Hướng dẫn ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD-ĐT Vĩnh Thuận

doc 3 trang Hương Liên 24/07/2023 1040
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD-ĐT Vĩnh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong_dan_on_tap_hoc_ki_ii_mon_lich_su_lop_7_nam_hoc_2015_20.doc

Nội dung text: Hướng dẫn ôn tập học kì II môn Lịch sử Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD-ĐT Vĩnh Thuận

  1. PHÒNG GD-ĐT VĨNH THUẬN Hướng dẫn ôn tập kiểm tra học kỳ II Tổ: Lịch Sử Năm học: 2015-2016 Môn: Lịch sử 7 Câu 1: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427). Gới ý trả lời: * Nguyên nhân: + Lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào sâu sắc + Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc điều đoàn kết đánh giặc. + Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo + Tinh thần chiến đấu ngoan cường của nghĩa quân. * Ý nghĩa: + Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của quân xâm lược Minh. + Mở ra 1 thời kỳ phát triển mới của dân tộc. Câu 2: Bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh, chặt chẻ hơn bộ máy nhà nước thời Lý- Trần ở những điểm nào? Gới ý trả lời: + Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh chặt chẽ. + Đứng đầu triều đình là vua + Địa phương chia thành 13 đạo + Lấy phương thức học tập, thi cử làm phương thức chủ yếu Câu 3: Nhà Lê (Lê Sơ) có biện pháp gì để khôi phục và phát triển kinh tế nông nghiệp? Gới ý trả lời: Nhà Lê có nhiều chính sách đúng đắn nhằm khuyến khích nhân dân nhanh chóng khôi phục kinh tế sau chiến tranh: - Cho 25 vạn quân về quê làm ruộng - Kêu gọi dân phiêu tán trở lại làng quê của mình - Nhà nước đã ban hành chính sách “Quân điền” - Cấm giết trâu Câu 4: Trình bày tình hình giáo dục và khoa cử thời Lê Sơ. Gợi ý trả lời: - Giáo dục: Vua Lê cho dựng lại quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long - Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo nho, đạo nho được đề cao - Thời Lê sơ (1428-1527), tổ chức được 26 khoa thi Câu 5: Vì sao đầu thế kỉ XVI, nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt? Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả gì? Gới ý trả lời: - Vì đầu thế kỉ XVI, chính quyền nhà Lê suy yếu - Hậu quả: Nhân dân lao động cực khổ Câu 6: Trình bày tình hình kinh tế nông nghiệp Đàng Trong, Đàng Ngoài. Gợi ý trả lời: - Đàng Ngoài: kinh tế nông nghiệp giảm sút + Do xung đột kéo dài giữa các tập đoàn phong kiến, ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp do địa chủ, cường hào bao chiếm. + Chế độ tô thuế, binh dịch nặng nề
  2. - Đàng Trong: nông nghiệp có điều kiện phát triển hơn nhờ đất đai màu mỡ + Đặt phủ Gia Định, lập làng xóm mới. + Nông nghiệp phát triển Câu 7: Vì sao cuộc khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu được đông đảo các giai cấp, tầng lớp nhân dân và đồng bào các dân tộc thiểu số ủng hộ? Gới ý trả lời: Vì: - Dưới chính quyền của họ Nguyễn ở Đàng Trong vào thế kỷ XVIII cuộc sống của người dân ngày càng cơ cực. Nỗi bất bình, oán giận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao. - Nghĩa quân Tây Sơn đã đề ra khẩu hiệu hợp với lòng dân, nhất là dân nghèo “Lấy của người giàu chia cho dân nghèo”, xoá nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế. Câu 8: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. Gới ý trả lời: - Nguyên nhân: + Lòng yêu nước và ý chí đấu tranh buất khuất chống áp bức, bóc lột + Sự lãnh đạo tài giỏi, sáng suốt của Quang Trung - Ý nghĩa: + Lật đỗ được các tập đoàn phong kiến + Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược Xiêm, Thanh Câu 9: Quang Trung đã có những chính sách và biện pháp gì để phục hồi kinh tế, phát triển văn hoá dân tộc? Gợi ý trả lời: - Nông nghiệp: Ra “chiếu khuyến nông” - Công thương nghiệp: Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế - Văn hoá, giáo dục: Ban bố “chiếu lập học” Câu 10: Chính sách kinh tế nông nghiệp nhà Nguyễn có những mặt nào tích cực và hạn chế? Gới ý trả lời: - Tích cực: + Khai hoang, tăng diện tích canh tác; thuỷ lợi, sữa đắp đê. + Thực hiện chế độ “quân điền” nông dân có ruộng để sản xuất. - Tiêu cực: + Bọn cường hào cướp bóc ruộng đất của dân, chế độ “quân điền” mất tác dụng nên ruộng đất bỏ hoang nhiều. + Việc đắp, sữa đê không được chú trọng nên lụt lội, hạn hán xảy ra liên miên. Câu 11: Các cuộc khởi nghĩa của nông dân nửa đầu thế kỉ XIX có gì giống và khác nhau? (Mục tiêu, tính chất, địa bàn hoạt động, lãnh đạo ) Gới ý trả lời: *Giống: Chung mục tiêu chống chính quyền phong kiến nhà Nguyễn. Kết quả đều thất bại. *Khác: - Tính chất: Khởi nghĩa Phan Bá Vành và Cao Bá Quát là khởi nghĩa nông dân. Khởi nghĩa Nông Văn Vân là khởi nghĩa dân tộc ít người . - Địa bàn hoạt động: Khởi nghĩa Phan Bá Vành và Cao Bá Quát ở đồng bằng. Khởi nghĩa Nông Văn Vân ở miền núi. - Người lãnh đạo: Phan Bá Vành là nông dân; Nông Văn Vân là dân tộc Tày; Cao Bá Quát là nho sĩ.
  3. - Thời gian cách xa nhau. Câu 12: Những thành tựu Khoa học – kĩ thuật nước ta thế kỉ XVIII nữa đầu thế kỉ XIX. Gợi ý trả lời: - Khoa học: + Sử học, triều Tây Sơn có bộ “Đại Việt sử kí tiền biên” + Địa lí có “Gia định thành thông chí” + Y học có Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) - Kỉ thuật: làm đồ đồng