Kế hoạch giảng dạy Địa lí 6 - Bài 1 đến Bài 24 - Bộ sách Chân trời sáng tạo

docx 307 trang Hải Hòa 11/03/2024 400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy Địa lí 6 - Bài 1 đến Bài 24 - Bộ sách Chân trời sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_giang_day_dia_li_6_bai_1_den_bai_24_bo_sach_chan_tr.docx

Nội dung text: Kế hoạch giảng dạy Địa lí 6 - Bài 1 đến Bài 24 - Bộ sách Chân trời sáng tạo

  1. 261 - HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. 3. Hoạt động luyện tập (10 phút) a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy trả lời các câu hỏi sau: GV đặt câu hỏi cho HS: Câu 1. Nhân tố nào đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đất. Giải thích vì sao em chọn nhân tố đó. Câu 2. Nêu tên các nhóm đất điển hình ở vùng nhiệt đới và ôn đới. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: Câu 1: Sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đất: + Thực vât: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá. + Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn. + Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối). Câu 2: - Vùng nhiệt đới: đất xám hoang mạc và bán hoang mạc, đất đỏ vàng nhiệt đới.
  2. 262 - Vùng ôn đới: Đất potzon, đất đen thảo nguyên ôn đới, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 4. Hoạt động vận dụng (10 phút) a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn. c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Em hãy nêu tên các loại đất và các biện pháp bảo vệ đất ở TPHCM. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: + Các loại đất ở TPHCM: đất phù sa sông, đất xám phù sa cổ, đất mặn, đất phèn. + Biện pháp bảo vệ: trồng rừng ngập mặn, luân canh, xem canh cây trồng, thau chua, rửa mặn, bón vôi cải tạo đất * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 5. Rút kinh nghiệm.
  3. 263 CHỦ ĐỀ 6 CHƯƠNG 6: ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT Bài 20 : SINH VẬT VÀ SỰ PHÂN BỐ CÁC ĐỚI THIÊN NHIÊN. RỪNG NHIỆT ĐỚI. Hoạt động giáo dục: Địa lí lớp Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : - Mô tả sự đa dạng của thế giới sinh vật - Nhắc lại được các đới thiên nhiên trên thế giới. - Rừng nhiệt đới 2. Năng lực: 2.1. Năng lực môn Địa lí: - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Giới thiệu được về lớp vỏ sinh vật + Phân tích được hình vẽ để mô tả đến sự phân bố động thực vật trên Trái Đất và mối quan hệ giữa chúng. + Xác định trên bản đồ sự phân bố các đới thiên nhiên của thế giới + Trình bày đặc điểm rừng nhiệt đới. - Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng Địa lí đã học:
  4. 264 + Biết tìm kiếm các thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật tri thức về sự đa dạng của thế giới sinh vật và các đới thiên nhiên. 2.2. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự hoàn thiện: Sưu tầm, lựa chọn tài liệu, thu thập thông tin phù hợp với bài học, để giải quyết vấn đề trong tình huống mới. - Năng lực hợp tác, giao tiếp: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng kiến thức về bài học. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào học tập và cuộc sống. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Lược đồ tự nhiên thế giới. - Hình 20.1, 20.2, 20.3, 20.4, 20.5 trong sách giáo khoa phóng to. - Máy chiếu. - Giấy A3/ bảng phụ. - Video, hình ảnh liên quan. 2. Chuẩn bị của HS SGK địa lí. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC: (5 phút) - Phương án 1: GV cho HS xem một đoạn video clip về thế giới sinh vật, đặt câu hỏi về sự đa dạng của sinh vật, các môi trường sống của thế giới sinh vật. - Phương án 2: GV gợi ý HS quan sát và sử dụng hình ảnh trong SGK để trả lời về sự đa dạng của sinh vật. HS thảo luận theo nhóm, đại diện của nhóm trình bày kết quả của nhóm mình, các bạn nhóm khác nhận xét bổ sung. GV nhận xét và hệ thống hóa lại kiến thức.
  5. 265 1. Hoạt động 1: tìm hiểu về sự đa dạng của thế giới sinh vật. ( 10 Phút) a) Mục đích: - HS hiểu biết được về sự đa dạng của sinh vật trên trái đất. - Học sinh lấy được ví dụ về sự đa dạng của sinh vật. b) Nội dung: GV cho HS sử dụng hình ảnh trong SGK để hình thành kiến thức mới. Sự đang dạng của thế giới sinh vật Sự đa dạng của thế giới sinh vật thể hiện qua sự phân bố của thực vật, động vật và vi sinh vật. 1.1. Thực vật Phong phú đa dạng, có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng khí hậu khác nhau. 1.2. Động vật - Do có khả năng di chuyển nên sự phân bố của động vật ít phụ thuộc vào khí hậu hơn thực vật. động vật phân bố khắp các môi trường từ lục địa đến đại dương. c) Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập. d) Cách thực hiện: Nhiệm vụ 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận. . Bước 1: các nhóm sẽ quan sát hình 20.1 trang 190 SGK, kết hợp nội dung mục 1trang 190 SGK để cùng thảo luận về sự đa dạng của thực vật trên trái đất. CH: em hãy kể tên một số thảm thực vật theo vùng khí hậu. . Bước 2: gọi đại diện nhóm trả lới, các nhóm khác bổ sung . Bước 3: GV thu nhận ý kiến-> chuẩn hóa kiến thức-> mở rộng vấn đề-> học sinh ghi nhận kiến thức. Nhiệm vụ 2:
  6. 266 . Bước 1: GV cho học sinh thảo luận theo cặp đôi trong 5 phút để tìm hiểu về sự đa dạng của thế giới động vật. CH: dựa vào các hình 20.2 kết hợp nội dung ở mục 2 trang 191 SGK và kiến thức thực tế, em hãy hoàn thành phiếu học tập sau: PHIẾU HỌC TẬP ( Số 1). Môi trường sống Động vật Dưới nước Trên cạn . Bước 2: gọi đại diện nhóm trả lới, các nhóm khác bổ sung . Bước 3: GV thu nhận ý kiến-> chuẩn hóa kiến thức-> mở rộng vấn đề-> học sinh ghi nhận kiến thức. 2. Hoạt động 2: Các đới thiên nhiên trên Trái Đất ( 13 phút) a.Mục đích: - Trình bày đặc điểm các đới khí hậu. - Xác định được trên bản đồ sự phân bố các đới thiên nhiên trên thế giới - Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. b. Nội dung - Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm hình thành kiến thức mới. Các đới thiên nhiên trên Trái Đất : Khí hậu ảnh hưởng đến sự hình thành các đới thiên nhiên trên Trái Đất và được chia làm ba đới chính: đới nóng, đới ôn hòa, đới lạnh. 2.1/ Đới nóng - Đới nóng trải dài 2 chí tuyến và nơi có nhiệt độ cao. - Chiếm phần lớn diện tích đất nổi trên Trái Đất - Giới thực, động vật hết sức đa dạng, phong phú. 2.2/ Đới ôn hoà
  7. 267 - Đới ôn hòa nằm giữa đới nóng và đới lạnh. - Khí hậu mang tính chất trung gian, thiên nhiên thay đổi 4 mùa - Thảm thực vật thay đổi từ tây sanh đông, động vật ít hơn so với đới nóng 2.3/ Đới lạnh - Đới lạnh nằm trong khoảng từ vòng cực về phía 2 cực - Khí hậu vô cùng khắc nghiệt, băng tuyết quanh năm. -Thực vật thấp lùn, chủ yếu là rêu, địa y, động vật là các loài thú có lông, mỡ dày như gấu trắng, chim cánh cụt, c. Sản phẩm: Học sinh hoàn thành phiếu học tập. d. Cách thực hiện: . Bước 1: Gv phát phiếu học tập cho học sinh, sau đó chiếu Video hoặc hình ảnh: Các đới thiên nhiên Trái Đất và yêu cầu HS điền vào phiếu học tập sau khi xem xong video/ hình ảnh. Thực hiện theo cặp ( thời gian 5 phút: Xác định vị trí của các đới thiên nhiên (H 20.3) nêu đặc điểm của các đới khí hậu? ( Dựa vào bản đồ SGK, kênh hình trong sách và trên bảng). Cho ví dụ các châu lục và điền vào phiêú học tập ?
  8. 268 PHIẾU HỌC TẬP( Số 2). Châu lục Đới thiên nhiên . Bước 2: thảo luận thống nhất ghi vào phiếu. . Bước 3: Trình trước toàn lớp, các nhóm nhận xét, bổ sung. . Bước 4: GV chốt đáp án ý 3. Hoạt động 3: Trình bày đặc điểm rừng nhiệt đới ( 10 phút). a) Mục đích: - Biết rừng nhiệt đới thuộc đới nóng. - Nhận biết đặc điểm của rừng nhiệt đới. - Biết được Việt Nam có rừng nhiệt đới gió mùa. b) Nội dung: GV cho HS xem clip và hình ảnh trong SGK để hình thành kiến thức mới. 3.1. Khái niệm: - Rừng nhiệt đới là kiểu hệ sinh thái chuyển tiếp từ rừng xavan cây bụi sang rừng rậm nhiệt đới ẩm. 3.2. Đặc điểm: - Rừng nhiệt đới chia thành nhiều tầng với thảm thực vật phân theo tầng. 3.3. Sự phân bố của rừng nhiệt đới: - Phân bố ở nơi có khí hậu đặc trưng nóng và ẩm, lượng mưa trung bình năm cao. - Phân bố xung quanh đường Xích đạo, lưu vực sông Amadon ( Nam Mỹ), lưu vực song Công – gô ( Trung Mỹ), In-đô-nê-xi-a. c) Sản phẩm: PHIẾU HỌC TẬP ( Số 3).
  9. 269 Tầng Độ cao Loài thực vật d) Cách thực hiện:GV cho HS xem 1 đoạn clip về rừng nhiệt đới → dẫn vào nội dung . Bước 1: GV dựa vào kênh hình trong SGK và đoạn clip, yêu cầu HS cho biết khái niệm, đặc điểm và sự phân bố của rừng nhiệt đới. . Bước 2: HS trả lới, Gv nhận xét, chuẩn hóa kiến thức . Bước 3: GV tiếp tục cho HS thảo luận theo cặp đôi trong 5 phút để kể tên các tầng của rừng nhiệt đới và các loài thực vật đặc trưng ở các tầng đó theo độ cao điền vào phiếu học tập. IV: LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG 1.Hoạt động: Luyện tập. ( 5 phút) a) Mục đích - Học sinh nắm được kiến thức trọng tâm cơ bản về đặc điểm sinh vật, đặc điểm các đới thiên nhiên và rừng nhiệt đới. - Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp b) Nội dung Giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi để củng cố kiến thức c) Sản phẩm Học sinh hoàn thành phần bài tập d) Cách thực hiện . Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi, học sinh thảo luận và ghi đáp án vào bảng phụ sau thời gian 20 giây, các nhóm sẽ lần lượt trả lời đáp án, giáo viên nhận xét. Nhóm nào hoàn thành trước và đúng nhất thì nhó đó sẽ dành chiến thắng. Bộ câu hỏi
  10. 270 1. Kể tên một số loài sinh vật trên cạn mà em biết 2. Kể tên một số loài sinh vật dưới nước mà em biết 3. Kể tên các đới thiên nhiên trên Trái Đất 4. Kể tên một số rừng nhiệt đới mà em biết 5. Sưu tầm các thông tin về một số vườn quốc gia mà em biết để chứng minh sự đa dạng của động vật và thực vật 6. Vận dụng kiến thức đã học giải thích được sự phân bố của rừng nhiệt đới ở Việt Nam . Bước 2: Giáo viên đọc câu hỏi, học sinh thực hiện nhiệm vụ. . Bước 3: + Các nhóm trình bày sản phẩm lên bảng. + Học sinh nhận xét, so sánh bài làm của 4 nhóm + GV nhận xét và hệ thống lại kiến thức + GV ghi nhận kết quả học tập của học sinh 2) Hoạt động: Vận dụng: ( 2 phút ) a) Mục đích - Học sinh tìm kiếm thông tin, tư liệu từ các nguồn tin cậy để cập nhật tri thức vào bài sinh vật và các đới thiên nhiên. Rừng nhiệt đới - Định hướng cho học sinh chuẩn bị bài mới - Nhắc nhở học sinh học bài cũ. b) Nội dung - Thu thập các thông tin, tranh ảnh để giải thích: + Sự đa dạng của thế giới sinh vật + Sự phân chia các đới tự nhiên
  11. 271 + Giải thích sự phân tầng của các đai thực vật rừng mưa nhiệt đới ( hình 20.4). c) Sản phẩm - Học sinh trả lời được các câu hỏi d) Cách thực hiện . Bước 1: GV yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu + Video rừng nhiệt đới, tranh , ảnh về thế giới sinh vật + Giải thích tại sao ở Việt Nam có rừng nhiệt đới? + Học sinh chuẩn bị bài mới ( bài 21: Thực hành), học bài cũ . Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ về nhà 3. Rút kinh nghiệm. CHỦ ĐỀ 6 CHƯƠNG 6: ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT Bài 21 : THỰC HÀNH TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN QUA TÀI LIỆU VÀ THAM QUAN ĐỊA PHƯƠNG Hoạt động giáo dục: Địa lí lớp 6 Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Yêu cầu cần đạt : - Biết cách xây dựng các bước tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương. - Thực hiện tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương.
  12. 272 - Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực môn Địa lí: - Năng lực tìm hiểu Địa lí: + Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên - Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng Địa lí đã học: + Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; liên hệ với Việt Nam. 2.2. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: chủ động tích cực nghiên cứu tài liệu phục vụ cho việc tham quan. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: chủ động tham gia hoạt động nhóm để xây dựng và thực hiện tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương. 3. Phẩm chất: - Trách nhiệm: Tôn trọng và thực hiện tốt nhiệm vụ của tập thể khi tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương. - Chăm chỉ: Tích cực tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương. - Nhân ái: Tham gia bảo vệ động vật, thực vật. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
  13. 273 1. Chuẩn bị của Giáo viên: - Sơ đồ chi tiết thể hiện các bước tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương. - Video rừng ngập mặn Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh). - Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm. - Tài liệu , sách báo liên quan. - Bản đồ. 2. Chuẩn bị của Học sinh: - Sơ đồ chi tiết các bước tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương. - Bảng nhóm. - Tài liệu về địa điểm tham quan (mà nhóm chọn). III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động: Mở đầu ( 5 phút ) a) Mục đích: - Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bắt đầu bài học. - Học sinh hiểu tầm quan trọng của việc tìm hiểu môi trường tự nhiên. b) Nội dung: - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi Trò chơi “Đoán tên địa danh” liên quan nội dung bài mới song song kiểm tra kiến thức bài cũ. c) Sản phẩm: - Câu trả lời của học sinh về một số đặc điểm của môi trường tự nhiên. d) Cách thực hiện: • Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV phổ biến Trò chơi “ Lật mảnh ghép ” cho bạn quản trò chơi.
  14. 274 - Bạn quản trò chơi hướng dẫn cả lớp cách chơi. Cả lớp quan sát lên màn hình chiếu, có 6 mảnh ghép tương ứng với 6 câu hỏi, mỗi lần trả lời được một câu hỏi đúng thì một mảnh ghép được mở. - Sau khi 6 mảnh ghép được lật mở sẽ hiện ra một bức hình hoàn chỉnh, câu hỏi cuối cùng đây là địa danh nào? Nằm ở tỉnh, thành nào của nước ta? - Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. - Trả lời đúng hình nền được 4 điểm. • Bước 2: Học sinh nghe và nắm bắt nhiệm vụ. • Bước 3: Học sinh tham gia trò chơi. • Bước 4: Giáo viên dẫn vào bài. - Muốn tìm hiểu môi trường tự nhiên ở một khu vực một cách đầy đủ nhất, chúng ta cần phải làm thế nào? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em biết cách thức để tìm hiểu về môi trường qua tài liệu hoặc tham quan thực địa một cách hiệu quả nhất. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới ( 15 phút ) 2.1. Hoạt động 1:Trước tham quan. a) Mục đích: - Học sinh nắm được các bước cần thực hiện trước khi tìm hiểu về môi trường tự nhiên. b) Nội dung: - Học sinh xây dựng các công việc cần làm trước khi thực hiện tìm hiểu môi trường tự nhiên của một khu vực. c) Sản phẩm: - Sơ đồ thể hiện các việc và phân công việc cần làm trước khi thực hiện tìm hiểu môi trường tự nhiên của một khu vực. d) Cách thực hiện: • Bước 1: Giáo viên mời 2 nhóm trình bày về các việc và phân công việc cần làm trước khi thực hiện tìm hiểu môi trường tự nhiên của một khu vực mà nhóm chọn. - Thông báo tiêu chí đánh giá kết quả của nhóm trình bày:
  15. 275 Tiêu chí đánh giá Điểm đạt Có chuẩn bị tài liệu, 3 Trình bày với ngôn ngữ rõ, to. 1 Tác phong phù hợp. 1 Nội dung đầy đủ. 5 Tổng điểm - Các nhóm trình bày trên sơ đồ hoặc tài liệu nhóm đã chuẩn bị. • Bước 2: Các nhóm còn lại đóng góp ý kiến cho nhóm trình bày: - Địa điểm có khả thi? - Không gian có phù hợp? - Thời gian có phù hợp? - Kinh phí có hợp lý? - Người chủ trì (chịu trách nhiệm chính) trong việc hoàn thiện các yêu cầu để việc tìm hiểu có hợp lý. • Bước 3: Sản phẩm của học sinh. - Bảng (hoặc sơ đồ) hoàn thiện các nội dung việc và phân công việc cần làm trước khi thực hiện tìm hiểu môi trường tự nhiên của một khu vực. • Bước 4: Đánh giá và nhận xét. - Các nhóm nhận xét, đánh giá về tinh thần làm việc của nhóm trình bày. - Giáo viên chốt kiến thức, đánh giá. 2.2. Hoạt động 2: Trong tham quan. a) Mục đích: - Xây dựng được các nội dung việc và phân công việc cần làm trong quá trình tham quan. - Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên, biết liên hệ thực tế để giải thích các vấn đề liên quan đến bài học. - Tôn trọng và thực hiện tốt kế hoạch của tập thể khi tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương.
  16. 276 b) Nội dung: - Học sinh xây dựng các công việc cần làm trong khi thực hiện tìm hiểu môi trường tự nhiên của một khu vực. c) Sản phẩm: - Bảng (hoặc sơ đồ) hoàn thiện các nội dung việc và phân công việc cần làm trước khi thực hiện tìm hiểu môi trường tự nhiên của một khu vực. d) Cách thực hiện: • Bước 1: Giáo viên mời 2 nhóm tiếp theo trình bày về các việc và phân công việc cần làm trong khi thực hiện tìm hiểu môi trường tự nhiên của một khu vực mà nhóm chọn. - Thông báo tiêu chí đánh giá kết quả của nhóm trình bày: Tiêu chí đánh giá Điểm đạt Có chuẩn bị tài liệu, 3 Trình bày với ngôn ngữ rõ, to. 1 Tác phong phù hợp. 1 Nội dung đầy đủ. 5 Tổng điểm - Các nhóm trình bày trên sơ đồ hoặc tài liệu nhóm đã chuẩn bị. • Bước 2: Các nhóm còn lại đóng góp ý kiến cho nhóm trình bày. - Việc phân công và thực hiện tham quan có đúng kế hoạch không? - Việc bố trí việc cho các thành viên có phù hợp? - Mối quan hệ giữa các thông tin thu thập có đảm bảo logic? - Cách xử lý thông tin có phù hợp? - Việc trao đổi thông tin giữa các thành viên có đảm bảo? - Công tác đảm bảo an toàn trong tham quan thực hiện như thế nào? • Bước 3: Sản phẩm của học sinh. - Bảng (hoặc sơ đồ) hoàn thiện các nội dung việc và phân công việc cần làm trong khi thực hiện tìm hiểu môi trường tự nhiên của một khu vực. • Bước 4: Đánh giá và nhận xét. - Các nhóm nhận xét, đánh giá về tinh thần làm việc của nhóm trình bày.
  17. 277 - Giáo viên chốt kiến thức, đánh giá. 2.3 Hoạt động 3: Sau khi tham quan. a) Mục đích: - Biết xử lý thông tin đã thu thập được trong khi tham quan của nhóm. - Biết cách hoàn thành một báo cáo sau tìm hiểu môi trường tự nhiên ở một khu vực. - Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên, biết liên hệ thực tế để giải thích các vấn đề liên quan đến bài học. - Tôn trọng và thực hiện tốt kế hoạch của tập thể khi tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương. b) Nội dung: - Học sinh xây dựng các công việc cần làm sau khi thực hiện tìm hiểu môi trường tự nhiên của một khu vực. c) Sản phẩm: - Bảng (hoặc sơ đồ) hoàn thiện các nội dung việc và phân công việc cần làm sau khi thực hiện tìm hiểu môi trường tự nhiên của một khu vực. d) Cách thực hiện: • Bước 1: Giáo viên mời 2 nhóm tiếp theo trình bày về các việc và phân công việc cần làm sau khi thực hiện tìm hiểu môi trường tự nhiên của một khu vực mà nhóm chọn. - Thông báo tiêu chí đánh giá kết quả của nhóm trình bày: Tiêu chí đánh giá Điểm đạt Có chuẩn bị tài liệu, 3 Trình bày với ngôn ngữ rõ, to. 1 Tác phong phù hợp. 1 Nội dung đầy đủ. 5 Tổng điểm - Các nhóm trình bày trên sơ đồ hoặc tài liệu nhóm đã chuẩn bị. • Bước 2: Các nhóm còn lại đóng góp ý kiến cho nhóm trình bày.
  18. 278 - Việc phân công và thực hiện việc sau khi tìm hiểu môi trường tự nhiên có đúng kế hoạch không? - Việc bố trí việc cho các thành viên có phù hợp? - Việc xử lý thông tin thu thập có phù hợp? - Sản phẩm có phù hợp? - Việc trao đổi thông tin giữa các thành viên có đảm bảo? • Bước 3: Sản phẩm của học sinh. - Bảng (hoặc sơ đồ) hoàn thiện các nội dung việc và phân công việc cần làm sau khi thực hiện tìm hiểu môi trường tự nhiên của một khu vực. • Bước 4: Đánh giá và nhận xét. - Các nhóm nhận xét, đánh giá về tinh thần làm việc của nhóm trình bày. - Giáo viên chốt kiến thức, đánh giá. 3. Hoạt động: Luyện tập ( 23 phút ) a) Mục đích: - Vận dụng kiến thức, kỹ năng Địa lí đã học để giải quyết vấn đề thực tế, liên hệ với Việt Nam nếu có. - Chủ động tham gia hoạt động nhóm để xây dựng và thực hiện tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương. - Tích cực tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương. - Nhân ái: Tham gia bảo vệ động vật, thực vật. b) Nội dung: - Học sinh làm việc theo nhóm để thực hiện tìm hiểu môi trường tự nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ qua đoạn video ngắn 5 phút. c) Sản phẩm: - Kế hoạch tìm hiểu môi trường tự nhiên của rừng ngập mặn Cần Giờ. - Thông tin thu thập được sau khi xem đoạn video. - Bài báo cáo ngắn về môi trường tự nhiên ở rừng ngập mặn Cần Giờ. d) Cách thực hiện:
  19. 279 • Bước 1: Giáo viên thông báo yêu cầu các nhóm cần thực hiện khi tìm hiểu môi trường tự nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ qua đoạn video: - Thông báo tiêu chí đánh giá: Tiêu chí đánh giá Điểm đạt Kế hoạch. 5 Thông tin thu thập đầy đủ. 2 Sản phẩm hoàn chỉnh. 2 Hình thức trình bày sản phẩm. 1 Tổng điểm - Mời các nhóm xem đoạn video. • Bước 2: Các nhóm thực hiện sản phẩm. • Bước 3: Sản phẩm của học sinh. - Kế hoạch tìm hiểu môi trường tự nhiên của rừng ngập mặn Cần Giờ. - Thông tin thu thập được sau khi xem đoạn video. - Bài báo cáo ngắn về môi trường tự nhiên ở rừng ngập mặn Cần Giờ. • Bước 4: Đánh giá và nhận xét (không nhất thiết phải thực hiện trong tiết học này). - Giáo viên chấm điểm theo hệ thống tiêu chí đã thông báo với lớp. - Nhận xét và đánh giá bài làm của các nhóm. 4. Hoạt động: Vận dụng ( 2 phút ). a) Mục đích: - Mở rộng tìm hiểu kiến thức về môi trường tự nhiên ở địa phương khác và cả nước. b) Nội dung: - Học sinh sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về sự đa dạng thực vật, động vật ở nước ta. c) Sản phẩm: - Tranh ảnh và tài liệu học sinh sưu tầm được. d) Cách thực hiện: • Bước 1: Giao nhiệm vụ.
  20. 280 - Em hãy sưu tầm tranh ảnh, tài liệu để chứng minh sự đa dạng của thực vật, động vật ở nước ta. • Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ. • Bước 3: Học sinh có thể thực hiện ở nhà bằng tranh ảnh, hoặc bài báo cáo. • Bước 4: Đánh giá kết quả. 5. Rút kinh nghiệm. CHỦ ĐỀ 7 CHƯƠNG 7 : CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN Bài 22. DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ Hoạt động giáo dục: Địa lí lớp 6 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt: -Bước đầu chứng minh được dân số thế giới luôn có xu hướng tăng theo thời gian; phân bố dân cư không đều trong không gian. -Giải thích được đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới. -Con người trên Trái Đất có xu hướng tập trung vào các đô thị khiến cho số đô thị ngày càng nhiều và làm xuất hiện các siêu đô thị. 2. Năng lực 2.1. Năng lực môn Địa lí: - Đọc biểu đồ quy mô dân số thế giới. - Xác định được trên bản đồ một số thành phố đông dân nhất thế giới.
  21. 281 2.2. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ; - Năng lực giải quyết vấn đề; - Năng lực sáng tạo; - Năng lực giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ. 3. Phẩm chất - Yêu gia đình, quê hương, đất nước. -Thực hiện nghĩa vụ đạo đức, tôn trọng, chấp hành pháp luật, kỉ luật -Có trách nhiệm với bản thân, cộng động, đất nước, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường. -HS thấy được trách nhiệm của con người là rất lớn trong việc hướng những thay đổi trở thành tích cực hay tiêu cực đối với xã hội loài người và thiên nhiên Trái Đất. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Máy tính, máy chiếu. -Biểu đồ số dân trên thế giới qua các năm -Các bản đồ: Phân bố dân cư trên thế giới, Một số thành phố đông dân nhất thế giới, năm 2018. -Tranh ảnh, số liệu về tình hình dân số và đô thị ở các nơi trên thế giới. -Tập bản đồ địa lí lớp 6. 2. Chuẩn bị của HS -SGK, vở ghi, dụng cụ học tập. -Tập bản đồ địa lí lớp 6. III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Hoạt động mở đầu : ( 3phút) a) Mục đích: -Gợi mở những kiến thức ban đầu về tình dân số thế giới hiện nay; huy động kĩ năng quan sát, giúp học sinh kết nối kiến thức đã có với kiến thức của bài học mới. b) Nội dung: -HS dựa vào kiến thức và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
  22. 282 c) Sản phẩm: -HS trả lời các câu hỏi theo sự hiểu biết của bản thân. d) Cách thực hiện: Hoạt động cá nhân, cặp/bàn Bước 1. GV cho HS xem video “Những con số báo động về dân số” trongtuong-lai-a-58575.html -Câu hỏi định hướng: Hãy rút ra cảm nhận của em sau khi xem xong video clip trên. Bước 2. -HS khai thác thông tin từ video, tìm câu trả lời theo quan điểm cá nhân. Bước 3. -HS rút ra cảm nhận sau khi xem xong video clip trên. Bước 4. -GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Với diện tích phần đất liền trên bề mặt Trái đất là 149 triệu km2. Liệu Trái đất của chúng ta có còn được bình yên khi đứng trước sự tăng nhanh vượt bậc của dân số thế giới? Câu trả lời sẽ có trong bài học ngày hôm nay. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự thay đổi quy mô dân số thế giới (10 phút)
  23. 283 a) Mục đích: - Trình bày được tình hình dân số thế giới có xu hướng tăng theo thời gian. - Bước đầu biết nhận xét biểu đồ dân số qua các năm. b) Nội dung: - HS khai thác thông tin mục I; H.22.1 SGK, thực hiện yêu cầu của GV. c) c) Sản phẩm: I. Dân số thế giới - Trên phạm vi toàn thế giới, dân số luôn biến động và có xu hướng tiếp tục tăng. - Từ năm 1804 - 2018, dân số thế giới tăng thêm 6,6 tỉ dân. - Thời gian để dân số tăng thêm 1 tỉ dân ngày càng ngắn lại. - Tuy nhiên, tình hình gia tăng dân số có sự khác nhau giữa các quốc gia. d) Cách thực hiện: Thảo luận nhóm, cặp/bàn Bước 1. *Quan sát biểu đồ hình 22.1 SGK và thông tin mục I, cho biết: - Biểu đồ thể hiện nội dung gì? - Trục ngay và trục dọc của biểu đồ thể hiện đối tượng nào, trong thời gian bao lâu? - Độ cao của các cột cho chúng ta biết được điều gì? - GV chia cả lớp thành 7 nhóm nhỏ tìm hiểu dân số thế giới trong các giai đoạn bằng việc hoàn thành bảng sau: + Nhóm 1. 1804 - 1927. + Nhóm 5. 1987 - 1999. + Nhóm 2. 1927 - 1960. + Nhóm 6. 1999 - 2011. + Nhóm 3. 1960 - 1974. + Nhóm 7. 2011 - 2023 (dự báo) + Nhóm 4. 1974 - 1987. Số dân tăng Số dân tăng trung bình Số năm Thời gian thêm mỗi năm (triệu người) (năm) (tỉ người)
  24. 284 1804 - 1927 1 123 8,1 1927 - 1960 1 33 30,3 1960 - 1974 1 14 71,4 1974 - 1987 1 13 76,9 1987 - 1999 1 12 83,3 1999 - 2018 0,6 19 31,6 2018 - 2023 (dự báo) 0,4 5 (dự báo) 80,0 (dự báo) -Cho biết xu hướng tăng dân số thế giới giai đoạn 1804 - 2018 diễn ra như thế nào? -Giai đoạn nào dân số tăng nhanh nhất? Bước 2. -Các nhóm tìm và ghép những nội dung phù hợp với nhiệm vụ được phân công. -GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ nhóm gặp khó khăn. Bước 3. -Hết thời gian, các nhóm lần lượt trình bày kết quả làm việc của nhóm. -Nhóm khác cùng thực hiện nhiệm vụ khác nhận xét, bổ sung. Bước 4. -Giáo viên nhận xét phần trình bày của học sinh và chốt kiến thức. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự phân bố dân cư (15 phút) a) Mục đích: -Trình bày và giải thích được (ở mức độ đơn giản) nguyên nhân của sự phân bố dân cư trên thế giới. -Xác định được khu vực đông dân và khu vực thưa dân trên bản đồ thế giới. b) Nội dung: -HS khai thác thông tin mục II; H.22.2 SGK, thực hiện yêu cầu của GV. c) Sản phẩm:
  25. 285 II. Phân bố dân cư thế giới - Con người trên Trái Đất sinh sống ở khắp mọi nơi nhưng phân bố không đều. - Những nơi có nguồn nước ngọt dồi dào, khí hậu và giao thông thuận lợi, các hoạt động sản xuất phát triển thì dân cư đông. - Những nơi khô hạn, khí hậu khắc nghiệt, địa hình núi cao, sản xuất không thuận lợi thì dân cư thưa hơn. d) Cách thực hiện: Hoạt động thảo luận cá nhân, cặp/bàn Bước 1. *Khai thác thông tin mục II và H.22.2 SGK, em hãy: -Cho biết sự chênh lệch giữa thang mật độ dân số cao nhất và thập nhất là bao nhiêu lần? -Cho biết cách tính mật độ dân số. -Xác định các khu vực có mật độ dân số trên 100 người/km2 và các khu vực có mật độ dân số dưới 5 người/km2. -Nhận xét sự phân bố dân cư trên thế giới? Giải thích vì sao dân cư trên thế giới phân bố không đều? -Sự phân bố dân cư ở Việt Nam có giống với sự phân bố dân cư trên thế giới không? -Nêu một số ví dụ để thấy điều kiện tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố dân cư trên thế giới. Bước 2. -HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. -GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ Bước 3. - HS trình bày trước lớp. - HS khác nhận xét, bổ sung, đánh giá. Bước 4. GV nhận xét trình bày của HS, cung cấp thêm thông tin và chốt kiến thức.
  26. 286 \ Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới Ấn Độ có số dân đông thứ 2 thế giới Hoang mạc khô cằn không người ở Vùng Xi-bê-ri (LB. Nga) dân cư thưa thớt 2.3. Hoạt động 3: HS xác định những đô thị đông dân nhất thế giới (8 phút) a) Mục đích: -Trình bày và xác định được trên bản đồ các đô thị đông dân nhất thế giới. b) Nội dung: -HS khai thác thông tin mục III, H.22.3 SGK, thực hiện yêu cầu của GV. c) Sản phẩm:
  27. 287 III. Một số thành phố đông dân nhất thế giới - Hiện nay, con người có xu hướng tập trung vào các đô thị và xu hướng này đang tiếp tục trong tương lai. - Những đô thị có quy mô dân số từ 10 triệu dân trở lên gọi là siêu đô thị. - Châu Á có số lượng siêu đô thị nhiều nhất thế giới. - Số lượng các siêu đô thị trên thế giới ngày càng tăng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. d) Cách thực hiện: Thảo luận cặp/bàn Bước 1. *Yêu cầu HS khai thác thông tin mục III, H.22.3 SGK, thực hiện nhiệm vụ sau: - Xác định tên 10 đo thị đông dân nhất thế giới năm 2018. - Cho biết châu lục nào có nhiều đô thị từ 10 triệu dân trở lên nhất? - Vì sao châu Á là châu lục có nhiêu đô thị đông dân nhất thế giới? - Em hãy nhận xét và giải thích về sự phân bố các đô thị từ 10 triệu dân trở lên.
  28. 289 Bước 2. - Các nhóm tìm và ghép những nội dung phù hợp với nhiệm vụ được phân công. - GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ nhóm gặp khó khăn. Bước 3. - Hết thời gian, các nhóm lần lượt trình bày kết quả làm việc của nhóm. - Nhóm khác cùng thực hiện nhiệm vụ khác nhận xét, bổ sung. Bước 4. - Giáo viên nhận xét phần trình bày của học sinh và chốt kiến thức. 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: -Củng cố, khắc sâu nội dung kiến thức bài học; hệ thống lại nội dung kiến thức vừa tìm hiểu về dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới. b) Nội dung: -Vận dụng kiến thức bài học và hiểu biết cá nhân để trình bày được những nội dung kiến thức vừa tìm hiểu về dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới. c) Sản phẩm: -HS tham gia trò chơi trả lời câu hỏi. d) Cách thực hiện: Hoạt động cá nhân, cặp/bàn Bước 1. * GV yêu cầu HS lên bảng tổng kết nội dung bài học. Tổ chức trò chơi
  29. 291 Bước 2. -HS khai thác thông tin và dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi; trao đổi kết quả làm việc với các bạn khác. -GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn. Bước 3. -HS trình bày trước lớp kết quả làm việc cá nhân. -HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4. -GV thông qua trình bày của HS rút ra nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm những hoạt động rèn luyện kĩ năng của cả lớp. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: -HS vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. -Rèn luyện kĩ năng viết báo cáo ngắn. b) Nội dung: -Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bản báo cáo ngắn. c) Sản phẩm: -HS về nhà thực hiện nhiệm vụ, làm rõ nhận định GV nêu ra. d) Cách thực hiện: HS thực hiện ở nhà Bước 1. -GV đưa câu hỏi nhận định: Theo em sự tập trung quá đông dân cư vào đô thị trong khi kinh tế chưa thật sự phát triển có thế dẫn đến những khó khăn gì về kinh tế - xã hội và môi trường? Em hãy viết một báo cáo ngắn, khoảng 200 từ về nhận định trên. Bước 2. -HS hỏi và đáp ngắn gọn những vấn đế cần tham khảo. Bước 3. -GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét. 5. Rút kinh nghiệm
  30. 292 CHỦ ĐỀ 7 CHƯƠNG 7 : CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN Bài 23 : CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN Hoạt động giáo dục: Địa lí lớp 6 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt: - Nêu được các tác động của thiên nhiên lên hoạt động và sản xuất của con người - Trình bày được những tác động chủ yếu của loài người trên Trái đất - Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên vì sự phát triển bền vững. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực môn Địa lí: - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Nêu được các tác động của thiên nhiên lên hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. + Trình bày được những tác động chủ yếu của con người đến thiên nhiên. + Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên vì sự phát triển bên vững - Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng Địa lí đã học: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên và liên hệ thực tiễn địa phương nếu có 2.2. Năng lực chung:
  31. 293 - Năng lực tự học, tự hoàn thiện: lựa chọn tài liệu, thu thập thông tin phù hợp với bài học. - Năng lực hợp tác, giao tiếp: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. 3. Phẩm chất. - Trách nhiệm: Yêu thiên nhiên, thấy được trách nhiệm với thiên nhiên. - Chăm chỉ: Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng kiến thức về tự nhiên và con người. - Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến bài học + Biết bảo vệ môi trường nơi sinh sống và học tập: xả rác, sử dụng vật dụng thân thiện với môi trường +Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường nơi sinh sống và học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Máy tính, máy chiếu - Giấy A3/ bảng phụ. - Video, hình ảnh liên quan. - Tập bản đồ Địa lí 6 2. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, vở ghi bài, dụng cụ học tập - Tập bản đồ địa lí 6. - Sách bài tập địa lí 6 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
  32. 294 a) Mục đích: - Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bắt đầu bài học. - Giúp HS liên hệ kiến thức bài mới. b) Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi c) Sản phẩm: - Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh - Giáo viên chuẩn bị phần thưởng: điểm số, . d) Cách thực hiện: • Bước 1: Giao nhiệm vụ GV: Đời sống và sản xuất của con người không thể tách rời thiên nhiên Trái đất. Thiên nhiên là môi trường sống của con người, đồng thời thiên nhiên cũng chịu tác động của con người. Bài học hôm nay, cho chúng ta thấy thiên nhiên tác động đến con người như thế nào và con người tác động đến thiên nhiên ra sao? Và chúng ta phải là gì để bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các nguồn tài nguyên vì phát triển bên vững? HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ • Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ - HS: Suy nghĩ, trả lời • Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung - HS: Trình bày kết quả • Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới - HS: Lắng nghe, vào bài mới 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
  33. 295 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt (10 phút) a) Mục đích: - HS hiểu và trình bày được ảnh hưởng của thiên nhiên đến sinh hoạt và sản xuất của con người. - Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp b) Nội dung: Giáo viên cho học sinh thảo luận theo cặp hình thành kiến thức mới. I. Ảnh hưởng của thiên nhiên đến sinh hoạt và sản xuất. - Thiên nhiên cung cấp những điều kiện hết sức cần thiết để con người có thể tồn tại: không khí, nhiệt độ, ánh sáng, nước - Ảnh hưởng của thiên nhiên đến các hoạt động sản xuất của con người như: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch c) Sản phẩm: Bài thuyết trình và sản phẩm của học sinh d) Cách thực hiện: • Bước 1: Gv phát phiếu học tập (bài tập 1 – sách bài tập trang 74) cho học sinh, sau đó yêu cầu học sinh đọc mục 1 và quan sát H23.1 để hoàn thành. Ảnh hưởng của thiên nhiên đến sinh Ví dụ hoạt và sản xuất a. Nguồn nguyên liệu sản xuất b. Nơi cư trú, mặt bằng sản xuất c. Chứa đựng rác thải d. Cung cấp lưu trữ thông tin
  34. 296 đ. Chống các tác nhân gây hại (tia cực tím, ) • Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ theo cặp và điền vào phiếu học tập. • Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: GV gọi 2 cặp trả lời. GV cho cả lớp nhận xét, sau đó GV nhận xét, bổ sung. • Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV: chuẩn xác kiến thức và ghi bảng - HS: Lắng nghe và ghi bài. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu tác động của con người đến thiên nhiên (10 phút) a) Mục đích: - HS biết, trình bày được các tác động tích cực và tiêu cực của con người tới thiên nhiên. - Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. b) Nội dung: - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác động của con người tới thiên nhiên để hình thành kiến thức mới. II. Tác động của con người đến thiên nhiên. - Làm suy giảm tài nguyên - Làm ô nhiễm môi trường - Con người ngày càng nhận thức được trách nhiệm của mình với thiên nhiên và đã có những hành động tích cực để bảo vệ môi trường: trồng rừng, cải tạo đất c) Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh d) Cách thực hiện: • Bước 1: GV yêu cầu HS qua sát H23.2, 23.3 và thông tin trong bài: nêu những tác động tích cực và tiêu cực của con người đến thiên nhiên (câu 2 trang 75 sách bài tập)
  35. 297 • Bước 2: HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. • Bước 3: GV kết luận: Trong quá trình phát triển, con người đã tác động rất nhiều đến thiên nhiên như tạo ra các hệ sinh thái nhân tạo tươi đẹp: công viên, vườn hoa,khu nghỉ dưỡng . Song thông qua các hoạt động kinh tế con người đã làm biến đổi sâu sắc môi trường đất, nước, không khí cùng với các hoạt động khai thác tự nhiên quá mức của con người đã làm cho môi trường tự nhiên bị ô nhiễm nghiêm trọng. Do đó, hiện nay con người đã và đang tìm nhiêu cách để bảo vệ và cải tạo môi trường tốt hơn. • Bước 4: GV chiếu cho HS xem các hình 23.3 và đưa ra câu hỏi: Để bảo vệ thiên nhiên là học sinh, các em nên làm gì? - Bước 5: + HS trả lời. + GV chuẩn xác kiến thức và ghi bảng + HS nghe và ghi bài 2.3. Hoạt động 3:Tìm hiểu khai thác và sử dụng tài nguyên thông minh (10 phút) a) Mục đích: - HS biết được ý nghĩa của việc khai thác, sử dụng hiệu quả, thông minh các nguồn tài nguyên vì sự phát triển bền vững. - Có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên - Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. b) Nội dung: Tìm hiểu về khai thác và sử dụng tài nguyên thông minh. III. Khai thác và sử dụng tài nguyên thông minh - Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng trong sản xuất và đời sống. - Sử dụng tài nguyên, hợp lí, tiết kiệm nhằm hạn chế suy giảm tài nguyên - Tài nguyên thiên nhiên gồm:
  36. 298 + Tài nguyên không khôi phục: khoáng sản + Tài nguyên khôi phục được: đất, nước, sinh vật + Tài nguyên vô tận: Năng lượng mặt trời, gió c) Sản phẩm: Bài thuyết trình, câu trả lời, bài làm của học sinh d) Cách thực hiện: Bước 1: - GV chia HS thảo luận theo cặp đôi và yêu cầu HS đọc thông tin SGK và quan sát H 23.4, 23.5, em hãy: 1. Kể tên các loại tài nguyên thiên nhiên được con người khai thác? 2. Em hãy lấy ví dụ cụ thể về các biện pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên thông minh? - HS lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2: - GV gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, trả lời Bước 3: - HS trình bày kết quả - GV lắng nghe, gọi HS bổ sung, nhận xét. Bước 4: - GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức và ghi bảng - HS lắng nghe và ghi bai. 3. Hoạt động: Luyện tập (10 phút) a) Mục đích: - Nhớ được những kiến thức trọng tâm cơ bản về những tác động của thiên nhiên lên hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. - Những tác động của con người lên tự nhiên Trái đất, những việc con người cần làm trong việc bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên thông minh.
  37. 299 - Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp b) Nội dung: - Giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi để củng cố kiến thức. c) Sản phẩm: - Học sinh hoàn thành sơ đồ d) Cách thực hiện: • Bước 1: GVchuẩn bị bảng phụ và chia lớp thành 4 nhóm. Phổ biến trò chơi “Ai nhanh nhất”. Các nhóm sẽ thảo luận và lựa chọn cụm từ thích hợp trong bảng để điền vào chỗ trống trong sơ đồ dưới. Các nhóm có 2 phút để điền đáp án. Nhóm nào hoàn thành trước và đúng nhất sẽ chiến thắng. 6. Chống 1. Môi 3. Nguồn 4. Cung 5. Tái tạo 2.Tìm tác nhân 7. Môi trường nguyên cấp lưu tài kiếm vật gây hại trường không liệu sản trữ thông nguyên liệu mới tia cực nước khí xuất tin mới tím 8. Từ 14. Tối chối quy 9. Nơi cư 11. Tái sử thiểu hóa 10. Môi 12. Chứa 13. Môi trình trú, mặt dụng phế chất thải, trường đựng rác trường công bằng sản liệu chất nằng đất thải sinh vật nghệ lạc xuất thải lượng hậu thừa
  38. 300 • Bước 2: GV ra hiệu lệnh. HS thực hiện nhiệm vụ. • Bước 3: + Các nhóm hoàn thành dán sản phẩm lên bảng. + Học sinh nhận xét, so sánh bài của 4 nhóm. + Giáo viên nhận xét và chốt lại kiến thức của bài. + Ghi nhận kết quả học tập của học sinh 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: - Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên và liên hệ thực tiễn địa phương nếu có. - Định hướng cho học sinh chuẩn bị bài mới. - Nhắc nhở học sinh học bài cũ. b) Nội dung: -Thu thập thông tin từ người sống xung quanh và các nguồn khác. c) Sản phẩm: - Học sinh hoàn thành đoạn văn. d) Cách thực hiện: • Bước 1. GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu: -Quan sát thực tế và thu thập các thông tin ở địa phương em đang sống hoặc từ đọc sách, báo, tư liệu trên mạng Internet. - Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 15 dòng: + Kể về các hoạt động khai thác tài nguyên nơi em sống (nếu có)? + Trong cuộc sống hằng ngày em có thể làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường em đang sống? - Đọc Bài đọc trước bài mới SGK trang 204, học bài cũ. • Bước 2. HS tiếp nhận nhiệm vụ về nhà
  39. 301 5. Rút kinh nghiệm CHỦ ĐỀ 7 CHƯƠNG 7 : CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN Bài 24. THỰC HÀNH: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI TỚI THIÊN NHIÊN Hoạt động giáo dục: Địa lí lớp 6 Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU : Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức: • Biết được mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên ở địa phương. • Biết cách tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm. * Năng lực Địa Lí - Năng lực tìm hiểu địa lí: biết cách tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và qua thưc tế tại địa phương.
  40. 302 - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam. - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường ở nơi mình sống. - Chăm chỉ, tích cực, chủ động trong các hoạt động học - Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: Các hình ảnh, tư liệu về môi trường của địa phương. 2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1.Hoạt động : Mở đầu a. Mục đích: Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh giải quyết, trên cơ sở đó để hình thành kiến thức vào bài học mới. b. Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh d. Cách thực hiện Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: chuẩn bị 1 số câu hỏi về các vấn đề liên quan đến môi trường tại địa phương. HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
  41. 303 HS: Suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung HS: Trình bày kết quả Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới HS: Lắng nghe, vào bài mới 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 1: Thu thập thông tin và thuyết trình về tác động của con người đến thiên nhiên tại địa phương (30 phút) a) Mục đích: - Biết thu thập thông tin cần thiết về môi trường tự nhiên địa phương em sinh sống (đất, nước, không khí, sinh vật ), hoạt động xả thải, hệ quả và biện pháp xử lí. - Trình bày được tác động của con người đến thiên nhiên tại địa phương. - Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. b) Nội dung: - Giáo viên cho học sinh làm việc nhóm, thu thập thông tin cần thiết về tác động của con người đến môi trường tự nhiên ở địa phương em sinh sống (đất, nước, không khí, sinh vật ) c) Sản phẩm: - Bài thu hoạch (có thể dưới nhiều hình thức như: tranh vẽ, áp phích, sơ đồ, bài trình chiếu, ) thể hiện rõ thông tin về tác động của con người đến môi trường khu vực sinh sống. d) Cách thực hiện:  Bước 1. Thành lập nhóm
  42. 304 - GV chia lớp thành 6 nhóm nhỏ trên cơ sở các bạn tương đồng về điều kiện, hoàn cảnh và có thể hỗ trợ nhau tốt nhất trong quá trình làm bài thực hành. - Bầu nhóm trưởng và thư ký nhóm là những người có khả năng tốt nhất tập hợp các thành viên trong nhóm và điều hành công việc. Yêu cầu phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm, đảm bảo đồng đều, hiệu quả.  Bước 2. Giao nhiệm vụ và nội dung thực hành - Lựa chọn các vấn đề tương đối thiết thực với địa phương, hai nhóm làm cùng một nội dung. + Tóm tắt các hoạt động của con người gây tổn hại thiên nhiên, ô nhiễm môi trường (bài 23). + Tóm tắt các thông tin về môi trường tự nhiên nơi em sinh sống: Đặc điểm, vai trò đối với con người (đất, nước, không khí, sinh vật ), hoạt động xả thải, hệ quả và biện pháp xử lí từ các tài liệu, văn bản (do GV gợi ý) và internet (GV hướng dẫn và gợi ý). Gợi ý nội dung cụ thể: 1. Bãi rác trên vỉa hè, lề đường làm ảnh hưởng đến môi trường đất. 2. Hoạt động công nghiệp, giao thông đô thị ảnh hưởng đến môi trường không khí 3. Tác động của nước thải ở các cơ sở công nghiệp và môi trường nước. Lưu ý: Các hoạt động ở bước 1 và bước 2 sẽ được GV chuẩn bị và thực hiện trước để các nhóm chủ động tìm kiếm thông tin ở địa phương cụ thể, rõ ràng hơn.  Bước 3. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thu thập thông tin và trình bày nội dung kiến thức.  Bước 4. HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc nhóm. Các nhóm cần tìm người đại diện có khả năng trình bày vấn đề. - Khi trình bày cần nói to, rõ ràng, biết cách phân tích, thuyết phục người nghe. - Các nhóm khác bổ sung thông tin, GV nhận xét và đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.
  43. 305 2.2. Hoạt động 2: Tham quan tìm hiểu môi trường xung quanh trường học. a) Mục đích: - Trình bày được thực trạng môi trường xung quanh trường học. - Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. b) Nội dung: Giáo viên cho học sinh làm việc nhóm, thu thập thông về thực trạng môi trường xung quanh trường học. c) Sản phẩm Bài báo cáo về thực trạng về vấn đề môi trường xung quanh trường học. d) Cách thực hiện: • Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS. Mỗi nhóm phụ trách một chủ đề. Chuẩn bị: o Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm. o Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết: sổ tay, phương tiện ghi hình, thu âm • Bước 2: HS tiến hành tham quan, thu thập và xử lí thông tin thông tin. - Tìm hiểu việc sử dụng túi (ly) nilon và nhựa dùng một lần với ô nhiễm môi trường xung quanh. - Tìm hiểu tác động của phương tiện giao thông đối với môi trường không khí. • Bước 3: HS viết báo cáo. - Viết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng • Bước 4: HS trình bày báo cáo. o Đại diện nhóm trình bày báo cáo. o Khi trình bày cần nói to, rõ ràng, biết cách phân tích, thuyết phục người nghe. Kèm theo lời nói cần có các hình ảnh, clip, o Bước 5: GV đánh giá hoạt động của các nhóm theo tiêu chí
  44. 306 Bộ công cụ đánh giá: Đánh giá mục tiêu được thực hiện qua sản phẩm + Tiêu chí đánh giá sản phẩm Tiêu chí Hoàn thành Nội dung chính Ngắn gọn, rõ Thuyết trình yêu cầu xác ràng Điểm đạt 4 4 1 1 + Tiêu chí đánh giá hoạt động học sinh Tiêu chí Hoàn thành yêu Học sinh có Trung thực Đảm bảo thời cầu phối hợp, tích trong đánh giá gian cực tham gia với các nhóm thảo luận Điểm đạt 4 4 1 1 + Học sinh đánh giá nhau (theo nhóm) Tiêu chí Hoàn thành Nội dung chính Ngắn gọn, rõ Thuyết trình yêu cầu xác ràng Điểm đạt 4 4 1 1 3. Hoạt động: Luyện tập. a. Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học b. Nội dung: Hoàn thành các bài tập. c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d. Cách thực hiện. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: đặt các câu hỏi liên quan. HS suy nghĩ, thảo luận hoàn thành các câu hỏi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS suy nghĩ, thảo luận để tìm ra câu trả lời.
  45. 307 Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học 4. Hoạt động: Vận dụng a. Mục đích: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay b. Nội dung: Vận dụng kiến thức c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh d. Cách thực hiện. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: yêu cầu học sinh tiếp tục tìm hiểu về các vấn đề môi trường tại địa phương HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ HS: Suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS: trình bày kết quả GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Chuẩn kiến thức HS: Lắng nghe và ghi nhớ. 5.Rút kinh nghiệm.