Giáo án môn Tiếng Việt và Toán Lớp 1 - Từ bài 46 đến bài 55 - Năm học 2020-2021

docx 36 trang Hải Hòa 07/03/2024 1770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt và Toán Lớp 1 - Từ bài 46 đến bài 55 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tieng_viet_va_toan_lop_1_tu_bai_46_den_bai_55_na.docx

Nội dung text: Giáo án môn Tiếng Việt và Toán Lớp 1 - Từ bài 46 đến bài 55 - Năm học 2020-2021

  1. Tiết 4: Toán PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6 ( Tiết 1) I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Biết cách tìm kết quả của một phép trừ trong phạm vi 6. - Hình thành được bảng trừ trong phạm vi 6. - Phát triển năng lực toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các que tinh, các chấm tròn - Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 6 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động (5’) - YCHS quan sát bức tranh SGK – 56 - HS quan sát tranh - TL nhóm đôi và nói với bạn những - HS thực hiện theo yêu cầu điều quan sát trong bức tranh liên quan đến phép trừ . - HS hỏi đáp với nhau - Nêu các tình huống phù hợp với với phép trừ có trong tranh - Có 4 cái bánh, đã ăn hết 1 cái bánh. Còn lại bao nhiêu cái bánh? Còn lại 3 cái bánh - Các tình huống còn lại làm tương tự - HS nêu tình huống phù hợp nhóm hình bánh 2. Hoạt động hình thành kiến thức (27’) * GV hình thành phép trừ 6 - 4 = 2 - HS quan sát tranh và lập phép tính phù hợp với mỗi tranh trong khung - Trên cây có 6 con chim, 4 con bay đi. kiến thức. Hỏi trên cây còn lại mấy con chim? - GV chỉ từng tranh cụ thể - Tính trừ - Để biết trên cây còn lại mấy con chim 6 - 4 = 2 ta thực hiện tính gì? Nêu phép tính - Gọi HS đọc phép tính vừa lập - Các nhóm hình còn lại: Nhóm hình - HS đọc các nhân, đồng thanh bánh, các bạn, chiếc bánh, các con tính - Hs nêu tình huống và lập phép tính tính, cốc nước cam. GV làm tương tự phù hợp với mỗi bức tranh GV chỉ như nhóm hình con chim? - Gọi HS đọc các phép tính vừa lập - HS đọc các nhân, đồng thanh được
  2. + GV chốt: Các em vừa thực hiện phép - HS lắng nghe trừ trong phạm vi 6. Để các em nắm chắc kiến thức hơn thì cô trò chúng mình đi vào phần thực hành . 3. Hoạt động củng cố (3’) - Qua bài học này giúp em biết được - HS trả lời thêm điều gì? - Nhận xét tiết học. Ngày soạn: 10/11/2020 Ngày giảng: Thứ ba, ngày 17 tháng 11 năm 2020 Tiết 3+4: Tiếng Việt Bài 53 : UÔM I. MỤC TIÊU 1. Phát triển các năng lực đặc thù- năng lực ngôn ngữ - Nhận biết vần uôm; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có vần uôm. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần uôm. - Đọc đúng bài Tập đọc: Quạ và chó. - Viết đúng các vần: uôm, buồm, quả muỗm. 2.Góp phần phát triển các năng lực chúng và phẩm chất. * GDHS: tình yêu thiên nhiên, khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV: Tranh ảnh. Bảng cài, bộ thẻ chữ. - HS: SGK, bảng con, vở luyện viết III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Tổ chức (2’) - Hát 2. Kiểm tra( 4’) - GV y/c HS đọc bài Bà và Hà. - 2/3 HS đọc - GV nhận xét đánh giá. - Nhận xét 3. Dạy bài mới: TIẾT 1 3.1. Giới thiệu bài (1’) - Hôm nay các em cùng học vần mới: uôm. - HS lắng nghe. 3.2. Chia sẻ và khám phá: ( BT1) ( 12’) - Chia sẻ: GV chỉ từng chữ uô, m - 1 HS đọc: uô-mờ-uôm. - Cả lớp: uôm - Khám phá: GV đưa ra hình ảnh cánh buồm - HS quan sát + Đây là gì? + Cánh buồm - Phân tích: Tiếng buồm có âm b đầu, vầm uôm sau, dấu huyền đặt trên chữ ô.
  3. - GV giới thiệu mô hình vần uôm - HS thực hiện đánh vần, đọc trơn theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp: uô-mờ-uôm/ uôm. - GV giới thiệu mô hình tiếng buồm - HS thực hiện đánh vần, đọc trơn theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp: bờ-uôm-buôm-huyền-buồm/ buồm. * Củng cố: các em vừa học vần mới và tiếng - HS: vầm uôm, tiếng buồm. mới là gì? - Cả lớp đánh vần, đọc trơn. - GV chỉ mô hình từng vần, tiếng. 3.3- Luyện tập: (17’) a, Mở rộng vốn từ: ( BT2) - GV nêu yêu cầu của bài tập: Tiếng nào có vần um? Tiếng nào có vần uôm? - GV y/c HS đọc từ ngữ và quan sát tranh - HS đọc từng từ ngữ, quan sát minh họa. tranh. + Quả muỗm: loại quả giống xoài những nhỏ và chua hơn. + Sum họp: tụ họp lại một chỗ, vui vẻ. + Um tùm: Nói cây cối rậm rạp. + Nhuộm: làm cho vải có màu sắc. - GV y/c HS nối trong VBT - GV y/c HS báo cáo - HS thực hiện làm bài tập trong VBT - GV nhận xét, chốt đáp án. - HS báo cáo theo nhóm: 1 HS chỉ - Gv chỉ từng từ. bảng, nói tiếng có vần uôm, 1 HS chỉ bảng nói vần um. - Ngoài những tiếng có vần uôm có trong - HS đọc đồng thanh: Tiếng muỗm SGK, các em hãy tìm những từ có vần uôm có vần uôm, tiếng sum có vần ngoài sách. um . - GV tuyên dương. - HS tìm: cuỗm, luộm thuộm, b, Tập viết: ( Bảng con-BT3 ) nhuốm - GV hướng dẫn HS cách lấy bảng con và dùng bảng. *GV viết bảng: uôm, buồm, quả muỗm. - GV viết mẫu từng chữ và tiếng trên bảng - HS lấy bảng con. vừa hướng dẫn quy trình. + Vần uôm: viết uô trước, m sau. - Đọc đồng thanh. + Buồm: viết b trước, uôm sau, dấu huyền đặt trên chữ ô. + Quả muỗm: viết qu trước, a sau, dấu hỏi đặt trên chữ a/ viết m trước, uôm sau, dấu - HS lắng nghe, quan sát ngã đặt trên chữ ô. - GV y/c HS thực hiện bảng con. - GV nhận xét, tuyên dương.
  4. TIẾT 2 - HS thực hiện viết bảng con 2-3 c, Tập đọc: ( BT4) ( 16’) lần. *Giới thiệu bài: - HS giơ bảng. - Quan sát tranh em thấy gì? - GV chỉ hình ảnh minh họa bài đọc : Quạ - HS quan sát tranh, lắng nghe. đang ngậm một miếng mỡ to. Nó nhìn xuống - Quạ đen đang ngậm một miếng một chú chó dưới mỏm đá. Chó nhìn quạ. mồi. - Dưới mỏm đá có một chú Không rõ chúng nói với nhau những gì. Các chó đang nhìn lên quạ. em hãy lắng nghe câu chuyện. * GV đọc mẫu - HS lắng nghe * Luyện đọc từ ngữ: mỏm đá, ngậm khổ mỡ, - HS luyện đọc. nghĩ kế, cuỗm, giả vờ, mê li, lắm, há to mỏ, bộp, nằm kề mõm chó, tợp. *Luyện đọc câu: - GV : Bài đọc có mấy câu? - HS: 9 câu. - Gv chỉ từng câu: - HS/ cả lớp đọc. - GV y/c HS đọc tiếp nối - HS đọc tiếp nối cá nhân/ cặp. - Gv nhận xét chốt đáp án. - HS nhận xét nhóm bạn - Thi đọc tiếp nối theo đoạn ( 3 câu) theo - Các cặp/ tổ thi nhau đọc tiếp nối. cặp/ tổ. - Nhận xét tổ bạn. - GV nhận xét, tuyên dương. - 1 HS đọc cả bài. - Cả lớp đọc đồng thanh. *Tìm hiểu bài đọc: (14’) - GV nêu y/c: chỉ từng từ - HS đọc đồng thanh. - GV y/c HS làm bài - HS làm bài vào VBT. - 1 HS nêu kết quả” a-2: Quạ ngậm khổ mỡ ở mỏ. b-1: Chó nghĩ kế để quạ há mỏ ra. - GV chốt đáp án. - HS đọc đồng thanh đáp án - GV: Quạ và chó ai khôn, ai ngốc? - HS: Chó khôn, quạ ngốc. Chó ở dưới đất mà lấy được miếng mỡ từ mỏ quạ ở trên cao. Quạ ngốc, ưa nịnh mắc mưu chó. - GV y/c cả lớp đọc lại toàn bộ nội dung bài - HS đọc đồng thanh 4. Củng cố- Dặn dò ( 3’) - GV tổng kết bài . - HS lắng nghe - Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị tiết sau
  5. Ngày soạn: 11/11/2020 Ngày giảng: Thứ tư, ngày 18 tháng 11 năm 2020 Tiết 1+ 2: Tiếng Việt Bài 54 : ƯƠM , ƯƠP I. MỤC TIÊU 1. Phát triển các năng lực đặc thù- năng lực ngôn ngữ - Nhận biết các vần uơm, ươp; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có các vần: ươm, ươp. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có các vần: ươm, ươp - Đọc đúng bài Tập đọc: Ủ ấm của bà. - Viết đúng các vần: ươm, ươp, bươm bươm, quả mướp. 2.Góp phần phát triển các năng lực chúng và phẩm chất. * GDHS: tình yêu gia đình, khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV: Máy chiếu hoặc tranh ảnh. Bảng cài, bộ thẻ chữ. - HS: SGK, bảng con, vở luyện viết III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Tổ chức ( 2’) - Hát 2. Kiểm tra ( 4’) - GV y/c HS đọc bài Quạ và chó. -2/3 HS đọc - GV nhận xét đánh giá. - Nhận xét 3. Dạy bài mới: TIẾT 1 3.1. Giới thiệu bài: (1’) - Hôm nay các em cùng học vần mới: ươm, - HS lắng nghe. ươp. 3.2. Chia sẻ và khám phá: ( BT1) (17’) a, Dạy vần ươm: - Chia sẻ: GV chỉ từng chữ ươ, m - 1 HS đọc: ươ-mờ-ươm. - Cả lớp: ươm - Khám phá: GV đưa ra hình ảnh con bướm - HS quan sát + Đây là con gì? + con bươm bướm - Phân tích: Tiếng bướm có âm b đầu, vầm ươm sau, dấu sắc đặt trên chữ ơ. - GV giới thiệu mô hình vần uơm - HS thực hiện đánh vần, đọc trơn theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp: ươ- mờ-ươm/ ươm. - GV giới thiệu mô hình tiếng bướm - HS thực hiện đánh vần, đọc trơn theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp: bờ- ươm-bươm/ bờ-ươm-bươm-sắc-bướm/ bươm bướm. b, Dạy vần ươp: - Chia sẻ: GV chỉ từng chữ ươ, p - 1 HS đọc: ươ-pờ-ươm.
  6. - Cả lớp:ươp - Khám phá: GV đưa ra hình ảnh quả mướp - HS quan sát + Đây là quả gì? + Quả mướp - Phân tích: Tiếng mướp có âm m đầu, vầm ươp sau, dấu sắc đặt trên chữ ơ. - GV giới thiệu mô hình vần uơp - HS thực hiện đánh vần, đọc trơn theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp: ươ- pờ-ươp/ ươp. - GV giới thiệu mô hình tiếng mướp - HS thực hiện đánh vần, đọc trơn theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp: mờ-ươp-mươp-sắc-mướp/ quả mướp. * Củng cố: các em vừa học vần mới và tiếng - HS: vầm ươm, ươp tiếng bươm mới là gì? bướm, quả mướp. - GV chỉ mô hình từng vần, tiếng. - Cả lớp đánh vần, đọc trơn. 3.3- Luyện tập: (13’) a, Mở rộng vốn từ: ( BT2) - GV nêu yêu cầu của bài tập: Giúp thỏ đem cà rốt về hai nhà kho vần ươm, vần ươp. - GV y/c HS đọc từ ngữ và quan sát tranh - HS đọc từng từ ngữ, quan sát tranh. minh họa. + Cườm: hạt nhỏ làm bằng thủy tinh dùng để trang trí rất đẹp. - GV y/c HS nối trong VBT - HS thực hiện làm bài tập trong VBT - GV y/c HS báo cáo - 2 HS lên di chuyển từ về kho. - GV nhận xét, chốt đáp án. - Gv chỉ từng từ. - HS đọc đồng thanh: Tiếng lượm có vần ươm, tiếng ướp có vần ươp - Ngoài những tiếng có vần ươm, ươp có trong SGK, các em hãy tìm những từ có vần -HS thi nhau tìm. ươm, ươp ngoài sách. - GV tuyên dương. b, Tập viết: ( Bảng con-BT3 ) - GV hướng dẫn HS cách lấy bảng con và - HS lấy bảng con. dùng bảng. * GV viết bảng: ươm, ươp, bươm bướm, quả - Đọc đồng thanh. mướp. - GV viết mẫu từng chữ và tiếng trên bảng vừa hướng dẫn quy trình. + Vần ươm: viết ươ trước m sau. - HS lắng nghe, quan sát + Vần ươp: viết ươ trước, m sau. + Bươm bướm: Viết b trước ươm sau/ viết b trước, ươm sau, dấu sắc đặt trên chữ ơ. + Quả mướp: viết qu trước, a sau, dấu hỏi đặt trên chữ a/ viết m trước, ươp sau, dấu sắc đặt trên chữ ơ. - HS thực hiện viết bảng con 2-3 lần.
  7. - GV y/c HS thực hiện bảng con. - HS giơ bảng. - GV nhận xét, tuyên dương. TIẾT 2 c, Tập đọc: ( BT4)( 16’) *Giới thiệu bài: - GV chỉ hình ảnh minh họa bài đọc :Bài đọc - HS quan sát tranh, lắng nghe. nói về tình cảm bà cháu. *GV đọc mẫu - HS lắng nghe *Luyện đọc từ ngữ: gió mùa, tấm nệm, tướp, - HS luyện đọc. ôm bà ngủ, thì thầm, bếp lửa, đỏ lượm. *Luyện đọc câu: - GV : Bài đọc có mấy câu? - HS: 6 câu. - Gv chỉ từng câu: - HS/ cả lớp đọc. - GV y/c HS đọc tiếp nối - HS đọc tiếp nối cá nhân/ cặp. - Gv nhận xét chốt đáp án. - HS nhận xét nhóm bạn - Các cặp/ tổ thi nhau đọc tiếp nối. - Thi đọc tiếp nối theo đoạn ( 3 câu) theo - Nhận xét tổ bạn. cặp/ tổ. - 1 HS đọc cả bài. - GV nhận xét, tuyên dương. - Cả lớp đọc đồng thanh. *Tìm hiểu bài đọc: ( 14’) - HS đọc đồng thanh. - GV nêu y/c: chỉ từng từ ở mỗi vế câu. - HS làm bài vào VBT. - GV y/c HS làm bài - 1 HS nêu kết quả: a-2: Mẹ mua cho bà tấm nệm ấm. b-1: Mi ôm bà ngủ để ue ấm cho bà. - HS đọc đồng thanh đáp án - GV chốt đáp án. - GV: Theo em, khi được cháu ôm, ủ ấm, bà - HS: bà sẽ cảm động vì cháu ngoan sẽ cảm thấy như thế nào? ngoãn, hiếu thảo, biết thương yêu bà. - GV: Em nghĩ gì về bạn Mi? - HS: Bạn Mi rất yêu thương bà. - GV: Các em nên học tập bạn Mi về sự hiếu thảo với ông bà cha mẹ. - Gv y/c cả lớp đọc lại toàn bộ nội dung bài. - HS đọc đồng thanh 4. Củng cố- Dặn dò: ( 4’) - Gv tổng kết bài . - Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị tiết sau Tiết 3: Toán PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6 ( Tiết 2) I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Biết cách tìm kết quả của một phép trừ trong phạm vi 6. - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
  8. - Phát triển năng lực toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các que tinh, các chấm tròn - Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 6 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động (2’) - Hát 2. Hoạt động thực hành, luyện tập ( 23’) Bài 1: Số - Bài có 4 nhóm hình - Bài tập có mấy nhóm hình HDHS nhóm hình 1: - 4 con tính + Có tất cả mấy con tính - 3 con tính + Bớt đi mấy con tính - 1 con tính + Còn lại mấy con tính Có tất cả 4 con tính, bớt đi 3 con tính. YCHS nêu bài toán và phép tính phù Còn lại 1 con tính hợp phù hợp PT 4 - 3 = 1 - GV nhận xét - HS nêu bài toán, phép tính - Các nhóm hình còn lại làm tương tự 6 – 1 = 5 6 – 3 = 3 5 – 4 = 1 - GV nhận xét - Đọc lại các phép tính của bài tập 1 Bài 2: Tính - Có 3 cột tính Bài tập có mấy cột tính - HS lắng nghe - HDHS làm - HS làm - YCHS làm 2 - 1 = 3 4 - 2 = 2 4 - 4 = 0 3 - 2 = 1 4 - 1 = 3 5 - 5 = 0 5 - 1 = 4 6 - 5 = 1 6 - 6 = 0 - HS đọc nối tiếp kết quả - GV chữa bài - GV nhận xét Bài 3: Số - HS quan sát - YCHS quan sát tranh 1 - Trên đĩa có 3 miếng bánh + Con nhìn thấy gì trong tranh - HS viết số 3 vào ô trống - HDHS viết số vào ô trống Tranh 2 - 1 miếng bánh + Chú chuột đã ăn mất mấy miếng bánh? - 2 miếng bánh
  9. + Trên đĩa còn lại mấy miếng bánh - Trên đĩa có 3 miếng bánh, chus chuột - YCHS nêu tình huống , phép tính phù đã ăn mất 1 miếng. Hỏi trên đĩa còn lại hợp với tranh 2. mấy chiếc bánh? PT 3 - 1 = 2 HS hỏi đáp và nêu phép tính ( HS hỏi đáp với nhau ) Tranh 3: 2 - 1 = 1 hoặc 3 - 2 = 1 - GV nhận xét và HDHS ghi phép tính Tranh 4: 1 - 1 = 0 hoặc 3 - 3 = 0 Các tranh khác hỏi đáp trương tự như tranh 2 ( GV quan sát tranh 2 cách ) - HS trả lời - GV chữa bài và nhận xét - GVHDHS tập kể chuyện theo mỗi phép tính trên 3. Hoạt động vận dụng ( 7’) - Yêu cầu HS suy nghĩ nêu thêm một - HS nêu được phép tính phù hợp với số tình huống trong thực tế liên quan tình huống của GV đến phép trừ trong phạm vi 6. - Nhận xét 4. Hoạt động củng cố (3’) - HS trả lời - Qua bài học này giúp em biết được thêm điều gì? - GV đưa ra một số tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 - Nhận xét tiết học. Tiết 4: Tự nhiên xã hội THỰC HÀNH : QUAN SÁT CUỘC SỐNG XUNG QUANH TRƯỜNG ( T1) I. MỤC TIÊU *Về nhận thức khoa học: - Nhận ra được những địa điểm quen thuộc và các loại toà nhà , đường phố , xung quanh trường học . - Giới thiệu được về hoạt động sinh sống và đi lại của người dân ở quanh trường bằng những hình thức khác nhau ( vẽ , viết , đóng vai , ) . *Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: - Biết cách quan sát , ghi chép và trình bày kết quả quan sát , *Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: - Định vị được mình đang đứng ở chỗ nào hoặc đang đi đến đâu ở cộng đồng xung quanh trường học . .II. CHUẨN BỊ: GV: Các Phiếu ,Giấy A0 , giấy màu , bút màu , băng keo , kéo . HS: VBT Tự nhiên và Xã hội 1
  10. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (3 ‘) - Ổn định: - Hát - Giới thiệu bài: Bài học trước chúng ta đã tìm hiểu về quang cảnh và con người - HS trả lời ở nơi em sống . Bài học hôm nay , chúng ta cùng nhau đi quan sát cuộc - Lắng nghe sống của người dân ở xung quanh trường chúng ta 2. Các hoạt động chủ yếu. (27’) KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1 : Tìm hiểu về những việc cần làm trước khi đi quan sát * Mục tiêu Nêu được những chuẩn bị cần thiết khi đi quan sát . Biết cách sử dụng Phiếu quan sát . * Cách tiến hành: Bước 1 : Làm việc theo cặp - Yêu cầu HS quan sát hình trang 50 và trả lời câu hỏi trong SGK : - HS quan sát + Khi đi quan sát , các bạn trong hình - HS chia sẻ thống nhất ý kiến, trả mang theo những gì và trang phục như lời câu hỏi thế nào ? Bước 2 : Làm việc cả lớp - Yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc - Đại diện trình bày kết quả trước lớp . - HS nhận xét - GV cùng HS khác nhận xét , bổ sung câu trả lời . Bước 3 : Làm việc theo nhóm nhỏ ( 3 – 4 - HS đọc phiếu quan sát , trao đổi HS ) về cách đánh dấu vào phiếu - GV HD HS . - Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người - GV nhắc nhở HS không được ai tách khỏi nhóm trong quá trình tham quan 3. Hoạt động nối tiếp. ( 5’) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - Dặn HS giữ lại các sản phẩm để dùng trong bài ôn = ) về chủ đề Cộng đồng địa phương .
  11. Ngày soạn: 12/11/2020 Ngày giảng: Thứ năm, ngày 19 tháng 11 năm 2020 Tiết 2+3: Tiếng Việt Bài 55 : AN , AT I. MỤC TIÊU 1. Phát triển các năng lực đặc thù- năng lực ngôn ngữ - Nhận biết các vần an, at; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có các vần: an, at. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có các vần: an, at - Đọc đúng bài Tập đọc: Giàn mướp. - Viết đúng các vần: an, at, bàn, nhà hát. 2.Góp phần phát triển các năng lực chúng và phẩm chất. * GDHS: tình yêu thiên nhiên, khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV: Tranh ảnh. Bảng cài, bộ thẻ chữ. - HS: SGK, bảng con, vở luyện viết III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Tổ chức ( 2’) - Hát 2. Kiểm tra (4’) - GV y/c HS đọc bài Ủ ấm của bà. - 2/3 HS đọc - GV nhận xét đánh giá. - Nhận xét 3. Dạy bài mới: TIẾT 1 3.1. Giới thiệu bài: (1’) - Hôm nay các em cùng học vần mới: an, at. - HS lắng nghe. 3.2. Chia sẻ và khám phá: ( BT1) ( 17’) a, Dạy vần an: - Chia sẻ: GV chỉ từng chữ a, n - 1 HS đọc: a-nờ-an/an - Cả lớp: an - Khám phá: GV đưa ra hình ảnh cái bàn - HS quan sát + Đây là cái gì? + Cái bàn - Phân tích: Tiếng bàn có âm b đầu, vầm an sau, dấu huyền trên chữ a. - GV giới thiệu mô hình vần an - HS thực hiện đánh vần, đọc trơn theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp: a- nờ-an/an. - GV giới thiệu mô hình tiếng bàn. - HS thực hiện đánh vần, đọc trơn theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp:bờ- an-ban-huyền-bàn/ bàn. b, Dạy vần at: - Chia sẻ: GV chỉ từng chữ a, t. -1 HS đọc: a-t-at/ at - Cả lớp:at - Khám phá: GV đưa ra hình ảnh nhà hát - HS quan sát
  12. + Đây là gì? + Nhà hát - Phân tích: Tiếng hát có âm đầu h, vần at, dấu sắc đặt trên chữ a. - GV giới thiệu mô hình vần at - HS thực hiện đánh vần, đọc trơn theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp: a- tờ-at/at. - GV giới thiệu mô hình tiếng hát - HS thực hiện đánh vần, đọc trơn theo hình thức cá nhân/ tổ/ cả lớp: hờ- at-hat-sắc-hát/ nhà hát. * Củng cố: các em vừa học vần mới và tiếng - HS: vần an, at và tiếng bàn, nhà hát. mới là gì? - GV chỉ mô hình từng vần, tiếng. - Cả lớp đánh vần, đọc trơn. 3- Luyện tập: (13’) a, Mở rộng vốn từ: ( BT2) - GV nêu yêu cầu của bài tập: Tiếng nào có vần an? Tiếng nào vần at? - GV y/c HS đọc từ ngữ và quan sát tranh - HS đọc từng từ ngữ, quan sát tranh. minh họa. - GV y/c HS nối trong VBT - HS thực hiện làm bài tập trong VBT - GV y/c HS báo cáo - 2 Hs lên di chuyển từ về kho. - GV nhận xét, chốt đáp án. - Gv chỉ từng từ. - HS đọc đồng thanh: Tiếng nhãn có vần an, tiếng bát có vần at . - Ngoài những tiếng có vần an, at có trong SGK, các em hãy tìm những từ có vần an, at - HS thi nhau tìm. ngoài sách. - GV tuyên dương. b, Tập viết: ( Bảng con-BT3 ) - GV hướng dẫn HS cách lấy bảng con và - HS lấy bảng con. dùng bảng. *GV viết bảng: an, at, bàn, nhà hát. - Đọc đồng thanh. - GV viết mẫu từng chữ và tiếng trên bảng vừa hướng dẫn quy trình. + Vần an: viết a trước, viết n sau. + Vần at: viết a trước, viết t sau. - HS lắng nghe, quan sát + Bàn: viết b trước, viết an sau, dấu huyền đặt trên chữ a. + Nhà hát: viết nh trước, a sau, dấu huyền đặt trên chữ a/ viết h trước, viết at sau, dấu sắc đặt trên chữ a. - GV y/c HS thực hiện bảng con. - HS thực hiện viết bảng con 2-3 lần. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS giơ bảng. TIẾT 2 c, Tập đọc: ( BT4) (16’) *Giới thiệu bài:
  13. - GV chỉ hình ảnh minh họa bài đọc :Bài đọc - HS quan sát tranh, lắng nghe. nói về giàn mướp nhà bạn Hà. *GV đọc mẫu -HS lắng nghe *Luyện đọc từ ngữ: giàn mướp, thơm ngát, -HS luyện đọc. lắm hôm, đếm mụ, khe khẽ hát, tụ họp, sớm ra quả. *Luyện đọc câu: - GV : Bài đọc có mấy câu? - HS: 4 câu. - Gv chỉ từng câu: - HS/ cả lớp đọc. - GV y/c HS đọc tiếp nối. - HS đọc tiếp nối cá nhân/ cặp. - Gv hướng dẫn nghỉ hơi: Giàn mướp nhà Hà /vừa ra nụ đã thơm ngát.// Có lẽ nhờ thế /mà mùa hè năm đó,/ giàm mướp sớm ra quả.// - HS luyện đọc - GV nhận xét chốt đáp án. - HS nhận xét nhóm bạn - Các cặp/ tổ thi nhau đọc tiếp nối. - Thi đọc tiếp nối theo đoạn ( 2 câu) theo - Nhận xét tổ bạn. cặp/ tổ. - 1 HS đọc cả bài. - GV nhận xét, tuyên dương. - Cả lớp đọc đồng thanh. *Tìm hiểu bài đọc: - HS đọc đồng thanh. - GV nêu y/c: chỉ từng từ ở mỗi vế câu. - HS làm bài vào VBT. - GV y/c HS làm bài - 1 HS nêu kết quả: + Ý a: đúng. + Ý b: đúng + Ý c: sai. - GV chốt đáp án. - HS đọc đồng thanh đáp án - GV y/c cả lớp đọc lại toàn bộ nội dung bài. - HS đọc đồng thanh 4. Củng cố- Dặn dò (4’) - GV tổng kết bài . - HS lắng nghe. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị tiết sau Tiết 4: Toán Bài 26: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Củng cố kỹ năng làm tính trừ trong phạm vi 6 . - Vận dụng được kiến thức, kỹ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. - Phát triển các năng lực toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Các que tính và các chấm tròn. HS: Một số tình huống thực tế đơn giản có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6.
  14. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động của GV Hoạt động học của HS 1. Hoạt động khởi động (5’) - GV Cho học sinh chơi trò chơi “truyền - HS chơi trò chơi. điện”, Ôn tập phép trừ trong phạm vi 6. - GV gọi hs chia sẻ - Chia sẻ cách trừ của mình mình; để có thể tìm nhanh chính xác các kết quả phép tính cần lưu ý điều gì ? - GV tóm lại. 2. Hoạt động thực hành, luyện tập ( 20’) Bài 1. Số? - GV yêu cầu hs làm vào bảng con - HS nêu yêu cầu của bài. - HS thực hiện trên bảng con. - GV nhận xét, củng cố: Bài 2. Tính? + Bài tập yêu cầu gì? - Bài tập yêu cầu tính. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi - HS chơi trò chơi truyền điện. “Truyền điện” để điền kết quả của các 1-1=0 5-2=3 5-4=1 phép tính. 4-1=3 2-1=1 6-1=5 3-1=2 3-2=1 4-3=1 - GV nhận xét, củng cố Bài 3. Chọn kết quả đúng với mỗi phép tính: - GV quan sát, uốn nắn cho HS. - HS làm bài vào vở. - GV gọi HS chia sẻ trước lớp - Mỗi HS chọn một kết quả tương ứng với phép tính mình chọn. 6-4=2 4-2=2 6-3=3 6-2=4 5-2=3 5-1=4 - GV nhận xét, củng cố Bài 4. Nêu phép trừ thích hợp với mỗi tranh vẽ: - HS nêu yêu cầu của bài. - GV cho HS quan sát tranh theo nhóm 2 - HS quan sát tranh, kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh, nêu phép tính tương ứng.
  15. - GV gọi 2-3 đại diện nhóm nêu trước a. Trong bến có 6 xe ô tô. Có 3 xe ô tô lớp rời bến. Còn bao nhiêu xe ô tô đang đậu trong bến? 6 – 3 = 3 b. Có 5 bạn chơi đá bóng. Có 2 bạn đi về. Còn bao nhiêu bạn đang chơi đá bóng? 5 – 2 = 3 - GV nhận xét, củng cố 3. Hoạt động vận dụng (7’) - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 tìm tình - HS thảo luận nhóm 2, nêu tình huống trong thực tế liên quan đến phép huống, phép tính. trừ trong phạm vi 6. - GV gọi 1-2 HS chia sẻ trước lớp. - HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. 4. Hoạt động củng cố - dặn dò (3’) - Về nhà tìm tình huống thực tế liên - HS lắng nghe. quan đến phép trừ trong phạm vi 6 để ngày mai chia sẻ với các bạn. - Nhận xét tiết học. Ngày soạn: 13/11/2020 Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 20 tháng 11 năm 2020 Tiết 1: Tiếng Việt BÀI 56: KỂ CHUYỆN SÓI VÀ THỎ I. MỤC TIÊU 1.Phát triển năng lực đặc thù. 1.1 Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Nghe hiểu và nhớ câu chuyện. -Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi dưới tranh. -Nhìn tranh, tự kể lại từng đoạn câu chuyện. 1.2 Phát triển năng lực văn học. *, Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Khen ngợi sóc trong lúc nguy hiểm vẫn biết cách thoát khỏi nanh vuốt của sói. Câu chuyện nói một điều: Lòng tốt làm con người vui vẻ, sự độc ác không mang lại hạnh phúc, niềm vui. 2.Góp phần phát triển các năng lực chúng và phẩm chất. - Rèn kĩ năng lắng nghe và trả lời câu hỏi tự tin. -Biết vận dụng lời khuyên của câu chuyện vào đời sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh minh họa. - HS: SGK
  16. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Tổ chức (1’) - Hát 2.Kiểm tra (3’) - GV chỉ tranh của câu chuyện Vịt và sơn - HS nêu ca, y/c HS kể. - HS nhận xét bạn. - Bạn nào nêu cho có ý nghĩa câu chuyện? - GV nhận xét đánh giá. 3. Dạy bài mới: 3.1.Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (13’) a, Quan sát tranh và phỏng đoán: - Các em quan sát tranh và xem câu - HS : Sóc và sói chuyện có mấy nhân vật? - Sói và sóc đang làm gì? - Sói bắt sóc. Sóc thoát khỏi sói. - Các em hãy nghe câu chuyện. b, Giới thiệu chuyện: Một chú sóc đang chuyền cành thì sẩy - HS lắng nghe chân rơi trúng đầu con sói đang nằm dưới gốc cây. Việc gì sẽ xảy ra sau đó, câu chuyện diễn biến như thế nào, các em hãy lắng nghe. 3.2, Khám phá và luyện tập(15’) a, Nghe kể chuyện: - GV kể từng đoạn chuyện với giọng diễn cảm: + Lần 1: Kể tự nhiên không chỉ tranh. - HS lắng nghe, quan sát tranh. + Lần 2: Vừa kể vừ chỉ tranh thật chậm. + Lần 3: Kể như lần 2, mời HS nhắc lại. b,Trả lời câu hỏi theo tranh: - HS lần lượt trả lời: * Trả lời câu hỏi dưới mỗi tranh: - GV hỏi HS, 1-2 HS 1 tranh: + Tranh 1: Điều gì xảy ra khi sóc đang + Sóc đang chuyền cành thì xảy chân chuyền cành? rơi trúng đầu lão sói đang nằm dưới gốc cây, ngái ngủ. + Tranh 2: Sói đụnh làm gì sóc? Sóc van + Sói định ăn thịt sóc. Sóc van nài nài như thế nào? xin thả nó ra. + Tranh 3: Sói hỏi sóc điều gì? Sóc nói gì? + Vì sao bọn sóc các ngươi lúc nào cũng nhảy nhót vui vẻ, con ta, lúc nào cũng cảm thấy buồn chán? Sóc đáp: Cứ thả tôi ra đi đã, tôi sẽ nói. +Tranh 4: Ở trên cây, sóc trả lời sói như + Sóc nói: Anh buồn vì anh đọc ác. thế nào? Sự độc ác thiêu đốt tim gan anh. Còn chúng tôi lúc nào cũng vui vì chúng tôi tốt bụng, không làm điều ác cho
  17. ai cả. * Trả lời các câu hỏi ở 2 tranh liền nhau: - GV hỏi HS nội dung 2 tranh liền nhau. - HS trả lời gộp nội dung 2 tranh. *Trả lời các câu hỏi ở 4 tranh . - GV hỏi HS nội dung 4 tranh. - HS trả lời liền mạch. c, Kể chuyện theo tranh: - GV tổ chức cho HS kể chuyện theo tranh. - HS kể nội dung 2-3 tranh liền kề. - HS kể chuyện tranh bất kì mà mình thích. - GV cất tranh y/c HS kể toàn bộ câu - HS kể lại toàn bộ câu chuyện. chuyện. - HS nhận xét phần kể của bạn. - Gv nhận xét, đánh giá và tuyên dương. *Kể chuyện phân vai: - HS quan sát. - GV làm mẫu cùng 2 HS khác. - HS kể chuyện cùng nhóm. - Các nhóm thi kể chuyện. - GV nhận xét, tuyên dương. d, Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: - HS trả lời: - GV hỏi: + Em nhận xét gì về sóc? + Sóc rất thông minh, khi gặp nguy hiểm vẫn tìm cách thoát thân. - GV : Câu chuyện giúp các em hiểu điều + Lòng tốt làm con người vui vẻ, gì? hạnh phúc. Sự độc ác không mang lại niềm vui, hạnh phúc. - GV tuyên dương những em có phát biểu hay nhất. 4. Củng cố- Dặn dò (2’) - Nghe thực hiện - Gv tổng kết bài . - Nhận xét tiết học. Tiết 2: Tiếng Việt BÀI 57: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Phát triển các năng lực đặc thù- năng lực ngôn ngữ - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc: Tóm cổ kẻ trộm - Tìm đúng từ ngữ thích hợp với chỗ trống. - Nghe viết đúng chính tả 1 câu văn ( chữ cỡ nhỡ ). 2.Góp phần phát triển các năng lực chúng và phẩm chất. - Khơi gợi tình yêu động vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh minh họa. - HS: SGK, bộ thẻ chữ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Tổ chức - Hát 2. Kiểm tra
  18. - Kết hợp trong giờ. 3. Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài: 2.Luyện tập. a,BT1 ( Tập đọc) - GV chỉ hình minh họa và giới thiệu :Câu chuyện kể về chiến công của thám tử gà cồ đã - HS quan sát và lắng nghe bắt được quạ- kẻ trộm gà. *Gv đọc mẫu : - HS lắng nghe. + Gà mơ: gà mái, lông có những chấm trắng. + Than: than thở, phan nàn, kêu ca. + Thám tử: người làm việc điều tra, do thám. *Luyện đọc từ ngữ: - GV chỉ các từ được gạch chân. - HS đọc( cá nhân/cả lớp): kẻ trộm, ghé xóm gà, ngờ ngợ, la om sodm, cuỗm, thám tử gà cồ, tóm cổ, ồ ra. *Luyện đọc câu: - GV: Bài đọc có mấy câu? - HS đếm: 9 câu. - Gv chỉ từng câu. - 1HS/ cả lớp đọc đồng thanh. - Y/c HS đọc nối tiếp câu . - HS thực hiện đọc tiếp nối cá nhân/ từng cặp. - Thi đọc tiếp nối 3 đoạn. - Các cặp, tổ thi nhau đọc đoạn. + GV nhắc HS ngắt nghỉ hơi đúng. * Thi đọc cả bài. - 1HS đọc cả bài. - GV tổ chức thi đọc - Cả lớp đọc đồng thanh. - GV kết hợp nhận xét đánh giá. * Tìm hiểu bài đọc: - GV: Nêu tên các con vật có trong chuyện? - Từng cặp HD nhìn SGK, nói tên con vật. - 1 cặp báo cáo: 1- Gà cồ/ 2-Quạ/ 3- Gà tía/ 4- Gà nhép/ 5- Gà mơ. - GVnhận xét, chốt đáp án. - Cả lớp nhắc lại kết quả. b, BT 2 ( Tìm từ ngữ thích hợp với chỗ trống rồi chép lại câu b) - Tìm từ ngữ để hoàn thành câu: - Nêu y/c bài tập - HS lắng nghe. - Y/c Hs làm bài - HS làm bài vào VBT. - GV gắn lên bảng phiếu ghi câu văn. - 1 HS nêu kết quả: a- Quạ kiếm cớ la cà để dễ cuỗm/tha gà nhép. - GV nhận xét chốt đáp án. b- Thám tử gà cồ tóm cổ quạ. - Cả lớp nhắc lại kết quả. • Tập chép câu b - GV viết mẫu trên bảng câu văn - HS đọc: Thám tử gà cồ tóm cổ quạ. - HS chép lại câu văn.
  19. - GV nhận xét, đánh giá. - Đổi chéo vở nhận xét bài bạn. 4. Củng cố- Dặn dò - GV tổng kết bài . - Nghe thực hiện - Nhận xét tiết học.
  20. TUẦN 11 Ngày soạn: 2/11/2020 Ngày giảng: Thứ hai, ngày 9 tháng 11năm 2020 Tiết 1: Tiếng Việt+ LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Phát triển các năng lực đặc thù- năng lực ngôn ngữ - HS ôn lại các âm ghép và các vần đã học - Rèn kĩ năng đọc cho HS và khả năng ghi nhớ âm, vần đã học. 2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất - Giáo dục lòng ham hiểu biết, yêu tiếng Việt cho HS II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Tranh minh hoạ bài đọc. - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Tổ chức(2’) - Hát 2. Kiểm tra: (4’) - 2 HS đọc một đoạn bài :Tóm cổ kẻ trộm - HS thực hiện 3. Bài mới (27’) 3.1. HD học sinh ôn lại các vần . - HS nhắc lại các âm ghép: ia, ua, ưa, am, - HS đọc cá nhân lần lượt. ap,ăm, ăp, âm, âp. - Đọc nhóm, dãy, cả lớp 3.2. HD học sinh ôn các viết vần đã học. - HS nhắc lại các vần: am, ap, ăm, ăp, âm, - HS đọc cá nhân lần lượt. âp. - Đọc nhóm, dãy, cả lớp 3.3. HD học sinh đọc đoạn bài. - GV lấy các bài tập đọc đã học yêu cầu mỗi HS đọc câu, đoạn, bài - HS luyện đọc theo yêu cầu (Tuỳ mức độ của HS mà chọn đọc câu, đoạn hay bài) - GV nhận xét, đánh giá 4. Củng cố - dặn dò (2’) - GV nhận xét, đánh giá tiết học - GV nhắc HS về nhà luyện đọc
  21. Tiết 2: Tự nhiên xã hội NƠI EM SỐNG ( tiết 3 ) I. MỤC TIÊU *Về nhận thức khoa học: - Giới thiệu được một cách đơn giản về quang cảnh làng xóm , đường phố và hoạt động của người dân nơi HS đang sống . của công việc đó cho xã hội . - Nêu được một số công việc của người dân trong cộng đồng và đóng góp - Nhận biết được bất kì công việc nào đem lại lợi ích cho cộng đồng đều đáng quý . *Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: - Biết cách quan sát và cách đặt câu hỏi khi quan sát các hình trong bài học để phát hiện ra cảnh quan tự nhiên , vị trí của một số nơi quan trọng ở cộng đồng . - Sử dụng được những từ phù hợp để mô tả nội dung của các hình trong bài học , qua đó nhận biết được các hoạt động sinh sống của người dân trong cộng đồng . *Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: -Nêu và thực hiện được một số việc HS có thể làm để đóng góp cho cộng đồng địa phương . -Bày tỏ được sự gắn bó , tình cảm của bản thân với làng xóm hoặc khu phố của mình . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Các hình trong SGK . - HS: VBT Tự nhiên và Xã hội 1 , III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Tổ chức ( 2’) - Hát 2. Các hoạt động chủ yếu. (27’) Hoạt động 5: Tìm hiểu về công việc của người dân và đóng góp của công việc đó cho cộng đồng nơi em sống * Mục tiêu - Nêu được một số công việc của người - HS lắng nghe dân trong cộng đồng và đóng góp của công việc đó cho xã hội . - Nhận biết được bất kì công việc nào đem lại lợi ích cho cộng đồng , xã hội đều đáng quý . * Cách tiến hành Bước 1 : Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu HS quan sát hình và trả - HS quan sát các hình ở trang 48 lời các câu hỏi trang 48 ( SGK ) . (SGK)trong SGK và thực tế trả lời các ( 1 ) Nói tên công việc của những câu hỏi người trong các hình . ( 2 ) Công việc của họ có đóng góp gì - Các thành viên quan sát chia sẻ cho cộng đồng ? thống nhất trong nhóm. ( 3 ) Hãy nói về công việc của những
  22. người trong gia đình và công việc của những người xung quanh em . - GV theo dõi HD HS Bước 2 : Làm việc cả lớp - Đại diện một số nhóm trình bày kết - Đại diện các nhóm trình bày kết quả quả làm việc trước lớp . làm việc trước lớp . - GV cùng HS nhận xét , bổ sung câu + Thầy ( hoặc cô giáo ) của em và trả lời . những cán bộ công nhân viên trong - GV kết luận : Tất cả mọi công việc trường giúp đỡ em trong học tập và đem lại lợi ích cho cộng đồng đều quan các hoạt động khác ở trường , trọng và đáng quý . Những người làm + Có ( hoặc chú ) bác sĩ khám và bác sĩ , làm công an hay thu gom rác chữa bệnh cho em khi em bị ốm . hoặc bán hàng , làm GV hay nhân viên + Cô ( hoặc chủ ) công an bắt kẻ trộm bảo vệ , đều là những người hỗ trợ , và bảo vệ chúng ta . giúp đỡ cộng đồng nơi chúng ta sống + Những người bán hàng , bán cho để làm cho cuộc sống của chúng ta chúng ta những thứ mà chúng ta cần . được khoẻ mạnh , an toàn , tiện lợi , + Những người thợ xây , xây nhà cho sạch sẽ , vệ sinh và tốt đẹp hơn . chúng ta ở . + Những cô , chú công nhân dọn vệ sinh môi trường giúp cho đường phố luôn sach se . + Những người nông dân trồng trọt , chăn nuôi cung cấp lương thực cho chúng ta . - Yêu cầu HS đọc lời nói của con ong - HS đọc trang 48 ( SGK ) LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Hoạt động 6 : Việc em có thể làm để đóng góp cho nơi sống của mình * Mục tiêu - Nêu và thực hiện được một số việc HS thể làm để đóng góp cho cộng đồng địa phương * Cách tiến hành Bước 1 : Làm việc theo cặp - HS từng cặp 2 em thảo luận chia sẻ, - GV yêu cầu HS quan sát hình trang thống nhất 49 và trả lời câu hỏi trong SGK : Các bạn trong hình đã làm gì để đóng góp cho cộng đồng ? - GV theo dõi HD HS - HS trình bày Bước 2 : Làm việc cả lớp - GV yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc trước lớp . - GV cùng HS khác nhận xét , bổ - HS tham gia nhận xét
  23. sung câu trả lời . - HS thực hiện, HS sử dụng bút màu Bước 3 : Làm việc cá nhân . để trang trí bản cam kết của mình - GV yêu cầu HS nghĩ ra ba việc em có thể làm để đóng góp cho nơi sống - HS đem trưng bày bản cam kết của của mình và viết vào “ Bản cam kết ” mình trước lớp . theo mẫu ( Xem Phụ lục 3 ) . - GV cùng HS tham gia nhận xét 3. Hoạt động nối tiếp (5’) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen - Lắng nghe ngợi, biểu dương HS. Tiết 3: Toán + ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: * Kiến thức, kĩ năng: - Củng cố cho HS cách tìm kết quả một phép tính trừ trong phạm vi 6. - Vận dụng các kiến thưc, kĩ năng được học về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. *Phát triển các năng lực chung và phẩm chất: - Bước đầu rèn luyện kĩ năng quan sát, phát triển các năng lực toán học. - Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Vở BT phát triển năng lực Toán tập 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Tổ chức (1’) 2. Kiểm tra 3. Bài mới. (30’) a. Giới thiệu bài. b. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1. - GV nêu yêu cầu: Nỗi mỗi bức tranh với phép - HS lắng nghe yêu cầu tính thích hợp - Cho HS quan sát hình và hoàn thành bài tập - HS quan sát hình và làm bài cá nhân - Cho HS chia sẻ kết quả trước lớp theo gợi ý: - HS chia sẻ kết quả: * Hình 1:
  24. +Nêu tình huống vẽ trong tranh. + Có 5 khoanh tròn, lấy đi 1 khoanh tròn + Phép tính thích hợp với tình huống này là gì? + Phép tính: 5 - 1 * Hình 2: +Nêu tình huống vẽ trong tranh. + Hộp đựng bút có 5 cây bút, lấy đi 3 cây bút +Phép tính thích hợp với tình huống này là gì? + Phép tính: 5 – 3 * Hình 3: +Nêu tình huống vẽ trong tranh. + Trên cây có 5 con chim, có 2 con chim bay đi +Phép tính thích hợp với tình huống này là gì? + Phép tính:5 - 2 - GV nhận xét, chốt lại - HS nhận xét bạn. Bài 2. - Gọi HS nêu yêu cầu - HS nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào ô trống - Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, quan sát - HS làm việc nhóm đôi hình vẽ và thực hiện các yêu cầu sau: +Nêu tình huống và phép tính thích hợp +Điền vào ô trống - GV cho HS chia sẻ và chốt kết quả đúng: - 2-4 nhóm chia sẻ, lớp nhận xét, a) Có 3 chiếc lá, gió thổi bay đi 1 chiếc lá. Còn góp ý lại bao nhiêu chiếc lá? Thực hiện phép tính 3-1=2. Vậy còn lại 2 chiếc lá. b) Chậu hoa có hai bông hoa, rụng mất 1 bông hoa. Còn lại bao nhiêu bông hoa? Thực hiện phép tính: 2-1=1. Vậy còn lại 1 bông hoa. Bài 3. - Gọi HS nêu yêu cầu - 2 HS nêu yêu cầu: Tính - GV yêu cầu HS tự làm bài cá nhân - HS làm bài cá nhân - Cho HS đổi vở, chia sẻ kết quả cho nhau - HS đổi vở, chia sẻ kết quả - Tổ chức chia sẻ trước lớp - 4 HS chia sẻ kết qảu trước lớp, HS khác nhận xét - GV nhận xét, chốt lại đáp án: 2 – 1 = 1 3 – 2 = 1 3 – 1 = 2 4 – 2 = 2 3. Củng cố- dặn dò (4’) * Trò chơi “Tiếp sức” - HS tham gia trò chơi theo sự + Chia lớp thành 2 đội chơi. hướng dẫn tổ chức của GV + Luật chơi: Sau khi có lệnh “Bắt đầu” từ GV các thành viên của 2 đội chơi lần lượt lên bảng, viết lại các phép trừ trong phạm vi 6 đã học. Sau thời gian 1 phút, đội nào viết đúng và nhiều hơn thì thắng. Lưu ý: các phép tính trong 1 đội không được trùng lặp.
  25. - Nhận xét về việc tham gia trò chơi của HS: - Lắng nghe, rút kinh nghiệm cách tự phân công lên bảng viết tiếp sức, cách trình bày phép tính trên bảng, cách cổ vũ, - Hôm nay chúng ta đã được ôn lại nội dung - Chúng ta ôn lại các phép trừ gì? trong phạm vi 6 - Nhận xét tiết học - Lắng nghe - Nhắc nhở các em về chuẩn bị bài sau. Ngày soạn: 10/11/2020 Ngày giảng: Thứ ba, ngày 17 tháng 11năm 2020 Tiết 1: Tiếng Việt TẬP VIẾT SAU BÀI 52.53 I. MỤC TIÊU 1. Phát triển các năng lực đặc thù- năng lực ngôn ngữ - Tô đúng, viết đúng các vần: um, up, uôm, các từ: chum, búp bê, buồm, quả muỗm - chữ viết thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đặt đúng vị trí, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu trong vở Luyện viết 1, tập một. 2.Góp phần phát triển các năng lực chúng và phẩm chất. - Rèn HS tính kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẩm mĩ khi viết chữ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy chiếu , mẫu chữ. - HS: SGK, vở luyện viết 1, tập một. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Tổ chức (1’) - Hát 2. Kiểm tra - Kết hợp trong giờ. 3. Dạy bài mới (30’) 1. Giới thiệu: - GV nêu mục tiêu tiết học 2. Luyện tập a,GV giới thiệu : um, up, uôm, chum, búp bê, buồm, quả muỗm. - HS nhìn bảng,đọc b,Tập tô, tập viết: um, up, chum, búp bê. - HS đọc: um, up, chum, búp bê. - GV vừa viết mẫu lại từng tiếng vừa hướng - HS nói độ cao, cách viết các con dẫn cách viết: chữ. + Vần um:viết u trước, m sau. + Từ chum: viết ch trước, um sau. - HS quan sát, lắng nghe. + Vần up: viết u trước, p sau. + Từ búp bê: biết b trước up sau, dấu sắcđặt trên chữ u/ viết b trước ê sau. - GV y,c HS thực hành viết.
  26. - GV hướng dẫn, giúp đỡ HS kết hợp nhận xét đánh giá. - HS thực hiện viết ( 2 lần) c, Tập viết: uôm, buồm, quả muỗm. - GV y/c HS đọc các chữ cần viết. - GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn: - 1 Hs đọc bài. + Vần uôm: viết uô trước m sau. - HS nói độ cao, cách viết các con + Từ buồm: viết b trước, uôm sau, dấu huyền chữ. đặt trên chữ ô. + Từ quả muỗm: viết qu trước, a sau, dấu hỏi - HS quan sát lắng nghe. đặt trên chữ a/ viết chữ m trước uôm sau, dấu ngã đặt trên chữ ô. - GV y/c HS viết bài. - GV quan sát, giúp đỡ HS, đánh giá, tuyên dương các em viết đẹp. - HS thực hiện viết ( 2 lần) 4. Củng cố- Dặn dò (4’) - GV tổng kết bài . - Nhận xét tiết học. - Nghe thực hiện Tiết 2: Tiếng Việt+ LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Phát triển các năng lực đặc thù- năng lực ngôn ngữ - Qua tranh ảnh nhận biết nhanh các sự vật có chứa các vần đã học, đánh vần, đọc đúng các vần đó. - Nhìn tranh, phát hiện, thêm được dấu thanh cho các chữ cái liền nhau để tạo thành các từ chỉ đồ vật- đọc đúng được các từ đó. 2.Phát triển các năng lực chung và phẩmchất - Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhómđôi - Kiên nhẫn, biết quan sát và tìm đúng được vần, từ theo yêu cầu. - Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế. II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC - GV+ HS: Vở Bài tập phát triển năng lực môn TV 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Tổ chức (1’) - Hát 2. Kiểm tra (4’) - Em hãy kể tên những vần em đã được - HS kể: um, up, uôm học . - Nhận xét, bổ sung 3. Bài mới (27’) - HS lắng nghe 3.1. Giới thiệu bài: - GV sử dụng kết quả của phần KTBC
  27. để giới thiệu bài 3.2.Hướng dẫn ôn tập: * HĐ cả lớp. a. Đố em (tr.47) - GV giới thiệu tranh trong vở BT PTNL - HS quan sát tranh, nắm yêu cầu - Nêu yêu cầu của bài. của bài tập. - GV yêu cầu HS nhìn tranh nói tên từng - HS nhắc lại yêu cầu: Nối vần với sự vật. hình thích hợp - GV yêu cầu HS nói lần 2 (chỉ không - HS thực hiện:đàn, (thuyền) buồm, theo thứ tự) bươm bướm, cướp (cờ), chùm (vải), - Những tiếng em vừa nói có vần gì mà búp (trà), hạt (đậu) chúng ta đã học? - HS thực hiện - Nhận xét, bổ sung. *Lưu ý: Nêu HS không tìm đủ GV có - HS trả lời: tiếng đàn chứa vần an, thể gợi ý/ giúp đỡ (viết các chữ ghi tiếng tiếng buồm chứa vần uôm, . đó lên bảng để HS nhận biết) - HS nhận xét bạn - GV cho HS thực hành nối vào vở bài tập PTNL b. Luyện đọc Bài 1 (tr.47) - HS nối theo yêu cầu của bài - GV nêu nội dung bài tập 2.Yêu cầu HSquan sát để nắm nội dung tranh. - GV nêu yêu cầu của bải tập: Tô màu *HĐ cá nhân vào vòm lá có vần đã học. Đọc các vần - HS quan sát tranh. đó. -Yêu cầu HS làm việc cá nhân, tự tô màu - HS nêu lại yêu cầu của bài tập. vào các vần đã học -Yêu cầu HS nêu trước lớp xem em đã tô - HS tô màu màu những vần nào? - Gọi HS đọc lại các vần đã học - HS nêu trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung nếu có Bài 2 (tr.48) - GV nêu yêu cầu bài tập: Điền vào chỗ - HS đọc cá nhân, nhóm, đồng trống um hoặc up. Đọc các từ em vừa thanh hoàn thành * Hoạt động nhóm đôi - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan - HS nhắc lại yêu cầu bài tập sát tranh và các từ còn khuyết, chọn um hoặc up để điền vào chỗ khuyết - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp - HS thảo luận nhóm đôi, hoàn Đáp án đúng: thành nhiệm vụ mà GV giao + Chum + Giúp mẹ + Chùm nho - HS chia sẻ trước lớp, nhóm khác - GV nhận xét, tuyên dương nhận xét, góp ý - Viết nhanh 3 từ vừa tìm được lên bảng, - HS đọc cá nhân, nhóm, đồng
  28. cho HS đọc lại thanh 4. Củng cố, dặn dò (3’) -Nhận xét tiết học, hướng dẫn HS ôn bài. - HS lắng nghe Ngày soạn: 12/11/2020 Ngày giảng: Thứ năm, ngày 19 tháng 11năm 2020 Tiết 1: Tiếng Việt+ TẬP VIẾT SAU BÀI 54,55 I. MỤC TIÊU 1. Phát triển các năng lực đặc thù- năng lực ngôn ngữ - Tô đúng, viết đúng các vần: ươm, ươp, an, at, các từ: bươm bướm, quả mướp, bàn, nhà hát- chữ viết thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét, đặt đúng vị trí, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu trong vở Luyện viết 1, tập một. 2.Góp phần phát triển các năng lực chúng và phẩm chất. - Rèn HS tính kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẩm mĩ khi viết chữ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy chiếu , mẫu chữ. - HS: SGK, vở luyện viết 1, tập một. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Tổ chức (1’) - Hát 2. Kiểm tra: - Kết hợp trong giờ. 3. Dạy bài mới (30’) 1. Giới thiệu: - GV nêu mục tiêu tiết học 2. Luyện tập a,GV giới thiệu : ươm, ươp, an, at, bươm bướm, quả mướp, bàn, nhà hát. - HS nhìn bảng,đọc b,Tập tô, tập viết: ươm, ươp, bươm bướm, - HS đọc: ươm, ươp, bươm bướm, quả quả mướp. mướp. - GV vừa viết mẫu lại từng tiếng vừa hướng - HS nói độ cao, cách viết các con dẫn cách viết: chữ. + Vần ươm: viết ươ trước, viết m sau. + Từ bươm bướm: viết b trước viết ươm sau/ - HS quan sát, lắng nghe. viết b trước viết ươm sau, dấu sắc đặt trên chữ ơ. + Vần ươp: viết ươ trước viết m sau. + Từ quả mướp: viết qu trước, viết a sau, dấu hỏi đặt trên chữ a/ viết m trước viết ươp sau, dấu sắc đặt trên chữ ơ. - GV y,c HS thực hành viết.
  29. - GV hướng dẫn, giúp đỡ HS kết hợp nhận - HS thực hiện viết ( 2 lần) xét đánh giá. c, Tập viết: an, at, bàn, nhà hát. - GV y/c HS đọc các chữ cần viết. - 1 Hs đọc bài. - GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn: - HS nói độ cao, cách viết các con + Vần an: viết a trước viết n sau. chữ. + Từ bàn: viết b trước viết an sau, dấu huyền đặt trên chữ a. - HS quan sát lắng nghe. + Vần at: viết a trước, viết t sau. + Từ nhà hát: viết nh trước a sau, dấu huyền đặt trên chữ a/ viết h trước, at sau, dấu sắc đặt trên chữ a. - GV y/c HS viết bài. - GV quan sát, giúp đỡ HS, đánh giá, tuyên dương các em viết đẹp. - HS thực hiện viết ( 2 lần) 4. Củng cố- Dặn dò (4’) - Gv tổng kết bài . - Nhận xét tiết học. - Nghe thực hiện Tiết 3: Toán + ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: * Kiến thức, kĩ năng: - Củng cố cho HS cách tìm kết quả một phép tính trừ trong phạm vi 6. - Vận dụng các kiến thưc, kĩ năng được học về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. *Phát triển các năng lực chung và phẩm chất: - Bước đầu rèn luyện kĩ năng quan sát, phát triển các năng lực toán học. - Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Vở BT phát triển năng lực Toán tập 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Tổ chức. 2. Kiểm tra 3. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Hướng dẫn HS làm bài tập. * Bài 4. Số? - HS nêu yêu cầu - Gọi HS nêu yêu cầu - HS quan sát - Yêu cầu HS quan sát hình 1, hỏi:
  30. + Có mấy cây nến? + Có mấy cây nến bị tắt? + Còn mấy cây nến đang cháy? + Để biết còn mấy cây nến đang cháy, ta thực hiện phép tính gì? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn - HS làm bài thành các bài còn lại - Gọi HS chia sẻ kết quả và cách làm (1HS - Vài nhóm HS chia sẻ, các nhóm nêu tình huống – 1 HS nêu phép tính và kết còn lại nhận xét. luận) - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm * Bài 5 - Đọc yêu cầu bài tập: Tô màu vào phép - HS nhắc lại yêu cầu tính thích hợp với mỗi bức tranh sau a) - Cho HS quan sát tranh và nêu bài toán - HS nêu: Có 6 cái cốc, cậu bé tương ứng với tình huống làm vỡ 1 cái cốc. Còn lại bao nhiêu cái cốc? - Hỏi: Muốn tìm số cái cốc còn lại, ta thực - Thực hiện phép tính: 6 – 1 hiện phép tính gì? - Xác định được phép tính rồi, ta phải làm - Tô màu vào ô chứa phép tính 6-1 gì để hoàn thành bài tập? - Cho HS tô màu - HS tô màu vào VBT b) Thực hiện tương tự - HS thực hiện tương tự câu a Tình huống: Có 4 cái thìa, cô bé cho thêm vào 2 cái thìa. Có tất cả bao nhiêu cái thìa? Thực hiện phép tính: 4 + 2 * Các bài tập còn lại, GV có thể cho HS tự - HS làm bài cá nhân trong thời làm bài cá nhân và tổ chức chia sẻ kết quả gian quy định, làm xong chia sẻ sau thời gian 12’ kết quả và cách làm trước lớp, các Bài 6: Tính HS khác nhận xét và góp ý 4 – 1 = 3 4 – 3 = 1 6 – 5 = 1 5 – 3 = 2 4 – 2 = 2 3 – 2 = 1 5 – 4 = 1 6 – 1 = 5 Bài 7:+ / – 3 – 2 = 1 4 – 2 = 2 3 – 1 = 4 4 – 1 = 3 4 – 3 = 1 2 + 1 = 3 Bài 8: Đ/S Đ – S – S – Đ Bài 9: Viết phép tính thích hợp a) 5 – 2 = 2 b) 3 – 1 = 2 Bài 10: Viết số thích hợp vào ô trống 3 – 0 = 3 3 – 1 = 2 2 – 1 = 11 – 1 = 0 Bài 11: Viết phép tính thích hợp Tranh 1: 4 – 2 = 2
  31. Tranh 2: 4 – 3 = 1 Tranh 3: 5 – 2 = 3 - GV nhận xét, tuyên dương HS có cách - Lắng nghe làm bài đúng và hay 3. Củng cố- dặn dò. - Nhận xét tiết học - Lắng nghe - Nhắc nhở các em về chuẩn bị bài sau. Ngày soạn: 12/11/2020 Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 20 tháng 11năm 2020 Tiết 1: Tiếng Việt+ LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: * Phát triển năng lực ngônngữ - Qua tranh ảnh, nhận biết được các vần đã học trong tuần (an, at, um, up, ươm, ươp, uôm) ;đọc đúng tiếng có các vầnđã học. - Nhìn tranh minh họa;tìm, đọc và viết đúngcác từ chứatiếng có vần đã học - Nhìn chữ, ghép và đọc đúng từ chứa tiếng có vần đã học - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Lá buồm đỏ thắm - Viết đúng: + Các vần: an, at, um, up, ươm, ươp, uôm + Các từ: giúp đỡ, hạt cườm, quả mướp, bàn ghế + Câu: Cả nhà sum họp. - Nói- nghe chính xác để giới thiệu về các thành viên trong gia đình * Phát triển các năng lực chung và phẩmchất - Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhómđôi - Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tậpviết. - Khơi gợi tình yêu gia đình - Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế. II. ĐỒ DÙNG DẠYHỌC: - GV: Tranh, ảnh, mẫuvật. - HS: VBT PTNL III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động HS 1. Tổ chức (1’) 2.Kiểm tra: . 3. Bài mới ( 30’) 3.1. Giới thiệu bài: 3.2.Hướng dẫn ôn tập: Bài 3 (tr.47) - GV nêu yêu cầu: Ghép ô chữ cho phù - HS lắng nghe hợp. Đọc từ ngữ ghép được - Cho HS đọc thầm các tiếng có trong * Hoạt động cả lớp
  32. từng quả bí ngô - Lắng nghe yêu cầu - Tổ chức trò chơi “Ghép bạn” + Luật chơi: Hình bí ngô chứa các tiếng được đặt trong 1 cái rổ. Khi có lệnh “Bắt - Tham gia trò chơi đầu”, HS nhanh tay lấy một tấm, sau đó tìm bạn sao cho khi ghép lại được một từ - Đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh có nghĩa. Cặp nào ghép đúng và nhanh nhất sẽ thắng. + Gọi 8 HS theo tinh thần xung phong để tham gia trò chơi - HS thực hiện theo sự tổ chức của + 8 bạn chơi, lớp cổ vũ, làm trọng tài GV - Nhận xét, tuyên dương * HĐ nhóm đôi - Đính các từ vừa tìm được lên bảng, - Lắng nghe yêu cầu cho HS đọc lại: thợ nhuộm, rườm rà, quả muỗm, ướp cá - Giải nghĩa các từ vừa tìm được - Thảo luận nhóm đôi, tìm tiếng thích Bài 4 (tr.47) hợp (có vần anhoặc at) điền vào chỗ - GV nêu yêu cầu bài tập: Viết tiếng có trống vần anhoặc at vào cỗ trống. Đọc các từ - Vài nhóm chia sẻ kết quả, nhóm em viết. khác nhận xét, bổ sung - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan - Lắng nghe sát tranh và tìm tiếng thích hợp (có vần anhoặc at) điền vào chỗ trống - Tổ chức cho các nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp - GV nhận xét, chốt đáp án: - Đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh + Nhà sàn - HS thực hiện theo sự tổ chức của + San hô GV + Bờ cát + Hạt cườm - HS lắng nghe yêu cầu - Cho HS đọc lại các từ vừa tìm được - GV giải nghĩa các từ vừa tìm được - Theo dõi, chỉ tay vào từng chữ Bài 5 (tr.48) - Luyện đọc từ (cá nhân, nhóm, đồng - GV nêu yêu cầu bài tập: Đọc các câu thanh) và trả lời câu hỏi - Luyện đọc theo nhóm 4 - GV đọc mẫu - HS thi đọc - Cho HS luyện đọc từ ngữ: lá buồm, - Đọc thầm bài Tập đọc và trả lời câu tôm hùm, đàn bướm, diêm dúa, trầm hỏi. trồ *HĐ cá nhân - GV cho HS luyện đọc câu - HS nêu nhiệm vụ. - Thi đọc cả bài - GV hỏi: Bạn của cá thu là ai? - HS khác nhận xét và bổ sung cho Cá thu là bạn của tôm hùm bạn. c. Luyện viết
  33. - GV yêu cầu HS nhìn vào VBT PTNL - HS nêu: tr.48, nêu nhiệm vụ của phần Luyện viết. - GV cùng HS nhận xét chốt nhiệm vụ:. *Hướng dẫn viết và viết mẫu: - Em hãy nêu cấu tạo và độ cao của các + Vần an gồm chữ a và chữ n, chữ a con chữ trong các vần cần viết cao 2 li và chữ n cũng cao 2 li + . - GVviết mẫu, vừa viết vừa nói lại quy - HS quan sát, nắm lại quy trình viết. trình viết. - Cho HS luyện viết bảng con. - HS luyện viết bảng con. - Nhận xét, sửa sai. - HS sửa sai theo hướng dẫn của GV - Cho HS luyện viết vở. GV theo dõi, - HS thực hành- viết vở. uốn nắn, giúp đỡ HS. - Chấm- chữa bài- nhận xét. d.Luyện nghe-nói (tr.50) * HĐ nhóm đôi - GV trình chiếu nội dung bài tập yêu - HS lắng nghe, nhớ yêu cầu của bài. cầu HS quan sát. - GV nêu yêu cầu của bài tập: Nhà em - Nhắc lại yêu cầu có những ai? - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi - HS thực hiện: nói cho nhau nghe, nói cho nhau nghe về xem trong gia đình mỗi bạn nói 1 lần. bạn có những ai? - Cho HS chia sẻ trước lớp, giới thiệu - HSchia sẻ trước lớp các thành viên trong gia đình mình. GV khuyến khích HS tự nói theo lời của mình, không áp đặt câu chữ - GV cùng HS nhận xét - HS khác nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò (4’) - Em hãy nêu lại các nội dung đã ôn tập. - HS nêu lại. - Nhận xét giờ học, tuyên dương các HS - HS lắng nghe. tích cực - Dặn dò HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.