Giáo án Tiếng Việt Cánh diều Lớp 1 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021

doc 28 trang Hải Hòa 07/03/2024 1660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Cánh diều Lớp 1 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_canh_dieu_lop_1_tuan_28_nam_hoc_2020_2021.doc

Nội dung text: Giáo án Tiếng Việt Cánh diều Lớp 1 - Tuần 28 - Năm học 2020-2021

  1. Lớp Năm học TUẦN 28 CHỦ ĐIỂM TRƯỜNG HỌC Tập đọc: Thầy giáo (2 tiết) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: * Phát triển năng lực ngôn ngữ - Đọc trơn bài với tốc độ 40-50 tiếng/phút, phát âm đúng các tiếng, không phải đánh vần. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu đúng bài tập đọc hiểu. - Hiểu câu chuyện nói về tình cảm của bạn HS với thầy giáo: Các bạn HS rất yêu quý thầy giáo vì thầy rất quan tâm tới HS, ân cần, dịu dàng, độ lượng. * Phát triển các năng lực chung và phẩm chất - Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi. - Bộc lộ được tình cảm của nhân vật khi tham gia đóng vai. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học lên màn hình. - VBT Tiếng Việt 1, tập hai. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy TG Hoạt động học TIẾT 1 A. KIỂM TRA BÀI CŨ 5’ - 2 HS đọc thuộc lòng cả bài thơ -2 HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi Nắng, trả lời câu hỏi: Qua bài thơ, em thấy nắng giống ai? -Nhận xét, tuyên dương. B. DẠY BÀI MỚI 1.Chia sẻ và giới thiệu bài: 1.1. Thảo luận nhóm đôi. 1 GV: Trường
  2. Lớp Năm học -GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp 5’ - HS thảo luận theo cặp nói về thầy, cô giáo: - 3-4 cặp HS phát biểu + Bạn biết thầy, cô giáo làm việc gì? + Tính tình thầy, cô giáo thế nào? + Nếu bạn là thầy, cô giáo bạn sẽ thế nào? - HS quan sát tranh, nói những gì mình quan sát được: Tranh vẽ thầy -GV nhận xét, tuyên dương giáo hiền hậu nhìn một bạn HS 1.2. Giới thiệu bài đang khoanh tay xin lỗi thầy -Hôm nay các em sẽ đọc truyện nghe kể về một thầy giáo (đưa lên bảng 15’ tranh minh họa) - HS quan sát và nhắc lại đầu bài -GV ghi đầu bài lên bảng 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Luyện đọc a) GV đọc mẫu: -GV đọc mẫu toàn bài - HS lắng nghe -GV gọi 1-2 HS đọc mẫu toàn bài - 1-2 HS đọc b) Luyện đọc từ ngữ -GV gọi HS nêu một số từ ngữ khó - HS lần lượt nêu, ví dụ: dãy bàn, đỏ đọc ửng, ngừng đọc, sau lưng, múa may, quay lại, cúi gằm mặt, nhẹ nhàng, chuông báo, rụt rè, mỉm cười. - GV viết lên bảng một số từ khó đọc - HS thực hiện luyện đọc từ ngữ - GV yêu cầu HS đọc cá nhân, đồng thanh - GV nhận xét, tuyên dương TIẾT 2 2 GV: Trường
  3. Lớp Năm học c) Luyện đọc câu: - Bài đọc có bao nhiêu câu? - Bài đọc có 14 câu - GV cho HS đọc vỡ từng câu - HS đọc cá nhân, đồng thanh - GV cho HS đọc nối tiếp từng câu - HS đọc nối tiếp (đọc liền 2-3 câu ngắn) cá nhân, cặp. - GV nhận xét, tuyên dương 7 d) Thi đọc đoạn, bài: - Chia thành 3 đoạn: - Bài có thể chia thành mấy đoạn? Đoạn 1: Từ đầu đến có sốt không. 3 Đoạn 2: Tiếp đến nữa nhé! Đoạn 3: Còn lại - Các cặp tự luyện đọc đoạn sau đó - GV cho HS luyện đọc đoạn theo thi đọc nối tiếp 3 đoạn cặp - Vài HS thi đọc - GV gọi HS thi đọc cả bài. -GV nhận xét, tuyên dương 2.2. Tìm hiểu bài đọc: - 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp nhắc lại. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập - HS thực hiện: - GV cho HS làm bài trong VBT - HS trả lời: - GV hỏi: +Vì thầy rất quan tâm HS/ Vì thầy + Vì sao các bạn HS rất thích thầy dịu dàng bảo ban khi học trò giáo của mình? nghịch ngợm + Bạn nhỏ mắc lỗi sẽ nói gì khi học - HS trả lời: Cảm ơn thầy đã tha lỗi trò nghịch ngợm? cho em. Chào thầy em về ạ!/ Em cảm ơn thầy ạ. - GV cho HS thực hành hỏi đáp theo - HS thực hiện cặp. - GV nhận xét, tuyên dương. 3 GV: Trường
  4. Lớp Năm học 2.3. Luyện đọc lại (theo vai) - Bài đọc gồm những nhân vật nào? - Thầy giáo, 1 bạn HS, người dẫn chuyện - GV gọi 2-3 nhóm đọc truyện theo - HS thực hiện vai - GV nhận xét, tuyên dương 3. Củng cố, dặn dò - Hôm nay các em học bài gì? - Bài Thầy giáo - Nếu là bạn nhỏ mắc lỗi trong bài, - HS trả lời em sẽ nói gì với thầy giáo? - HS lắng nghe - GV nhận xét tiết học, nhắc HS về ôn lại bài. 4 GV: Trường
  5. Lớp Năm học Chính tả: Nghe viết “ Cô giáo với mùa thu”, chữ g, gh, vần ai/ay I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: * Phát triển năng lực ngôn ngữ - Nghe viết lại đúng 4 dòng thơ (15 chữ) Cô giáo với mùa thu, không mắc quá 1 lỗi. - Nhớ quy tắc chính tả g, gh; điền đúng g, gh vào chỗ trống để hoàn thành câu. - Tìm trong bài Thầy giáo tiếng có vần ai, vần ay; viết lại cho đúng. * Phát triển các năng lực chung và phẩm chất - Rèn tính cẩn thận, chính xác. - Yêu quý thầy, cô giáo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bảng phụ viết các dòng thơ cần viết chính tả; viết các dòng chữ cần điền ở (BT 2) -Bảng con hoặc 2 băng giấy để 2 HS thi làm BT 3 - Vở Luyện viết 1, tập 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy TG Hoạt động học A. KIỂM TRA BÀI CŨ 5’ - Đính nội dung BT 3/Tr.84, nêu yêu - Lắng nghe cầu BT. - HS cả lớp đọc thầm 4 câu văn - Gọi HS đọc to cho cả lớp nghe - Lần lượt 4 HS đọc - Nhận xét -Nhận xét, tuyên dương. B. DẠY BÀI MỚI 1.Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của 2’ - Lắng nghe tiết học. 2. Luyện tập 25’ 2.1 Nghe viết chính tả (cỡ chữ nhỏ) 15’ - Gọi HS đọc khổ thơ viết chính tả -1-2 HS đọc - Hỏi: Nội dung của khổ thơ là gì? - Nêu -NX, KL: ca ngợi cô giáo hiền, giọng 5 GV: Trường
  6. Lớp Năm học nói đầm ấm - Lắng nghe - Chỉ cho HS đọc những chữ các em dễ viết sai: giáo, hiền, giọng, lời. - Chú ý, theo dõi chữ viết dễ sai Nhắc HS viết hoa chữ Tấm. - Cho HS nhẩm, đánh vần, đọc thầm từng tiếng các em dễ viết sai. - Nhẩm, đánh vần - Đọc từng dòng thơ ( Đọc mỗi dòng - Nghe viết vào vở Luyện viết 1, tập không quá 3 lần) hai - GV đọc lại cho HS soát lỗ - Cầm bút chì nghe GV đọc soát lỗi, viết lại cho đúng ra lề vở, ghi số lỗi bên bài viết - - Kiểm tra chéo, sửa lỗi - Yêu cầu đổi vở với bạn để sửa lỗi - Nộp 1 số vở - GV nhận xét 1 số bài - Nhận xét 2.2 Làm bài tập chính tả 10’ a) BT 2/ Tr 93 ( Em chọn chữ nào: g hay gh?) - Lắng nghe, đọc thầm - GV nêu yêu cầu; chiếu lên bảng các từ ngữ - Nêu: gh đứng trước e,ê,i ; g đứng trước a, o, ô, u, - Gọi 1 HS nhắc lại quy tắc chính tả g hay gh - Cả lớp làm, 1 HS lên bảng điền chữ g, gh - Cho làm bài - Nhận xét - Chữa bài - Đọc sửa bài - Cho cả lớp đọc lại 3 câu văn - Đọc yêu cầu b) BT 3/Tr 93(Tìm nhanh, viết đúng) - Gọi HS đọc yêu cầu - Làm bài tập - Cho cả lớp làm BT: Tìm trong bài đọc, viết vào vở Luyện viết 1, tập hai tiếng có vần ai, 2 tiếng có vần ay (Khuyến khích HS viết nhiều hơn 2 vần ay) - 1 HS làm bài, NX - Chữa bài: GV phát cho HS làm bài trên bảng lớp, nói kết quả: 1 tiếng có - Cả lớp đọc lại kết quả vần ai (lại); 2 tiếng có vần ay: ngay, dãy, may, quay, nãy). 3. Củng cố, dặn dò 3’ 6 GV: Trường
  7. Lớp Năm học - Nhắc lại luật chính tả g, gh - Về nhà luyện viết chính tả thêm 7 GV: Trường
  8. Lớp Năm học Tập đọc: Kiến em đi học (2 tiết) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: * Phát triển năng lực ngôn ngữ - Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc. - Hiểu nội dung câu chuyện vui: Kiến rất buồn vì thầy giáo chê chữ kiến quá nhỏ, thầy không đọc được. Thì ra thầy giáo của Kiến em là thầy voi. * Phát triển các năng lực chung và phẩm chất - Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm. - Bộc lộ được tình cảm của nhân vật khi tham gia đóng vai. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các thẻ chữ để HS làm BT chọn ý đúng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy TG Hoạt động học TIẾT 1 C. KIỂM TRA BÀI CŨ 5’ -2 HS đọc nối tiếp nhau đọc truyện -2 HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi Thầy giáo; trả lời câu hỏi: Vì sao các bạn HS rất thích thầy giáo của mình? -Nhận xét, tuyên dương. D.DẠY BÀI MỚI 1.Chia sẻ và giới thiệu bài: 1.1. Thảo luận nhóm đôi. - HS thảo luận theo cặp -GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp 5’ - 3-4 cặp HS phát biểu nói về ngày đầu tiên em đi học + Ngày đầu tiên bạn đến trường là ngày nào? 8 GV: Trường
  9. Lớp Năm học + Ấn tượng rõ nhất của ngày đầu bạn đến trường là ai, là cái gì? + Ấn tượng đó là vui hay buồn? - Về nhà bạn đã kể những gì cho người thân nghe về ngày đầu đi học? -GV nhận xét, tuyên dương 1.2. Giới thiệu bài 15’ - HS quan sát tranh, nói những gì -Hôm nay các em sẽ đọc câu chuyện mình quan sát được: Tranh vẽ kể về ngày đầu đến trường của một Kiến, Voi, kiến thì bé tí tẹo, còn chú kiến (đưa lên bảng tranh minh thầy giáo voi to khổng lồ, thầy voi họa) đeo kính nằm rạp xuống mặt đất - HS quan sát và nhắc lại đầu bài -GV ghi đầu bài lên bảng 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Luyện đọc a) GV đọc mẫu: - HS lắng nghe -GV đọc mẫu toàn bài - 1-2 HS đọc -GV gọi 1-2 HS đọc mẫu toàn bài b) Luyện đọc từ ngữ - HS lần lượt nêu, ví dụ: buồn lắm, òa lên, nức nở, nằm sát đất, giương -GV gọi HS nêu một số từ ngữ khó kính lên, đọc - GV viết lên bảng một số từ khó đọc - GV yêu cầu HS đọc cá nhân, đồng - HS thực hiện luyện đọc từ ngữ thanh - GV nhận xét, tuyên dương c) Luyện đọc câu: - Bài đọc có bao nhiêu câu? - Bài đọc có 11 câu 9 GV: Trường
  10. Lớp Năm học - GV cho HS đọc nối tiếp từng câu - HS đọc cá nhân, cặp - Sửa lỗi phát âm và nhắc HS ngắt - Sửa theo hướng dẫn nghỉ hơi đúng chỗ 7’ d) Thi đọc nối tiếp 2 đoạn - HS thi đọc nối tiếp (đoạn 5 câu/ 6 - GV cho HS thi đọc nối tiếp 2 đoạn 3’ câu) cá nhân, cặp. -Thi đọc cả bài theo cặp/tổ - GV nhận xét, tuyên dương - Nhận xét - Gọi 1 HS đọc cả bài - 1 HS đọc cả bài - Cho cả lớp đọc - Cả lớp đọc đồng thanh - GV nhận xét, tuyên dương 2.2. Tìm hiểu bài đọc: - Mời HS đọc câu hỏi 1: Vì sao từ - HS đọc câu hỏi và suy nghĩ câu trả trường trở về, kiến em rất buồn lời: Vì thầy chê chữ kiến em nhỏ quá - GV nhận xét, tuyên dương. - Mời HS đọc câu hỏi 2: Nếu em là kiến anh, em sẽ làm gì? - GV hướng dẫn chia nhóm để tranh - HS ngồi theo nhóm , trình bày ý luận chọn đáp án theo ý mình a,b, c kiến, 2 nhóm khác ý tranh luận với hoặc d, có thể nêu ý kiến khác. nhau - GV nhận xét, tuyên dương. - 2.3. Luyện đọc lại (theo vai) - Bài đọc gồm những nhân vật nào? - Người dẫn chuyện, kiến anh, kiến em - GV gọi tốp 3 HS làm đọc mẫu theo 3 vai ( Người dẫn chuyện, kiến anh, - HS đọc theo vai kiến em) - Mời 2 tốp thi đọc truyên theo vai - 2 tốp thi đọc - GV nhận xét, khen tốp đọc hay theo 10 GV: Trường
  11. Lớp Năm học 3 tiêu chí: Mỗi bạn đều đọc đúng vai; Đọc đúng từ, câu; Đọc rõ ràng, biểu cảm 3. Củng cố, dặn dò - Hôm nay các em học bài gì? - Trả lời - GV nhận xét tiết học, nhắc HS về ôn - Lắng nghe, thực hiện lại bài và đọc cho người thân nghe câu chuyện” Kiến em đi học” 11 GV: Trường
  12. Lớp Năm học Tập viết: Tô chữ hoa C I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: * Phát triển năng lực ngôn ngữ - Biết tô viết chữ hoa C theo cỡ chữ vừa và nhỏ - Viết đúng các từ, câu ứng dụng: buồn bã, nức nở; Chữ kiến nhỏ quá, thầy chê bằng kiểu chữ viết thường, cỡ nhỏ; chữ viết rõ ràng, đều nét, đặt dấu thanh đúng vị trí; đưa bút theo đúng quy trình viết; dãn đúng khoảng các các con chữ. * Phát triển các năng lực chung và phẩm chất - Rèn tính cẩn thận, tỉ mĩ - Có ý thức rèn chữ và giữ vở sạch. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết mẫu chữ viết hoa C đặt trong khung chữ, câu ứng dụng cỡ nhỏ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy TG Hoạt đông học A. Kiểm tra bài cũ 5’ - Gọi 1 HS cầm que chỉ, tô đúng quy - 1 HS thực hiện trình viết chữ viết hoa B đã học. - Kiểm tra HS viết bài ở nhà vở - Mở vở cho GV kiểm Luyện viết 1, tập hai B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: 3’ - Đính bìa chữ mẫu in hoa C. Hỏi đây là mẫu chữ gì? - Quan sát, trả lời - Bài 35 đã giới thiệu mẫu chữ C in - Lắng nghe hoa và viết hoa. Hôm nay các em sẽ học tô chữ viết hoa C và viết các từ ngữ và câu ứng dụng cỡ nhỏ. 25’ 2. Khám phá và luyện tập 2.1.Tô chữ viết hoa C - Đính bìa chữ mẫu lên bảng. Hướng dẫn HS quan sát cấu tạo nét chữ, cách - HS quan sát, chú ý nghe Ghướng tô chữ ( Kết hợp mô tả, dùng que chỉ” dẫn. 12 GV: Trường
  13. Lớp Năm học tô” theo từng nét để HS theo dõi) - Cho HS tô chữ viết hoa C cỡ vừa và - Viết cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai 2.2. Viết từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ) - HS đọc từ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ): buồn bã, nức nở, chữ kiến nhỏ quá, - Đọc - Hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các chữ cái (b,h,k cao 2,5 li; q: cao 2 - Nhận xét độ cao, chú ý nghe HD li); khoảng cách giữa các chữ (tiếng), viết liền mạch, nối nét giữa các chữ, vị trí đặt dấu thanh. - Cho HS viết vở Luyện viết 1, tập - Viết hai, hoàn thành phần Luyện tập thêm 3. Củng cố, dặn dò 2’ - Khen ngợi những HS viết đúng, viết - Tuyên dương đẹp - Dặn HS hoàn thiện bưu thiếp đã làm và nhớ mang đến lớp để tham gia - Ghi nhớ, thực hiện trưng bày bưu thiếp trong tiết tới. 13 GV: Trường
  14. Lớp Năm học Tập đọc: Đi học (1 tiết) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: * Phát triển năng lực ngôn ngữ - Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi các dòng thơ. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu, trả lời đúng các câu hỏi về bài thơ. - Hiểu nội dung bài thơ: Bạn nhỏ đã biết tự đến trường. Đường đến trường thật đẹp. Bạn yêu mái trường, yêu cô giáo. * Phát triển các năng lực chung và phẩm chất - Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi. - Yêu cô giáo, yêu thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các thẻ chữ để HS làm BT chọn ý đúng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy TG Hoạt động học A. KIỂM TRA BÀI CŨ 5’ - 2 HS đọc nối tiếp nhau đọc truyện Kiến em đi học; trả lời câu hỏi: Vì sao từ trường trở về, kiến em rất buồn? -2 HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi -Nhận xét, tuyên dương. B. DẠY BÀI MỚI 1. Chia sẻ và giới thiệu bài: 5’ 1.1. GV cho HS nghe bài hát Đi học - Lắng nghe ( Lời: Minh Chính, nhạc: Bảo An). 1.2. Giới thiệu bài - Hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa: Các bạn ở vùng đời núi trung du - Quan sát tranh và lắng nghe đi học. Đường đến trường thật đẹp, có 14 GV: Trường
  15. Lớp Năm học cọ xòe ô che nắng trên đường các bạn đi học. -GV ghi đầu bài lên bảng 2. Khám phá và luyện tập 23’ 2.1. Luyện đọc a) GV đọc mẫu: Giọng đọc vui vẻ, - Lắng nghe nhẹ nhàng, tình cảm. - 1-2 HS đọc -GV gọi 1-2 HS đọc mẫu toàn bài b) Luyện đọc từ ngữ -GV gọi HS nêu một số từ ngữ khó - HS nêu: dắt tay, tùng bước, một đọc mình, tới lớp, nằm lặng, hương rừng, - GV viết lên bảng một số từ khó đọc nước suối, thầm thì, xòe ô, râm mát - GV yêu cầu HS đọc cá nhân, đồng - Đồng thanh thanh c) Luyện đọc các dòng thơ - 12 dòng - Bài đọc có bao nhiêu dòng? - Cá nhân, từng cặp đọc nối tiếp 2 - GV cho HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ dòng thơ một - Sửa lỗi phát âm và nhắc HS đọc - Sửa theo GV hướng dẫn vui vẻ, tình cảm d) Thi đọc nối tiếp 3 khổ thơ, cả bài - Từng cặp, tổ đọc thơ - GV nhận xét, tuyên dương - 1 – 2 HS đọc - Gọi 1 – 2 HS đọc cả bài - GV nhận xét, tuyên dương - Cho cả lớp đọc đồng thanh hết bài - Đồng thanh 2.2. Tìm hiểu bài đọc: 7 15 GV: Trường
  16. Lớp Năm học - Mời 3 HS tiếp nối đọc 3 câu hỏi - Đọc câu hỏi, dò theo SGK Tr96 - Yêu cầu thảo luận nhóm đôi trả lời - Thảo luận câu hỏi - Gọi các nhóm trả lời lần lượt từng - Cá nhóm trình bày, nhận xét câu 1) Vì sao hôm nay bạn nhỏ đến lớp một mình? 2) Trường của bạn nhỏ ở đâu? 3) Đường đến trường có những gì? Những ý nào đúng? - GV nhận xét, tuyên dương. - Lặp lại câu hỏi và trả lời - 1 HS hỏi – cả lớp đáp - Bài thơ nói lên điều gì? - Phát biều: Bài thơ nói về tình cảm của bạn HS với mái trường, với thầy cô. Bạn yêu con đường dẫn đến trường, yêu trường học, yêu cô giáo - Nếu còn thời gian, GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ. - HS học thuộc lòng bài thơ. 3. Củng cố, dặn dò 2’ - Hôm nay các em học bài gì? - Trả lời - GV nhận xét tiết học, nhắc HS chuẩn - Lắng nghe, thực hiện bị cho tiết KC Ba món quà, nhắc HS nhớ mang bưu thiếp đến lớp, tham gia tiết trưng bày bưu thiếp. 16 GV: Trường
  17. Lớp Năm học Góc sáng tạo Trưng bày bưu thiếp “Gửi lời yêu thương” (1 tiết) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: * Phát triển năng lực ngôn ngữ - Biết cùng các bạn trong nhóm trưng bày bưu thiếp - Biết bình chọn bưu thiếp mình yêu thích. - Biết giới thiêu tự tin, đọc bưu thiếp to, rõ. * Phát triển các năng lực chung và phẩm chất - Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm. - Có hứng thú trong học tập. - Biết yêu thích cái đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai - Các viên nam châm đính sản phẩm lên bảng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy TG Hoạt động học 1. Giới thiệu bài: 5’ - Trong tiết học này, các em sẽ cùng trưng bày bưu thiếp Lời yêu thương. - Lắng nghe Chúng ta sẽ xem bưu thiếp của bạn nào được nhiều sản phẩm yêu thích. - GV kiểm tra: HS nào quên sản - HS để sản phẩm trên bàn phẩm ở nhà, HS nào đã sửa chữa, viết lại phần lời để nâng chất lượng bưu thiếp 2. Luyện tập 25’ 2.1. Tìm hiểu yêu cầu của bài học 5’ - HS đọc - GV gọi HS 1 đọc yêu cầu BT 1 17 GV: Trường
  18. Lớp Năm học - Lắng nghe- Quan sát minh họa - GV gọi HS 2 đọc yêu cầu BT 2 (Bắt đầu từ Cùng xem, cùng đọc và bình - 1 HS đọc, lắng nghe chọn ). GV gọi 4 HS đọc lời trong 4 bưu thiếp. Nhắc HS khi bình chọn - 4 HS đọc cần chú ý cả hình thức và lời viết trên - Chú ý nghe để bình chọn bưu thiếp. - GV gọi HS 3 đọc yêu cầu BT 3. - 1 HS đọc, lắng nghe GV: Những bưu thiếp được bình chọn nhiều nhất sẽ được giữ lại, gắn lên bảng lớp. - GV gọi HS 4 đọc yêu cầu BT 4. Yêu cầu cả lớp quan sát hình ảnh các bạn - 1 HS đọc, lắng nghe HS có bưu thiếp được bình chọn đang cầm trên tay sản phẩm của mình, nhận lời chúc mừng. 2.2. Trưng bày 7’ - HS gắn bưu thiếp lên bảng lớp, bảng nhóm hoặc bày lên mặt bàn. GV chỉ - Các tổ trưng bày sản phẩm vị trí cho các tổ gắn bưu thiếp. Một vài tổ gắn bưu thiếp trên bảng lớp, một vài nhóm gắn bưu thiếp trên bảng nhóm. Khuyến khích HS cách trưng bày mới lạ - Yêu cầu cả lớp đếm số bưu thiếp - Đếm nhận xét số bưu thiếp của mỗi của mỗi tổ xem tổ nào có đủ sản phẩm ( 1 tiêu chí thi đua) tổ 2.3. Bình chọn 5’ - GV hướng dẫn HS di chuyển xem bưu thiếp và cách bình chọn - HS từng tổ đi xem bưu thiếp của tổ mình và các tổ bạn. Xem xong các thành viên trao đổi nhanh, chọn tổ trưng bày đẹp; chọn 3 bưu thiếp ấn tượng của tổ mình, một vài bưu thiếp ấn tượng của tổ khác 2.4. Tổng kết 3’ 18 GV: Trường
  19. Lớp Năm học - GV đính lên bảng lớp những bưu thiếp được đánh giá cao. - Trưng bày sản phẩm được nhiều - Khen những tổ trưng bày đẹp ( có bình chọn đủ sản phẩm; sắp xếp hợp lí, sáng tạo) - Tuyên dương 2.5. Thưởng thức 5’ - Các bạn có bưu thiếp được bình chọn lần lượt giới thiệu trước lớp bưu thiếp của mình (làm tặng ai, trang trí - Giới thiệu sản phẩm như thế nào), đọc lời ghi trong bưu thiếp - Mời cả lớp bình chọn bưu thiếp được yêu thích nhất ( minh họa, trang - HS chọn 1 bưu thiếp được yêu trí, tô màu ấn tượng, lời viết hay) thích nhất. - GV đếm số HS đưa tay bình chọn cho từng bạn. - Cả lớp hoan hô tất cả các bạn được - Đưa tay bình chọn gắn bài lên bảng lớp. - Tuyên dương - GV nhận xét, tuyên dương, động viên khích lệ - Lắng nghe, cố gắng 3. Củng cố, dặn dò 2’ - Hôm nay các em học bài gì? - GV nhận xét tiết học, khen ngợi - Trả lời những HS tham gia tích cực buổi - Lắng nghe, thực hiện trưng bày, hoàn thành tốt BT sáng tạo. - Nhắc HS chuẩn bị cho tiết Góc sáng tạo tới ( Đọc trước nội dung bài- SGK, tr 105,106 và 115); tìm tranh ảnh (hoặc vẽ) một con vật hoặc loài cây, loài hoa yêu thích. - Nhắc lại yêu cầu chuẩn bị cho tiết kể chuyện Ba món quà 19 GV: Trường
  20. Lớp Năm học Kể chuyện Ba món quà (1 tiết) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: * Phát triển năng lực ngôn ngữ - Nghe hiểu câu chuyện Ba món quà - Nhìn tranh kể được từng đoạn, toàn bộ câu chuyện theo tranh. Bước đầu biết thay đổi giọng kể để phân biệt lời của người dẫn chuyện, lời của người cha. - Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Sách vở, kiến thức là món quà quý nhất, là kho của dùng mãi không cạn. * Phát triển các năng lực chung và phẩm chất – - Biết vận dụng lời khuyên của câu chuyện vào cuộc sống. - Yêu cô giáo, yêu thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Máy chiếu,/ 5 tranh minh hoạ truyện phóng to III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy TG Hoạt động học A. KIỂM TRA BÀI CŨ 5’ - GV gắn lên bảng 6 tranh minh họa câu chuyện Cô bé quàng khăn đỏ. - Mời 1 HS nhìn tranh và kể theo 3 - 2 HS lên kể tranh đầu. HS 2 kể theo 3 tranh cuối. - Nhận xét, tuyên dương. B. DẠY BÀI MỚI 5’ 1. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện - GV đính tranh minh họa truyện - Lắng nghe - Em hãy quan sát và cho biết trong tranh có những nhân vật nào? - Em hãy đoán nội dung câu chuyện. 20 GV: Trường
  21. Lớp Năm học - GV chỉ tranh 1 giới thiệu hình ảnh 3 - Quan sát tranh và lắng nghe người con trai 1.2. Giới thiệu câu chuyện: Ba món - Lắng nghe quà là câu chuyện kể về 3 món qùa của 3 người con trai tặng cho cha mẹ. Đó là món quà gì? Món quà nào được người cha đánh giá là quý nhất? - GV ghi đầu bài lên bảng - Nhắc lại tựa bài 2. Khám phá và luyện tập 2.1. Nghe kể chuyện 23’ - Lắng nghe GV kể 3 lần với giọng diễn cảm (Đoạn 1: chậm rãi, lời người cha ôn tồn, khoan thai, kể ấn tượng các từ ngữ: nức nỡ khen ngon – trầm trồ - sửng sốt. Kể chậm rõ lời nhận xét, đánh giá từng món quà) 2.2. Trả lời câu hỏi theo tranh: - GV chỉ tranh 1 và hỏi từng câu: - HS lắng nghe câu hỏi, xem tranh trả lời + Người cha gọi 3 con trai lại và nói gì? + Các con nghe lời cha đã làm gì? - GV chỉ tranh 2 và hỏi từng câu: + Năm sau trở ề người em út tặng cha mẹ quà gì? + Người cha nói thế nào về món quà đó? - GV chỉ tranh 3 và hỏi từng câu: + Anh thứ hai tặng cho cha mẹ 21 GV: Trường
  22. Lớp Năm học những gì? + Người cha nói thế nào về món quà của anh? - GV chỉ tranh 4 và hỏi từng câu: + Qùa của anh cả có gì lạ? + Trước khi mở quà, anh làm gì? - GV chỉ tranh 5 và hỏi từng câu: + Món quà của anh cả là gì khiến mọi người sững sốt? + Người cha nói thế nào về món quà đó? 2.3. Kể chuyện theo tranh - Yêu cầu mỗi em nhìn 2 tranh, tự kể - Tự kể chuyện - Trò chơi ô cửa sổ - HS kể chuyện theo tranh mình chọn - Mời 1 HS kể toàn bộ câu chuyện - 1 HS nhìn tranh kể theo 5 tranh - GV cất tranh mời 1 HS giỏi kể lại - 1 HS tự nhớ kể câu chuyện ( Nếu có thể) 2.4. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện - Lắng nghe, trả lời, nhận xét - Em thích nhân vật nào? Vì sao? - Người cha đánh giá món quà của anh cả là quý nhất, theo em đánh giá ấy đúng không? - Yêu cầu cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay, hiểu câu chuyện - Nhận xét, tuyên dương 22 GV: Trường
  23. Lớp Năm học 3. Củng cố, dặn dò - Hôm nay các em được học câu 2’ - Trả lời chuyện gì?? - GV nhận xét tiết học, nhắc HS chuẩn - Lắng nghe, thực hiện bị cho tiết KC Chuyện của hoa hồng. Nhắc lại yêu cầu cho tiết Tự đọc sách báo ( Tìm và mang đến lớp 1 quyển truyện, đọc cho các bạn nghe đoạn truyện, câu chuyện thú vị vừa đọc) 23 GV: Trường
  24. Lớp Năm học Tập viết: Tô chữ hoa D, Đ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: * Phát triển năng lực ngôn ngữ - Biết tô viết chữ hoa D, Đ theo cỡ chữ vừa và nhỏ - Viết đúng các từ, câu ứng dụng: Rừng cây, đồi vắng; Đường đến trường thật đẹp bằng kiểu chữ viết thường, cỡ nhỏ; chữ viết rõ ràng, đều nét, đặt dấu thanh đúng vị trí; đưa bút theo đúng quy trình viết; dãn đúng khoảng các các con chữ. * Phát triển các năng lực chung và phẩm chất - Rèn tính cẩn thận, tỉ mĩ - Có ý thức rèn chữ và giữ vở sạch. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết mẫu chữ viết hoa D, Đ đặt trong khung chữ, câu ứng dụng cỡ nhỏ. - Bìa chữ viết hoa C III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy TG Hoạt đông học A. Kiểm tra bài cũ 5’ - Gọi 1 HS cầm que chỉ, tô đúng quy - 1 HS thực hiện trình viết chữ viết hoa C đã học. - Kiểm tra 3-4 HS viết bài ở nhà vở - Nộp vở cho GV nhận xét Luyện viết 1, tập hai B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: 3’ - GV lần lượt đính bìa chữ mẫu in hoa D, Đ. Hỏi đây là mẫu chữ gì? - Quan sát, trả lời - Bài 35 đã giới thiệu mẫu chữ D, Đ - Lắng nghe in hoa và viết hoa. Hôm nay các em sẽ học tô chữ viết hoa D, Đ và viết các từ ngữ và câu ứng dụng cỡ nhỏ. 25’ 2. Khám phá và luyện tập 2.1.Tô chữ viết hoa D, Đ - Đính bìa chữ mẫu lên bảng. Hướng dẫn HS quan sát cấu tạo nét chữ, cách - HS quan sát, chú ý nghe 24 GV: Trường
  25. Lớp Năm học tô chữ ( Kết hợp mô tả, dùng que chỉ” GVhướng dẫn. tô” theo từng nét để HS theo dõi) - Cho HS tô chữ viết hoa D, Đ cỡ vừa - Viết và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập hai 2.2. Viết từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ nhỏ) - HS đọc từ ngữ, câu ứng dụng (cỡ - Đọc nhỏ): Rừng cây, đồi vắng; Đường đến trường thật đẹp - Hướng dẫn HS nhận xét độ cao của các con chữ ; khoảng cách giữa các - Nhận xét độ cao, chú ý nghe HD chữ (tiếng), viết liền mạch, nối nét giữa các chữ, giữa chữ viết Đ và ư, cách đặt dấu thanh. - Cho HS viết vở Luyện viết 1, tập hai, hoàn thành phần Luyện tập thêm - Viết 3. Củng cố, dặn dò 2’ - Khen ngợi những HS viết đúng, viết - Tuyên dương đẹp - Dặn HS chuẩn bị cho tiết Tự đọc - Ghi nhớ, thực hiện sách báo. 25 GV: Trường
  26. Lớp Năm học Tự đọc sách báo (2 tiết) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: * Phát triển năng lực ngôn ngữ - Biết giới thiệu rõ ràng tự tin với các bạn quyển truyện mình mang tới lớp. - Đọc to rõ cho các bạn nghe những gì vừa đọc. * Phát triển các năng lực chung và phẩm chất - Tự tin và biết chia sẻ câu chuyện hay với các bạn. - Yêu thích đọc sách II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Máy chiếu để chiếu hình minh họa các bìa sách ở BT 1 - Một số truyện thú vị, phù hợp với lứa tuổi do GV và HS mang đến lớp. - Sách Tuyện đọc lớp 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy TG Hoạt động học TIẾT 1 1. Giới thiệu bài: 2’ - Trong tiết học hôm nay, các em sẽ - HS lắng nghe tập giới thiệu rõ ràng, tự tin một quyển truyện mình yêu thích. Đọc cho các bạn nghe những gì mình vừa đọc. 2. Luyện tập 33’ 2.1. Tìm hiểu yêu cầu của bài học 10’ - Gọi HS trước lớp đọc 4 yêu cầu của - 1-2 HS đọc bài học trong SGK - Gọi HS nhìn bìa sách đọc tên - HS trả lời truyện: Cây khế, Truyện đọc lớp 1, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, - HS lắng nghe 26 GV: Trường
  27. Lớp Năm học - Gọi HS đọc yêu cầu 3, GV giới - HS đọc, lắng nghe thiệu truyện Cậu bé và đám cháy 2.2. Giới thiệu tên truyện 10’ - Yêu cầu mỗi HS đặt trước mặt - Đặt quyển truyện trước mặt quyển truyện mình mang đến lớp - Hỏi các nhóm đã trao đổi sách báo, - Một vài nhóm nêu hỗ trợ nhau đọc sách như thế nào? - Mời 1 vài HS giới thiệu tên truyện - HS giới thiệu của mình . - Khen ngợi HS có mang truyện, - Tuyên dương thơ, sách báo đến lớp. 2.3. Tự đọc sách 13’ - Yêu cầu HS im lặng tự đọc sách. - Tự đọc, chú ý đọc đoạn hay nhiều lần; các bạn không có mượn sách ở - Khi đọc GV nhắc HS chọn đọc kĩ, góc thư viện của lớp đọc hoặc đọc đọc đi đọc lại một đoạn truyện hay để lại truyện Cậu bé và đám cháy có thể tự tin đọc to rõ trước lớp.GV đến từng nhóm giúp các em chọn đoạn đọc. TIẾT 2 - Cho HS đọc thêm 5-7 phút 7’ Đọc 2.4. Đọc cho các bạn nghe một đoạn 28’ em thích - Từng HS đứng trước lớp đọc to, rõ - Mời HS đọc truyện trước lớp, ưu đoạn truyện em yêu thích. tiên gọi những bạn đã đăng kí đọc từ tuần trước. - Trả lời - GV đặt 1 vài câu hỏi liên quan đoạn HS đọc. Khuyến khích học sinh đặt 7 câu hỏi sau khi nghe bạn đọc. - Bình chọn - Mới cả lớp bình chọn bạn đọc truyện 27 GV: Trường
  28. Lớp Năm học hay, thú vị. - Tuyên dương chung - GV nhận xét, động viên, khích lệ - HS đăng kí - Mời HS đăng kí đọc trước lớp trong tiết đọc sau. 3. Củng cố, dặn dò 5’ - Tuyên dương - GV khen ngợi những HS đã thể hiện tốt trong tiết học. - Lắng nghe, thực hiện - Yêu cầu HS chuẩn bị trước cho tiết Tự đọc sách báo tuần sau (đọc truyện tranh) Tìm 1 quyển truyện tranh mang đến lớp. Nếu không tìm được truyện tranh, em có thể mang những quyển truyện khác đến lớp. 28 GV: Trường