Giáo án Tự nhiên xã hội Cánh diều Lớp 1 - Bản đầy đủ

doc 139 trang Hải Hòa 07/03/2024 1870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Cánh diều Lớp 1 - Bản đầy đủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_canh_dieu_lop_1_ban_day_du.doc

Nội dung text: Giáo án Tự nhiên xã hội Cánh diều Lớp 1 - Bản đầy đủ

  1. - Tiếp theo, cả lớp thảo luận về bài học rút ra qua cách xử lý tình huống của các nhóm. Kết luận: Chúng ta không nên chơi những trò chơi nguy hiểm có hại cho mắt và tai. Kết thúc giờ học, GV nhắc HS ngồi học đúng tư thế để bảo vệ mắt. Hoạt động 8: Chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng? * Mục tiêu - Kể ra được một số việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mũi, lưỡi và da - Nêu được sự cần thiết phải bảo vệ mùi, lưỡi và da. - Luôn có ý thức giữ vệ sinh và bảo vệ mũi, lưỡi và da. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc cá nhân - HS quan sát các hình trang 106, 107 (SGK), để tìm xem những việc nào nên hoặc không nên làm để bảo vệ mũi, lưỡi, da và suy nghĩ để tìm thêm trong thực tế cuộc sống còn việc nào nên, không nên làm để bảo vệ mũi, lưỡi và da. Bước 2: HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng? " theo nhóm lớn (8 – 9 HS). Mỗi nhỏm cần 1 quả bóng và đứng thành vòng tròn. Cách chơi như sau: - HS 1 cầm bỏng, vừa ném bóng cho bạn khác vừa nêu câu hỏi. Ví dụ: “Việc nào nên làm để bảo vệ da? ” - HS 2 bắt được bóng phải trả lời câu hỏi của HS 1. Ví dụ: “Tắm rửa hằng ngày ”. Tiếp theo, HS 2 vừa ném bóng cho HS 3 vừa nêu một câu hỏi khác. Ví dụ: “Việc nào không nên làm để bảo vệ lưỡi? ”. - HS 3 bắt được bóng phải trả lời câu hỏi vừa nêu của HS 2. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết thời gian quy định. Lưu ý: Ai không bắt được bóng là bị thua ai bắt được bóng nhưng không tìm ra câu trả lời hoặc nhắc lại câu trả lời của bạn đã nói cũng bị thua, Bước 3: Làm việc cả lớp - Sau trò chơi, HS thua ở các nhóm lên múa hoặc hát một bài.
  2. - Một số HS xung phong lần lượt nhắc lại những việc nên và không nên làm để bảo vệ mũi, lưỡi và đa, (Xem một số gợi ý ở Phụ lục 3, GV có thể hỗ trợ HS nêu lại những việc nên và không nên làm để bảo vệ mũi, lưỡi và da). - Tiếp theo, một số HS chia sẻ với các bạn trong lớp về “Em cần thay đổi thói quen nào để chăm sóc bảo vệ mũi, lưỡi và da? Vì sao? ”. Kết thúc hoạt động này, HS đọc các nội dung ghi trong phần kiến thức cốt lõi và lời con ong trang 107 (SGK). ĐÁNH GIÁ Ngoài việc đánh giá quá trình thực hiện các hoạt động học tâp của HS trong tiết học,trước khi kết thúc tiết học,GV có thể sử dụng câu 6,7 của bài 15(VBT)đẻ đánh giá kết quả học tập của 2 tiết học này. Bài 16. ĂN UỐNG HẰNG NGÀY (2 tiết) I. Mục tiêu: Sau bài học, HS đạt được * Về nhận thức khoa học: Nêu được số bữa ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh và an toàn. * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh Quan sát, so sánh một số hình ảnh, mẫu thức ăn và bao bì đựng thức ăn, đồ uống để lựa chọn thức ăn, đồ uống tốt giúp cơ thể khoẻ mạnh và an toàn. * Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tự nhận xét được thói quen ăn uống của bản thân. II. Chuẩn bị: - Các hình trong SGK. rau, HS và GV cùng sưu tầm một số hình ảnh, một số mẫu thức ăn, một số quả và bao bì đựng thức ăn. - VBT Tự nhiên và Xã hội 1. III.Hoạt động dạy học
  3. Mở đầu: Hoạt động chung cả lớp: HS thảo luận về lời con ong ở trang 108 (SGK): “Tất cả chúng ta đều cần ăn sống hằng ngày. Vì sao? ” HS có thể đưa ra các ý kiến như sau: để chóng lớn, để vui chơi, để có sức khoẻ, để học tập, KHÁM PHÁ KIÊN THỨC MỚI 1. Những thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh và an toàn Hoạt động 1: Tìm hiểu về những thức ăn đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh * Mục tiêu Nêu được tên một số thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc nhóm HS quan sát hình trang 109 (SGK) và trả lời các câu hỏi: Hãy nói tên những thức ăn, đồ uống: + Cần ăn, uống để cơ thể khoẻ mạnh. + Nếu ăn, uống thường xuyên sẽ không tốt cho sức khoẻ. Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện một số nhóm chỉ vào hình vẽ và nói tên những thức ăn, đồ uống cần được sử dụng để cơ thể khoẻ mạnh và những thức ăn đồ uống không nên sử dụng thường xuyên. - Tiếp theo, cả lớp phát biểu bổ sung thêm tên các thức ăn, đồ uống khác giúp cơ thể khoẻ mạnh. Hoạt động 2: Tìm hiểu về những thức ăn, đồ uống không an toàn với cơ thể * Mục tiêu Xác định được những loại thức ăn không an toàn đối với cơ thể cần loại bỏ. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc nhóm
  4. HS quan sát các hình vẽ ở cuối trang 109 (SGK) và thảo luận: Điều gì sẽ xảy ra nếu em ăn những thức ăn là bánh mì bị mốc, cam bị thối, bánh đã hết hạn sử dụng? Gợi ý: Em có thể bị đau bụng bị tiêu chảybị ngộ độc Bước 2: Làm việc cả lớp Đại diện một vài nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm khác góp ý bổ sung. Kết thúc hoạt động này, GV giúp HS nếu được: Đề cơ thể khoẻ mạnh và âm toàn, tuyệt đối không sử dụng những thức ăn, đồ uống đã hết hạn hoặc ôi thiu hay đã bị mốc. 2. Các bữa ăn trong ngày Hoạt động 3: Xác định số bữa ăn và những thức ăn thường dùng hàng ngày * Mục tiêu Nêu được số bữa ăn trong ngày và tên một số thức ăn,đồ uống được sử dụng trong mỗi bữa. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp - HS quan sát hình trang 110 (SGK), thay nhau hỏi và trả lời các câu hỏi tương tự câu hỏi của các bạn trong hình. Bước 2: Làm việc cả lớp Đại diện một cặp xung phong nói số bữa các em ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống các em thường sử dụng trong mỗi bữa. Kết thúc hoạt động này, dẫn đến giá trị lời con ong trang 110 (SGK). Đồng thời, GV cũng có thể khuyên thêm HS: - Nên ăn đủ no tất cả các bữa, đặc biệt là bữa sáng, để có đủ sức khoẻ học tập tốt và chóng lớn. - Trong mỗi bữa ăn, cần ăn các loại thức ăn như cơm hoặc bánh mì hay bún, phở, , thịt hoặc tôm, cá, trứng, sữa, ; các loại rau xanh, quả chín,
  5. - . Nước cũng rất cần cho cơ thể, vì vậy không nên chỉ uống khi khát mà cần có ý thức uống đủ nước. Mỗi ngày chúng ta cần cung cấp cho cơ thể khoảng từ 4 đến 6 cốc nước. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Hoạt động 4: Chơi trò chơi “Đi siêu thị ” * Mục tiêu - Tập lựa chọn những thức ăn, đồ uống giúp cơ thể khoẻ mạnh, an toàn cho mỗi bữa ăn trong ngày. - Quan sát, so sánh một số mẫu thức ăn và bao bì đựng thức ăn để lựa chọn thức ăn, đồ uống tốt giúp cơ thể khỏe mạnh và an toàn, - Bước đầu hình thành kĩ năng ra quyết định. *Cách tiến hành Bước 1: Làm việc cả lớp Chuẩn bị: GV tổ chức cho HS tham gia sắp xếp, bày những tranh ảnh, vỏ hộp, bao bì và các mẫu vật, vật thật (ví dụ một số rau củ quả sẵn có ở địa phương) đã được HS và GV mang đến lớp thành các khu bản hàng trong siêu thị ”. Một số HS xung phong làm nhân viên siêu thị. Những HS còn lại được chia thành các gia đình ”. Mỗi gia đình khoảng 3 – 4 người. Mỗi gia đình cần có làn (gió) hoặc rô để đi mua hàng (lưu ý: không sử dụng túi nilon dùng 1 lần). GV phổ biến cách chơi cho các nhóm: - Nhóm các gia đình ” sẽ bàn nhau nên mua thức ăn cho bữa nào trong ngày và dự kiến trước những thức ăn, đồ uống sẽ mua trong siêu thị ”. - Nhóm các nhân viên siêu thị ” cũng bàn xem, siêu thị sẽ quảng cáo giảm giá một số mặt hàng. Ví dụ: một số rau quả không còn tươi hoặc một số thức ăn, đồ uống sắp hết hạn sử dụng, Bước 2: Làm việc theo nhóm
  6. Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn trên của GV. Bước 3: Làm việc cả lớp Các gia đình ” sẽ đi quanh các gian hàng ở siêu thị để tìm đúng thứ cần mua. Lưu ý: Trong quá trình lựa chọn hàng, các gia đình ” cần quan sát, so sánh để chọn ra thức ăn tươi ngon, đọc kĩ hạn sử dụng ghi trên bao bì để tránh mua phải những thức ăn sắp hết hạn hoặc đã quá hạn sử dụng, Các nhân viên siêu thị có thể dùng “loa để giới thiệu một số mặt hàng giảm giá, Bước 4: Làm việc theo nhóm Sau khi mua hàng, các “gia đình ” về vị trí của mình để trình bày, giới thiệu Tạc với cả lớp. Đồng thời nói rõ những thức ăn những thứ của nhóm mình đã mua này được mua cho bữa ăn nào trong ngày. Lưu ý: Các nhóm có thể giới thiệu tên những thức ăn mà gia đình mình dự định mua nhưng trong siêu thị " không có hoặc có nhưng không tươi ngon, khi đó các em đã quyết định thay thế bằng thức ăn nào. Hoặc một gia đình khác định không mua loại thức ăn này nhưng thấy được giảm giá thì lại mua thức ăn đỏ, Bước 5: Làm việc cả lớp GV tổ chức cho các nhóm trình bày những thực phẩm và rau quà nhóm minh đã mua được như gợi ý ở bước 4. Các nhóm nhận xét lẫn nhau xem đã chọn đượcthức ăn đảm bảo cho một bữa ăn hay chưa IV. ĐÁNH GIÁ Trong bài học này. GV kết hợp đánh giá quá trình và kết quả học tập của HS. qua việc quan sát cách HS lựa chọn thức ăn, trình bày trước lớp và nhận xét lẫn nhau trong Hoạt động3 Trước khi kết thúc bài học, GV cũng lưu ý nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc lựa chọn những thức ăn tươi ngon, bổ dưỡng đối với sức khoẻ và sự an toàn của những người trong gia đình. Không nên vì tham rẻ mà sử dụng những thức ăn không đảm bảo chất lượng.hoặc đã quá hạn sử dụng dễ sinh bệnh và có thể bị ngộ
  7. độc.GV cũng có thể giảng thêm cho HS về lợi ích của các thức ăn như cơm, bánh mi ; thịt, cá, trứng, sữa ; các loại rau. Bài 17. VẬN ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI (2 tiết) I. Mục tiêu: Sau bài học, HS đạt được * Về nhận thức khoa học: - Xác định được các hoạt động vận động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ. - Nêu được sự cần thiết phải vận động và nghỉ ngơi hằng ngày. * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: Quan sát các hình ảnh để tìm ra những hoạt động nào nên thực hiện thường xuyên và những hoạt động nào nên hạn chế. * Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Liên hệ đến những hoạt động hằng ngày của bản thân và đưa ra được hoạt động nào cần dành nhiều thời gian để cơ thể khoẻ mạnh. II. Chuẩn bị: - Các hình trong SGK. - VBT Tự nhiên và Xã hội 1. III.Hoạt động dạy học Mở đầu: Hoạt động chung cả lớp: GV trình bày: Hằng ngày, vào giữa buổi học chúng ta có giờ ra chơi. Chuyển từ tiết này sang tiết khác, chúng ta được nghỉ 5 phút và ngay trong một tiết học, nhiều lúc chúng ta cũng có những trò chơi giữa giờ. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu sự cần thiết của vận động và nghỉ ngơi đối với sức khoẻ. 1. Hoạt động vận động và nghỉ ngơi KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận về các hoạt động vận động và nghỉ ngơi * Mục tiêu - Nêu được tên một số hoạt động, nghỉ ngơi và tác dụng của hoạt động đó.
  8. - Liên hệ thực tế. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp HS quan sát các hình trang 112, 113 (SGK), một HS chỉ vào từng hình vẽ để hỏi bạn về nội dung của hình (ví dụ: Các bạn trong hình đang làm gì? Việc làm đó có tác dụng gì?). Sau đó lại đổi nhau. Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện một số cặp chi và nói tên hoạt động được vẽ trong từng hình ở trang 112, 113 (SGK) và nói tác dụng của hoạt động đó (xem đáp án ở Phụ lục 1). - GV yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi: Trong số những hoạt động các em vừa nêu, hoạt động nào đòi hỏi cơ thể vận động, di chuyển và hoạt động nào không đòi hỏi sự vận động của cơ thể (xem gợi ý đáp án Phụ lục 2). - Tiếp theo, một số HS xung phong trả lời câu hỏi trang 113 trongSGK. Kết thúc hoạt động 1, GV chuyển ý sang hoạt động 2: Hằng đêm chúng ta đều đi ngủ. Ngủ là một trong những cách nghỉ ngơi cần thiết đối với mỗi người. Hoạt động 2: Thảo luận về những việc nên làm và không nên làm để có giấc ngủ tốt * Mục tiêu - Nhận biết được ngủ là cách nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ. - Nêu được những việc nên và không nên làm trước khi đi ngủ để có giấc, ngủ tốt, * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp - HS hỏi và trả lời với bạn theo các câu hỏi gợi ý ở trang 114 (SGK): + Bạn thường đi ngủ lúc mấy giờ? + Chúng ta có nên thức khuya không? Vì sao? + Theo bạn, vào buổi tối trước khi đi ngủ chúng ta nên làm gì và không nên làm gi? Bước 2: Làm việc cả lớp
  9. Đại diện các cặp trình bày kết quả thảo luận, các bạn khác bổ sung. GV chốt lại những ý chỉnh. Kết thúc hoạt động này, HS đọc mục “Em có biết? trang 114 (SGK). GV yêu cầu một số HS nhắc lại tầm quan trọng của giấc ngủ. ĐÁNH GIÁ GV có thể sử dụng câu 1, 2, 3 và 4 của Bài 17 (VBT) để đánh giá nhanh kết quả học tập của HS sau hoạt động 1 và 2 của bài học này. 2. Lợi ích của hoạt động vận động và nghỉ ngơi LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Hoạt động 3: Trình bày về lợi ích của hoạt động vận động, nghỉ ngơi và việc thực hiện các hoạt động vận động, nghỉ ngơi hợp lí * Mục tiêu - Nêu được lợi ích của hoạt động vận động và nghỉ ngơi. Liên hệ đến những hoạt động hằng ngày của bản thân và đưa ra được hoạt động nào cần dành nhiều thời gian để cơ thể khoẻ mạnh. *Cách tiến hành Bước 1: Làm theo nhóm HS nhở lại tác dụng của các hoạt động vận động và nghỉ ngơi nói chung và lợi ch của giấc ngủ nói riêng, kết hợp với các từ ngữ được gợi ý trong khung ở trang 115 (SGK) để nói về lợi ích của hoạt động vận động và nghỉ ngơi. Bước 2: Làm việc cả lớp Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. GV khen các nhóm đưa ra được thêm những cụm từ khác ngoài những cụm từ được gợi ý trong SGK khi nói về lợi ích của hoạt động vận động và nghỉ ngơi, Hoạt động 4: Liên hệ về việc thực hiện các hoạt động vận động và nghỉ ngơi của bản thân * Mục tiêu
  10. Liên hệ đến những hoạt động hằng ngày của bản thân và đưa ra được hoạt động nào cần dành nhiều thời gian để cơ thể khoẻ mạnh. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp Dựa vào việc quan sát hình ở trang 115 (SGK), HS hỏi và trả lời với bạn về những việc các em nên làm thường xuyên và những việc các em nên hạn chế thực hiện. Đồng thời, liên hệ xem các em cần thay đổi thời gian vận động, nghỉ ngơi của mình như thế nào. Ví dụ: Em cần hạn chế thời gian xem ti vi hoặc em cần tăng thêm thời gian làm việc nhà, Bước 2: Làm việc cả lớp Đại diện một số cập trình bày trước lớp. Kết thúc bài học, HS đọc và ghi nhớ kiến thức chủ yếu ở trang 115 (SGK). IV. ĐÁNH GIÁ GV có thể sử dụng câu 5, 6 và 7 của Bài 17 (VBT) để đánh giá kết quả học tập của HS sau hoạt động 3 và 4 của bài học này. Bài 18. THỰC HÀNH: RỬA TAY, CHẢI RĂNG, RỬA MẶT (3 tiết) I. Mục tiêu: Sau bài học, HS đạt được * Về nhận thức khoa học: Nêu được lợi ích của sự rửa tay, chải răng, rửa mặt. * Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thực hiện đúng các quy tắc giữ vệ sinh cơ thể: rửa tay, chải răng, rửa mặt đúng cách. II. Chuẩn bị: - Các hình vẽ trong SGK. - Xà phòng. - Khăn mặt (mỗi HS có một khăn riêng). - Bàn chải răng (mỗi HS chuẩn bị một bàn chải riêng) ; cốc (li đựng nước) ; kem cánh răng trẻ em.
  11. - Mô hình hàm răng. - Nước sạch. Lưu ý: Tuỳ điều kiện từng trường, GV có thể chuẩn bị thùng có vòi hoặc xô chậu đựng nước sạch và gáo có cản để múc nước. - VBT Tự nhiên và Xã hội 1. III.Hoạt động dạy học RỬA TAY KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI 1. Lợi ích của việc rửa tay Hoạt động 1: Thảo luận về lợi ích của việc rửa tay * Mục tiêu Nêu được lợi ích của việc rửa tay. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp - HS làm việc theo cặp,cùng quan sát hình và nói về nội dung của hình vẽ trang 116 (SGK) (hình vẽ cho thấy sau khi tiếp xúc với đấtmột bạn lấy tay dụi mắt một bạn cầm thức ăn để ăn), sau đó sẽ cùng hỏi và trả lời nhau các câu hỏi dưới đây: + Có nên dụi mắt, cầm thức ăn ngay sau khi chơi như các bạn trong hình không? Tại sao? (Gợi ý: Các bạn không nên dụi mắt, cầm thức ăn ngay sau khi tay tiếp xúc với đất vì tay bẩn dụi vào mắt sẽ làm đau mắt, tay bần cầm thức ăn sẽ gây đau bụng, ) + Hãy nói về lợi ích của việc rửa tay, (Gợi ý: Rửa tay sạch giúp loại bỏ các mầm bệnh, phòng tránh được các , . . bệnh về ăn uống, về da, mắt, ). + Hằng ngày bạn thường rửa tay khi nào? (Gợi ý: Rửa tay khi tay bẩn, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh). Bước 2: Làm việc cả lớp
  12. Đại diện các cặp trình bày kết quả thảo luận, các bạn khác bổ sung. GV chốt lại những ý chính. Kết thúc hoạt động này, HS đọc mục “Em có biết? ” ở cuối trang 116 (SGK). LUYỆN TẬP 2. Rửa tay như thế nào? Hoạt động 2: Thực hành rửa tay * Mục tiêu Thực hiện được một trong những quy tắc giữ vệ sinh cơ thể là rửa tay đúng cách. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp - HS trao đổi với nhau những việc cần làm khi rửa tay. GV gợi ý cho HS làm ướt tay, lấy xà phòng và thực hiện các động tác theo hình trang 117 (SGK) (chà xát lòng bàn tay ; Cọ từng ngón tay ; Chà xát mu bàn tay, Chà xát các kẽ ngón tay ; Chụm 5 ngón tay này cọ vào lòng bàn tay kia và đổi lại) và cuối cùng xả cho tay sạch hết xà phòng dưới vòi nước sạch rồi lau khô tay bằng khăn mặt hoặc khăn giấy sạch. Bước 2: Làm việc cả lớp - Một số HS xung phong lên làm từng động tác theo các bước rửa tay như hình Le HS khác và GV nhận xét. Lưu ý: GV có thể làm mẫu rửa tay đúng cách cho cả lớp quan sát trước khi các em thực hành rửa tay thật theo nhóm, Bước 3: Làm việc theo nhóm - GV chia lớp thành các nhóm ; phát vật dụng (hình “Chúng mình cần ” trang (117 (SGK)) dùng để thực hành rửa tay. - HS thực hành rửa tay với xà phòng và nước sạch theo nhóm. - GV quan sát và giúp đỡ các nhóm thực hành. Bước 4: Làm việc cả lớp. - Đại diện các nhóm trình diễn rửa tay theo đúng cách.
  13. - Đại diện các nhóm trình diễn rửa tay trước lớp. Các bạn nhận xét góp ý. Kết thúc tiết học, HS đọc lời con ong ở trang 117 (SGK). CHẢI RĂNG KHÁM PHÁ KIÊN THỨC MỚI 1. Lợi ích của việc chải răng Hoạt động 1: Thảo luận về lợi ích của việc chải răng * Mục tiêu Nêu được lợi ích của việc chải răng. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp HS quan sát hình trang 118 (SGK) và nói với nhau về lợi ích của việc chải răng. Tiếp theo, các em liên hệ bản thân trả lời câu hỏi: Hằng ngày, em chải răng vào lúc nào? Bước 2: Làm việc cả lớp Một số cặp trình bày kết quả thảo luận với cả lớp. Kết thúc hoạt động này, HS đọc mục kiến thức chủ yếu ở trang 118 (SGK). LUYỆN TẬP 2. Chải răng như thế nào? Hoạt động 2: Thực hành chải răng * Mục tiêu Thực hiện được một trong những quy tắc giữ vệ sinh cơ thể là chải răng đúngcách, * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu cả lớp quan sát mô hình hàm răng và lần lượt đặt câu hỏi: + Hãy chỉ và nói đâu là mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng trên mô hình hàm răng. (Một vài HS lên trước lớp, chỉ vào mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng trên mô hình hàm răng.) + Hằng ngày em quen chải răng như thế nào?
  14. - Tiếp theo, GV làm mẫu lại các động tác chải răng trên mô hình hàm răng, vừa làm, vừa nói các bước: (1) Chuẩn bị cốc (li) và nước sạch. (2) Lấy kem chải răng vào bàn chải (mỗi lần khoảng bằng một hạt lạc). (3) Chải răng theo hướng đưa bàn chải từ trên xuống, từ dưới lên. Lần lượt từ phải qua trái ; chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng. (4) Súc miệng kĩ rồi nhổ ra, vài lần. (5) Sau khi chải răng xong phải rửa bàn chải thật sạch, vẫy khô, cắm ngược bàn chải vào giá. Bước 2: Làm việc theo nhóm - GV phân chia khu vực cho các nhóm thực hành chải răng thật bằng nước sạch và bàn chải răng do các em mang theo, - Lần lượt HS chải răng theo quy trình GV hướng dẫn trên mô hình, các bạn trong nhóm quan sát, nhận xét. - GV đi đến các nhóm và giúp đỡ. 160 Bước 3: Làm việc cả lớp GV yêu cầu HS đại diện các nhóm lên làm động tác mẫu trước lớp. Các bạn nhận xét và góp ý. - HS khác nhận xét cách chải răng của bạn đúng hay sai. Nếu bạn làm sai, em đó lên làm lại. Kết thúc tiết học, HS đọc lời con ong ở trang 119 (SGK). RỬAMẶT KHÁM PHÁ KIỂN THỨC MỚI 1. Lợi ích của việc rửa mặt Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận về lợi ích của việc rửa mặt * Mục tiêu Nêu được lợi ích của việc rửa mặt. * Cách tiến hành
  15. Bước 1: Chơi theo nhóm GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thi nói về lợi ích của việc rửa mặt sạch sẽ theo nhóm lớn. Mỗi nhóm cần 1 quả bóng, khi bóng tung đến bạn nào, bạn đó phải đỡ bỏng và tìm một cụm từ để nói về lợi ích của việc rửa mặt. Bạn nào không đỡ được bóng hoặc không nói nhanh được lợi ích của việc rửa mặt là thua. Lưu ý: Do có sự thi đua giữa các nhóm nên trong cùng một thời gian, nếu nhóm nào tìm ra được nhiều cụm từ nói về lợi ích của việc rửa mặt hơn, nhóm đó sẽ được về nhất. Bước 2: Báo cáo trước lớp Đại diện các nhóm báo cáo về số lượng cụm từ nói về lợi ích của việc rửa mặt trước lớp. GV động viên, khen thưởng (nếu có) nhóm tìm ra được nhiều cụm từ nói về lợi ích của việc rửa mặt. 2. Rửa mặt như thế nào? LUYỆN TẬP Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt * Mục tiêu Thực hiện được một trong những quy tắc giữ vệ sinh cơ thể là rửa mặt đúng cách. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp - HS quan sát hình vẽ các bước rửa mặt trang 121 (SGK) và nói với nhau tên từng bước, đồng thời tập làm động tác theo hình vẽ. Bước 2: Làm việc cả lớp Một số HS xung phong lên làm từng động tác theo các bước rửa mặt như hình vẽ. HS khác và GV nhận xét, Lưu ý: GV có thể làm mẫu cách rửa mặt sạch theo các bước sau cho cả lớp quan sát:
  16. (1) Rửa sạch tay trước khi rửa mặt. (2) Hưng nước vào hai bàn tay xoa lên mặt, xung quanh hai mắt, đưa tay từ hốc mắt ra, sau đó là hai má, trán, cằm, mũi, quanh miệng. (3) Dùng khăn sạch trải lên lòng bàn tay, thấm nước trên mặt, bắt đầu từ hai mắt, sau đó là lau hai má, trán, cằm, mũi, quanh miệng. (4) Vỏ sạch khăn, vắt bớt nước, lau cổ, gáy, lật mặt khăn ngoảy hai lỗ tai, vành tai, cuối cùng dùng hai góc khăn ngoáy hai lỗ mũi (các bộ phận này nhiều chất bẩn, nên phải lau sau). (5) Giặt khăn bằng xà phòng và giữ lại bằng nước sạch. (6) Phơi khăn ra chỗ thoáng, có ánh sáng mặt trời (phơi lên dây và cặp lại cho khỏi rơi). Bước 3: Làm việc theo nhóm - GV chia lớp thành các nhóm ; HS sử dụng khăn mặt riêng của mình để thực hành rửa mặt. - HS thực hành rửa mặt theo nhóm. - GV quan sát và giúp đỡ các nhóm thực hành. Lưu ý: Nên cho các em thực hành rửa mặt dưới vòi nước chảy hoặc cử một bạn dùng gáo múc nước để dội khi và khăn. Trong trường hợp dùng chung chậu, thì sau khi một HS thực hành rửa mặt xong, cần yêu cầu phải rửa sạch chậu trước khi đến lượt em khác thực hành, Bước 4: Làm việc cả lớp Đại diện các nhóm lên làm lại các thao tác rửa mặt cho cả lớp xem. Các bạn nhận xét góp ý. GV uốn nắn từng động tác cho các em nếu cần. Kết thúc tiết học, HS đọc lời con ong ở trang 121 (SGK). IV. ĐÁNH GIÁ GV có thể sử dụng các câu hỏi của Bài 18 (VBT) để đánh giá kết quả học tập 41 HS sau khi học xong bài này.
  17. Bài 19. GIỮ AN TOÀN CHO CƠ THỂ (2 tiết) I. Mục tiêu: Sau bài học, HS đạt được * Về nhận thức khoa học: Nêu được cách bảo vệ vùng riêng tư của cơ thể. * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: Quan sát các hình ảnh để phân biệt được hành động nào là tốt, hành động nào là xấu đối với trẻ em. * Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: - Thực hành nói không và tránh xa người có hành vi động chạm hay đe doại đến sự an toàn của bản thân. - Thực hành nói với người lớn tin cậy để được giúp đỡ khi cần. II. Chuẩn bị: - Các hình trong SGK. - VBT Tự nhiên và Xã hội 1. III.Hoạt động dạy học Mở đầu: Hoạt động chung cả lớp: - Chơi trò chơi “Bạn sẽ nói với ai? ” + HS đứng thành hai vòng, vòng trong và vòng ngoài. Người ở vòng trong quay về phía người ở vòng ngoài tạo thành từng cặp (theo hình trang 122 SGK). + GV yêu cầu HS nghĩ tất cả những gì có thể xảy ra với các em đề đặt ra câu hỏi, trong những trường hợp đó, bạn sẽ nói với ai. - Hết thời gian chơi, HS trả lời câu hỏi: Qua trò chơi, em học được điều gì? - GV giúp HS hiểu, các em cần chia sẻ với những người mà em tin cậy về tất cả những vấn để các em có thể gặp phải về sức khoẻ hay những chuyện khác cuộc sống như những điều làm em lo sợ hoặc buồn chán, KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI 1. Bảo vệ vùng riêng tư của cơ thể
  18. Hoạt động 1: Thảo luận về cách bảo vệ vùng riêng tư của cơ thể * Mục tiêu Nêu được cách bảo vệ vùng riêng tư của cơ thể. * Cách tiến hành Phương án 1: Hoạt động cả lớp: - GV yêu cầu một số HS nhắc lại về những vùng riêng tư của mỗi người đã được học trước đó. - HS thảo luận câu hỏi trong SGK trang 123: “Ai có thể được nhìn hoặc chạm vào những vùng riêng tư của cơ thể em? ”. – Kết thúc hoạt động này, HS cần nhớ: Không ai được nhìn hoặc chạm vào các vùng riêng tư của cơ thể em (trừ bố mẹ giúp em tắm hoặc bác sĩ khám chữa bệnh cho em khi có bố mẹ đi cùng). Lưu ý: GV nhắc HS, các em cũng cần biết rằng, người lớn không được yêu cầu các em chạm vào vùng riêng tư của bất cứ ai hay của chính họ. Phương án 2: Bước 1: Làm việc cá nhân HS làm câu 1 và 2 Bài 19 (VBT). Bước 2: Làm việc cả lớp HS xung phong báo cáo kết quả làm bài tập và góp ý lẫn nhau về lời giải. GV chữa bài và giúp HS rút ra được kết luận như Phương án 1. 2. Một số hành vi động chạm, đe doạ sự an toàn của bản thân và cách phòng tránh Hoạt động 2: Phân biệt hành động tốt và xấu với trẻ em là xấu đối với trẻ em. - Đưa ra cách ứng xử trong tình huống bị người khác làm tổn thương hoặc phòng * Mục tiêu Quan sát các hình ảnh để phân biệt được hành động nào là tốt, hành động nào gây hại. - Nêu được xâm hại trẻ em là gì. * Cách tiến hành
  19. Bước 1: Làm việc theo cặp HS quan sát các hình trang 124 (SGK), lần lượt hỏi và trả lời nhau các câu hỏi dưới đây: Trong các tình huống được vẽ trong các hình 1, 2, 3, 4, hành động nào là tốt, hành động nào là xấu đối với trẻ em? Gợi ý: Hành động của người lớn trong các hình 1, 2 và 4 là những hành động xấu với trẻ em ; hành động của bố chúc con ngủ ngon (hình 3) là tốt đối với trẻ em. - Em sẽ làm gì khi bị người khác làm tổn thương hoặc gây hại? Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện các cặp lên trình bày trước lớp, HS khác nhận xét và bổ sung. Lưu ý: Đối với câu hỏi giúp HS phân biệt hành động nào là tốt hoặc xấu với trẻ em khi quan sát các hình trang 124 (SGK), GV có thể yêu cầu HS nêu lí do tại sao hành động đó là tốt hoặc xấu với trẻ em. GV yêu cầu HS đọc lời con ong ở cuối trang 124 (SGK) để trả lời câu hỏi: Xâm hại trẻ em là gì? Tiếp theo, GV có thể yêu cầu HS làm câu 3 của Bài 19 (VBT), qua đó mở rộng hiểu biết cho HS về một số hành vi xâm hại trẻ em khác.Đối với câu hỏi: “Em sẽ làm gì khi bị người khác làm tổn thương hoặc gây hại? ”, GV nhấn mạnh nếu không may điều đó xảy ra, các em cần phải nói với người lớn tin 165 cậy để được giúp đỡ và tránh bị lặp lại. Tốt nhất là chúng ta học cách phòng tránh bị xâm hại để giữ an toàn cho bản thân (chuyên ý sang hoạt động tiếp theo). LUYỆN TẬP 3. Thực hành bảo vệ sự an toàn cho bản thân Hoạt động 3: Thực hành ba bước giữ an toàn cho bản thân * Mục tiêu Luyện tập ba bước phòng tránh bị xâm hại. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc cả lớp
  20. - HS đọc chỉ dẫn thực hành ba bước phòng tránh bị xâm hại ở trang 125 (SGK). - Một số HS xung phong lên thể hiện trước lớp. Các bạn khác và GV nhận xét (nếu cần GV có thể làm mẫu cho HS quan sát). Bước 2: Làm việc theo nhóm - HS thu dọn bàn ghế gọn lại để thực hành trong nhóm (bảo đảm HS nào cũng được luyện tập). Trong quá trình các nhóm luyện tập, GV hỗ trợ và uốn nắn (nếu cần). - Cùng với việc luyện tập nêu trên, HS trao đổi với các bạn trong nhóm tên ba người em tin cậy và cho biết họ là ai, họ có quan hệ với em như thế nào. Bước 3: Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. - GV yêu cầu các nhóm nhận xét, góp ý lẫn nhau. Lưu ý: GV căn dặn HS, khi gặp tình huống nguy cơ, các em cần nói với người lớn tin cậy để được giúp đỡ kịp thời. Nếu nói một lần chưa được thì các em cần nhắc lại nhiều lần với những người tin cậy khác hoặc gọi điện thoại đến số 111 cho tới khi nhận được sự giúp đỡ. GV cũng nhấn mạnh đến quyền trẻ em, không ai có quyền gây hại, làm tổn thương các em. Kết thúc hoạt động này, GV yêu cầu HS ghi nhớ những kiến thức chủ yếu ở trang 125 (SGK). IV. ĐÁNH GIÁ GV có thể sử dụng các cầu 4, 5 và 6 của Bài 19 (VBT) để đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong bài này, Bài 20. BẦU TRỜI BAN NGÀY VÀ BAN ĐÊM (2 tiết) I. Mục tiêu: Sau bài học, HS đạt được * Về nhận thức khoa học: - Nêu được những gì thường thấy trên bầu trời ban ngày và ban đêm.
  21. - So sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời ban ngày và ban đêm, bầu trời ban đêm vào các ngày khác nhau (nhìn thấy hay không nhìn thấy Mặt Trăng và các vì sao). - Nêu được ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với Trái Đất (sưởi ấm và chiếu sáng). * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. Biết cách quan sát, đặt câu hỏi và mô tả, nhận xét được về bầu trời ban ngày và ban đêm khi quan sát tranh ảnh, video hoặc quan sát thực tế. * Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Có ý thức bảo vệ mắt, không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện. II. Chuẩn bị: - Các hình ở Bài 20 trong SGK. - VBT Tự nhiên và Xã hội 1. - Một số tranh ảnh hoặc video clip về bầu trời ban ngày và ban đêm (để trình bày chung cả lớp). III.Hoạt động dạy học Mở đầu: Hoạt động chung cả lớp: - GV cho cả lớp hát bài Cháu vẽ ông Mặt Trời. - Sau đó GV hỏi: Chúng ta thấy Mặt Trời vào khi nào? Từ đó dẫn dắt vào bài mới: Bầu trời ban ngày và ban đêm. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI 1. Bầu trời ban ngày Hoạt động 1: Tìm hiểu về bầu trời ban ngày * Mục tiêu - Kể ra những gì thường thấy trên bầu trời ban ngày. - Nêu được ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với Trái Đất (sưởi ấm và chiếu sáng). * Cách tiến hành - HS thảo luận nhóm đôi nói về những gì quan sát thấy trong hình 1 trang 130 (SGK)
  22. - HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:Vào ban ngày em nhìn thấy gì trên bầu trời? + HS có thể dựa vào kinh nghiệm của các em và hình 1 trang 130 (SGK) để trảlời câu hỏi, + GV yêu cầu một số HS nêu ý kiến trước lớp. Các em có thể nêu: Vào ban ngày, có thể nhìn thấy mấy, Mặt Trời, chim bay, máy bay, GV có thể mở rộng: Hỏi thêm HS về lúc Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn gọi là gì? GV có thể cho HS xem một số tranh ảnh về bầu trời ban ngày (bầu trời lúc bình minh, hoàng hôn, khói trên bầu trời, ). GV giúp HS biết những gì trên bầu trời là tự nhiên, những gì là do con người tạo ra (ví dụ máy bay, diểu, khói từ nhà máy bốc lên, ). - GV nêu câu hỏi: Vật nào đã chiếu sáng Trái Đất, giúp bạn ngày chúng ta nhìn thấy được mọi vật? + HS có thể trả lời: Mặt Trời. - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Con người đã sử dụng ánh sáng và sức nóng của Mặt Trời để làm gì? + GV có thể nêu câu hỏi gợi ý cho HS qua quan sát hình 1 trang 130 (SGK): Người lớn trong hình đang làm gì? Nhằm mục đích gì? Bạn nhỏ trong hình đang làm gì? Nhờ vật nào chiếu sáng giúp bạn nhỏ đọc được sách? + HS có thể nêu được - ví dụ: Người lớn đang phơi thóc, phơi quần áo nhờ Mặt Trời làm khô. + HS kết hợp với quan sát thực tế kể thêm một số hoạt động chúng ta thường làm vào ban ngày. + Các em có thể nếu các hoạt động như học tập, vui chơi, đi lại, xây dựng, đánh bắt cá, - HS làm cầu 1 Bài 20 (VBT). 2. Bầu trời ban đêm
  23. Hoạt động 2: Tìm hiểu về bầu trời ban đêm * Mục tiêu - Nêu được những gì thường thấy trên bầu trời ban đêm. - Biết cách quan sát, đặt câu hỏi và mô tả, nhận xét được về bầu trời ban đêm So sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời ban ngày và ban đêm, qua. khi quan sát tranh ảnh, video, * Cách tiến hành HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát hình 2 trang 131 (SGK) và trao đổi: Hình vẽ thể hiện ban ngày hay ban đêm? Em nhìn thấy những gì trên bầu trời và cảnh vật xung quanh? Hình 2 có gì khác so với hình 1? - Một số HS trả lời trước lớp. GV có thể hỏi các em về lí do mà theo các em dẫn tới sự khác nhau giữa hình 2 và hình 1. - HS thảo luận nhóm, trao đổi về những gì các em thường thấy trên bầu trời vào ban đêm. Sau đó một số nhóm báo cáo kết - GV có thể hỏi thêm: Ban đêm, cần làm gì để có thể nhìn thấy các vật xung quanh? + HS có thể nếu được cần được chiếu sáng bằng đèn điện, nến, đèn pin, + Vào hôm trăng sáng, ánh sáng phản chiếu từ Mặt Trăng cũng giúp nhìn thấy các vật. - GV cho các em tự đọc phần kiến thức chủ yếu ở trang 131 (SGK). Hoạt động 3: Thảo luận về bầu trời đêm vào các ngày khác nhau * Mục tiêu So sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời ban đêm vào các ngày khác nhau (nhìn thấy hay không nhìn thấy Mặt Trăng và các vì sao). * Cách tiến hành - GV cho HS làm việc theo nhóm đối quan sát hình và nhận xét bầu trời ban đêm trong các hình ; sau đó thảo luận câu hỏi: Bầu trời vào các đêm khác nhau có khác nhau không? Bạn thích bầu trời đêm như thế nào nhất?
  24. - HS dựa vào kinh nghiệm và các hình ở trang 132 (SGK) để trả lời, các em có thể nêu: bầu trời vào các đêm khác nhau có thể khác nhau. Ví dụ có hôm nhìn thấy sao, có hôm không, nhìn thấy Mặt Trăng cũng khác nhau (khuyết, tròn, ). - GV yêu cầu một số HS trả lời trước lớp. Hoạt động 4: Hát những bài hát về Mặt Trời, Mặt Trăng hoặc các vì sao * Mục tiêu HS yêu thích tìm hiểu về bầu trời ban ngày và ban đêm thông qua các bài hát. * Cách tiến hành - GV có thể cho cả lớp (chia làm hai nhóm) chơi ; hoặc có thể cho một số HS xung phong tham gia chơi. GV cho các em tự đọc phần “Em có biết? ” ở cuối trang 132 (SGK). - - GV cũng có thể hỏi mở rộng thêm (không bắt buộc): Các em có biết vật nào gần / xa mặt đất nhất trong các vật: chim bay, các đám mây, Mặt Trời hay không? - HS làm cầu 2, 3 của Bài 20 (VBT). LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 3. Thực hành quan sát bầu trời Hoạt động 5: Thực hành quan sát bầu trời * Mục tiêu - Biết cách quan sát, đặt câu hỏi và mô tả, nhận xét được về bầu trời khi quan sát thực tế. Có ý thức bảo vệ mắt, không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện. * Cách tiến hành - GV lưu ý các em không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời để không hại mặt, + GV cho các em tự đọc phần “Em có biết? ” ở cuối trang 133 (SGK). Nhiệm vụ của HS khi ra ngoài trời quan sát bầu trời: Trên bầu trời có những gi, có nhiều hay ít mây, mây màu gì? - Tổ chức cho HS đứng ở hành lang hoặc ra sân trường để thực hành quan sát.
  25. - GV có thể hỏi một số HS nêu điều các em quan sát được và hướng dẫn các em hoàn thành phiếu quan sát bầu trời ban ngày. - GV cho HS vào lớp, yêu cầu một số em trình bày trước lớp kết quả quan sát. - HS làm cầu 4 của Bài 20 (VBT). Hoạt động 6: Vẽ bức tranh về bầu trời mà em thích và giới thiệu với các bạn * Mục tiêu Vận dụng được kiến thức đã học để thể hiện vào hình vẽ bầu trời. * Cách tiến hành - HS có thể vẽ bầu trời ban ngày hoặc đêm, các em có thể vẽ theo trí tưởng tượng và những gì các em hứng thú, - GV tổ chức cho các em giới thiệu bức vẽ của mình. IV. ĐÁNH GIÁ HS làm việc theo nhóm đôi, tự đánh giá và trao đổi với bạn: - Điều em học được về bầu trời ban ngày và ban đêm, em thích điều gì nhất? - Em muốn quan sát, tìm hiểu thêm gì về bầu trời ban ngày, ban đêm? PHỤ LỤC Gợi ý phân bổ thời lượng: Tiết 1: Từ Hoạt động 1 đến Hoạt động 4. Tiết 2: Từ Hoạt động 5 đến hết bài. Bài 21. THỜI TIẾT (3 tiết) I. Mục tiêu: Sau bài học, HS đạt được * Về nhận thức khoa học: - Nêu được một số dấu hiệu cơ bản của một số hiện tượng thời tiết khác nhau. - Nêu được lí do phải theo dõi dự báo thời tiết. * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: Quan sát và nhận biết được ngày nắng, ngày nhiều mây, ngày mưa, ngày gió.
  26. * Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết chọn dùng trang phục phù hợp thời tiết (nóng, rét, mưa, nắng). II. Chuẩn bị: - Các hình trong SGK, - VBT Tự nhiên và Xã hội 1, - Một số tranh ảnh hoặc video clip về các hiện tượng thời tiết (để trình bày chung cả lớp) ; một số bản tin dự báo thời tiết. III.Hoạt động dạy học Mở đầu: Hoạt động chung cả lớp: - GV cho cả lớp hát bài Trời nắng, trời mưa. - Sau đó GV hỏi: + Bài hát nhắc tới những hiện tượng thời tiết nào? + Tại sao khi trời mưa thỏ lại phải chạy mau? – Từ đó dẫn dắt vào bài mới để tìm hiểu về các hiện tượng thời tiết. 1. Một số hiện tượng thời tiết KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét về hiện tượng thời tiết * Mục tiêu - Nêu được một số dấu hiệu cơ bản của một số hiện tượng thời tiết khác nhau. - Quan sát và nhận biết được ngày nắng, ngày nhiều mây, ngày mưa, ngày gió. * Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS học theo nhóm 6: + Mỗi học sinh trong nhóm mô tả về hiện tượng thời tiết của một hình. + Cả nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi: • Bầu trời và quang cảnh xung quanh khi trời mưa có gì khác với khi trời nắng? • Dựa vào dấu hiệu nào mà em biết trời có gió? Gió mạnh hay gió nhẹ?
  27. • Khi trời nóng hoặc khi trời lạnh, em cảm thấy thế nào? - Làm việc cả lớp: Mỗi nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi ; mỗi nhóm một câu. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung câu trả lời. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 2: Thi nói về hiện tượng thời tiết * Mục tiêu Trình bày được một số dấu hiệu cơ bản của một số hiện tượng thời tiết khác nhau. * Cách tiến hành - HS học theo cặp hoặc theo nhóm. Khi GV quan sát các nhóm, khuyến khích các em huy động kiến thức đã học, kinh nghiệm và vốn từ các em có để nói về hiện tượng thời tiết. Ví dụ: Khi trời nắng: + Trời xanh. + Mây trắng. + Nắng vàng. + Khỉ trời mưa: + Bầu trời phủ toàn mây xám . + Không nhìn thấy Mặt Trời . + Mưa rơi, + Cây cỏ và mọi vật ở ngoài trời đều ướt. + Hoạt động 3: Thực hành quan sát bầu trời và cảnh vật xung quanh * Mục tiêu Thực hành quan sát, nêu được nhận xét về bầu trời và quang cảnh xung quanh và nhận biết được hiện tượng thời tiết. * Cách tiến hành
  28. - GV nêu yêu cầu thực hành đối với cả lớp ; có thể hỏi, gợi ý cho các em về nội dung cần quan sát. Ví dụ: Trời có nắng hoặc mưa không? có gió không? gió mạnh hay nhẹ? Trên trời có nhiều hay ít mây? Màu sắc của mây? Cảnh vật xung quanh như thế nào? - GV có thể gợi ý / cung cấp cho các em mẫu phiếu ghi lại kết quả quan sát (Ví dụ dưới dạng bảng dựa theo các câu hỏi ở trên). - HS đi ra ngoài lớp, tiến hành quan sát (theo cặp), ghi lại kết quả quan sát được. Trong quá trình HS quan sát, GV có thể có những hướng dẫn cần thiết. HS quay lại lớp, trao đổi để hoàn thiện bản ghi kết quả quan sát. - Sau khi các nhóm thảo luận xong, GV yêu cầu đại diện của một số nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình, các nhóm khác góp ý, bổ sung. GV nhận xét và tuyên dương các nhóm làm tốt. - GV cho HS đọc phần kiến thức chủ yếu ở trang 136 (SGK). Sau đó có thể cho một số em nhắc lại. 2. Trang phục phù hợp với thời tiết KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 4: Tìm hiểu về việc lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết * Mục tiêu Chọn được trang phục phù hợp thời tiết. * Cách tiến hành Bước 1: GV tổ chức cho HS học theo cặp HS làm việc theo cặp, quan sát các hình vẽ ở trang 137 (SGK) và trả lời câu hỏi: Hình thể hiện trang phục gì? Trang phục đỏ phù hợp với thời tiết nào? Vì sao? Sau đó mỗi bạn tự nhận xét hôm nay trang phục của bản thân đã phủ hợp thời tiết hay chưa? Vì sao? - HS thảo luận để trả lời các câu hỏi trên. Bước 2: Hoạt động cả lớp - HS báo cáo kết quả thảo luận,
  29. - GV có thể hỏi thêm về những trang phục khác phù hợp với các điều kiện thời tiết (nóng, rét, mưa, nắng, gió). - GV lưu ý các em sự cần thiết phải sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết. Chẳng hạn: + Đi dưới trời nắng phải đội mũ, nón hoặc che ô (dù) để tránh bị ảnh năng chiếu thẳng vào đầu gây nhức đầu, sổ mũi, cảm năng. + Đi dưới trời mưa phải mặc áo mưa đội nón hoặc che ô (dù) để người không bị ướt, bị lạnh tránh bị ho, sốt, + - HS làm cầu 1, 2, 3 của Bài 21 (VBT). LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Hoạt động 5: Vẽ tranh mô tả thời tiết mà em thích nhất * Mục tiêu Vận dụng được kiến thức về các dấu hiệu của thời tiết để vẽ tranh về thời tiết, * Cách tiến hành - HS lựa chọn chủ đề (kiểu thời tiết) để vẽ. - HS vẽ và tô màu vào tranh để thể hiện cảnh về thời tiết mà em đã chọn. - HS giới thiệu với các bạn trong nhóm về bức tranh của mình, trong đó nêu lí do em thích vẽ tranh về thời tiết này. - GV có thể cho một số HS giới thiệu tranh vẽ của mình trước lớp. 3. Sự cần thiết phải theo dõi dự báo thời tiết KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 6: Quan sát tình huống và thảo luận về sự cần thiết phải theo dõi dự báo thời tiết * Mục tiêu Nêu được lí do phải theo dõi dự báo thời tiết. * Cách tiến hành
  30. - HS làm việc nhóm, quan sát tình huống thể hiện qua các hình và trả lời các câu hỏi: + Thời tiết vào lúc bạn An tan học so với lúc đi học thay đổi như thế nào? Nếu An không nghe lời mẹ thì điều gì sẽ xảy ra? + Việc theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày có lợi ích gì? Nêu ví dụ. - Sau khi các nhóm thảo luận xong, GV yêu cầu đại diện của một số nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình, các nhóm khác góp ý, bổ sung. Qua phần trình bày của HS, GV tổng hợp lại và có thể mở rộng thêm lí do phải theo dõi dự báo thời tiết theo các vấn đề sau: Sức khoẻ con người ; Sinh hoạt hằng ngày ; Hoạt động vui chơi, giải trí ; Hoạt động lao động, sản xuất ; Hoạt động học tập. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Hoạt động 7: Thực hành xử lí tình huống * Mục tiêu Chọn được trang phục phù hợp thời tiết. * Cách tiến hành - HS làm việc theo cặp, đọc thông tin và trả lời câu hỏi trang 139 (SGK): “Dựa vào bảng dự báo thời tiết sau, nếu đến Hà Nội hoặc Đà Nẵng vào những ngày dưới đây thì em cần chuẩn bị gì? ” - GV yêu cầu một số HS báo cáo kết quả thảo luận. Lưu ý các em cần nêu được lí do lựa chọn các đồ vật cần chuẩn bị. Hoạt động 8: Thảo luận về cách để biết được thông tin dự báo thời tiết * Mục tiêu Nêu được một số cách để biết được thông tin dự báo thời tiết. * Cách tiến hành - HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi: Chúng ta có thể biết thông tin dự báo thời tiết bằng cách nào?
  31. Các em liên hệ thực tế: Ở nhà, gia đình các em có hay theo dõi dự báo thời tiết không? Bằng cách nào? - Sau khi các nhóm thảo luận xong, GV yêu cầu đại diện của một số nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình, các nhóm khác góp ý, bổ sung. - GV có thể giới thiệu cho các em một số bản tin dự báo (lấy từ báo, từ Internet, ). GV cho HS làm câu 4, 5, 6 của Bài 21 (VBT). Hoạt động 9: Tự đánh giá việc sử dụng trang phục của em có phù hợp thời tiết hay chưa? * Mục tiêu – Bước đầu biết tự đánh giá việc sử dụng trang phục phù hợp thời tiết của bản thân. Có ý thức sử dụng trang phục phù hợp thời tiết. * Cách tiến hành HS làm việc theo nhóm đôi, mỗi em trao đổi với bạn: - Đã khi nào em sử dụng trang phục không phù hợp với thời tiết (ví dụ không mặc ấm khi trời lạnh, đi ngoài trời nắng mà không mang mũ, nón, ) hay chưa? - Vì sao cần sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết? GV cho HS tự đọc phần nội dung chủ yếu ở trang 139 (SGK). Sau đó có thể cho một số em nhắc lại. Hoạt động 10: Theo dõi thời tiết trong một tuần (thực hiện ngoài giờ học hoặc ở nhà) * Mục tiêu Nêu được nhận xét về thời tiết thay đổi hằng ngày. * Cách tiến hành - HS đọc yêu cầu trong SGK. GV hướng dẫn HS cách lập bảng theo dõi thời tiết trong một tuần theo mẫu ở trang 139 (SGK) ; HS quan sát và ghi lại kết quả, nêu nhận xét từ kết quả em quan sát được. - Ngoài ra GV cũng có thể khuyến khích các em sưu tầm bài hát, câu tục ngữ nói về thời tiết và chia sẻ với các bạn, PHỤ LỤC
  32. Gợi ý phân bổ thời lượng: Tiết 1: Từ Khởi động đến hết Hoạt động 3 (hoặc 2). Tiết 2: Từ Hoạt động 4 (hoặc 3) đến Hoạt động 5. Tiết 3: Từ Hoạt động 6 đến hết bài ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỂ 5. CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (2 tiết) I. Mục tiêu: Sau bài học, HS đạt được * Về nhận thức khoa học: Ôn lại những kiến thức đã học về: - Các bộ phận bên ngoài cơ thể và các giác quan. - Các việc cần làm để giữ cơ thể khoẻ mạnh. * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: Củng cố kĩ năng sưu tầm, xử lý thông tin. * Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thể hiện được thái độ và việc làm liên quan đến giữ vệ sinh cá nhân và phòng tránh bị xâm hại. II. Chuẩn bị: - Các hình ở Bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Con người và sức khoẻ trong SGK, - VBT Tự nhiên và Xã hội 1. III.Hoạt động dạy học 1. Em đã học được gì về các bộ phận bên ngoài cơ thể và các giác quan? Hoạt động 1: Hỏi – đáp về các bộ phận bên ngoài cơ thể và các giác quan * Mục tiêu Ôn lại những kiến thức đã học về: Các bộ phận bên ngoài cơ thể và các giác quan.
  33. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo nhóm - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện các việc sau: + Đặt các câu hỏi và trả lời về các bộ phận bên ngoài cơ thể. + Nói tên các giác quan phù hợp với mỗi hình ở trang 126 (SGK). Bước 2: Làm việc cả lớp Phương án 1: Đại diện các nhóm có thể đặt câu hỏi về các bộ phận bên ngoài cơ thể hoặc về các giác quan và chỉ định các bạn ở nhóm khác trả lời. Bạn trả lời đúng tiếp tục đặt câu hỏi và gọi bạn khác trả lời. Phương án 2: Đại diện các nhóm có thể lên làm các động tác (kịch câm) và chỉ định các bạn ở nhóm khác nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể đang hoạt động. GV nhận xét, đánh giá kết quả ôn tập của HS cả lớp. 2. Em cần làm gì để giữ cơ thể khoẻ mạnh? Hoạt động 2: Hỏi – đáp về những việc cần làm để giữ cơ thể khoẻ mạnh * Mục tiêu Ôn lại những kiến thức đã học về những việc cần làm để giữ cơ thể khoẻ mạnh. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp HS nói với nhau về những việc các em thưởng làm ở nhà để giữ cơ thể khoẻ mạnh: – Vận động và nghỉ ngơi. - Giữ vệ sinh cơ thể. - Ăn uống hằng ngày. Bước 2: Làm việc cả lớp Thay vì yêu cầu một số HS nói lại những việc các em thường làm ở nhà để giữ cơ thể khoẻ mạnh, GV có thể phát cho mỗi HS một Phiếu tự đánh giá về giữ gìn vệ sinh thân thể để HS tự đánh giá (Phụ lục). 2. Em sẽ thể hiện thái độ và việc làm của mình như thế nào trong các tình huống dưới đây?
  34. Hoạt động 3: Đóng vai xử lý tình huống * Mục tiêu Thể hiện được thái độ và việc làm liên quan đến giữ vệ sinh cá nhân và phòng tránh bị xâm hại. * Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo nhóm – Mỗi nhóm chọn một trong hai tình huống được thể hiện qua hình vẽ ở trang 127 (SGK) (GV cũng có thể đưa thêm một số tình huống khác). Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận để nêu ra những cách ứng xử khác nhau có thể có. Sau đó, chọn một cách mà các em cho là tốt nhất để đóng vai.Một số xung phong nhận vai và trình bày trước lớp. Bước 2: Làm việc cả lớp - Các nhóm lên đóng vai thể hiện việc em nên làm trong từng tình huống. - Nhóm khác nhận xét và bình luận về cách ứng xử các bạn lựa chọn để đóng vai. - GV nhận xét, đánh giá và khen thưởng động viên các nhóm làm tốt. Từ đó rút ra bài học: Mỗi người đều cần có ý thức giữ vệ sinh cá nhân (không nên uống nước ngọt sau khi đã đánh răng và trước khi đi ngủ) và tự bảo vệ bản thân phòng tránh bị xâm hại. IV. ĐÁNH GIÁ GV có thể sử dụng các câu hỏi của Bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Con người và ong VBT để đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong bài này. ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI (2 tiết) I. Mục tiêu: Sau bài học, HS đạt được * Về nhận thức khoa học: Ôn lại nội dung đã học về chủ đề Trái Đất và bầu trời. * Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:
  35. Thu thập thông tin và trình bày thông tin về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện tượng thời tiết. * Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Vận dụng kiến thức về hiện tượng thời tiết để đưa ra cách ứng xử phù hợp. II. Chuẩn bị: - Các hình trong SGK. - Một số tranh ảnh hoặc video clip về bầu trời ban ngày và ban đêm, hiện tượng thời tiết (để trình bày chung cả lớp). - Tranh ảnh về bầu trời ban ngày và ban đêm, hiện tượng thời tiết (do HS sưu tầm theo nhóm). III.Hoạt động dạy học 1. Em đã học được gì về bầu trời ban ngày, ban đêm và thời tiết? Hoạt động 1: Thi đặt câu hỏi về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện thượng thời tiết * Mục tiêu - Củng cố các kiến thức về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện tượng thời tiết. - Rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi về các hiện tượng tự nhiên. * Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm. Lưu ý: các em đặt câu hỏi tránh trùng lặp và đa dạng về loại câu hỏi, về nội dung. Nhóm trưởng chỉ định các bạn trong nhóm luân phiên đặt câu hỏi về bầu trời ban ngày, ban đêm và các hiện tượng thời tiết. - GV tổ chức hoạt động chung cả lớp: GV nêu tình huống: Ví dụ một bạn mới đi du lịch ở nước ngoài hoặc ở một tỉnh, thành phố khác, HS sẽ cần đặt các câu hỏi cho bạn để tìm hiểu về thời tiết ở nơi đó. Hai đội tham gia chơi sẽ có thời gian khoảng 2 phút để chuẩn bị các câu hỏi. Sau đó chơi dưới hình thức “chơi tiếp sức ”, các câu hỏi không trùng lặp với các câu đã nêu,
  36. Đội nào nếu được nhiều câu hỏi, các câu hỏi phong phú và phù hợp hơn với tình huống sẽ thắng. Hoạt động 2: Sưu tầm và giới thiệu với các bạn hình ảnh về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện tượng thời tiết * Mục tiêu - Củng cố lại kiến thức về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện tượng thời tiết. - Rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin và trình bày thông tin về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện tượng thời tiết. * Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm. Các nhóm được giao nhiệm vụ sưu tầm tranh ảnh về bầu trời ban ngày và ban đêm, các hiện tượng thời tiết từ tiết học trước. - Các nhóm sắp xếp, trưng bày tranh ảnh ở một vị trí được giao trong lớp học. Cách bố trí sản phẩm do từng nhóm tự lựa chọn sao cho đẹp, khoa học. - Cả lớp tham quan khu vực của từng nhóm, nghe các thành viên trong nhómtrình bày và trao đổi, thảo luận,. 2. Cần làm gì để giữ sức khoẻ trong các trường hợp thời tiết khác nhau? Hoạt động 3: Trao đổi với các bạn về việc nên làm và không nên làm để sức khoẻ khi trời nắng, mưa, nóng, lạnh * Mục tiêu Củng cố, vận dụng kiến thức về việc nên làm và không nên làm để giữ sức khoẻ, đảm bảo an toàn khi trời nắng, mưa, nóng, lạnh. * Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, yêu cầu các nhóm trao đổi về nên làm và không nên làm để giữ sức khoẻ, đảm bảo an toàn khi trời nắng, mưa, nóng lạnh ; ghi lại kết quả chung của nhóm để chia sẻ với cả lớp.
  37. - Tuỳ vào thực tế, GV có thể để các nhóm tự đưa ra cách trình bày kết quả hoặc gợi ý cho các em một phương án trình bày. Ví dụ sử dụng bảng: Việc nên làm.Việc không nên làm.Trời nắng, Trời mưa,Trời nóng,Trời lạnh. Lưu ý: Các nhóm cũng có thể trình bày theo những cách khác. - Các nhóm tiến hành thảo luận tìm mối quan hệ về việc nên làm và không nên làm để giữ sức khoẻ, đảm bảo an toàn khi trời nắng, mưa, nóng, lạnh. - Sau khi các nhóm thảo luận xong, GV mời đại diện của các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình, các nhóm khác góp ý, bổ sung. GV nhận xét và tuyên dương các nhóm làm tốt. Hoạt động 4: Đóng vai xử lý tình huống * Mục tiêu Thực hành vận dụng kiến thức về việc nên làm và không nên làm để giữ sức khoẻ trong các trường hợp thời tiết khác nhau vào xử lí tình huống. * Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm. - Từng nhóm trao đổi, đưa ra ý kiến xử lí trong tình huống đã cho ; đưa ra kịch bản trình bày tình huống ; phân công các bạn đóng vai một bạn đóng vai bố, một bạn đóng vai bạn nhỏ trong tình huống, ngoài ra có thể có các nhân vật khác (tuỳ vào sự sáng tạo của từng nhóm). - Sau khi các nhóm chuẩn bị xong, GV tổ chức cho các nhóm lên đóng vai xử lí tình huống. Các nhóm khác quan sát, nhận xét về phần trình bày của nhóm bạn.