Kiểm tra 15 phút - Môn: Địa lí lớp 6

docx 6 trang minh70 4000
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 15 phút - Môn: Địa lí lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_15_phut_mon_dia_li_lop_6.docx

Nội dung text: Kiểm tra 15 phút - Môn: Địa lí lớp 6

  1. I. KIỂM TRA 15 P LẦN 1. 1. TRẮC NGHIỆM. Biểu đồ nào trong số các biểu đồ sau thích hợp với hình ảnh rừng rậm xanh quanh năm: A. Biểu đồ A. B. Biểu đồ B. C. Biểu đồ C. D. Biểu đồ D. E. Biểu đồ E A B C D E 2.TỰ LUẬN.
  2. Quan sát hình trên phân tích mối quan hệ giữa nhiệt độ, lượng mưa với thảm thực vật ở môi trường ôn đối hải dương ĐÁP ÁN 1. TRẮC NGHIỆM. Đáp án A 2.TỰ LUẬN. Nhiệt độ ở mức trung bình, lượng mưa tương đối nhiều quanh năm tạo điều kiện cho rừng cây phát triển xanh tốt quanh năm điển hình là kiểu rừng lá rộng. Đây là mối quan hệ tương thích. II. KIỂM TRA 15 P LẦN 2. 1. TRẮC NGHIỆM. Cho bảng số liệu về dân số và diện tích rừng ở khu vực Đông Nam Á. Năm Dân số ( triệu người) Diện tích rừng (triệu ha) 1980 360 240,2 Diện tích rừng bình quân đầu người ở khu vực Đông Nam Á năm 1980 là: A. 0,667 ha/ người. B. 0,567 ha/ người C. 0,767 ha/ người 2.TỰ LUẬN Cho bảng số liệu về dân số và diện tích rừng ở khu vực Đông Nam Á. Năm Dân số ( triệu người) Diện tích rừng (triệu ha) 1980 360 240,2 1990 442 208,6 Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện dân số và diện tích rừng khu vực Đông Nam Á.
  3. Từ số liệu và biểu đồ đã vẽ nhận xét về mối quan hệ giữa dân số và diện tích rừng khu vưc Đông Nam Á. ĐÁP ÁN 1. TRẮC NGHIỆM. Đáp án A 2.TỰ LUẬN. - Vẽ biểu đồ: trên cùng 1 hệ trục tọa độ gồm 2 trục tung 1 trục hoành vẽ mỗi năm 2 cột thể hiện 2 đối tượng dân số và diện tích rừng khu vực Đông Nam Á. - Nhận xét: dân số tăng tương ứng với diện tích rừng giảm : từ năm 1980 đến năm 1990 dân số tăng 82 triệu người , diện tích rừng giảm 31,6 triệu ha. III. KIỂM TRA 1 TIẾT 1. TRẮC NGHIỆM. Câu 1: Biết diện tích Việt Nam là 329.314 km2, dân số năm 2001 là 78,7 triệu người hãy cho biết mật độ dân số năm 2001 của nước ta là: A. 239 người/ km2 B. 249 người/ km2 C. 259 người/ km2 Câu 2.
  4. Quan sát hình ảnh sau cho biết đây là hình ảnh thường thấy ở vùng biển đới gì vào mùa nào? A. Đới lạnh - Mùa xuân. B. Đới lạnh- Mùa hạ C. Đới ôn hòa- Mùa đông 2. TỰ LUẬN Vùng em đang ở là thuộc kiểu quần cư nông thôn hay quần cư đô thị ? Giải thích vì sao. ĐÁP ÁN 1. TRẮC NGHIỆM. 1.A 2. B. 2.TỰ LUẬN. - Vùng em đang ở thuộc kiểu quần cư nông thôn. - Giải thích: vì vùng này mang nhiều đặc điểm của kiểu quần cư nông thôn: mật độ dân số thấp, nhà cửa thường cách xa nhau, gắn liền với ruộng vườn,ao chuồng, đường xá còn nhiều đường hẹp, xấu, hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư ở đây vẫn là hoạt động nông nghiệp. IV. KIỂM TRA HỌC KÌ I 1. TRẮC NGHIỆM. Câu 1.
  5. Dựa vào kiến thức thực tế hãy cho biết dân số nước ta tăng lên chủ yếu là do: A. Tăng tự nhiên. B. Tăng cơ giới. Câu 2. Cho bảng số liệu về số dân và diện tích nước Trung Quốc năm 2001, cho biết mật độ dân số(người/km2) năm 2001 là bao nhiêu: A. 135 B. 132,7 C. 138 Tên nước Diện tích ( km2) Dân số ( triệu người) Trung Quốc 9597000 1273,3 2.TỰ LUẬN. Tại sao nói “ Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng?” ĐÁP ÁN 1. TRẮC NGHIỆM. 1.A 2. B. 2.TỰ LUẬN. Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn vì: Địa bàn sinh sống của con người ngày càng mở rộng. Con người đã có mặt trên tất cả các châu lục, trên các đảo ngoài khơi xa. Con người còn vươn tới tầng bình lưu của khí quyển( trong các chuyến bay hàng không dân dụng ), xuống dưới thềm lục địa của các đại dương( trong các thiết bị lặn, các tàu ngầm) - Thế giới chúng ta đang sống rất đa dạng vì: +Về hành chính: trên thế giới có > 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về chế độ chính chị xã hội + Trong từng vùng lãnh thổ, có nhiều dân tộc khác nhau về phong tục, tập quán, tín ngưỡng , tiếng nói, văn hóa + Trong các môi trường thiên nhiên , con người có nhiều hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ khác nhau , đi cùng với các hình thức này là các nền văn hóa khác nhau, các trình độ văn minh khác nhau , các quan niệm sống khác nhau và mức sống khác nhau
  6. Sự tồn tại bên nhau, đan xen vào nhau, trao đổi, học hỏi giữa các nền văn hóa trong thời đại thông tin càng làm tăng tính đa dạng của thế giới.