Giáo án Tiếng Việt Cánh diều Lớp 1 - Học kì I

docx 249 trang Hải Hòa 07/03/2024 1760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Cánh diều Lớp 1 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_canh_dieu_lop_1_hoc_ki_i.docx

Nội dung text: Giáo án Tiếng Việt Cánh diều Lớp 1 - Học kì I

  1. d) Luyện đọc câu - GV: Bài có 6 câu. / HS (cá nhân, cả lớp) đọc vỡ từng câu. - Đọc tiếp nối từng câu (vài lượt). e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (2 câu / 4 câu); thi đọc cả bài. g) Tìm hiếu bài đọc - GV nêu YC; chỉ từng ý a, b, c cho HS đọc. / HS làm bài trong VBT. - 1 HS báo cáo kết quả. GV chốt lại đáp án. - Cả lớp nhắc lại: Ý a (Một hôm mưa gió, cá măng lạc mẹ.) - đúng. Ý b (Cá măng tự ý đi xa nên lạc mẹ.) - sai. Ý c (Cá măng chợt gặp cá mập.) - đúng. 4. Củng cố, dặn dò Bài 79 âng âc (2 tiết) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Nhận biết các vần âng, âc; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần âng, âc. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần âng, vần âc. - Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Cá măng lạc mẹ (2). - Viết đúng các vần âng, âc, các tiếng (nhà) tầng, (quả) gấc (trên bảng con). II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu ghi sơ đồ tóm tắt truyện Cá măng lạc mẹ (2). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Tiết 1 A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Cá măng lạc mẹ (1). B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: vần âng, vần âc. 2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 2.1. Dạy vần âng: - HS đọc: â - ngờ - âng. / Phân tích vần âng. / Đánh vần và đọc: â - ngờ - âng / âng. - HS nói: nhà tầng / tầng. / Phân tích tiếng tầng. / Đánh vần và đọc: tờ - âng - tâng - huyền - tầng / tầng. - Đánh vần, đọc trơn: â - ngờ - âng / tờ - âng - tâng - huyền - tầng / nhà tầng. 2.2. Dạy vần âc (như vần âng) Đánh vần, đọc tron: â - cờ - âc / gờ - âc - gâc - sắc - gấc / quả gấc. * Củng cố: HS nói lại 2 vần mới học: âng, âc, 2 tiếng mới học: tầng, gấc. 3. Luyện tập 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần âng? Tiếng nào có vần âc?) - HS (cá nhân, cả lớp) đọc từng từ ngữ. - Từng cặp HS tìm tiếng có vần âng, âc, nói kết quả.
  2. - Cả lớp nhắc lại: Tiếng bậc (thang) có vần âc. Tiếng vầng (trăng) có vần âng, 3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) a) GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu - Vần âng: viết â trước, ng sau; chú ý nối nét giữa â và ng. / Làm tương tự với vần âc. - Tiếng tầng: viết t trước, âng sau, dấu huyền đặt trên â./ Làm tương tự với tiếng gấc, dấu sắc đặt trên â. b) HS viết: âng, âc (2 lần). Sau đó viết: (nhà) tầng, (quả) gấc. Tiết 2 3.3. Tập đọc (BT 3) a) GV chỉ hình minh hoạ bài Cá măng lạc mẹ (2), giới thiệu cảnh hai mẹ con cá măng vui mừng gặp lại nhau. Làm thế nào mà cá măng nhỏ thoát khỏi cá mập và tìm được đường về với mẹ? b) GV đọc mẫu. Đọc xong, mô tả sự thông minh của cá măng nhỏ: Cá mập đã áp sát, sắp đớp được cá măng. Cá măng nhỏ bơi vọt lên trên, bám chặt thân tr ên cá mập khiến cá mập không nhìn thấy nó nữa. c) Luyện đọc từ ngữ: áp sát, nhô lên, bám chặt, mất hút, ngớ ra, vụt đến, giấc mơ, cảm giác lâng lâng. Giải nghĩa từ: mất hút (biến mất, không thấy đâu); lâng lâng (cảm thấy nhẹ nhõm, dễ chịu). d) Luyện đọc câu - GV: Bài có 7 câu. / GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. - Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). e) Thi đọc đoạn, bài. Chia bài làm 3 đoạn đọc: 2 câu / 2 câu / 3 câu. g) Tìm hiểu bài đọc - GV đưa lên bảng sơ đồ tóm tắt truyện, nêu YC: Điền từ còn thiếu vào ý 2 và ý 3 để hoàn thành sơ đồ. - 1 HS đọc trước lớp từng ý của sơ đồ chưa hoàn chỉnh. - HS làm bài (miệng), điền từ vào chỗ trống. - GV chỉ từng ý, 1 HS đọc kết quả. / Cả lớp đọc lại sơ đồ đã hoàn chỉnh. - GV: Qua câu chuyện, em biết gì về cá măng nhỏ? (Cá măng nhỏ rất thông minh, đã tự cứu mình thoát khỏi cá mập. / Cá măng nhỏ làm cho cá mập bị lừa, không rõ mình đã ăn thịt cá măng chưa. / Cá măng nhỏ rất thông minh, yêu mẹ). 4. Củng cố, dặn dò: GV nhắc HS về nhà kể cho người thân nghe câu chuyện về cá măng thông minh biết tự cứu mình thoát khỏi cá mập. TẬP VIẾT (1 tiết-s'au bài 78, 79)
  3. I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Viết đúng ăng, ăc, âng, âc, măng, tắc kè, nhà tầng, quả gấc - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC (như các tiết Tập viết trước). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học. 2. Luyện tập a) HS đánh vần, đọc trơn: ăng, măng, ăc, tắc kè, âng, nhà tầng, âc, quả gấc. b) Tập viết: ăng, măng, ăc, tắc kè. - 1 HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết vần ăng, ăc, độ cao các con chữ. - GV vừa viết mẫu lần lượt từng vần, tiếng, vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao các con chữ, cách nối nét hoặc để khoảng cách, vị trí đặt dấu thanh (tăc kè). - HS thực hành viết trong vở Luyện viết 1, tập một. c) Tập viết: âng, nhà tầng, âc, quả gấc (như mục b). HS hoàn thành phần Luyện tập thêm. 3. Củng cố, dặn dò
  4. Bài 80KỂ CHUYỆN HÀNG XÓM (1 tiết) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Nghe hiểu và nhớ câu chuyện. - Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi theo tranh. - Nhìn tranh, có thể tự kể từng đoạn của câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khi chồn mẹ bị ốm, hàng xóm ai cũng sẵn lòng giúp đỡ. Tình cảm yêu thương, giúp đỡ của hàng xóm làm chồn mẹ rất cảm động. II.ĐÔ DÙNG DẠY HỌC: Máy chiếu / 6 tranh minh hoạ truyện phóng to. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ: GV chỉ các tranh 1, 2 minh hoạ truyện Thần gió và mặt trời (bài 74), nêu câu hỏi, mời HS 1 trả lời. HS 2 trả lời câu hỏi theo các tranh 3, 4. B. DẠY BÀI MỚI 1. Chia sẻ và Giới thiệu câu chuyện (gợi ý) 1.1. Quan sát và phỏng đoán: HS quan sát tranh minh hoạ truyện Hàng xóm, nói tên các nhân vật, đoán nội dung truyện. (Truyện có chồn, sẻ, voi, sóc, chuột túi). Có chuyện gì đó đã xảy ra ở nhà chồn, mọi người đều đến nhà chồn, quan tâm giúp đỡ. 1.2. Giới thiệu câu chuyện: Câu chuyện kể về tình cảm giữa những người hàng xóm khi chồn mẹ bị ốm. Các em hãy lắng nghe. 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Nghe kể chuyện: GV kể chuyện 3 lần. Đoạn 1 (chồn mẹ bị ốm): nhấn giọng từ ngữ la khóc ầm ĩ. Đoạn 2, 3, 4, 5 (sẻ biết tin, bay đến, rồi báo tin cho các bạn hàng xóm cùng đến): giọng nhanh, gấp gáp thể hiện sự nhiệt tình, sẵn lòng giúp đỡ của mọi người. Đoạn 6 (chồn mẹ cảm động): giọng kể chậm, vui, ấm áp. Hàng xóm (1) Chồn mẹ bị ốm, hai chú chồn con la khóc ầm ĩ. (2) Sẻ nghe tiếng kêu la, lập tức bay đến nhà chồn. (3) Rồi nó bay đến cửa sổ nhà voi, ríu rít gọi: “Chồn mẹ bị ốm. Bác đến giúp cô ấy nhé!”. Voi lập tức đến nhà chồn. Nhìn thấy hoa cỏ trong sân đã khô héo cả, voi liền dùng vòi hút nước dưới giếng, tưới nước cho cây. (4) Sẻ lại bay đến nhà sóc, ríu rít kêu: “Chồn mẹ bị ốm. Cô đến giúp cô ấy nhé!”. Sóc lập tức đến nhà chồn. Nhìn thấy trên mặt bàn toàn bát đĩa bẩn, sóc liền đem rửa, rồi lau bàn thật sạch sẽ. (5) Sẻ lại bay đến nhà chuột túi, ríu rít kêu: “Chồn mẹ ốm rồi. Cô đến giúp cô ấy nhé!”. Chuột túi chạy ngay đến nhà chồn. Thấy hai chú chồn con đang khóc, chuột túi
  5. liền cho chúng vào túi ngực của mình, và dỗ: “Đừng khóc nữa, ta sẽ cho hai cháu đi chơi!”. Chồn con nghe nói được đi chơi thì nín ngay. (6) Chồn mẹ thấy vậy, cảm động nói: “Có các bạn giúp, tôi thấy khoẻ hơn rất nhiều rồi!”. Theo 365 chuyện kể trước giờ đi ngủ (Minh Hoà kể) 2.2. Trả lời câu hỏi theo tranh a) Trả lời câu hỏi dưới mỗi tranh - GV chỉ tranh 1, hỏi: Chuyện gì xảy ra ở nhà chồn ? (HS 1: Chồn mẹ bị ốm. Hai chú chồn con la khóc ầm ĩ). Nếu HS 1 không trả lời được thì có thể gọi HS khác. / Nếu HS 1 trả lời đúng, có thể mời một HS khác nhắc lại. - GV chỉ tranh 2: Vì sao chim sẻ biết chuyện đó? (HS 2: Vì sẻ nghe thấy tiếng kêu khóc ở nhà chồn, nó bay đến và biết được chuyện). - GV chỉ tranh 3: Sẻ đã báo tin cho ai? Bác ấy đã làm gì? (HS 3: Sẻ báo tin cho voi. Voi lập tức đến nhà chồn. Thấy hoa cỏ trong sân đã khô héo, voi liền dùng vòi hút nước dưới giếng, tưới nước cho cây). - GV chỉ tranh 4: Sẻ còn bảo tin cho ai nữa? Cô ấy đã làm gì? (HS 4: Sẻ báo tin cho sóc. Sóc lập tức đến nhà chồn. Nhìn thấy trên bàn toàn bát đĩa bẩn, sóc liền đem rửa, rồi lau bàn thật sạch sẽ). - GV chỉ tranh 5: Sẻ còn báo tin cho ai nữa? (HS 5: Sẻ còn báo tin cho chuột túi). Nhận được tin của sẻ, chuột túi đã làm gì? (Chuột túi nhận được tin của sẻ thì chạy ngay đến nhà chồn. Thấy hai chú chồn con đang khóc, chuột túi liền cho chúng vào túi ngực của mình, và dồ sẽ cho chúng đi chơi. Chồn con nghe nói được đi chơi thì nín ngay). - GV chỉ tranh 6: Chồn mẹ nói gì trước sự giúp đỡ của mọi người? (HS 6: Chồn mẹ cảm động nói: “Có các bạn giúp, tôi thấy khoẻ hơn rất nhiều”. b) Mỗi HS trả lời các câu hỏi dưới hai tranh liền nhau. c) 1 HS trả lời tất cả các câu hỏi dưới 6 tranh. 2.3. Kể chuyện theo tranh (GV không nêu câu hỏi) : Mỗi HS kể theo 2 tranh / theo tranh bất kì /1 HS kể theo 6 tranh. * GV cất tranh, mời 1 HS kể chuyện không nhìn tranh (YC không bắt buộc). Chú ý: Sau mỗi bước, cả lớp và GV bình chọn bạn trả lời câu hỏi đúng, bạn kể to, rõ, kể hay, biết hướng đến người nghe khi kể. 2.4. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện - GV: Em nhận xét gì về hàng xóm của chồn mẹ? (Hàng xóm của chồn mẹ rất tốt, sần lòng giúp đỡ chồn mẹ khi chồn mẹ bị ốm).
  6. - GV: Câu chuyện cho thấy tình cảm yêu thương, giúp đỡ nhau giữa những nguời hàng xóm. Đó là tình cảm rất đáng quý. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết KC Cô bé và con gấu.
  7. Bài 81 ÔN TẬP (1 tiết) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Làm đúng BT ghép âm thành vần. - Đọc đúng, hiêu bài Tập đọc Bỏ nghề. - Chép đúng 1 câu văn. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu khổ to viết mô hình ghép âm của BT 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học. 2. Luyện tập 2.1. BT 1 (Ghép âm thành vần) (làm việc lớp, lướt nhanh) - GV đưa lên bảng mô hình ghép âm thành vần, chỉ cho cả lớp đọc từng chữ ớ cột dọc: a, ă, â. Sau đó chỉ từng chữ ở hàng ngang: ng, c. - GV chỉ từ, mời 1 HS ghép làm mẫu: a + ng = ang / a + c = ac - GV chỉ từng chừ cho cả lớp ghép âm thành vần: a + ng = ang ă + ng = ăng â + ng = âng a + c = acă + c=ăc â + c = âc 2.2. BT 2 (Tập đọc) a) GV chỉ hình, giới thiệu bài đọc kể chuyện bác thợ săn gặp một con vượn mẹ đang cho con bú. Vượn mẹ ngẩng lên, nhìn bác. Điều gì sẽ xảy ra? b) GV đọc mẫu. c) Luyện đọc từ ngữ: rút tên, ngắm, chợt, ngẩng lên, đờ ra, bỏ nghề săn bắn. (HS nào không đọc được thì có thể đánh vần). GV giải nghĩa: mặt đờ ra (mặt ngây ra vì sợ hãi). d) Luyện đọc câu - GV: Bài có 8 câu. - HS (cá nhân, cả lớp) đọc vỡ từng câu. - Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). e) Thi đọc từng đoạn, cả bài (chia bài làm 2 đoạn đọc, mỗi đoạn 4 câu). g) Tìm hiểu bài đọc - HS đọc từng ý a, b. / HS làm bài trong VBT hoặc viết ý đúng vào thẻ. - HS giơ thẻ. GV chốt lại: Ý b đúng (Bác thợ săn bỏ đi vì - b) Chẳng nỡ giết mẹ con vượn). Ý a sai. (Nếu HS cho là ý a đúng, GV cần giải thích: Bác thợ săn bỏ đi không phải vì vượn mẹ đã nhận ra bác mà vì bác không nỡ giết mẹ con vượn). - Cả lớp đọc: Bác thợ săn bỏ đi vì - b) Chẳng nỡ giết mẹ con vượn. 2.3. BT 3 (Điền chữ g hay gh, tập chép) - GV viết bảng: Vượn mẹ ặp bác thợ săn, ôm ì vượn con; nêu YC.
  8. - HS đọc thầm câu văn; làm bài trong vở / VBT. - 1 HS điền g, gh trong câu trên bảng lớp. GV chốt đáp án: gặp, ôm ghì. - Cả lớp đọc câu văn đã hoàn chỉnh. - HS chép câu văn vào vở / hoặc VBT. - HS viết xong, soát lỗi, đổi bài, sửa lỗi cho nhau. / GV chữa bài cho HS. 3. Củng cố, dặn dò
  9. Bài 82. eng ec (2 tiết) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Nhận biết các vần eng, ec; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần eng, ec. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần eng, vần ec. - Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Xe rác. - Viết đúng các vần eng, ec, các tiếng (xà) beng, (xe) téc (trên bảng con). II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Tiết 1 A. KIỂM TRA BÀI CŨ - 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài Bỏ nghề (bài 81). - 1 HS trả lời câu hỏi: Bác thợ săn bỏ đi vì sao? B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: vần eng, vần ec. 2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 2.1. Dạy vần eng - HS đọc: e - ngờ - eng. / Phân tích vần eng. / Đánh vần, đọc: e - ngờ - eng / eng. - HS nói: xà beng / beng. / Phân tích tiếng beng. / Đánh vần, đọc trơn: bờ - eng - beng / beng. - Đánh vần, đọc trơn: e - ngờ - eng / bờ - eng - beng / xà beng. 2.2. Dạy vần ec (như vần eng) Đánh vần, đọc trơn: e - cờ - ec / bờ - ec - bec - sắc - béc / béc giê. * Củng cố: HS nói lại 2 vần mới học: eng, ec, 2 tiếng mới học: beng, béc. 3. Luyện tập 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần eng? Tiếng nào có vần ec?) - HS đọc từng từ ngữ. / Tìm tiếng có vần eng, vần ec, nói kết quả. / Cả lớp: Tiếng eng có vần eng. Tiếng éc có vần ec, Tiếng xẻng có vần eng, 3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) a) GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu - Vần eng: Viết e trước, ng sau; chú ý: chữ g cao 5 li; nối nét giữa e và n, viết n gần với g. / Thực hiện tương tự với vần ec (viết e gần vói c). - beng: viết b trước, vần eng sau. / téc: viết t trước, ec sau, dấu sắc đặt trên e. b) HS viết trên bảng con: eng, ec (2 lần). / Viết: (xà)-beng, (xe) téc. Tiết 2 3.3. Tập đọc (BT 3) a) GV chỉ hình, giúp HS nói đúng tên từng loại xe: Xe điện (màu vàng và đỏ, chạy bằng điện) chở người. Xe téc (thùng xe màu xanh nước biển) chở xăng. Xe rác (thùng
  10. xe xanh lá mạ) chở rác. b) GV đọc mẫu. c) Luyện đọc từ ngữ: lặng lẽ, ngon giấc, xe téc, cằn nhằn, ngập rác, lo lắng, bon bon, hớn hở, leng keng. GV giải nghĩa: cằn nhằn (lẩm bẩm tỏ ý bực tức). d) Luyện đọc câu - GV: Bài có 9 câu. - GV chỉ từng câu (liền 2 câu Xe điện, “Bẩn quá! ”.), HS đọc vỡ. - Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu ngắn). e) Thi đọc đoạn, bài (chia bài làm 3 đoạn - mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn). g) Tìm hiểu bài đọc - GV: Bài có 4 ý. Ý 1 và 4 đã được đánh số. cần đánh số TT cho ý 2 và 3. - GV chỉ từng ý cho HS đọc. - HS làm bài trên VBT. /1 HS báo cáo kết quả. GV chốt lại đáp án. - Cả lớp đọc kết quả (đọc 2 trước 3): 1) Xe điện, xe téc chê xe rác bẩn. 3) Xe rác chở rác đi. 2) Một đêm mưa to, phố xá ngập rác. 4) Xe điện, xe téc cảm ơn xe rác. 4. Củng cố, dặn dò
  11. Bài 83 iêng yêng iêc (2 tiết) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Nhận biết các vần iêng, yêng, iêc; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần iêng, yêng, iêc. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần iêng, vần yêng, vần iêc. - Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Cô xẻng siêng năng. - Viết đúng các vần iêng, yêng, iêc, các tiếng chiêng, yểng, xiếc (hên bảng con). II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu khổ to viết nội dung BT đọc hiểu. III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY VÀ HỌC . , , Tiết 1 A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Xe rác (bài 82). B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: các vần iêng, yêng, iêc. 2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 2.1. Dạy vần iêng - HS đọc: iê - ngờ - iêng / Phân tích vần iêng: âm iê + âm ng. Đánh vần, đọc: iê - ngờ - iêng / iêng. - HS nói: gõ chiêng / chiêng. /Phân tích tiếng chiêng. / Đánh vần, đọc: chờ - iêng - chiêng / chiêng. - Đánh vần, đọc trơn: iê - ngờ - iêng / chờ - iêng - chiêng / gõ chiêng. 2.2. Dạy vần yêng - Đánh vần, đọc trơn: yê - ngờ - yêng / yê - ngờ - yêng - hỏi - yểng / yểng. - GV nhắc lại quy tắc chính tả: yểng viết là yê vì trước nó không có âm đầu. 2.3. Dạy vần iêc Đánh vần, đọc trơn: iê - cờ - iêc / xờ - iêc - xiêc - sắc - xiếc / xiếc. * Củng cố: HS nói 3 vần vừa học: iêng, yêng, iêc, 3 tiếng mới học: chiêng, yểng, xiêc. 3. Luyện tập 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần iêng? Tiếng nào có vần iêc?) - HS đọc từng từ dưới hình; tìm tiếng có vần iêng, vần iêc, báo cáo. - GV chỉ từng từ, cả lớp nói: Tiếng diệc có vần iêc. Tiếng riềng có vần iêng, 3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) a) GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu: - Vần iêng: viết iê rồi viết ng; chú ý: nối nét i - e - n, lia bút từ n sang viết tiếp g, ghi dấu chấm ở chữ i, dấu mũ ở chữ ê. / Hướng dẫn tương tự với yêng, iêc. - chiêng: viết ch rồi đến iêng. / yểng: viết yê, ng, dấu hỏi đặt trên ê. / Làm tương
  12. tự với xiếc. b) HS viết: iêng, yêng, iêc (2 lần). / Viết: chiêng, yểng, xiếc. Tiết 2 3.3. Tập đọc (BT 3) a) GV giới thiệu hình ảnh cô xẻng siêng năng dọn dẹp; chị gió làm rác bay tứ tung. Các em cùng nghe đọc bài để biết cô xẻng và chị gió nói chuyện gì. b) GV đọc mẫu, nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm: siêng năng, hăm hở, văng khắp chốn, ủ rũ, nhẹ nhàng, mát mẻ, lem lém. c) Luyện đọc từ ngữ: siêng năng, làm việc, hăm hở, văng, khắp chốn, buồn lắm, nhẹ nhàng, mát mẻ, lem lém, chăm chỉ. d) Luyện đọc câu - GV: Bài có 9 câu. GV chỉ từng câu (chỉ liền 2 câu: “Chị chớ buồn mát mẻ mà”.) cho HS đọc vỡ. - Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). e) Thi đọc đoạn, bài. Chia bài làm 3 đoạn (4 câu / 3 câu / 2 câu). g) Tìm hiểu bài đọc - HS đọc từng vế câu. - HS làm bài trong VBT. /1 HS nối ghép các vế câu trên bảng lớp. GV chốt đáp án. / Cả lớp đọc: a) Cô xẻng - 2) rất siêng năng. / b) Chị gió - 3) giúp nhà nhà mát mẻ. / c) Chú yểng - 1) khen cô xẻng và chị gió. 4. Củng cố, dặn dò TẬP VIẾT (1 tiết - sau bài 82, 83) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Viết đúng eng, ec, iêng, yêng, iêc, xà beng, xe téc, chiêng, yểng, xiếc - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học. 2. Luyện tập a) HS đọc: eng, xà beng, ec, xe téc, iêng, chiêng, yêng, yểng, iêc, xiếc. b) Tập viết: eng, xà beng, ec, xe téc. - 1 HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết vần eng, ec, độ cao các con chữ. - GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn. Chú ý độ cao các con chữ, cách nối nét, để khoảng cách, vị trí đặt dấu thanh trên các tiếng (xà) beng, (xe) téc. - HS viết các vần, tiếng trong vở Luyện viết 1, tập một. GV kiểm tra, giúp đỡ HS. c) Tập viết: iêng, chiêng, yêng, yểng, iêc, xiếc (như mục b). HS hoàn thành phần
  13. Luyện tập thêm. 3. Củng cố, dặn dò
  14. Bài 84 ong oc (2 tiết) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Nhận biết các vần ong, oc; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ong, oc. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ong, vần oc. - Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Đi học. - Viết đúng các vần ong, oc, các tiếng bóng, sóc (trên bảng con). II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các thẻ ghi các vế câu ở BT đọc hiểu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC ., Tiết 1 A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS đọc bài Cô xẻng siêng năng (bài 83). B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: vần ong, vần oc. 2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 2.1. Dạy vần ong - HS đọc: o - ngờ - ong. / Phân tích vần ong. / Đánh vần, đọc: o - ngờ - ong / ong. - HS đọc: bóng. / Phân tích: Tiếng bóng có vần bóng. / Đánh vần, đọc trơn: o - ngờ - ong / bờ - ong - bong - sắc - bóng / bóng. 2.2. Dạy vần oc: Đánh vần, đọc trơn: o - cờ - oc / sờ - oc - soc - sắc - sóc / sóc. * Củng cố: HS nói lại 2 vần mới học: ong, oc, 2 tiếng mới học: bóng, sóc. 3. Luyện tập 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần ong? Tiếng nào có vần oc?) - HS (cá nhân, cả lớp) đọc từng tù' ngữ. - Tìm tiếng có vần ong, vần oc, báo cáo. / GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng cóc có vần oc. Tiếng chong có vần ong, 3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) a) GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu - Vần ong: viết o rồi đến ng; chú ý viết o và ng không gần quá hay xa quá. / Làm tương tự với vần oc. - bóng: viết b rồi đến ong, dấu sắc đặt trên o. / Làm tương tự với sóc. b) HS viết: ong, oc (2 lần). / Viết: bóng, sóc. Tiết 2 3.3. Tập đọc (BT 3) a) GV chỉ hình minh hoạ bài thơ Đi học, giới thiệu hình ảnh sóc, nhím, thỏ ngọc đang học. b) GV đọc mẫu: nhấn giọng, gây ấn tượng với các từ lóc cóc, bon bon, rộn rã. c) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): đi học, thỏ ngọc, vó ngựa, va lóc cóc, lăn bon bon, chim chóc, liệng vòng tròn, rộn rã, chờ mong, hứa trong lòng. Gv giải
  15. nghĩa: vó ngựa (bàn chân của ngựa). d) Luyện đọc câu - GV: Bài thơ có 12 dòng. GV chỉ 2 dòng thơ một cho HS đọc vỡ. - Đọc tiếp nối từng cặp hai dòng thơ (cá nhân, từng cặp). e) Thi đọc tiếp nối 3 khổ thơ; thi đọc cả bài thơ. g) Tìm hiểu bài đọc - GV nêu YC; mời 1 HS đọc 3 câu văn chưa hoàn chỉnh. - HS đọc thầm, tự hoàn thành từng câu văn. /1 HS báo cáo kết quả. - Cả lớp đọc lại: a) Sóc, nhím và thỏ học lớp cô sơn ca. / b) Bác ngựa đưa cả ba bạn đi học. / c) Ba bạn hứa học tập thật chăm chỉ. * Cả lớp đọc lại cả bài 84 (nếu còn thời gian). 4. Củng cố, dặn dò Bài 85| ông ôc (2 tiết) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Nhận biết các vần ông, ôc; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ông, ôc. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ông, vần ôc. - Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Quạ và công. - Viết đúng các vần ông, ôc, các tiếng (dòng) sông, gốc (đa) (trên bảng con). II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 4 thẻ từ viết các cụm từ của BT đọc hiểu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Tiết 1 A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS đọc bài Tập đọc Đi học (bài 84). B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: vần ông, vần ôc. 2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 2.1. Dạy vần ông - HS đọc: ô - ngờ - ông. / Phân tích vần ông. / Đánh vần, đọc trơn: ô - ngờ - ông / ông. - HS nói: dòng sông / sông. / Phân tích tiếng sông. / Đánh vần và đọc: sờ - ông - sông / sông. - Đánh vần, đọc trơn: ô - ngờ - ông / sờ - ông - sông / dòng sông. 2.2. Dạy vần ôc (như vần ông) Đánh vần, đọc trơn: ô - cờ - ôc / gờ - ôc - gôc - sắc - gốc / gốc đa. * Củng cố: HS nói lại 2 vần mới học: ông, ôc, 2 tiếng mới học: sông, gốc. 3. Luyện tập 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần ông? Tiếng nào có vần ôc?) - HS (cá nhân, cả lớp) đọc từng từ ngữ. / Tìm tiếng có vần ông, vần ôc, báo cáo.
  16. - GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng thông có vần ông. Tiếng cốc có vần ôc, 3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) a) GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu - Vần ông: viết ô rồi đến ng (g cao 5 li); chú ý viết ô gần ng. / Làm tương tự với vần ôc. - Tiểng sông: viết s rồi đến ông. Làm tương tự với gốc, dấu sắc đặt trên ô. b) HS viết: ông, ôc (2 lần). / Viết: (dòng) sông, gốc (đa). Tiết 2 3.3. Tập đọc (BT 3) a) GV giới thiệu hình ảnh quạ và công đang trang điếm cho nhau. b) GV đọc mẫu. c) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): công, trắng muốt, làm đẹp, trang điểm, gật gù, eng éc, sốt ruột, dốc hết, đen như than. d) Luyện đọc câu - GV: Bài có 11 câu. GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ (Chỉ liền 2 câu: Đẹp quá! Giờ đến lượt tớ.ỵ - Đọc tiếp nổi từng câu (đọc liền 2 câu ngắn) (cá nhân, từng cặp). e) Thi đọc đoạn, bài, chia bài làm 3 đoạn (2/4/5 câu). g) Tìm hiểu bài đọc - HS đọc từng vế câu. / HS làm bài, nói kết quả (GV ghi lại kết quả trên bảng). - Cả lớp đọc: a) Bộ lông của công đẹp - 2) là nhờ quạ trang điểm cho. / b) Bộ lông của quạ đen - 1) là do quạ dốc hết lọ bột đen lên thân. * Cả lớp đọc 2 trang của bài 85; đọc 9 vần mới học trong tuần dưới chân trang 152. 4. Củng cố, dặn dò TẬP VIẾT (1 tiết - sau bài 84, 85) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Viết đúng ong, oc, ông, ôc, bóng, sóc, dòng sông, gốc đa - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học. 2. Luyện tập a) HS nhìn bảng đọc: ong, bóng, oc, sóc, ông, dòng sông, ôc, gốc đa. b) Tập viết: ong, bóng, oc, sóc. - 1 HS đọc; nói cách viết các vần ong, oc, độ cao các con chữ.
  17. - GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn quy trình. Chú ý độ cao các con chữ; cách nối nét, để khoảng cách, đặt dấu sắc trên o (bóng, sóc). - HS viết trong vở Luyện viết 1, tập một. c) Tập viết: ông, dòng sông, óc, gốc đa (như mục b). HS hoàn thành phần Luyện tập thêm. 3. Củng cố, dặn dò
  18. Bài 86KỂ CHUYỆN CÔ BÉ VÀ CON GẤU (1 tiết) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẰU - Nghe hiểu và nhớ câu chuyện. - Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi theo tranh. - Nhìn tranh, có thể tự kể từng đoạn của câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Cô bé nhân hậu chữa chân cho gấu. Gấu đền ơn cô. Câu chuyện là lời khuyên: Cần sống thân thiện, giúp đỡ các loài vật. II.ĐÔ DÙNG DẠY HỌC: Máy chiếu / tranh minh hoạ truyện kể phóng to. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ: GV chỉ 3 tranh đầu minh hoạ truyện Hàng xóm (bài 80), nêu câu hỏi, mời HS 1 trả lời. HS 2 trả lời câu hỏi theo tranh 4, 5, 6. B. DẠY BÀI MỚI 1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (gợi ý) 1.1. Quan sát và phỏng đoán: GV đưa lên bảng tranh minh hoạ, yêu cầu HS xem tranh, cho biết chuyện có những nhân vật nào (cô bé, con gấu, bố mẹ cô), đoán điều gì xảy ra giữa cô bé và gấu? (Cô bé gặp gấu. Cô chữa chân đau cho gấu, ). 1.2. Giới thiệu câu chuyện: Chuyện Cô bé và con gấu kể về cuộc gặp kì lạ giữa một cô bé rất nhỏ và một con gấu rất to lớn. Cô bé có gặp nguy hiểm gì không? Điều lạ gì đã xảy ra? 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Nghe kể chuyện: GV kể chuyện 3 lần với giọng diễn cảm. Đoạn 1: kể chậm rãi, từ tốn. Đoạn 2: giọng kể bất ngờ, sợ hãi. Đoạn 3: giọng trở lại từ tốn. Đoạn 4: kể gây ấn tượng với những từ ngữ tả hành động của cô bé khi dùng kìm lấy dằm ở chân gấu. Đoạn 5: nhấn giọng từ ngạc nhiên khi kể về thái độ của bố mẹ cô bé. Đoạn 6 (gấu đến trả ơn): giọng kể gấp gáp khi ông bố đi tìm súng; ngạc nhiên khi kể về món quà của gấu “Thì ra đó là một khúc gỗ chứa đầy mật ong”. Cô bé và con gấu (1) Xưa, có hai vợ chồng người nông dân sống cùng cô con gái nhỏ trong rừng. Một chiều, bố mẹ đi vắng, cô bé tha thẩn chơi ngoài sân. (2) Bồng, cô bé thấy một con gấu to lớn đứng ngay trước mặt. Cô bé sợ chết khiếp. (3) Nhưng rồi cô bé bớt sợ khi thấy gấu hiền lành chìa một bàn chân ra trước, giậm giậm xuống đất. Bàn chân đó đang chảy máu, một cái dằm to cắm giữa bàn chân. (4) Hiểu ý gấu muốn nhờ giúp đỡ, cô chạy vào nhà, lấy kìm, rồi dùng kìm kẹp cái dằm, kéo mạnh ra. Gấu có vẻ hài lòng lắm, nó liếm vết thương rồi lặng lẽ quay về rừng. (5) Buổi tối, khi bố mẹ về, cô bé kể lại câu chuyện khiến bố mẹ cô rất ngạc nhiên. (6) Vài tuần sau, gấu quay trở lại, ôm trong hai chân trước một khúc gồ. Ông bố
  19. hoảng sợ, chạy đi tìm súng nhưng cô bé ngăn lại và bảo đó chính là con gấu hôm nọ. Gấu đặt khúc gỗ trước mặt cô bé rồi bỏ đi. Thì ra đó là một khúc gồ chứa đầy mật ong. Theo Truyện dân gian Nga (Hoàng Nguyễn kể) 2.2. Trả lời câu hỏi theo tranh a) Trả lời câu hỏi dưới mỗi tranh - GV chỉ tranh 1, hỏi: Bố mẹ đi vắng, cô bé ở nhà một mình làm gì? (Bố mẹ đi vắng, cô bé tha thẩn chơi ngoài sân). - GV chỉ tranh 2: Điều gì bất ngờ xảy ra? Thái độ của cô bé lúc đó ra sao? (Một con gấu to lớn bất ngờ xuất hiện. Cô bé sợ chết khiếp). - GV chỉ tranh 3: Vì sao sau đó cô bé đỡ sợ? (Cô bé đỡ sợ khi thấy gấu hiền lành chìa một bàn chân ra trước, giậm giậm xuống đất. Bàn chân đó chảy máu, một cái dằm to cắm giữa bàn chân). - GV chỉ tranh 4: Cô bé đã làm gì để giúp gấu? (Cô bé chạy vào nhà, lấy kìm, dùng kìm kẹp cái dằm, kéo mạnh ra). - GV chỉ tranh 5: Khi bố mẹ về, nghe cô bé kể lại mọi chuyện, thái độ của họ ra sao? (Nghe cô bé kể lại câu chuyện, bố mẹ cô rất ngạc nhiên). - GV chỉ tranh 6: Gấu đã làm gì để tỏ lòng biết ơn cô bé? (Gấu quay trở lại, ôm một khúc gỗ chứa đầy mật ong tặng cô bé, để tỏ lòng biết ơn). (Sau mỗi lần, có thể yêu cầu HS khác nhắc lại, trả lời lại). b) Trả lời các câu hỏi ở 2 tranh liền nhau. c) Trả lời tất cả các câu hỏi dưới 6 tranh. 2.3. Kể chuyện theo tranh (GV không nêu câu hỏi) a) Mỗi HS nhìn 2 tranh, tự kể chuyện. b) HS kể chuyện theo tranh bất kì (Trò chơi Ô cửa sổ). c) Một HS chỉ 6 tranh, tự kể toàn bộ câu chuyện. (Sau mỗi bước, cả lớp và GV bình chọn bạn trả lời câu hỏi đúng, bạn kể to, rõ, kể hay, biết hướng đến người nghe khi kể). * GV cất tranh, mời 1 HS kể chuyện, không cần sự hỗ trợ của tranh. (YC dành cho HS giỏi). 2.4. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện - GV: Em nhận xét gì về cô bé? (Cô bé nhân hậu, tốt bụng, sẵn lòng giúp gấu). - GV: Em nhận xét gì về gấu? (Gấu thông minh, bị dằm đâm vào chân, biết tìm con người để nhờ người giúp đỡ, biết trả ơn con người. / Gấu là một con vật nhưng có lòng biết ơn như con người). GV: Cô bé nhân hậu chữa chân đau cho gấu. Gấu tỏ lòng biết ơn cô. Câu chuyện nói về
  20. tình cảm tốt đẹp giữa con người và con vật. Câu chuyện cũng là lời khuyên các em cần có thái độ thân thiện, giúp đỡ các con vật khi chúng không gây nguy hiểm và cần đến sự giúp đỡ của các em. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết KC Ông lão và sếu nhỏ.
  21. Bài 87 ÔN TẬP (1 tiết) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Con yểng. - Nghe viết 1 câu văn đúng chính tả / không mắc quá 1 lỗi. - Biết chọn dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi) hợp với chỗ trống. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết 2 câu văn thiếu dấu kết thúc câu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học. 2. Luyện tập 2.1. BT 1 (Tập đọc) a) GV chỉ hình, giới thiệu bài đọc kể về con yểng biết nói của bạn Long. b) GV đọc mẫu. c) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): yểng, Long, đẹp lắm, đen biếc, sọc vàng, khiến, đến bên lồng, cất tiếng. d) Luyện đọc câu - GV: Bài có 9 câu. / GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. Đọc liền 2 câu: Long muốn yểng hót: “Long à! ” - Đọc tiếp nối từng câu, hoặc liền 2 câu (cá nhân, từng cặp). e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (3 câu / 6 câu); thi đọc cả bài. g) Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi kết thúc câu - GV nêu YC. / HS đọc từng ý a, b; làm bài trong VBT; nói kết quả. GV giúp HS điền dấu kết thúc câu trên bảng. - Cả lớp đọc lại 2 câu văn đã hoàn chỉnh: a) Ông tặng Long một con yểng rất đẹp. - Cuối câu đặt dấu chấm. b) Long muốn con yểng làm gì? - Cuối câu đặt dấu chấm hỏi. 2.2. BT 2 (Nghe viết) - GV viết lên bảng câu văn cần nghe viết. - 1 - 2 HS đọc câu văn. Cả lớp đọc lại. GV nhắc HS chú ý những từ các em dễ viết sai (lôngyểng, biếc). - HS gấp SGK. GV đọc 4 tiếng một (Lông yểng đen biếc, /cổ có sọc vàng.) hoặc 2 tiếng một (Lông yểng /đen biếc, /cổ có /sọc vàng.) cho HS viết vào vở / VBT. HS viết xong Lông yểng đen biếc, (tô chữ đầu câu đã viết hoa), GV đọc tiếp: cổ có sọc vàng. (Đọc mỗi cụm từ không quá 3 lần). - HS viết xong, nghe GV đọc lại câu văn để sửa lỗi. - HS đổi bài với bạn để sửa lỗi cho nhau. - GV chữa bài, nhận xét chung. 3. Củng cố, dặn dò
  22. Bài 88 ung uc (2 tiết) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Nhận biết các vần ung, uc; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ung, uc. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ung, có vần uc. - Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Hai con ngựa (1). - Viết đúng các vần ung, uc, các tiếng sung, cúc (trên bảng con). II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy chiếu / hình ảnh. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Tiết 1 A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Con yểng (bài 87). B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: vần ung, vần uc. 2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 2.1. Dạy vần ung: - HS đọc: u - ngờ - ung. / Phân tích vần ung. / Đánh vần và đọc tron: u - ngờ - ung / ung. - HS nói: sung. /Phân tích tiếng sung. / Đánh vần, đọc: sờ - ung - sung / sung. - Đánh vần, đọc tron: u - ngờ - ung / sờ - ung - sung / sung. 2.2. Dạy vần uc (như vần ung): Đánh vần, đọc trơn: u - cờ - uc / cờ - uc - cuc - sắc - cúc / cúc. * Củng cố: HS nói lại 2 vần mới học: ung, uc, 2 tiếng mới học: sung, cúc. 3. Luyện tập 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần ung? Tiếng nào có vần uc?) - HS đọc từng từ dưới hình; tìm tiếng có vần ung, vần uc, báo cáo. - GV chỉ từng từ, cả lớp: Tiếng thùng (rác) có vần ung, Tiếng (cá) nục có vần uc, 3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) a) GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu - Vần ung: viết u rồi đến ng (chữ g 5 li). / vần uc: viết u rồi đến c. Chú ý nối nét giữa u và ng; viết u và c gần nhau. - sung: viết s rồi đến ung. / Hướng dẫn tương tự với chữ ghi tiếng cúc, dấu sắc đặt trên u. b) HS viết: ung, uc (2 lần). / Viết: sung, cúc. Tiết 2 3.3. Tập đọc (BT 3)
  23. a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu hình ảnh hai con ngựa: ngựa màu đen và ngựa màu tía đang trò chuyện. b) GV đọc mẫu. c) Luyện đọc từ ngữ: ngựa tía, biếng nhác, làm lụng, vất vả, thắc mắc, hùng hục, giục, trốn, lẩm bẩm, có lí lắm. Giải nghĩa: lẩm bẩm (nói nhỏ, giọng đều đều). d) Luyện đọc câu - GV: Bài có 10 câu. / GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. - Đọc tiếp nối từng câu, đọc liền 2 câu cuối (cá nhân, từng cặp). e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mồi đoạn 5 câu); thi đọc cả bài. g) Tìm hiểu bài đọc - GV nêu YC của BT: Ghép hình (ngựa ô / ngựa tía) với chữ. - GV chỉ từng từ ngữ, HS đọc: a) chăm chỉ, b) biếng nhác, c) ,d) - GV chỉ vào ý a. / HS: Ngựa ô chăm chỉ. - HS làm bài trên VBT. /1 HS báo cáo kết quả. - GV chỉ từng ý, cả lớp đồng thanh: a) Ngựa ô chăm chỉ, b) Ngựa tía biếng nhác, c) Ngựa tía thắc mắc: “Chị vất vả làm gì?”, d) Ngựa ô nghe ngựa tía. 4. Củng cố, dặn dò
  24. Bài 89. ưng ưc (2 tiết) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Nhận biết các vần ưng, ưc; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ưng, ưc. - Nhìn chữ, tìm đúng từ ngữ có vần ưng, vần ưc ứng với mỗi hình. - Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Hai con ngựa (2). - Viết đúng các vần ưng, ưc, các tiếng lưng, (cá) mực (trên bảng con). II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 6 thẻ từ ngữ ghi nội dung BT đọc hiểu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC . , , , Tiết 1 A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Hai con ngựa (1). B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: vần ưng, vần ưc. 2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 2.1. Dạy vần ưng - HS đọc: ư - ngờ - ưng. / Phân tích vần ưng. / Đánh vần, đọc: ư - ngờ - ưng / ưng. - HS nói: lưng. Phân tích tiếng lưng. / Đánh vần, đọc trơn (cá nhân, cả lớp): lờ - ung - lưng / lưng. - Đánh vần, đọc trơn: ư - ngờ - ưng / lờ - ưng - lưng / lưng. 2.2. Dạy vần ưc (như vần ưng) Đánh vần, đọc trơn: ư - cờ - ưc / mờ - ưc - mưc - nặng - mực / cá mực. * Củng cố: HS nói lại 2 vần mới học: ưng, ưc, 2 tiếng mới học: lưng, mực. 3. Luyện tập 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tìm từ ngữ ứng với mỗi hình) - HS đọc từng từ, làm BT, báo cáo kết quả. - GV giúp HS nối từ ngữ với hình trên bảng lớp. / GV chỉ từng hình, cả lớp đọc: 1) chim ưng, 2) trứng, 3) gừng, 3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) a) GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu - Vần ưng: viết ư rồi viết ng; chú ý nối nét giữa ư và ng. / Làm tương tự với vần ưc. - lưng: viết 1 (cao 5 li) rồi đến vần ưng. / Viết chữ mực: dấu nặng đặt dưới ư. b) HS viết: ưng, ưc (2 lần). / Viết: lưng, (cá) mực. Tiết 2 3.3. Tập đọc (BT 3) a) GV giới thiệu hình ảnh hai con ngựa (ngựa ô và ngựa tía) trong phần 2 của câu chuyện Hai con ngựa'. Ông chủ đặt đồ trên lưng ngựa tía. Ngựa tía vùng vằng bị ông chủ
  25. quát. b) GV đọc mẫu. c) Luyện đọc từ ngữ: hửng sáng, chất đồ đạc, lưng ngựa, hí ầm ĩ, vùng vằng, bực, chở nặng, ấm ức lắm, đã muộn. Giải nghĩa: vùng vằng (điệu bộ tỏ ra giận dỗi, không bằng lòng). d) Luyện đọc câu - GV: Bài có 8 câu. / GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. - Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân / từng cặp). GV nhắc HS nghỉ hơi đúng ở câu: Bác nông dân nghĩ là nó mệt, / bèn chất tất cả hàng / sang lưng ngựa tía. e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (4 câu / 4 câu); thi đọc cả bài (theo cặp / tổ). Cuối cùng, 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc cả bài (đọc nhỏ). g) Tìm hiểu bài đọc - HS đọc từng từ ngữ ở hai cột. - 1 HS làm mẫu: a) Ngựa ô - 3) hí ầm ĩ, không muốn chở hàng. - HS làm bài, nói kết quả. GV giúp HS ghép các cụm từ trên bảng. - Cả lớp nói lại kết quả: a) Ngựa ô - 3) hí ầm ĩ, không muốn chở hàng, b) Bác nông dân -1) chất hết hàng lên lưng ngựa tía. c) Ngựa tía - 2) rất ẩm ức nhung đã muộn. 4. Củng cố, dặn dò TẬP VIẾT (1 tiết - sau bài 88, 89) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CÂU: Viết đúng ung, uc, ưng, ưc, sung, cúc, lưng, cá mực - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiêu, đều nét. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học. 2. Luyện tập a) HS nhìn bảng, đánh vần, đọc trơn: ung, sung, uc, cúc, ưng, lưng, ưc, cá mực. b) Tập viết; ung, sung, uc, cúc. - 1 HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết vần ung, uc, độ cao các con chữ. - GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn quy trình. Chú ý độ cao các con chữ, cách nối nét, để khoảng cách, đặt dấu thanh (tiếng cúc). - HS viết trong vở Luyện viết 1, tập một. c) Tập viết: ưng, lưng, ưc, cá mực (như mục b). HS hoàn thành phần Luyện tập thêm. 3. Củng cố, dặn dò
  26. Bài 90 uông uôc (2 tiết) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Nhận biết các vần uông, uôc; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần uông, uôc. - Làm đúng BT xếp hoa vào hai nhóm: tiếng có vần uông, vần uôc. - Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Con công lẩn thẩn. - Viết đúng uông, uôc, chuông, đuốc (trên bảng con). II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Thẻ để HS ghi ý đúng / sai (BT đọc hiểu). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC . , , , Tiết 1 A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS tiếp nối đọc bài Hai con ngựa (2) (bài 89). B. DẠY BÀI MÓI 1. Giới thiệu bài: vần uông, vần uôc. 2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 2.1. Dạy vần uông - HS nhận biết uô - ngờ - uông. / Phân tích vần uông (âm uô + âm ng). / Đánh vần, đọc: uô - ngờ - uông / uông. - HS nói: chuông. / Phân tích tiếng chuông. / Đánh vần, đọc: chờ - uông - chuông / chuông. - Đánh vần, đọc trơn: uô - ngờ - uông / chờ - uông - chuông / chuông. 2.2. Dạy vần uôc (như vần uông) Đánh vần, đọc trơn: uô - cờ - uôc / đờ - uôc - đuôc - sắc - đuốc / đuốc. * Củng cố: HS nói lại 2 vần mới học: uông, uôc, 2 tiếng mới học: chuông, đuốc. 3. Luyện tập 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: xếp hoa vào hai nhóm) - GV chỉ chữ trên từng bông hoa, HS đọc: xuồng. thuốc, - HS xếp hoa trong VBT (dùng but nối từng bóng hoa với vần tương ứng). - HS nói kết quả. GV giúp nối hoa với vần / dùng kĩ thuật vi tinh xếp hoa. - GV chỉ bông hoa, cả lớp. Tiếng xuồng có vần uông. Tiếng guốc có vần uôc, 3.2. Tập viết (bảng con BT 4) a) HS đọc: uông, chuông, uôc, đuốc. b) Viết các vần uông, uôc - 1 HS đọc, nói cách viết các vần uông.uôc. - GV viết mầu, hướng dần. Vân uống viết uô rồi đến ng (chữ g cao 5 li); chú ý viết uô và ng gần nhau. / Làm tương tự với vần uôc. - Cả lớp viết: uông, uôc (2 lần). c) Viết: chuông, đuốc (như mục b). Chú ý độ cao các con chữ, dấu sắc đặt trên ô
  27. (đuốc). - Cả lớp viết: chuông, đuốc. Tiết 2 3.3. Tập đọc (BT 3) a) GV giới thiệu hình ảnh công đang sà xuống hồ nước. Phía xa, từ bờ bên kia có chú chim cuốc đang nhìn công. Vì sao công lại sà xuống hồ? Vì sao công bị gọi là “lẩn thẩn”? b) GV đọc mẫu. c) Luyện đọc từ ngữ: lẩn thẩn, trần gian, ưỡn ngực, sà xuống, biến mất, ngụp lặn, ướt nhẹp, run cầm cập, chim cuốc, gật gù. Giải nghĩa: lẩn thẩn (ngớ ngẩn). d) Luyện đọc câu - GV: Bài có 9 câu. / GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ. Đọc tiếp nối từng câu (đọc liền 2 câu cuối) (cá nhân, từng cặp). e) Thi đọc tiếp nối 3 đoạn (3/4/2 câu); thi đọc cả bài. g) Tìm hiểu bài đọc - HS đọc từng ý a, b. - HS làm bài; giơ thẻ báo cáo kết quả. GV chốt ý đúng: Ý b. - Cả lớp đọc: Ý b đúng: Con công trong hồ là bóng của con công trên bờ. - GV: Vì sao công bị gọi là “lẩn thẩn”? Vì sao chim cuốc chê công “đẹp mà chẳng khôn”? (Vì công ngu ngốc không nhận ra con chim trong hồ chính là cái bóng của nó, chứ không phải là một con công khác). 4. Củng cố, dặn dò
  28. Bài 91 ương ươc (2 tiết) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Nhận biết các vần ương, ươc; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ương, ươc. - Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ương, vần ươc. - Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Lừa, thỏ và cọp (1). - Biết nói lời chào, hỏi thăm, thể hiện sự quan tâm đến người khác. - Viết đúng các vần ương, ươc, các tiếng gương, thước (trên bảng con). II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Thẻ để HS ghi ý đúng, trong BT đọc hiểu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC ., Tiết 1 A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 2 HS đọc bài Tập đọc Con công lẩn thẩn (bài 90). B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: vần ương, vần ươc. 2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 2.1. Dạy vần ương: - HS đọc: ươ - ngờ - ương. / Phân tích vần ương: âm ươ + ng. / Đánh vần, đọc trơn: ươ - ngờ - ương / ương. - HS nêu từ: gương. / Phân tích tiếng gương. / Đánh vần, đọc trơn: gờ - ương - gương / gương. - Đánh vần, đọc trơn: ươ - ngờ - ương / gờ - ương - gương / gương. 2.2. Dạy vần ươc (như vần ương). Đánh vần, đọc trơn: ươ - cờ - ươc / thờ - ươc - thươc - sắc - thước / thước. * Củng cố: HS nói lại 2 vần mới học: ương, ươc, 2 tiếng mới học: gương, thước. 3. Luyện tập 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2 - Tiếng nào có vần ương? Tiếng nào có vần ươc?) (Như các bài trước) HS đọc các từ ngữ dưới hình, tìm tiếng có vần ương, vần ươc; báo cáo. Cả lớp đồng thanh: Tiếng lược có vần ươc. Tiếng giường có vần ương, 3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) a) GV viết mẫu, hướng dẫn - Vần ương: viết ươ rồi đến ng; chú ý viết ươ và ng gần nhau. / Làm tương tự với vần ươc. - gương: viết g(5 li) rồi đến vần ương. / thước: viết th (t cao 3 li, h 5 li), rồi đến vần ươc, dấu sắc đặt trên ơ. b) HS viết: ương, ươc (2 lần). / Viết: gương, thước.
  29. 3.3. Tập đọc (BT 3) a) GV chỉ hình, giới thiệu chuyện Lừa, thỏ, và cọp (1): Lừa vẻ mặt buồn rầu đang kể lể gì đó với thỏ. Hãy xem chuyện gì đã xảy ra. b) GV đọc mầu. c) Luyện đọc từ ngữ: được việc, muốn thử, trí khôn, trên đường, thương. Giải nghĩa từ: được việc (có khả năng làm nhanh, làm tốt những việc được giao). d) Luyện đọc câu - GV: Bài có 6 câu. HS đọc vỡ từng câu. - Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (3 câu / 3 câu); thi đọc cả bài. g) Tìm hiểu bài đọc - BT a (Nói tiếp ): GV nêu YC. /1 HS đọc 2 câu chưa hoàn thành. / HS thực hành nói tiếp để hoàn chỉnh câu. VD: Ý thứ nhất: Ông chủ nhờ lừa đi bắt về một con cọp. / Ông chủ nhờ lừa đi bắt về một con cọp để thử trí khôn của lừa. Ý thứ hai: Thỏ thương lừa, hứa sẽ giúp lừa. / Cả lớp nói 2 câu đã hoàn thành. - BT b (Nói lời thỏ chào và hỏi thăm khi gặp lừa): + 1 HS đọc YC của BT. / HS tiếp nối nhau nói lời chào và hỏi thăm thể hiện thái độ ân cần, lịch sự. VD: Lừa ơi, bạn đi đâu đấy? Sao trông bạn buồn vậy? Có cần mình giúp không? / Lừa ơi, bạn làm sao thế? Hãy nói với mình, mình sẽ giúp bạn. / Lừa à, bạn đừng lo. Mình sẽ giúp bạn. Mọi chuyện sẽ tốt đẹp thôi. / - GV nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò TẬP VIẾT (1 tiết - sau bài 90,91) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CÂU: Viết đúng uông, uôc, ương, ươc, chuông, đuốc, gương, thước - chừ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học. 2. Luyện tập a) HS đánh vần, đọc: uông, chuông, uôc, đuốc, ương, gương, ươc, thước. b) Tập viết: uông, chuông, uôc, đuốc. - 1 HS nhìn bảng, đọc; nói cách viết vần uông, uôc, độ cao các con chữ. - GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn quy trình. Chú ý độ cao các con chữ; cách nối nét, để khoảng cách, đặt dấu thanh trên ô (đuốc). - HS viết các vần, tiếng trong vở Luyện viết 1, tập một. c) Tập viết: ương, gương, ươc, thước (như mục b). HS hoàn thành phần Luyện tập
  30. thêm. 3. Củng cố, dặn dò
  31. Bài 92KỂ CHUYỆN ÔNG LÃO VÀ SẾU NHỎ (1 tiết) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Nghe hiểu và nhớ câu chuyện. - Nhìn tranh, nghe GV hỏi, trả lời được từng câu hỏi theo tranh. - Nhìn tranh, có thể tự kể từng đoạn của câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ông lão nhân hậu giúp sếu nhỏ đã nhận được sự đền ơn của gia đình sếu. cần yêu thương, bảo vệ loài vật. II.ĐÔ DÙNG DẠY HỌC: Máy chiếu / 6 tranh minh hoạ truyện phóng to. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ: GV chỉ tranh 1, 2, 3 minh hoạ truyện Cô bé và con gấu (bài 86), nêu câu hỏi, mời HS 1 trả lời. HS 2 trả lời câu hỏi theo tranh 4, 5, 6. B. DẠY BÀI MỚI 1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện (gợi ý) 1.1. Quan sát và phỏng đoán: GV chỉ tranh minh hoạ, mời HS xem tranh để biết chuyện có ai, có những con vật nào; và đoán chuyện gì đã xảy ra. (Truyện có ông lão, sếu bố, sếu mẹ và sếu con. sếu con bị thương, nằm dưới đất không bay theo được bố mẹ. Ông lão chăm sóc sếu nhỏ). 1.2. Giới thiệu câu chuyện: Ông lão và sếu nhỏ kể về tình cảm yêu thương, giúp đỡ loài vật của một ông lão. 2. Khám phá và ỉuyện tập 2.1. Nghe kế chuyện: GV kể chuyện 3 lần với giọng diễn cảm. Đoạn 1: kể với giọng chậm rãi. Đoạn 2: giọng nhanh hơn. Đoạn 3: trở lại chậm rãi. Đoạn 4 (ông lão nhân hậu thả cho sếu bay đi cùng bố mẹ): kể gây ấn tượng với các từ ngữ thả, tung cảnh. Đoạn 5: giọng hồi hộp. Đoạn 6: giọng kể vui, chậm rãi - điều ước của ông lão đã thành sự thật. Ông lão và sếu nhỏ (1) Xưa, có một ông Lão tốt bụng sống cạnh khu rừng nhỏ. Một sáng mùa hè, khi vào rừng, ông nghe tiếng sếu kêu “kíu cà, kíu cà” ầm ĩ. (2) Thấy ông, hai con sếu lớn sợ hãi bay vụt lên để lại chú sếu con đang nằm bẹp ở đám cỏ. Thì ra, sếu nhỏ bị gãy cánh. (3) Ông lão thương sếu nhỏ bèn ôm nó về nhà, băng bó, chăm sóc. Ngày ngày, sếu bố, sếu mẹ bay đến nhà ông, kêu “kíu cà, kíu cà”, lo lắng. (4) Khi vết thương của sếu nhỏ đã lành, ông lão mang sếu nhỏ ra sân, thả cho nó tung cánh cùng bố mẹ bay về phương nam. (5) Một sáng mùa xuân, ông lão nghe tiếng “kíu cà, kíu cà” từ trên trời. Thì ra, gia
  32. đình sếu bay về. Chúng thả xuống sân nhà ông một túi nhỏ đựng điều ước kì diệu để tỏ lòng biết ơn. (6) Ông lão ước cho rừng cây, đồng ruộng xanh tươi, sông ngòi đầy tôm cá. Ông vừa dứt lời, điêu ước đã biến thành sự thật. Từ đấy, ông và dân làng sống ấm no, hạnh phúc. LÊ CHÂU 2.2. Trả lời câu hỏi theo tranh a) Mỗi HS trả lời câu hỏi dưới mỗi 1 tranh - GV chỉ tranh 1, hỏi: Điều gì xảy ra khi ông lão đi vào rừng? (Một sáng mùa hè, khi ông lão đi vào rừng thì nghe thấy tiếng sếu “kíu cà, kíu cà” ầm ĩ). - GV chỉ tranh 2: Khi thấy ông lão, mấy con sếu như thế nào? (Khi thấy ông lão, hai con sếu lớn sợ hãi bay vụt lên để lại sếu con nằm bẹp ở đám cỏ. Thì ra sếu con bị gãy cánh). - GV chỉ tranh 3: Ông lão làm gì để giúp sếu nhỏ? (Ông lão ôm sếu nhỏ về nhà, băng bó, chăm sóc). sếu bố, sếu mẹ làm gì? (Ngày ngày, sếu bố, sếu mẹ bay đến nhà ông, kêu “kíu cà”, vẻ lo lắng). - GV chỉ tranh 4: Khi vết thương của sếu nhỏ đã lành, ông lão làm gì? (Khi vết thương của sếu nhỏ đã lành, ông lão mang nó ra sân, thả cho sếu nhỏ tung cánh cùng bố mẹ bay về phương nam). - GV chỉ tranh 5: Gia đình sếu đã làm gì đế cảm ơn ông lão? (Để cảm ơn ông lão, một sáng mùa xuân, gia đình sếu bay về, thả xuống sân nhà ông lão một chiếc túi nhỏ đựng điều ước kì diệu). - GV chỉ tranh 6: Ông lão ước điều gì? (Ông lão ước cho rừng cây, đồng ruộng xanh tươi, sông ngòi đầy tôm cá). Điều gì đã xảy ra? (Ông lão vừa dứt lời, điều ước đã biến thành sự thật. Từ đấy, ông và dân làng sống ấm no, hạnh phúc). b) Mỗi HS trả lời các câu hỏi dưới tranh liền nhau. c) Một HS trả lời tất cả các câu hỏi dưới 6 tranh. * GV nhắc HS cần hướng đến người nghe khi trả lời câu hỏi: nói to, rõ, nhìn vào người nghe. Với mồi câu hỏi, có thể mời 2 HS tiếp nối nhau trả lời. 2.3. Kể chuyện theo tranh (GV không nêu câu hỏi) a) Mỗi HS nhìn 2 tranh, tự kể chuyện. b) HS kể chuyện theo tranh bất kì (Trò chơi Ô cửa sổ). c) Một HS chỉ 6 tranh, tự kể toàn bộ câu chuyện. * Kể chuyện không có sự hỗ trợ của tranh: GV cất tranh trên bảng lớp, mời 1 HS xung phong kể lại câu chuyện, không nhìn tranh. (YC cao, không bắt buộc).
  33. 2.4. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện - GV: Em nhận xét gì về ông lão? (Ông lão nhân hậu, giúp sếu nhỏ chữa lành vết thương, thả sếu về với bố mẹ. / Ông lão rất tốt bụng, biết bảo vệ loài vật). - G V: Câu chuyện ca ngợi ông lão nhân hậu, tốt bụng, biết yêu thương, giúp đỡ loài vật, bảo vệ môi trường thiên nhiên. 3. Củng cố, dặn dò
  34. Bài 93. ÔN TẬP (1 tiết) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Lừa, thỏ và cọp (2). - Chép đúng 1 câu văn trong bài. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Thẻ để HS viết ý đúng trong BT đọc hiểu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Giới thiệu bài - 1 HS đọc lại bài Tập đọc Lừa, thỏ và cọp (1) (bài 91). - GV nêu MĐYC của bài học. 2. Luyện tập 2.1. BT 1 (Tập đọc) a) GV chỉ hình minh hoạ: Chú thỏ láu lỉnh đứng giữa cọp và lừa, đang buộc chân cọp. Cọp nằm cho thỏ buộc chân, vẻ mặt hớn hở. Chắc nó nghĩ sắp có được mồi ngon là con lừa. Các em sẽ đọc tiếp phần 2 của chuyện Lừa, thỏ và cọp để biết thỏ thông minh đã nghĩ ra cách gì để giúp lừa. b) GV đọc mẫu, gây ấn tượng với các từ ngữ: đồng ý luôn, buộc luôn, sửng sốt, phục lăn. c) Luyện đọc từ ngữ: thầm thì, bên đường, buộc chân, đồng ý luôn, vờ vịt, vô cùng sửng sốt, phục lăn. Giải nghĩa từ: tha về (trong câu “Bác tha về nhé?”) cùng nghĩa với đem về, mang về, kéo về); vờ vịt (giả vờ để che giấu điều gì đó. VD: Biết rồi còn hỏi, rõ khéo vờ vịt!). d) Luyện đọc câu - GV: Bài có mấy câu? (9 câu). - GV chỉ từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc vỡ. (Đọc liền câu 2 và 3). - Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp). GV sửa lồi phát âm cho HS. e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (4 câu / 5 câu); thi đọc cả bài. g) Tìm hiểu bài đọc - HS đọc từng ý a, b. / HS làm bài, ghi ý mình chọn lên thẻ; nói kết quả: Ý a đúng. - Cả lớp: Ý a đúng: Thỏ buộc bốn chân cọp. Lừa tha cọp về. - GV: Em nhận xét gì về thỏ? (Thỏ tốt bụng, thông minh, đã nghĩ ra kế giúp lừa lấy lại được lòng tin của ông chủ). 2.2. BT 2 (Tập chép) - GV viết lên bảng câu văn cần tập chép. / HS (cá nhân, cả lớp) đọc câu văn. - Cả lớp đọc thầm câu văn; chú ý những từ mình dễ viết sai. VD: phục, lắm. - HS nhìn mẫu trên bảng / trong VBT, chép lại câu văn. - HS viết xong, tự soát lỗi, đổi bài để sửa lỗi cho nhau. / GV chữa bài cho HS. 3. Củng cố, dặn dò
  35. ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I Luyện tập * (2 tiết) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Làm đúng bài tập: Nổi vần (trên mỗi toa tàu) với từng mặt hàng. - Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Chú bé trên cung trăng. - Nhớ quy tắc chính tả ng / ngh, làm đúng BT điền chữ ng / ngh. - Tập chép đúng kiểu chữ, cỡ chữ, đúng chính tả 1 câu văn. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình toa tàu và các sự vật (BT 1). - Bảng quy tắc chính tả ng / ngh. Phiếu khổ to để 1 HS làm BT 3. - Bảng phụ (có dòng kẻ ô li) viết câu văn cần tập chép. - Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Tiết 1 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của bài học. 2. Luyện tập 2.1. BT 1 (Mỗi toa tàu chở gì?) - GV đưa lên bảng nội dung BT 1 (hình các toa tàu, sự vật). - GV chỉ vần ghi trên từng toa, HS đọc: uôc, ương, uôt, ươp, ưng. - GV chỉ tên từng mặt hàng, HS đọc: thuốc, dưa chuột, đường, - (Làm mẫu): GV dùng phấn để nối hoặc dùng kĩ thuật vi tính chuyển hình các viên thuốc và từ thuốc vào toa 1 có vần uôc. /1 HS nói: Toa 1 (vần uôc) chở thuốc. Cả lớp nhắc lại. - HS làm bài trong VBT; 1 HS nói kết quả. / Cả lớp đồng thanh: Toa 1 (vần uôc) chở thuốc. Toa 2 (vần ương) chở đường. Toa 3 (vần uôt) chở dưa chuột. Toa 4 (vần ươp) chở mướp, chở cá ướp. Toa 5 (vần ưng) chở trứng. 2.2. BT 2 (Tập đọc) a) GV chỉ hình minh hoạ, giới thiệu bài: Chú bé trên cung trăng chính là chú Cuội ngồi gốc cây đa. Những đêm trăng sáng, nhìn lên mặt trăng các em thường thấy bóng chú Cuội trên đó. Các em cùng nghe bài để biết vì sao chú Cuội lên cung trăng, ở đó chú cảm thấy thế nào. b) GV đọc mẫu, nhấn giọng gây ấn tượng với các từ ngữ ba bóng đen, cuốn, rất buồn, quá xa. Giải nghĩa từ cuốn (kéo theo và mang đi nhanh, mạnh). c) Luyện đọc từ ngữ: cung trăng, bóng đen mờ, mặt trăng, nghé, xưa kia, trần gian, cuốn, buồn. Tiết 2
  36. d) Luyện đọc câu - GV: Bài có 8 câu. GV chỉ chậm từng câu cho 1 HS đọc, cả lớp đọc. - HS (cá nhân, tùng cặp) đọc tiếp nối từng câu. GV hướng dẫn HS nghỉ hơi ở câu: Một cơn gió đã cuốn chú / cùng gốc đa và nghé / lên cung trăng. e) Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (2 câu / 6 câu); thi đọc cả bài (theo cặp, tổ). Cuối cùng, 1 HS đọc cả bài, cả lớp đọc đồng thanh cả bài (đọc nhỏ). 2.3. BT 3 (Em chọn chữ nào: ng hay ngh?) - GV gắn lên bảng quy tắc chính tả. Cả lớp đọc: + ngh (ngờ kép) kết hợp với e, ê, i. + ng (ngờ đơn) kết hợp với các chữ còn lại: a, o, ô, ơ, u, ư, - HS làm bài trong VBT. GV phát phiếu khổ to cho 1 HS điền chữ. - HS làm bài trên phiếu gắn bài lên bảng lớp, nói kết quả. - Cả lớp đọc: 1) nghé, 2) nghe, 3) ngỗng. - HS đối chiếu kết quả làm bài với đáp án; sửa lỗi (nếu làm sai). 2.4. BT 4 (Tập chép) - HS (cá nhân, cả lớp) đọc câu văn: Chú bé trên cung trăng rất nhớ nhà. - Cả lớp đọc thầm lại, chú ý những từ các em dễ viết sai. - HS nhìn mẫu trên bảng / trong VBT, chép lại câu văn. - HS đổi bài, sửa lỗi cho nhau. - GV chữa bài cho HS, nhận xét chung. 3. Củng cố, dặn dò