu là Pháp và Nga ? Nội dung tư tưởng chủ yếu của các trào lưu văn học - Dùng tác phẩm văn 182
- là gì ? học đấu tranh chống chế độ phong kiến, giải phóng nhân dân khỏi áp bức. - Âm nhạc hội họa đạt nhiều thành tựu. Tiêu biểu: Môda, Béthôven, Sôpanh, Đavít, Gôia - Góp phần vào cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, giải phóng nhân dân bị áp bức. 3.3. Hoạt động 3: Luyện tập Chuyển giao nhiệm vụ học tập (Tổ chức HS chơi trò chơi ô chữ) GV chia lớp thành 4 dãy như ban đầu HS tiến hành hoạt động GV đưa ra quy tắc của trò chơi: Sau khi GV chiếu và đọc theo nhóm xong câu hỏi, nhóm nào giơ tay trả lời trước và trả lời đúng được cộng 1,0 điểm, nếu trả lời sai thì các nhóm còn lại có quyền trả lời . Thực hiện nhiệm vụ học tập Chiếu từng câu hỏi trong trò chơi ô chữ để các 4 nhóm thảo luận và đưa ra nhóm trả lời câu trả lời cho từng câu hỏi Báo cáo và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, tổng hợp số điểm của từng nhóm, tuyên Các nhóm thống nhất dương nhóm đạt điểm cao phần đáp án 3.4. Hoạt động 4: Vận dụng Chuyển giao nhiệm vụ học tập (Tổ chức HS hoạt động nhóm cặp) GV chia nhóm theo cặp và giao bài tập cho hs HS chia nhóm theo cặp ? Em hãy nêu những dẫn chứng về việc ứng dụng thành tựu KHKT vào cuộc sống hiện nay xung quanh em ? Thực hiện nhiệm vụ học tập Gv quan sát hs các cặp trao đổi thảo luận, Thảo luận theo cặp trong 5 phút và gợi ý cho hs thống nhất câu trả lời Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV gọi 1-2 cặp trình bày kết quả thảo luận Các cặp cử đại diện trình bày kết quả thảo luận 183
- GV gọi cặp khác cho nhận xét và bổ sung Cặp khác cho nhận xét và bổ sung Đánh giá kết quả hoạt động G. Nhận xét, đánh giá hoạt động và chốt kiến Học sinh thống nhất phần đáp án và thức ghi nhớ: 3.5. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng GV giao bài tập về nhà cho hs: Hs tiếp nhận bài tập về nhà và thực 1. Tìm hiểu các tư liệu liên quan đến phát hiện ở nhà minh KHKT 2. Sưu tầm các hình ảnh về thành tựu của KHKT V. KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ: 1. Củng cố: - GV đưa ra các câu hỏi củng cố hệ thống kiến thức lý thuyết toàn chuyên đề. H. Những thành tựu về KHTN, KHXH thế kỉ XVIII-XX đã mang lại cho nhân loại chúng ta những thay đổi như thế nào? H. Việt Nam cần phải làm gì để phát huy tinh thần sáng tạo về khoa học - kỹ thuật trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay? 2. Hướng dẫn về nhà: * Bài cũ: Học bài: - Nắm được những thành tựu chủ yếu và sự phát triển về khoa học-kĩ thuật thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XX. - Những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XX. - Cơ sở hình thành và phát triển của nền văn hoá Xô viết. - Đọc và ôn lại phần Lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945). Lập bảng thống kê những sự kiện chính theo mẫu Thời gian Sự kiện Kết quả 3. Rút kinh nghiệm: Kí duyệt của tổ chuyên môn Ngày tháng năm 2020 184