Hướng dẫn ôn tập học kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập học kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- huong_dan_on_tap_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2019_202.doc
Nội dung text: Hướng dẫn ôn tập học kì I môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận
- PHÒNG GD&ĐT ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I HUYỆN VĨNH THUẬN NĂM HỌC: 2019-20220 TỔ: LỊCH SỬ MÔN: LỊCH SỬ 7 Câu 1: Cho biết những thành tựu về văn học và khoa học - kỹ thuật của Trung Quốc thời phong kiến? Hướng dẫn trả lời: * Văn học: - Nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. - Các tác phẩm tiêu biểu: Thủy hử, Tam quốc diễn nghĩa, Tây du ký, Hồng lâu mộng * Khoa học - kỹ thuật: - Khoa học: Tứ đại phát minh: La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết. - Kỹ thuật: Đóng thuyền có bánh lái, khai thác mỏ dầu và khí đốt, luyện sắt Câu 2: Phân biệt sự khác nhau giữa chế độ phong kiến tập quyền và phân quyền? Hướng dẫn trả lời: - Chế độ phong kiến tập quyền: Quyền lực tập trung trong tay nhà vua, vua là “thiên tử”, hoàng đế, vua định đoạt mọi việc, các quan bên dưới chỉ là người giúp việc cho vua (ở các nước phương Đông). - Chế độ phong kiến phân quyền: Quyền lực không tập trung trong tay vua, vua chẳng qua là một lãnh chúa lớn, còn ở từng lãnh địa thì lãnh chúa có quyền lực tối cao về ruộng đất, quy định mức tô thuế, lãnh chúa còn đứng đầu cơ quan pháp luật (ở các nước Châu Âu-phương Tây) Câu 3: Nhà Đinh đã làm gì để xây dựng đất nước? Hướng dẫn trả lời: - Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu Thái Bình, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình). - Sai sứ sang giao hảo với nhà Tống, trừng trị nghiêm khắc kẻ phạm tội. - Phong vương cho các con, cử tướng lĩnh thân cận nắm chức vụ chủ chốt. - Xây dựng cung điện, đúc tiền tiêu dùng trong nước. Câu 4: Bộ Luật pháp thành văn đầu tiên của nước ta ra đời năm nào? Tên là gì? Có
- nội dung như thế nào? Hướng dẫn trả lời: - Năm 1042. - Luật Hình thư. - Nội dung: Quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân. Nghiêm cấm việc mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Những người phạm tội bị xử phạt nghiêm khắc. Câu 5: Cho biết công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với dân tộc ta? Hướng dẫn trả lời: * Ngô Quyền: - Tổ chức và lãnh đạo quân, dân ta đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra kỹ nguyên độc lập, tự chủ cho dân tộc. - Xây dựng chính quyền độc lập tự chủ, khẳng định đất nước ta đã có giang sơn bờ cỏi riêng do người Việt làm chủ và tự quyết định vận mệnh của đất nước mình. * Đinh Bộ Lĩnh: - Lãnh đạo quân, dân dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước. - Xây dựng chính quyền thống nhất, khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc. Câu 6: Nhà Lý đã có những biện pháp gì để phát triển nông nghiệp? Hướng dẫn trả lời: - Chia ruộng đất cho nông dân canh tác và nộp thuế cho vua. - Khuyến khích khai khẩn đất hoang. - Đào kênh mương, khai ngòi, đắp đê phòng ngập lụt. - Ban hành lệnh cấm giết hại trâu, bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp. Câu 7: Cho biết những thành tựu đạt được của nhà Trần trên các lĩnh vực: Lịch sử, quân sự, y học, kiến trúc? Hướng dẫn trả lời: - Lịch sử: Bộ Đại Việt sử ký toàn thư của Lê Văn Hưu - Quân sự: Tác phẩm Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo - Y học: Tuệ Tĩnh nghiên cứu cây thuốc nam để chữa bệnh trong nhân dân
- - Kiến trúc: Xây dựng chùa Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hóa) Câu 8: Cách đánh giặc của nhà Trần lần thứ 3 có gì giống và khác so với lần thứ 2? Hướng dẫn trả lời: * Giống nhau: - Thực hiện chủ trương “Vườn không, nhà trống”. - Tránh thế giặc mạnh khi chúng mới đến xâm lược. - Vừa cho quân cản bước tiến của giặc, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng. - Khi thời cơ đến, phản công tiêu diệt giặc, giành thắng lợi. * Khác nhau: Lần 3 ta chủ động đón đánh đoàn thuyền lương của địch và chủ động mai phục, nhử địch vào trận địa, đồng loạt tấn công địch trên sông Bạch Đằng. Câu 9: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên? Hướng dẫn trả lời: - Sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc. - Sự chuẩn bị chu đáo về tiềm lực mọi mặt cho kháng chiến. - Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân. - Đường lối, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy như: các Vua Trần, Trần Quốc Tuấn Câu 10: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên giành được thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào? Hướng dẫn trả lời: - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia dân tộc. - Góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam. - Để lại bài học vô cùng quý giá: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc” - Ngăn chặn ý đồ xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác. Câu 11: Trình bày nội dung cải cách của Hồ Qúy Ly? Hướng dẫn trả lời:
- - Chính trị: Cải tổ hàng ngũ võ quan, đổi tên một số đơn vị hành chính, thăm hỏi đời sống nhân dân, kiểm tra việc làm của quan lại - Kinh tế - xã hội: Phát hành tiền giấy, ban hành chính sách “hạn điền”, “hạn nô”, qui định lại thuế đinh, thuế ruộng. - Văn hoá – giáo dục: Bắt nhà sư chưa đến 50 tuổi hoàn tục, dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, sữa đổi qui chế thi cử, học tập. - Quân sự - quốc phòng: Làm lại sổ đinh để tăng quân số, sản xuất vũ khí, chế tạo súng mới, thuyền chiến, phòng thủ nơi hiểm yếu, xây thành trì kiên cố. Câu 12 : Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương thời Lý? Hướng dẫn trả lời: Vua Quan đại thần Các quan Văn Các quan Võ 24 lộ, phủ Huyện Hương, Xã Hương, Xã Hết.