Kiểm tra 15 phút lần 1 - Môn Địa 6

docx 6 trang minh70 2560
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 15 phút lần 1 - Môn Địa 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_15_phut_lan_1_mon_dia_6.docx

Nội dung text: Kiểm tra 15 phút lần 1 - Môn Địa 6

  1. PHẦN 1 : ĐỀ KIỂM TRA A.HỌC KÌ 1. I. KIỂM TRA 15 PHÚT LẦN 1. 1. Trắc nghiệm. Câu 1.Châu lục nào có số dân ít nhất thế giới là: A. Châu Âu. B. Châu Mĩ. C. Châu Phi. D. Châu Đại Dương . Câu 2. Trên tháp tuổi, lớp người trong độ tuổi lao động được biểu thị ở: A. Phần đáy. B. Phần thân C. Phần đỉnh. 2.Tự luận. Trình bày đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm II. KIỂM TRA 15 PHÚT LẦN 2. 1. Trắc nghiệm Câu 1. Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới lên đến: A. 1,5 % B. 2,1 % C. 3,4 % D. 4,2 % Câu 2.Các khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới gió mùa là: A. Nam Á, Đông Nam Á B. Đông Phi, Đông Bắc Oxtraylia B. Bắc Mĩ, Tây Á D. Đông Nam Á, Đông Á 2. Tự luận. Trình bày đặc điểm khí hậu đới lạnh . III. KIỂM TRA 45 PHÚT. 1. Trắc nghiệm
  2. Câu 1. Ngày nay , số người sống trong các đô thị chiếm khoảng tỉ lệ bao nhiêu so với dân số thế giới? A.1/2 B. 3/4 C. 2/3 D. 4/5 Câu 2. Mùa đông ở Hà Nội, nhiệt độ có thể xuống dưới bao nhiêu độ C trong vài ngày? A. 0oC B. 5oC C. 10oC D. 15oC Câu 3 . Châu lục nghèo đói nhất trên thế giới hiện nay là: A. Châu Dại Dương. C. Châu Phi. B. Châu Á. D.Châu Mĩ. 2. Tự luận. Câu 1: Dựa vào lược đồ Phân bố hoang mạc trên thế giới, cho biết các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu? Trình bày đặc điểm khí hậu của môi trường hoang mạc .
  3. Câu 2: Để khắc phục những khó khăn bất lợi về khí hậu các nước đới ôn hòa đã áp dụng những biện pháp gì trong nông nghiệp? IV. KIỂM TRA HỌC KÌ I. 1. Trắc nghiệm Câu 1. Đới nóng nằm ở khoảng giữa. A. Xích đạo và chí tuyến Nam. C. Chí tuyến và vòng cực. B. Xích đạo và chí tuyến Bắc. D. Chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam Câu 2. Đại dương có diện tích nhỏ nhất là: A. Đại Tây Dương C. Ấn Độ Dương. B. Thái Bình Dương D. Bắc Băng Dương. Câu 3. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là: A. Sự chênh lệch giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử hàng năm. B. Sự chênh lệch giừa tỉ lệ nhập cư và tỉ lệ xuất cư trong năm. C. Câu A sai, câu B đúng. D. Cả A và B đều đúng. 2.Tự luận. Câu 1: Trình bày đặc điểm khí hậu đới ôn hòa. Câu 2:
  4. Quan sát ảnh trên cho biết các con vật trên là động vật thuộc môi trường đới khí hậu nào? Chúng có những đặc điểm gì để thích nghi với khí hậu đó. PHẦN 2 : ĐÁP ÁN I.KIỂM TRA 15 PHÚT LẦN 1. 1.Trắc nghiệm. 1.C 2. B 2. Tự luận. - Khí hậu nóng nắng, ẩm mưa nhiều quanh năm + T0: 25- 280C, chênh lệch các tháng: 30C, ngày đêm 100C + Mưa: TB năm: 1500-2500mm + Độ ẩm : 80%. II.KIỂM TRA 15 PHÚT LẦN 2. 1.Trắc nghiệm. 1.B 2.A
  5. 2. Tự luận. + Lạnh lẽo, khắc nghiệt, mùa hạ ngắn, mùa đông kéo dài ,biên độ dao động nhiệt lớn +Mưa rất ít ,chủ yếu dưới dạng tuyết rơi III. KIỂM TRA 45 PHÚT. 1.Trắc nghiệm. 1.A 2.C 3.C 2. Tự luận. Câu 1: -Vị trí: Chủ yếu nằm dọc theo chí tuyến, nằm sâu trong lục địa hoặc ven các dòng biển lạnh. - Khí hậu :hết sức khô hạn khắc nghiệt, mưa rất ít, biên độ nhiệt rất lớn. Câu 2: - Hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh dẫn nước đến từng cánh đồng - Tưới nước tự động, khoa học, tiết kiệm nước - Phun sương tự động , tưới nước ấm khi quá lạnh cho cây - Xây dựng nhà kính -> đảm bảo cây phát triển được trong mùa đông - Trồng cây ven bờ ruộng-> chắn gió mạnh, & giữ nước - Tấm nhựa trong-> che phủ rau, chống sương muối, sương giá , mưa đá -Lai tạo các giống cây trồng, vật nuôi thích nghi với khí hậu cho năng suất cao. IV. KIỂM TRA HỌC KÌ I. 1.Trắc nghiệm. 1.D 2.D 3.A
  6. 2. Tự luận. Câu 1: -Mang tính chất trung gian giữa đới lạnh và đới nóng. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình không cao không thấp - Thời tiết ở đới ôn hoà thay đổi bất thường, luôn biến động rất khó dự báo trước do đới ôn hòa có : + Vị trí trung gian giữa hải dương & lục địa + Vị trí trung gian giữa đới nóng & lạnh Câu 2: - Đây là động vật thuộc đới lạnh (tuần lộc ,chim cánh cụt , hải cẩu ) - Đặc điểm: + Lớp mỡ dày, lông dày không thấm nước. + Sống thành đàn đông để sưởi ấm cho nhau. + Di cư để tránh rét. + Ngủ đông để giảm tiêu hao năng lượng.