Hướng dẫn ôn tập kiểm tra học kì II môn Địa lí Lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Vĩnh Thuận

doc 3 trang Hương Liên 24/07/2023 700
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập kiểm tra học kì II môn Địa lí Lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Vĩnh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong_dan_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_dia_li_lop_6_nam_hoc.doc

Nội dung text: Hướng dẫn ôn tập kiểm tra học kì II môn Địa lí Lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Vĩnh Thuận

  1. PHÒNG GD&ĐT VĨNH THUẬN HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA HKII TỔ BỘ MÔN: ĐỊA LÍ MÔN: ĐỊA LÍ 6 NĂM HỌC: 2015 - 2016 Câu 1: Hãy kể tên các sông và các hồ mà em biết ? Sông và hồ có những giá trị như thế nào đói với con người chúng ta ? GỢI Ý TRẢ LỜI: - Tên các sông và hồ: + Sông Hồng, sông Trường Giang, sông Nin, sông Cửu Long + Hồ Gươm, hồ Tây, hồ Trị An - Gía trị của sông và hồ: + Cung cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu + Vận chuyển hàng hóa và đi lại trên sông + Xây dựng các nhà máy thủy điện + Cung cấp cá, tôm, cua cho con người + Phát triển du lịch trên sông Câu 2: Nêu vị trí và đặc điểm của tầng Đối lưu? GỢI Ý TRẢ LỜI: 0 - Tầng Đối lưu dày từ 0 đến 16 km, càng lên cao không khí càng loảng , 90 /0 không khí tập trung sát mặt đất. - Không khí chuyển động lên xuống theo chiều thẳng đứng, là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng mây, mưa, sấm, chớp Câu 3: Dựa vào yếu tố nào người ta phân chia ra các loại đất tốt, đất xấu? GỢI Ý TRẢ LỜI: - Đất tốt: Là có độ phì lớn, thực vật sinh trưởng thuận lợi cho năng suất cao. - Đất xấu: Có độ phì kém, thực vật sinh trưởng khó khăn, năng suất thấp. Câu 4: Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất, trình bày vị trí đặc điểm đới nóng (nhiệt đới) ? GỢI Ý TRẢ LỜI: - Kể tên: một nhiệt đới, hai ôn đới, hai hàn đới - Vị trí đặc điểm: + Vị trí: Từ chí tuyến B(230 27’ B) đến chí tuyến N(230 27’ N) + Đặc diểm: góc chiếu sáng tương đối lớn, nhiệt độ nóng quanh năm, gió tín phong, lượng mưa trung bình từ 1000mm đến 2000 mm.
  2. Câu 5: Trình bày quá trình tạo thành mây, mưa ? GỢI Ý TRẢ LỜI: - Khi không khí bão hòa, mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao, hay do tiếp xúc với một khối khí lạnh thì hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ. - Khi không khí đã ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa. Câu 6: So sánh sự khác nhau giữa sông và hồ? Nêu những lợi ích và tác hại của sông trong sản xuất và đời sống? GỢI Ý TRẢ LỜI: - So sánh: + Sông là dòng chảy tự nhiên thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. + Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. - Lợi ích: Cung cấp nước tưới cho sinh hoạt và sản xuất, bồi đắp phù sa, có giá trị về thuỷ sản, thuỷ điện, giao thông vận tải đường sông và du lịch sinh thái. -Tác hại: Gây lũ lụt, ngập úng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân Câu 7: Lớp vỏ sinh vật là gì? Nêu các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất ? GỢI Ý TRẢ LỜI: - Sinh vật sống trong các lớp đất, đá, không khí và lớp nước, tạo thành một lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái Đất. Đó là lớp vỏ sinh vật. - Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất: + Đối với thực vật: các nhân tố khí hậu, địa hình, đất. + Đối với động vật: Các nhân tố khí hậu, thực vật. Câu 8: Do đâu nước biển có vị mặn? Vì sao độ măn của nước biển và đại dương lại khác nhau ? GỢI Ý TRẢ LỜI: - Do nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa rồi đổ ra biển. - Tại vì tùy thuộc nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ. Câu 9: So sánh sự khác nhau của khối khí đại dương và khối khí lục địa ? Khi nào
  3. các khối khí bị biến tính ? GỢI Ý TRẢ LỜI: - So sánh sự khác nhau của khối khí đại dương và khối khí lục địa. khối khí đại dương khối khí lục địa - Hình thành trên các biển và đại - Hình thành trên các vùng đất dương, có độ ẩm lớn. liền, có tính chất tương đối khô. - Các khối khí không đứng yên tại chổ, chúng luôn di chuyển và làm thay đổi thời tiết của những nơi chúng đi qua. Đồng thời, chúng cũng chịu ảnh hưởng của mặt đệm của những nơi ấy mà thay đổi tính chất ( biến tính ). Câu 10:Đất có mấy thành phần? Đặc điểm mỗi thành phần? GỢI Ý TRẢ LỜI: - Đất có 2 thành phần:Thành phần khoáng và thành phần hửu cơ. - Đặc điểm: + Thành phần khoáng chiếm phần lớn trọng lượng của đất + Thành phần hửu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ, tồn tại tầng trên cùng của lớp đất. Câu 11: Vẽ vòng tròn tượng trưng cho Trái Đất, sau đó vẽ các đường: Xích đạo( 00), chí tuyến Bắc( 23 027'B ), chí tuyến Nam ( 23027'N ), vòng cực Bắc( 66 033'B ), vòng cực Nam( 66033'N ), điểm cực Bắc, điểm cực Nam, điền tên các đới khí hậu ( 1 đới nóng, 2 đới ôn hòa, 2 đới lạnh ) ? GỢI Ý TRẢ LỜI: - Vẽ vòng tròn tượng trưng cho Trái Đất. - Vẽ đúng các đường : Xích đạo( 0 0), chí tuyến Bắc( 23027'B ), chí tuyến Nam( 23027'N ), vòng cực Bắc( 66 033'B ), vòng cực Nam( 66033'N ), điểm cực Bắc, điểm cực Nam - Điền đúng vị trí các đới: 1 nhiệt đới, 2 ôn đới, 2 hàn đới. Hết Phụ ghi: Bên cạnh hướng dẫn trả lời trên thì còn khoảng 10% số điểm tổ bộ môn sẽ hỏi thêm.