Tài liệu Tập huấn dạy học theo sách giáo khoa Cánh diều Lớp 1 môn Giáo dục thể chất

pdf 24 trang Hải Hòa 07/03/2024 2350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Tập huấn dạy học theo sách giáo khoa Cánh diều Lớp 1 môn Giáo dục thể chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_tap_huan_day_hoc_theo_sach_giao_khoa_canh_dieu_lop.pdf

Nội dung text: Tài liệu Tập huấn dạy học theo sách giáo khoa Cánh diều Lớp 1 môn Giáo dục thể chất

  1. NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH CÔNG TY ĐẦU TƯ XUẤT BẢN – THIẾT BỊ GIÁO DỤC VIỆT NAM (VEPIC) TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA LỚP 1 “CÁNH DIỀU” MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT HÀ NỘI - 2020
  2. MỤC LỤC Lời giới thiệu 3 Phần thứ nhất NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT LỚP 1 4 1.1 Mục tiêu của chương trình môn học GDTC ở lớp 1 4 1.2 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực đối với HS lớp 1 môn GDTC 4 II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SÁCH GIÁO KHOA GDTC LỚP 1 5 2.1 Về tác giả 5 2.2 Quan điểm tiếp cận (biên soạn) sách giáo khoa GDTC 1 5 2.3 Một số điểm mới trong cấu trúc nội dung 6 2.4 Khung phân phối chương trình 9 2.5 Yêu cầu về phương pháp dạy học 10 2.6 Những lưu ý để có giờ dạy học GDTC lớp 1 hấp dẫn 12 2.7 Vấn đề đánh giá kết quả học tập môn học GDTC của HS 13 III. GIỚI THIỆU VỀ, SÁCH GIÁO VIÊN VÀ HỆ THỐNG CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO BỔ TRỢ 16 3.1 Giáo dục thể chất 1 (Cánh Diều) – sách giáo viên 16 3.2 Sách giáo khoa điện tử Giáo dục thể chất 1 (Cánh Diều) 16 Phần thứ hai HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1 I. BÀI SOẠN MINH HOẠ 17 II. BÀI TẬP DÀNH CHO HỌC VIÊN 24 2
  3. Lời giới thiệu Cuốn Sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 (Cánh Diều) là tài liệu học tập môn Giáo dục thể chất cho HS lớp 1, thực hiện theo “ Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 – Môn Giáo dục thể chất”. Đây là cơ sở để GV tiến hành dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục thể chất 1 của học sinh. Cuốn Tài liệu tập huấn giáo viên sử dụng sách giáo khoa lớp 1 (Cánh Diều) môn Giáo dục thể chất có mục tiêu giúp GV: Có hiểu biết khái quát về Chương trình môn Giáo dục thể chất lớp 1 bao gồm: Mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung dạy học, phương pháp dạy học và đánh giá kêt quả HS. Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới đánh giá kết quả học tập. Giới thiệu một số bài soạn có minh hoạ đáp ứng được yêu cầu dạy học hình thành và phát triển năng lực học tập môn Giáo dục thể chất cho HS lớp 1. Tài liệu được chia làm hai phần chính: Phần thứ nhất. Những vấn đề chung Phần thứ hai. Hướng dẫn soạn bài dạy học theo sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1. CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG TÀI LIỆU HS: Học sinh GDTC: Giáo dục thể chất GV: Giáo viên SGK: Sách giáo khoa SGV: Sách giáo viên TT& KNVĐCB: Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản PPGD: Phương pháp giáo dục 3
  4. Phần thứ nhất NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT LỚP 1 1.1 Mục tiêu của chương trình môn học GDTC ở lớp 1 Môn Giáo dục thể chất giúp HS biết cách chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể, bước đầu hình thành các kĩ năng vận động cơ bản, thói quen tập luyện thể dục thể thao, tham gia tích cực các hoạt động thể dục, thể thao nhằm phát triển các tố chất thể lực, làm cơ sở để phát triển toàn diện và phát hiện năng khiếu thể thao. 1.2 Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực đối với HS lớp 1 của môn GDTC a) Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung Môn Giáo dục thể chất ở lớp 1 góp phần hình thành và phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể. b) Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù Yêu cầu cần đạt về năng lực thể chất được thể hiện trong bảng sau: Thành phần Lớp 1 năng lực Chăm sóc Biết và bước đầu thực hiện được vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung và sức khoẻ vệ sinh trong tập luyện thể dục thể thao. Vận động Nhận biết được các vận động cơ bản trong chương trình môn học. cơ bản Thực hiện được các kĩ năng vận động cơ bản. Có ý thức thường xuyên vận động để phát triển các tố chất thể lực. Hoạt động Nhận biết được vai trò của hoạt động thể dục thể thao đối với cơ thể. thể dục thể Thực hiện được kĩ thuật cơ bản của một số nội dung thể thao phù thao hợp với bản thân. Tự giác, tích cực trong tập luyện thể dục thể thao. c) Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và đóng góp của môn học trong việc bồi dưỡng phẩm chất cho HS lớp 1 Môn học GDTC ở lớp 1 là một trong những môn học trực tiếp hình thành và phát triển cả 5 phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. d) Yêu cầu cần đạt về năng lực chung và đóng góp của môn học GDTC ở lớp 1 trong việc hình thành, phát triển các năng lực chung cho HS Những năng lực chung được hình thành và phát triển cho HS qua môn học GDTC 4
  5. gồm các năng lực sau: Năng lực tự chủ và tự học. Năng lực giao tiếp và hợp tác. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. e) Đóng góp của môn học trong việc hình thành, phát triển các năng lực đặc thù cho HS lớp 1 Năng lực chăm sóc sức khoẻ. Năng lực vận động cơ bản. II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1 2.1 Về tác giả TS. Đặng Ngọc Quang là Tổng chủ biên Chương trình môn GDTC 2018 của Bộ GD - ĐT, đây là cuốn SGK Giáo dục thể chất 1 duy nhất có tác giả đã tham gia biên soạn Chương trình môn GDTC. Tác giả: Ths Nguyễn Công Trường là cán bộ giảng dạy GDTC của trường Đại học Thủ Đô. 2.2 Quan điểm tiếp cận (biên soạn) sách giáo khoa GDTC 1 Xuất phát từ đặc trưng của môn học, một số quan điểm sau được nhấn mạnh trong xây dựng sách giáo khoa GDTC 1. Tập trung giúp HS hình thành và phát triển năng lực thể chất với các thành phần năng lực chăm sóc sức khỏe, năng lực vận động cơ bản, năng lực hoạt động thể dục thể thao. Nhận biết được các vận động cơ bản trong chương trình, bước đầu thực hiện được một số kĩ năng vận động cơ bản, có ý thức thường xuyên vận động để phát triển các tố chất thể lực. Nhận biết được vai trò của hoạt động thể dục thể thao đối với cơ thể. Tự giác, tích cực trong tập luyện thể dục thể thao. Căn cứ vào mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực nêu trong Chương trình tổng thể đã được cụ thể hóa vào mục tiêu của Chương trình môn học Giáo dục thể chất. Căn cứ vào thành tựu và kết quả nghiên cứu về chương trình môn học, nhất là Chương trình môn học thể dục hiện hành. Việc xác định nội dung cuốn sách Giáo dục thể chất cũng phải căn cứ vào logic của các lĩnh vực làm nền tảng cho môn học Giáo dục thể chất trong nhà trường, trên cơ sở các yêu cầu cần đạt cụ thể với từng cấp và lớp học, để lựa chọn nội dung tương ứng theo hướng mở, đa dạng, cá biệt với nhiều cách tiếp cận khác nhau do đặc điểm của khoa học giáo dục thể chất cho phép. Xu thế quốc tế về phát triển Chương trình giáo dục phổ thông nói chung và Chương trình môn học Giáo dục thể chất nói riêng. Để thiết kế sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 mới, lần đầu tiên được biên soạn ở Việt Nam, ban xây dựng đã tham 5
  6. khảo nhiều tài liệu của một số nước như Đức, Hàn quốc, Singapore, Scotland, Trung Quốc, Nga, để rút ra xu thế phát triển của các tài liệu loại này nhằm vận dụng cho Việt Nam. Trong đó có tính đến đặc điểm điều kiện cơ sở vật chất và nhân lực GDTC của chúng ta hiện nay. Thiết kế những hoạt động học tập đa dạng, với sự phong phú về nội dung và hình thức, nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích của HS; tạo được cảm xúc, niềm vui và hứng thú trong học tập. Có tính mở để phù hợp với sự đa dạng về điều kiện và khả năng học tập của HS các vùng miền. 2.3 Một số điểm mới trong cấu trúc nội dung a) Điểm mới, điểm mạnh của sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 Lần đầu nước ta tổ chức biên soạn sách giáo khoa Giáo dục thể chất (gồm 12 cuốn, từ lớp 1 đến lớp 12). Trong đó, sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 được ưu tiên xuất bản đầu tiên trong bộ sách này. Cuốn sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 nằm trong bộ sách “Cánh Diều” đã đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu, tiêu chuẩn của một cuốn sách giáo khoa tốt. Điều này được thể hiện cụ thể ở các mặt sau: * Về nội dung sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều”: Nội dung sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều” thể hiện đúng và đầy đủ nhất nội dung của chương trình môn học; bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nội dung sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều” vừa có sự kế thừa các nội dung đang thực hiện trong chương trình hiện hành, vừa có sự đổi mới giảm tải các yêu cầu nặng về kĩ thuật thể thao để làm cho giờ HS động vui vẻ, phù hợp với HS hơn. Sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều” lựa chọn những nội dung phù hợp, hay và hấp dẫn, chú trọng sử dụng trò chơi trong tất cả các chủ đề, bài học nhằm tăng hứng thú cho HS. Nội dung sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều” đã bám sát được các nội dung theo chương trình lớp 1, bao gồm các phần Kiến thức chung, Vận động cơ bản và Thể thao tự chọn. Trong đó, phần Vận động cơ bản được lựa chọn 3 chủ đề là: Đội hình đội ngũ; Bài tập thể dục; Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản. Phần Thể thao tự chọn được biên soạn có tính chất ví dụ cho 2 môn thể thao được HS lớp 1 yêu thích và lựa chọn nhiều là: Bóng đá mini và Bóng rổ. Nội dung sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều” được lựa chọn trong từng chủ đề, từng bài theo hướng mở, phát huy tính tích cực của HS và GV, không quy định chặt chẽ về trình tự cũng như thời lượng thực hiện cụ thể đối với từng nội dung. Tổng chủ biên, chủ biên và tác giả SGK Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều” đồng thời cũng là tổng chủ biên, chủ biên và tác giả Chương trình Giáo dục phổ thông môn 6
  7. Giáo dục thể chất (2018), đây là ưu điểm mà không bộ sách nào khác có được. Các nội dung được lựa chọn trong sách giáo khoa đã được thực nghiệm để đảm bảo tính khả thi với điều kiện thực tế vùng miền và khả năng của HS lớp 1. Nội dung của sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều” được thiết kế hoàn toàn theo hướng mở. Phân chia nội dung của chủ đề bài học cũng như các hoạt động tập luyện, trò chơi, trải nghiệm hoàn toàn do GV chủ động. Yêu cầu cần đạt và nội dung trong sách được trình bày súc tích, cô đọng, đúng thuật ngữ chuyên môn thể thao để giúp GV và HS dễ vận dụng. Các thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa, số liệu, sự kiện, hình ảnh bảo đảm chính xác, nhất quán và phù hợp với trình độ HS và điều kiện dạy và học của các trường trong toàn quốc hiện nay; các số liệu, sự kiện, hình ảnh có nguồn gốc rõ ràng. Nội dung sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều” đã phù hợp và cập nhật được với các thành tựu khoa học mới liên quan đến chương trình môn học, hoạt động giáo dục đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế và phù hợp với mục tiêu của chương trình tổng thể chung và chương trình môn học, hoạt động giáo dục thể chất. Đặc biệt những nội dung giáo dục của môn học giáo dục thể chất 1 đã cố gắng lồng ghép được với các nội dung về chủ quyền quốc gia, quyền con người, quyền trẻ em, bình đẳng giới, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu một cách hợp lí nhất. * Về cấu trúc sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều”: Cấu trúc sách có đầy đủ các thành phần cơ bản theo quy định về tiêu chuẩn cấu trúc sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm: phần, chủ đề; bài học; giải thích thuật ngữ; mục lục. Cụ thể, sách gồm 3 phần: Kiến thức chung, Vận động cơ bản và Thể thao tự chọn. Trong từng phần tuỳ theo nội dung mà phân chia thành một hay nhiều chủ đề, theo đó phần Kiến thức chung có 1 chủ đề: Vệ sinh sân tập và chuẩn bị dụng cụ tập luyện; phần Vận động cơ bản có 3 chủ đề: Đội hình đội ngũ, Bài tập thể dục, Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản; phần Thể thao tự chọn có 2 chủ đề: Bóng đá mini và Bóng rổ. Cấu trúc trên đảm bảo tính liền mạch về kiến thức, giúp cho HS dễ nắm bắt đầy đủ nội dung từng phần. Trình tự sắp xếp đảm bảo tính nguyên tắc, tính hệ thống và tính tiên quyết với từng nội dung học cụ thể. Cấu trúc bài học trong sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều” cũng bao gồm đầy đủ các thành phần cơ bản theo quy định: Mở đầu, Kiến thức mới, Luyện tập và Vận dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy của GV và học tập của HS. Bên cạnh đó sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều” còn có phần giải thích thuật ngữ và mục lục rõ ràng theo đúng quy định, phù hợp với nội dung và nhu cầu người sử dụng. 7
  8. * Về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục trong sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều”: Nội dung và cấu trúc các bài học trong sách giáo khoa như đã trình bày ở trên tạo điều kiện cho GV vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, lấy hoạt động học của HS làm trung tâm; tạo cơ hội và khuyến khích HS tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, phát huy tiềm năng của mỗi HS. Các bài học trong sách giáo khoa thể hiện đúng, đủ, rõ mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của HS và yêu cầu về đánh giá kết quả giáo dục được quy định trong chương trình môn học, đối với cấp tiểu học là đánh giá định tính, làm cơ sở cho việc đánh giá chính xác kết quả giáo dục. * Về ngôn ngữ sử dụng và hình thức trình bày của sách giáo khoa sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều”: Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều” bảo đảm các quy định về chính tả và ngữ pháp, các chữ viết tắt, các kí hiệu, phiên âm, đơn vị đo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, thể hiện chính xác nội dung cần trình bày, phù hợp với lứa tuổi HS. Hình thức trình bày sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều” cân đối, hài hoà giữa kênh chữ và kênh hình, hệ thống kí hiệu, biểu tượng, kiểu chữ, cỡ chữ. Tranh, ảnh, bảng biểu, hình vẽ trong sách giáo khoa được sử dụng nhiều, có tính thẩm mĩ cao, phù hợp với nội dung bài học và lứa tuổi HS lớp 1, có chỉ rõ nguồn trích dẫn. Các chủ đề, bài học được trình bày sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều” khác nhau làm cho cuốn sách đẹp và hấp dẫn với người đọc cũng như nâng cao được tính trực quan của nội dung tập luyện. Sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều” chú trọng giảm bớt kênh chữ tăng cường kênh hình để hấp dẫn và phù hợp với HS lớp 1. Sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều” có hình ảnh, từ ngữ cân bằng giới tính, khung cảnh thành thị, nông thôn, vùng miền để phù hợp với các đối tượng khác nhau. b) Các kiểu bài học và gợi ý cách dạy, cách học Cấu trúc bài học trong sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều” bao gồm đầy đủ các thành phần cơ bản theo quy định: Mở đầu, Kiến thức mới, Luyện tập và Vận dụng. Sách được thiết kế theo chủ đề và hướng mở tạo điều kiện thuận lợi cho GV linh hoạt trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau cho phù hợp với thực tiễn. Trong các bài của chủ đề Đội hình đội ngũ, Bài tập thể dục và Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản do phần kiến thức mới có nội dung tương đối đơn điệu, với lượng vận động thấp thì GV phải tăng cường sử dụng các trò chơi 8
  9. vận động trong phần mở đầu và luyện tập để kích thích sự hưng phấn của HS và nâng cao lượng vận động, qua đó đảm bảo hiệu quả của bài học. Trong các bài của chủ đề tự chọn, đặc biệt là các môn bóng thì do phần kiến thức mới có nội dung tương đối hấp dẫn, với lượng vận động tương đối cao thì GV có thể giảm thời lượng sử dụng các trò chơi vận động trong phần mở đầu và luyện tập để dành thời gian cho nội dung khởi động kéo dãn cơ và các bài tập chuyên môn nhằm tránh chấn thương hoặc tập luyện quá sức cho HS Tính đa dạng của các bài học cũng như tính mở của sách còn thể rõ trong việc cho phép GV lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học với các bài có cùng chủ đề nhưng được thực hiện với điều kiện khác nhau (miền núi, đồng bằng; thành thị, nông thôn ) 2.4 Khung phân phối chương trình Các nội dung theo Chủ đề Số bài Số tiết chương trình Kiến thức chung Đội hình đội ngũ 4 14 Vận động cơ bản Bài tập thể dục 7 7 Tư thế và kĩ năng 4 24 vận động cơ bản Thể thao tự chọn Bóng đá mini 6 18 (Chọn 1 trong 2 môn thể thao) Bóng rổ 6 18 Những lưu ý khi lựa chọn nội dung Lựa chọn nội dung, sắp xếp thứ tự bài dạy, thời lượng cho một bài dạy hoàn toàn thuộc quyền của GV. Phần vận động cơ bản là nội dung bắt buộc, phần thể thao tự chọn là lựa chọn của HS và GV tuỳ theo nhu cầu của HS cầu, đặc điểm điều kiện chủ quan và khách quan của của nhà trường. Một bài dạy, GV có thể lựa chọn hơn một chủ đề để giảng dạy, nhưng nên cân nhắc đến đối tượng HS đầu cấp tiểu học còn nhỏ và khả năng tiếp thu không cao, khả năng tập trung thấp, thời gian tiết dạy ngắn 35 - 40 phút, không nên chọn quá nhiều nội dung trong một bài dạy. Sắp xếp bài dạy trong từng chủ đề cần tuân thủ theo nguyên tắc giảng dạy, cần trang bị cho HS kiến thức và kĩ năng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, nên lựa chọn theo trình tự bài trong sách giáo khoa và sách GV đã hướng dẫn. Lựa chọn nội dung dạy học phần tự chọn cần chú ý đến nhu cầu sở thích của đối tượng HS, đặc điểm vùng miền, xu hướng yêu thích môn thể thao, điều kiện cơ sở vật 9
  10. chất trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho môn học, điều kiện về sân bãi, năng lực của GV để lựa chọn nội dung dạy cho phù hợp. 2.5 Yêu cầu về phương pháp dạy học Sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều” quán triệt tinh thần vận dụng phương pháp giáo dục tích cực, lấy HS làm trung tâm, thực hiện chuyển quá trình giáo dục thành tự giáo dục; GV là người thiết kế, tổ chức, cố vấn, trọng tài, hướng dẫn hoạt động tập luyện cho HS, tạo môi trường học tập thân thiện để khuyến khích HS tích cực tham gia các hoạt động tập luyện, tự mình trải nghiệm, tự phát hiện bản thân và phát triển thể chất. GV vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đặc trưng như: trực quan, sử dụng lời nói, tập luyện, sửa sai, trò chơi, thi đấu, trình diễn, ; sử dụng nguyên tắc đối xử cá biệt, phù hợp với sức khoẻ HS; kết hợp dụng cụ, thiết bị phù hợp, sử dụng hiệu quả các thành tựu của công nghệ thông tin để tạo nên giờ HS động, hiệu quả. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học, cân đối giữa hoạt động tập thể lớp, hoạt động nhóm nhỏ và cá nhân, giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn, để đảm bảo vừa phát triển năng lực thể chất, vừa phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung. Tích hợp kiến thức một số môn học khác, một số bài hát, bản nhạc, để tạo không khí vui tươi, hưng phấn trong tập luyện, làm cho HS yêu thích và đam mê tập luyện thể thao. Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, GV giúp HS rèn luyện tính trung thực, tình cảm bạn bè, đồng đội, tinh thần trách nhiệm và ý thức tự giác, chăm chỉ tập luyện để phát triển hài hoà về thể chất, tinh thần, có những phẩm chất và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, có sức khoẻ, có văn hoá, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Đối với năng lực tự chủ và tự học: Trong dạy học môn Giáo dục thể chất, GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động tìm tòi, khám phá, tra cứu thông tin, lập kế hoạch và thực hiện các bài tập thực hành, từ đó hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học cho HS. Đối với năng lực giao tiếp và hợp tác: Môn Giáo dục thể chất tạo cơ hội cho HS thường xuyên được trao đổi, trình bày, chia sẻ và phối hợp thực hiện ý tưởng trong các bài thực hành, các trò chơi, các hoạt động thi đấu có tính đồng đội. Từ đó, HS được hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác. Đối với năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua các hoạt động luyện tập, trò chơi, thi đấu và vận dụng linh hoạt các phương pháp tập luyện, GV tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức để phát hiện vấn đề và đề xuất cách giải quyết, biết cách lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch để giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung 10
  11. thực và sáng tạo. Hình thành, phát triển năng lực chăm sóc sức khoẻ: GV tạo cơ hội cho HS huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để hình thành ý thức và kiến thức về chăm sóc sức khoẻ; đồng thời tăng cường giao nhiệm vụ ở nhà, đồng thời phối hợp với cha mẹ HS giúp đỡ HS thực hiện nền nếp giữ gìn vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ bản thân. Hình thành, phát triển năng lực vận động cơ bản: GV khai thác ưu thế của Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và sự phát triển có chủ định các tố chất vận động của con người. Các giai đoạn dạy học động tác nhằm hình thành ở HS kĩ năng vận động, khả năng vận dụng vào thực tế. Việc tổ chức các hoạt động vận động (bài tập và trò chơi vận động, ) giúp cho HS hình thành và phát triển được các tố chất thể lực cơ bản như: nhanh, mạnh, bền, khéo léo, mềm dẻo, cũng như khả năng thích ứng của cơ thể và trí nhớ vận động. Hình thành, phát triển năng lực hoạt động thể dục thể thao: GV vận dụng nguyên tắc giáo dục cá biệt, quan tâm phát hiện và hướng dẫn HS tập luyện các môn thể dục thể thao phù hợp với sở thích, sở trường; tạo cơ hội cho HS được quan sát và tham gia các trò chơi, các hoạt động cổ vũ và thi đấu thể thao, từ đó khơi dậy niềm đam mê hoạt động thể dục thể thao, khả năng hoạt động thể dục thể thao, phát triển khả năng trình diễn và thi đấu. * Một số lưu ý về phương pháp dạy học ở môn GDTC ở lớp 1 Thứ nhất: Để dạy học GDTC theo hướng phát triển năng lực có hiệu quả, không nên tuyệt đối hóa vai trò của một phương pháp hoặc kĩ thuật nào. Cần phối hợp một cách hợp lí các phương pháp và kĩ thuật trong từng bài học nhằm đạt mục tiêu của bài học, góp phần đạt được mục tiêu giáo dục của môn học: phát triển phẩm chất và năng lực, nhất là năng lực vận động cơ bản và năng lực hoạt động thể dục thể thao. Thứ hai: Việc lựa chọn các phương pháp và kĩ thuật dạy học cần dựa trên các trên cơ sở sau: Mục tiêu của bài học: bài học phải đạt những yêu cầu cần đạt như thế nào (kiến thức, kĩ năng, thái độ ). Nội dung của bài học: bài học có nội dung về kĩ năng vận động cơ bản (đội hình đội ngũ, bài tập thể dục, tư thế và kĩ năng vận động cơ bản) hay bài học có nội dung về hoạt động TDTT, hay vận dụng vào thi đấu, Điều kiện về sân tập, nhà thể chất, trang thiết bị về cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện, để tổ chức giờ dạy GDTC cho phù hợp với thực tiễn. Việc tổ chức giảng dạy trong nhà thể chất hay ở ngoài sân trường, để người GV sử dụng nhóm phương pháp giảng dạy cho thích hợp nhằm mang lại sự hứng thú trong tập luyện cho HS. Yêu cầu dạy học tích hợp và phân hóa trong từng bài học. Tích hợp những nội 11
  12. dung nội môn, liên môn và tích hợp các kĩ năng vận động. Dạy học đáp ứng các nhóm HS có trình độ nhận thức khác nhau. Thứ ba: Tăng cường tổ chức các hoạt động (qua hoạt động, bằng hoạt động) để HS tìm hiểu, trao đổi, thảo luận, luyện tập, sau đó tự rút ra, hoàn chỉnh những hiểu biết của mình. Phương pháp sử dụng lời nói (giảng giải) của GV trong dạy học GDTC theo chương trình mới vẫn cần được sử dụng nhưng cần được đổi mới và giảm thiểu việc đi sâu phân tích yếu lĩnh kĩ thuật động tác GV không được lạm dụng nhiều thời gian để phân tích yếu lĩnh kĩ thuật động tác, điều này dễ gây ức chế, làm giảm sự chú ý của HS. Thứ tư: Vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với những bài học khác nhau. Do đó, ở từng nội dung học cần có sự vận dụng PPGD một cách phù hợp sao cho vừa đảm bảo mục tiêu phát triển năng lực đặc thù vừa đảm bảo cả mục tiêu phát triển những năng lực chung. Nói đến sử dụng PPGD trong môn GDTC là nói đến việc sử dụng những PPGD chung cho nhiều môn học và sử dụng những PPGD mang tính đặc thù của môn học GDTC. 2.6 Những lưu ý để có giờ dạy học GDTC lớp 1 hấp dẫn Đội hình tổ chức giảng dạy rất quan trọng, mỗi đội hình đều có mặt ưu và nhược riêng, tuỳ từng nội dung mà người GV có thể lựa chọn đội hình giảng dạy sao cho phù hợp. Đội hình giảng dạy thường được sử dụng là: đội hình hàng dọc, đội hình hàng ngang, đội hình vòng tròn, đội hình chữ U Người GV cần lưu ý hướng nắng, ánh sáng, điều kiện sân bãi để lựa chọn đội hình cho phù hợp. Để giờ dạy thuận lợi, người GV cần chuẩn bị sân , mốc vị trí đội hình tập, kẻ sân trò chơi, Tất cả các nội dung ôn đều có thể chia nhóm, GV cần giao nhiệm vụ và hướng dẫn thực hiện rõ ràng, cần sử dụng đội ngũ cán sự lớp một cách hiệu quả, các em HS trong mỗi nhóm cần được lần lượt làm cán sự điều khiển nhóm tập luyện. Nên sử dụng âm nhạc với tiết tấu, giai điệu phù hợp trong các nội dung: di chuyển đội hình, khởi động, thả lỏng, ôn luyện, trò chơi, Học mà chơi, chơi mà học cần được biến thành hiện thực trong các giờ giảng dạy GDTC, đặc biệt là đối với đối tượng HS đầu cấp tiểu học. Chuyển tất cả các nội dung học thành dạng trò chơi nếu có thể. Người GV giỏi, có thể làm mềm giờ dạy GDTC khô cứng bằng phương pháp trò chơi. Trò chơi còn là công cụ hữu hiệu để điều chỉnh lượng vận động trong giờ dạy. HS lớp 1 khả năng tập chung chưa cao, để giờ dạy hấp dẫn được HS, người GV cần có sự đầu tư chuẩn bị một số đạo cụ, trang trí dụng cụ tập luyện và xen kẽ trong dạy học trong các nội dung bằng các trò chơi nhỏ. Lớp 1 là lứa tuổi rất hiếu động, ham tìm hiểu, chưa quen với nề nếp kỉ luật, chủ 12
  13. yếu học trong lớp, ít được ra sân. GV cần tránh để thời gian chết trong tiết dạy. Phân công và hướng dẫn HS tham gia vào công tác chuẩn bị dụng cụ tập luyện và dọn dẹp vệ sinh sân tập, giáo dục ý thức công dân. GV cần tương tác với HS nhiều, đây là một nghệ thuật sư phạm. Các thầy cô sẽ bằng kinh nghiệm của mình giúp cho giờ học vui, hấp dẫn và diễn ra một cách tự nhiên. Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ dạy GDTC thực hành. Xây dựng giờ học tương tác, sử dụng màn hình chiếu hiển thị tranh, clip kĩ thuật một cách hiệu quả. Trong mỗi nội dung đều có các mục tiêu cụ thể, để giờ dạy thực sự hiệu quả, các GV cần củng cố sau mỗi giờ học. Trong nội dung phần củng cố cần lồng ghép giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh tập luyện, giáo dục kĩ năng sống, hướng dẫn các em HS vận dụng các kiến thức kĩ năng vào cuộc sống. 2.7 Vấn đề đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục thể chất của học sinh a) Mục tiêu đánh giá Đánh giá kết quả giáo dục thể chất là hoạt động thu thập thông tin và so sánh mức độ đạt được của HS so với yêu cầu cần đạt của môn học nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về sự tiến bộ của HS, mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình để trên cơ sở đó điều chỉnh hoạt động dạy học và cách tổ chức quản lí nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. b) Nội dung đánh giá Kết quả giáo dục thể chất phải căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục thể chất, bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hoá; phải kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kì, kết hợp giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS để điểu chỉnh kịp thời hoạt động dạy - học. Việc đánh giá kết quả Giáo dục thể chất cần thúc đẩy và hỗ trợ HS phát triển các phẩm chất và năng lực chung, năng lực chuyên môn, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ hoạt động vận động của HS tạo được hứng thú và khích lệ tinh thần tập luyện của HS, qua đó khuyến khích các em tham gia các hoạt động thể thao ở trong và ngoài nhà trường. c) Cách thức đánh giá Nguyên tắc đánh giá: Đánh giá kết quả giáo dục phải căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt đối với từng lớp học, cấp học trong chương trình môn Giáo dục thể chất, theo các tiêu chuẩn đánh giá thể lực HS do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, chú trọng kĩ năng vận động và hoạt động thể dục thể thao của HS. Đánh giá phải bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hoá; kết hợp giữa đánh giá 13
  14. thường xuyên và định kì; kết hợp giữa đánh giá của GV, tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của HS, đánh giá của cha mẹ HS. HS được biết thông tin về hình thức, thời điểm, cách đánh giá và chủ động tham gia quá trình đánh giá. Đánh giá phải coi trọng sự tiến bộ của HS về năng lực, thể lực và ý thức học tập; có tác dụng thúc đẩy và hỗ trợ HS phát triển các phẩm chất và năng lực; tạo được hứng thú và khích lệ tinh thần tập luyện của HS, qua đó khuyến khích HS tham gia các hoạt động thể dục thể thao ở trong và ngoài nhà trường. d) Hình thức đánh giá Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì Đánh giá thường xuyên: Bao gồm đánh giá chính thức (thông qua các hoạt động thực hành, tập luyện, trình diễn, ) và đánh giá không chính thức (bao gồm quan sát trên lớp, đối thoại, HS tự đánh giá, ) nhằm thu thập những thông tin về quá trình hình thành, phát triển năng lực của từng HS. Đánh giá định kì: Nội dung đánh giá chú trọng đến kĩ năng thực hành, thể lực của HS; phối hợp với đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin để phân loại HS và điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục. Đánh giá định tính Đánh giá định tính: Kết quả học tập được mô tả bằng lời nhận xét hoặc biểu thị bằng các mức xếp loại. HS có thể sử dụng hình thức này để tự đánh giá sau khi kết thúc mỗi nội dung, mỗi chủ đề, hoặc GV sử dụng để đánh giá thường xuyên (không chính thức). Đánh giá định tính được sử dụng chủ yếu ở cấp tiểu học. Gợi ý đánh giá: Chủ đề 2: Tư thế và kĩ năng vận động cơ bản – Lớp 1 Đánh giá Đánh Yêu cầu cần đạt Nội dung kiến thức minh họa giá Đánh giá Biết thực hiện vệ sinh sân tập, Vệ sinh sân tập, HS sau chuẩn bị dụng cụ trong tập luyện. chuẩn bị dụng cụ trong khi học Biết quan sát tranh ảnh và động tập luyện. Hoàn Chủ đề tác làm mẫu TT&KNVĐCB của GV Các tư thế hoạt động thành Tư thế và để tập luyện. vận động cơ bản của đầu, tốt kĩ năng Thực hiện đúng nội dung Tư thế cổ, tay, chân. vận động và KNVĐCB (theo quy định của CT cơ bản môn GDTC). 14
  15. Tích cực tham gia chơi các trò Các hoạt động vận chơi vận động rèn luyện động phối hợp của cơ TT&KNVĐCB, tư thế, tác phong, thể. phản xạ. Trò chơi rèn luyện kĩ Hoàn thành tốt lượng vận động năng vận động và phản của bài tập TT&KNVĐCB. xạ. Nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể. Bước đầu hình thành thói quen tập thể dục. Đánh giá Biết thực hiện vệ sinh sân tập, Vệ sinh sân tập, chuẩn HS sau chuẩn bị dụng cụ trong tập luyện. bị dụng cụ trong tập khi học Biết quan sát tranh ảnh và động luyện. Chủ đề tác làm mẫu TT&KNVĐCB của GV Các tư thế hoạt động Tư thế và để tập luyện. vận động cơ bản của đầu, kĩ năng Thực hiện được nội dung Tư thế cổ, tay, chân vận động và KNVĐCB (theo quy định của CT Các hoạt động vận cơ bản môn GDTC) động phối hợp của cơ thể Hoàn Tham gia tích cực chơi các trò Trò chơi rèn luyện kĩ thành chơi vận động rèn luyện TT& năng vận động và phản KNVĐCB, tư thế, tác phong, phản xạ xạ. Hoàn thành lượng vận động của bài tập TT&KNVĐCB. Nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể. Bước đầu hình thành thói quen tập thể dục. Chưa biết thực hiện vệ sinh sân Vệ sinh sân tập, chuẩn Đánh giá tập, chuẩn bị dụng cụ trong tập bị dụng cụ trong tập HS sau luyện. luyện. khi học Chưa biết quan sát tranh ảnh và Các tư thế hoạt động Chưa Chủ đề động tác làm mẫu TT&KNVĐCB vận động cơ bản của đầu, hoàn Tư thế và của GV để tập luyện. cổ, tay, chân thành kĩ năng Chưa thực hiện được nội dung Các hoạt động vận vận động TT&KNVĐCB (theo quy định của động phối hợp của cơ thể cơ bản Chương trình môn GDTC) 15
  16. Hạn chế tham gia chơi các trò Trò chơi rèn luyện kĩ chơi vận động rèn luyện năng vận động và phản TT&KNVĐCB, tư thế, tác phong, xạ. phản xạ. Chưa hoàn thành lượng vận động của bài tập TT&KNVĐCB. Chưa tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể. III. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SÁCH GIÁO KHOA, SÁCH GIÁO VIÊN VÀ HỆ THỐNG CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO BỔ TRỢ 3.1 Giáo dục thể chất 1 (Cánh Diều) – sách giáo viên Cuốn Giáo dục thể chất 1– sách giáo viên là tài liệu hướng dẫn GV dạy học theo Sách giáo khoa Giáo dục thể chất 1 nhằm thực hiện tốt Chương trình môn Giáo dục thể chất được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2018. Sách giúp GV giảm nhẹ áp lực khi soạn bài cũng như khi dạy trên lớp. Sách cũng giúp cán bộ quản lí giáo dục cấp Tiểu học nắm được những mục tiêu, yêu cầu cần đạt, các bước tiến hành một bài giảng và các phương pháp được sử dụng khi đánh giá các giờ dạy của GV và mức độ tiếp thu kiến thức của HS. 3.2 Sách giáo khoa điện tử Giáo dục thể chất 1 (Cánh Diều) Sách giáo khoa điện tử Giáo dục thể chất 1 “Cánh Diều” là công cụ giúp hỗ trợ giảng dạy, âm thanh, hoạt hình sinh động cho bài giảng và bài tập. Nội dung sách được làm lại dưới dạng hoạt hóa và trò chơi giúp GV, HS tương tác vào từng hoạt động để nâng cao hiệu quả dạy học. Giúp HS hứng thú với các bài học và liên kết được các bài học với cuộc sống. Phiên bản điện tử của SGK Giáo dục thể chất bao gồm: + Các video hoạt hình hoá nội dung, tăng khả năng tương tác. + Các bài tập sử dụng công nghệ thông tin tạo ra sự tương tác giữa sách với người học, có khả năng hồi đáp – đánh giá kết quả làm bài tập của người học; hỗ trợ GV, HS và phụ huynh HS trong quá trình dạy và học SGK Giáo dục thể chất 1( Cánh Diều). 16
  17. Phần thứ hai HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1 Giáo án minh họa 1: VẬN ĐỘNG CƠ BẢN Tiết : ĐỘNG TÁC VẶN MÌNH - TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG Ngày dạy: . tháng . năm Giáo viên: Đối tượng: HS lớp 1 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Biết thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trong tập luyện. Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẫu của GV để tập luyện. Thực hiện được nội dung bài tập thể dục: Động tác vặn mình. Tham gia chơi tích cực các trò chơi vận động bổ trợ khéo léo, Hoàn thành lượng vận động của bài tập. Nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN Địa điểm: sân trường Tiểu học . Phương tiện: GV và HS chuẩn bị trang phục thể thao, tranh ảnh minh họa bài tập thể dục phục vụ giờ học, một số dụng cụ phục vụ trò chơi vận động của giờ học, III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC GIỜ HỌC Định Phương pháp Tổ chức và yêu cầu Nội dung lượng TG SL Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Phần Mở đầu 5 - 7’ 2Lx GV nhận lớp phổ Đội hình nhận lớp 1. Nhận lớp: 8N biến nội dung, yêu * * * * * * * * Hoạt động của 1- 2’ cầu của giờ học. * * * * * * * * cán sự lớp. * * * * * * * * Hoạt động của Kiểm tra sức khỏe GV GV. của HS và trang phục Cán sự tập trung lớp, tập luyện. điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình lớp học cho GV. 2. Khởi động: 2-3’ GV di chuyển và Cán sự điều khiển lớp Xoay các khớp quan sát, chỉ dẫn cho khởi động chung (nếu là cổ tay, cổ chân, HS thực hiện. bài mới GV sẽ điều khiển 17
  18. vai, hông, gối, lớp KĐ) Đội hình khởi động * Lưu ý: Khi khởi * * * * * * * động GV nên kết hợp * * * * * * * với âm nhạc nhằm tạo * * * * * * * sự hưng phấn, tích cực GV hơn cho HS trong giờ HS tích cực, chủ động học. tham gia khởi động. Chơi trò chơi 1-2’ 2 lần HS quan sát, lắng nghe vận động: (GV tự GV chỉ dẫn để vận dụng chọn). vào tập luyện. II. Phần Cơ bản 20-22’ * GV làm mẫu động tác *Đội hình HS quan sát GV 1.Động tác: Vặn mình 2-3’ 2-3 và cho HS xem tranh làm mẫu động tác TTCB: lần ảnh động tác được học: HS đứng thành những hàng ngang quay mặt vào Giáo viên chọn vị trong quan sát GV làm trí thích hợp làm mẫu mẫu. và cho HS xem tranh, * * * * * * để giúp tất cả HS đều * * * * * * quan sát được động Động tác: tác cần học. GV Nhịp 1: Chân trái bước sang GV nêu tên động * * * * * * ngang rộng bằng tác để HS biết, chú ý * * * * * * vai, hai tay dang quán sát. HS quan sát, lắng ngang, bàn tay nghe GV nhận xét để vận ngửa. Khi làm mẫu GV dụng vào tập luyện. kết hợp nêu điểm cơ bản, trọng tâm của *Đội hình tập luyện đồng động tác để HS dễ loạt nhớ. * * * * * * * * * * * * * * Nêu những sai * * * * * * * Nhịp 2: Vặn thường mắc và cách GV mình sang trái, tay khắc phục cho HS khi phải đưa sang trái thực hiện động tác. vỗ vào bàn tay trái, 18
  19. hai chân giữ GV quan sát, chỉ * Đội hình tập luyện theo tổ nguyên. dẫn cho HS thực hiện + Yêu cầu: 1 hàng tập; 1 nhằm đáp ứng yêu cầu hàng quan sát và nhận xét cần đạt. bạn tập, Sau đó 2 hàng đổi vị trí cho nhau GV quan sát sửa * * * * * * sai cho HS, * * * * * * Nhịp 3: Trở về GV cho mỗi nhóm * Đội hình tập luyện theo như nhịp 1. cử người đại diện lên cặp đôi thi đua - trình diễn. + Yêu cầu: 1 HS tập; 1 GV nhận xét đánh HS quan sát và nhận xét giá. bạn tập, Sau đó 2 HS đổi vị trí cho nhau GV tổ chức chơi * * Nhịp 4: Về tư trò chơi cho HS theo thế đứng nghiêm. trình tự tổ chức của trò * * * Nhịp 5; 6; 7; 8 chơi thực hiện như nhịp 1; 2; 3; 4; nhưng ở HS luyện tập nội nhịp 5 bước chân dung đã học theo yêu cầu phải sang ngang và của GV. vặn mình sang phải (xem hình ) Đảm bảo lượng vận * GV tổ chức cho HS động của bài tập. luyện tập các nội dung dưới hình thức 3-4’ 2-3 * Thực hiện thi đua giữa các sau: lần tổ (theo yêu cầu của GV). + Tổ chức tập luyện đồng loạt 3-4’ 2-3 HS quan sát bạn trình + Tổ chức tập theo tổ/ lần diễn, đưa ra nhận xét của nhóm. cá nhân, + Tổ chức tập cặp đôi 3-4’ 2-3 * Tập thi đua – trình lần diễn giữa các tổ Các tổ quan sát 19
  20. và có ý kiến trao đổi. HS tích cực tham gia 2. Trò chơi vận động trò chơi vận động theo chỉ (GV lựa chọn) dẫn của GV III. Phần Kết thúc: 4 - 6’ GV điều hành lớp Đội hình hồi tĩnh 1. Hồi tĩnh: thả lỏng cơ toàn thân. * * * * * * * * Thả lỏng cơ 3 - 4’ * * * * * * * * toàn thân (nên sử * * * * * * * * dụng âm nhạc làm nền khi HS thả GV lỏng) HS tập trung thực Hoặc chơi trò hiện được theo chỉ dẫn chơi do GV tự chọn 1 - 2’ của GV; nhằm đưa cơ thể 2. Nhận xét và hướng về trạng thái bình thường dẫn tự tập luyện ở GV nhận xét kết một cách hợp lí. nhà: quả, ý thức, thái độ Đội hình nhận xét và Ưu điểm; Hạn học của HS. kết thúc giờ học. chế cần khắc phục GV hướng dẫn HS * * * * * * * * Hướng dẫn tập tập luyện ở nhà. * * * * * * * * luyện ở nhà * * * * * * * * 3. Xuống lớp GV Giáo án minh họa 2: THỂ THAO TỰ CHỌN – BÓNG RỔ Tiết : DẪN BÓNG BẰNG BẰNG MỘT TAY THEO ĐƯỜNG THẲNG – TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG Ngày dạy: . tháng . năm Giáo viên: Đối tượng: HS lớp 1 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Biết thực hiện vệ sinh sân tập, chuẩn bị dụng cụ trong tập luyện. Biết quan sát tranh ảnh và động tác làm mẫu của GV để tập luyện. Thực hiện được động tác Dẫn bóng bằng một tay theo đường thẳng. Tham gia chơi tích cực các trò chơi vận động bổ trợ môn Bóng rổ. Hoàn thành lượng vận động của bài tập. Nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể. 20
  21. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN Địa điểm: sân trường Tiểu học . Phương tiện: GV và HS chuẩn bị trang phục thể thao, tranh ảnh minh họa Bóng rổ phục vụ giờ học, một số dụng cụ phục vụ trò chơi vận động của giờ học, III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC GIỜ HỌC Định Phương pháp tổ chức và yêu cầu Nội dung lượng TG SL Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Phần Mở đầu 5 - 7’ 2Lx Đội hình nhận lớp 1. Nhận lớp: 8N GV nhận lớp phổ * * * * * * * * Hoạt động của 1- 2’ biến nội dung, yêu * * * * * * * * cán sự lớp. cầu của giờ học. * * * * * * * * Hoạt động của GV GV. Kiểm tra sức khỏe Cán sự tập trung lớp, điểm của HS và trang phục số, báo cáo sĩ số, tình hình tập luyện. lớp học cho GV. 2. Khởi động: Cán sự điều khiển lớp khởi Xoay các khớp 2-3’ GV di chuyển và động chung (nếu là bài mới cổ tay, cổ chân, quan sát, chỉ dẫn cho GV sẽ điều khiển lớp KĐ). vai, hông, gối, HS thực hiện. Đội hình khởi động * Lưu ý: Khi khởi * * * * * * * * động GV nên kết hợp * * * * * * * * với âm nhạc nhằm tạo * * * * * * * * sự hưng phấn, tích cực GV hơn cho HS trong giờ học. HS tích cực, chủ động Chơi trò chơi tham gia khởi động. vận động: 1-2’ 2 lần HS quan sát, lắng nghe (GV tự chọn). GV chỉ dẫn để vận dụng vào tập luyện. 21
  22. II. Phần Cơ bản 20-22’ 1. Động tác: Dẫn 2-3’ 2-3 * GV làm mẫu động *Đội hình HS quan sát GV bóng bằng một tay lần tác và cho HS xem làm mẫu động tác theo đường thẳng tranh ảnh động tác HS đứng thành những Chuẩn bị: Đứng được học: hàng ngang quay mặt vào chân rộng bằng Giáo viên chọn vị trong quan sát GV làm mẫu. vai, hai tay cầm trí thích hợp làm mẫu * * * * * * bóng trước ngực. và cho HS xem tranh, * * * * * * để giúp tất cả HS đều GV quan sát được động tác cần học. * * * * * * GV nêu tên động tác * * * * * * để HS biết, chú ý HS quan sát, lắng nghe quan sát. GV nhận xét để vận dụng vào Thực hiện: Khi làm mẫu GV tập luyện. kết hợp nêu điểm cơ bản, trọng tâm của động tác để HS dễ nhớ. Nêu những sai Dùng một tay nhồi thường mắc và cách bóng liên tục xuống khắc phục cho HS khi mặt sân tập, đồng thực hiện động tác. thời chân luân phiên 3-4’ 2-3 bước về phía trước. lần 3-4’ 2-3 lần * GV tổ chức cho *Đội hình tập luyện đồng loạt HS luyện tập các GV quan sát, chỉ nội dung dưới dẫn cho HS thực hiện * * * * * * * * hình thức sau: nhằm đáp ứng yêu cầu * * * * * * * * cần đạt. * * * * * * * * + Tổ chức tập luyện 3-4’ 2-3 GV đồng loạt. lần GV quan sát sửa sai *Đội hình tập luyện theo tổ + Tổ chức tập theo cho HS, + Yêu cầu: 1 hàng tập, 1 hàng tổ/ nhóm. quan sát và nhận xét bạn 22
  23. tập, Sau đó 2 hàng đổi vị trí cho nhau. * * * * * * * * * * * * * Đội hình tập luyện cặp đôi + Tổ chức tập cặp + Yêu cầu: 1 HS tập; 1 HS đôi. quan sát và nhận xét bạn tập, Sau đó 2 HS đổi vị trí cho nhau. * * * * HS luyện tập nội dung đã học theo yêu cầu của GV. Đảm bảo lượng vận động của bài tập. * Tập thi đua – trình diễn giữa các tổ GV cho mỗi nhóm * Thực hiện thi đua giữa các Các tổ quan sát cử người đại diện lên tổ (theo yêu cầu của GV). và có ý kiến trao thi đua - trình diễn. HS quan sát bạn trình diễn, đổi. GV nhận xét đánh đưa ra nhận xét của cá giá. nhân, 2. Trò chơi vận động GV tổ chức chơi trò HS tích cực tham gia trò (GV lựa chọn) chơi cho HS theo trình chơi vận động theo chỉ dẫn tự tổ chức của trò chơi của GV. III. Phần Kết thúc: 4 - 6’ Đội hình hồi tĩnh 1. Hồi tĩnh: GV điều hành lớp * * * * * * * * Thả lỏng cơ 3 - 4’ thả lỏng cơ toàn thân. * * * * * * * * toàn thân (nên sử * * * * * * * * dụng âm nhạc làm GV nền khi HS thả HS tập trung thực hiện lỏng) được theo chỉ dẫn của GV; Hoặc chơi trò nhằm đưa cơ thể về trạng thái chơi do GV tự 1 - 2’ bình thường một cách hợp lí. chọn 23
  24. 2. Nhận xét và GV nhận xét kết Đội hình nhận xét và kết hướng dẫn tự tập quả, ý thức, thái độ thúc giờ học. luyện ở nhà: học của HS. * * * * * * * * Ưu điểm; Hạn * * * * * * * * chế cần khắc phục GV hướng dẫn HS tập * * * * * * * * Hướng dẫn tập luyện ở nhà GV luyện ở nhà 3. Xuống lớp II. BÀI TẬP DÀNH CHO HỌC VIÊN TT Nội dung Yêu cầu Ghi chú 1 Biên soạn kế hoạch nội dung giảng Kế hoạch cả năm học (70 dạy môn GDTC lớp 1 tiết, xen kẽ các nội dung) 2 Soạn một giáo án giảng dạy GDTC Có 2 nội dung (theo 2 chủ lớp 1 đề khác nhau) 3 Lên tiêu chí đánh giá HS môn Theo bài, theo chủ đề, GDTC lớp 1 theo định kì. 24