Tài liệu Tập huấn dạy học theo sách giáo khoa Cánh diều Lớp 1 môn Hoạt động trải nghiệm

pdf 30 trang Hải Hòa 07/03/2024 1990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Tập huấn dạy học theo sách giáo khoa Cánh diều Lớp 1 môn Hoạt động trải nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_tap_huan_day_hoc_theo_sach_giao_khoa_canh_dieu_lop.pdf

Nội dung text: Tài liệu Tập huấn dạy học theo sách giáo khoa Cánh diều Lớp 1 môn Hoạt động trải nghiệm

  1. Phần thứ nhất NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Chương trình Hoạt động trải nghiệm lớp 1 1.1. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm - Hoạt động trải nghiệm (HĐTN) là hoạt động giáo dục bắt buộc, được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12. - HĐTN là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện nhiệm vụ được giao, hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp lứa tuổi. - HĐTN góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù của HS. - Nội dung HĐTN được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. 1.2. Mục tiêu của Hoạt động trải nghiệm - Mục tiêu chung: HĐTN hình thành, phát triển ở HS năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong Chương trình tổng thể; giúp HS khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn. - Mục tiêu cấp tiểu học: HĐTN hình thành ở HS thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động, thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề. 1.3. Yêu cầu cần đạt - Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung: HĐTN góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, được quy định trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể. - Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù đối với cấp tiểu học: 5
  2. + Năng lực thích ứng với cuộc sống: Năng lực này gồm các năng lực thành phần như hiểu biết về bản thân và môi trường sống, kĩ năng điều chỉnh bản thân và đáp ứng với sự thay đổi; + Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Năng lực này gồm các năng lực thành phần như kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng thực hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động, kĩ năng đánh giá hoạt động; + Năng lực định hướng nghề nghiệp: Năng lực này gồm các năng lực thành phần như hiểu biết về nghề nghiệp, hiểu biết và rèn luyện phẩm chất, năng lực liên quan đến nghề nghiệp, kĩ năng ra quyết định và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp. 1.4. Nội dung giáo dục - Nội dung khái quát gồm 4 mạch nội dung hoạt động, mỗi mạch nội dung bao gồm các hoạt động cụ thể như sau: + Hoạt động hướng vào bản thân: hoạt động khám phá bản thân, hoạt động rèn luyện bản thân; + Hoạt động hướng đến xã hội: hoạt động chăm sóc gia đình, hoạt động xây dựng nhà trường, hoạt động xây dựng cộng đồng; + Hoạt động hướng đến tự nhiên: hoạt động tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, hoạt động tìm hiểu và bảo vệ môi trường; + Hoạt động hướng nghiệp: hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp; hoạt động rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp; hoạt động lựa chọn hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp. - Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp: Mỗi lớp đều có những yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động cụ thể của từng mạch nội dung nêu trên. 1.5. Phương thức tổ chức và loại hình hoạt động - Về phương thức tổ chức: có 4 phương thức cơ bản: Phương thức khám phá; Phương thức thể nghiệm; Phương thức cống hiến; Phương thức nghiên cứu. - Loại hình hoạt động gồm: Sinh hoạt dưới cờ; Sinh hoạt lớp; Hoạt động giáo dục theo chủ đề; Hoạt động câu lạc bộ. 1.6. Đánh giá kết quả giáo dục - Mục đích đánh giá: thu thập thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt so với chương trình. - Nội dung đánh giá là các biểu hiện của phẩm chất và năng lực đã được xác định trong chương trình. 6
  3. - Kết hợp đánh giá của giáo viên (GV) với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của HS, đánh giá của cha mẹ HS và của cộng đồng, giáo viên chủ nhiệm lớp tổng hợp kết quả đánh giá. - Kết quả đánh giá là kết quả tổng hợp đánh giá thường xuyên và định kì về phẩm chất và năng lực, có thể phân ra làm một số mức để phân loại. 2. Giới thiệu chung về sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 1 2.1. Quan điểm biên soạn sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 1 - Sách giáo khoa (SGK) Hoạt động trải nghiệm 1 được biên soạn bám sát quan điểm, nội dung của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, mục tiêu và yêu cầu cần đạt của Chương trình Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học. - Quán triệt sâu sắc tư tưởng “Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống” của bộ sách Cánh Diều. - Tạo cơ hội tối đa cho HS được hoạt động, tương tác và trải nghiệm tích cực, dựa trên những chuỗi hoạt động được thể hiện với kênh hình sinh động và kênh chữ ngắn gọn. - Đảm bảo tính mở, linh hoạt. 2.2. Một số điểm mới trong cấu trúc nội dung sách giáo khoa Hoạt động Trải nghiệm 1 Sách được cấu trúc thành 35 tuần của năm học, với 9 chủ đề hoạt động. Nội dung của mỗi chủ đề hoạt động được thể hiện trong 4 tuần học và được trình bày logic theo ba loại hình hoạt động, gồm: Sinh hoạt dưới cờ, hoạt động giáo dục theo chủ đề và sinh hoạt lớp. Nội dung hoạt động có tính thống nhất giữa nội dung của hoạt động giáo dục theo chủ đề với nội dung sinh hoạt dưới cờ và sinh hoạt lớp. Mỗi hoạt động thể hiện các gợi ý, linh hoạt để GV có thể lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp với từng trường và địa phương. Cuối mỗi chủ đề có hoạt động đánh giá tạo điều kiện cho HS tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân, nâng cao năng lực tự chủ và tự học. SGK Hoạt động trải nghiệm 1 có đặc trưng khác so với sách giáo khoa các môn học. SGK các môn học giúp HS hình thành các kiến thức, kĩ năng khoa học cơ bản của từng lĩnh vực môn học; còn SGK sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 1 được biên soạn hướng đến tổ chức các hoạt động để HS được tiếp cận thực tế, tham gia, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, kinh nghiệm đã có của bản thân. Do đó, các mạch nội dung được thể hiện trong SGK Hoạt động trải nghiệm 1 ưu tiên nhấn mạnh đến việc giúp HS và GV hiểu rõ cách thức tổ chức và tham gia các hoạt động nhằm 7
  4. đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình. Do đó, cấu trúc mỗi bài trong chủ đề của SGK Hoạt động trải nghiệm 1 là một chuỗi các hoạt động học tập của HS, được trình bày kết hợp giữa vai trò của kênh chữ và kênh hình: + Kênh chữ: Thể hiện dưới câu lệnh ngắn gọn, gợi ý cho HS về cách thức tổ chức hoạt động học tập (tham quan, trò chơi, kể chuyện, hát, đọc sách, thực hành ); đồng thời tạo điều kiện cho GV vận dụng kết hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức daỵ học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. + Kênh hình (chiếm ưu thế): có ba chức năng: (1) Giúp HS học sinh dễ dàng quan sát và nhận biết các hoạt động: sinh hoạt dưới cờ, hoạt động giáo dục theo chủ đề, sinh hoạt lớp thông qua các logo kí hiệu. (2) Minh hoạ để HS có thể hiểu và thực hiện được các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm; (3) Gợi ý, dẫn dắt HS khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú. + Một số bài học có sự kết hợp giữa kênh hình và kênh chữ thông qua bóng nói, bóng nghĩ nhằm thu hút, hấp dẫn HS (giúp sách có cách thể hiện giống truyện tranh, tạo sự thân thiết, gần gũi với học sinh tiểu học), đồng thời dẫn dắt, tạo ra sự tò mò, kích thích HS tư duy, khám phá, giúp sách tiếp cận thực tiễn và đi vào thực tiễn. Cuối mỗi chủ đề có hoạt động đánh giá, gợi ý cho GV tổ chức trong tiết sinh hoạt lớp cuối chủ đề, nhằm giúp HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, đồng thời gợi ý GV cách thức thu thập thông tin để đánh giá sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của HS trong quá trình tham gia các hoạt động trải nghiệm. Các hoạt động trong sách là những gợi ý thông qua các kênh hình và kênh chữ. GV có thể tìm thấy nhiều phương án tổ chức khác nhau khi sử dụng kết hợp hướng dẫn ở Sách giáo viên. Hình ảnh trong sách đảm bảo tính đa dạng văn hóa giữa các vùng miền, phản ánh chân thực các hoạt động thực tiễn của xã hội và được biên soạn theo hướng mở: + Tạo điều kiện để các trường và GV tiểu học lựa chọn, tích hợp nội dung giáo dục địa phương, đảm bảo tư tưởng của bộ sách Cánh Diều “Mang cuộc sống vào bài học - Đưa bài học vào cuộc sống”. + Tạo điều kiện cho GV vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động; kích thích tính tò mò, khuyến khích HS tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động, tăng tính thực hành, vận dụng những điều đã học vào đời sống thực tiễn. 8
  5. 2.3. Khung phân phối chương trình Hoạt động trải nghiệm được tổ chức với thời lượng 3 tiết/ tuần. Tuỳ theo điều kiện của nhà trường mà có thể linh hoạt xây dựng phân phối chương trình phù hợp. Nếu nhà trường tổ chức phân phối 3 tiết/1 tuần thì có thể theo bảng phân phối thứ tự thực hiện các chủ đề theo các tháng như sau: Tên chủ Tuần Sinh hoạt dưới cờ Hoạt động giáo Sinh hoạt lớp đề dục theo chủ đề (tháng) CĐ Trường 1 Làm quen với hoạt Trường tiểu học của Các bạn của em tiểu học động Sinh hoạt em (tháng 9) dưới cờ 2 Xây dựng Đôi bạn Làm quen với bạn Hát về tình bạn cùng tiến mới 3 Tìm hiểu An toàn Một ngày ở trường Chia sẻ việc thực trường học hiện An toàn giao thông ở cổng trường 4 Tham gia vui tết An toàn khi vui chơi Chia sẻ điều em Trung thu học được từ chủ đề Trường tiểu học Em là ai? 5 Phát động phong Ai cũng có điểm Trình diễn tài năng (tháng trào Tìm kiếm tài đáng yêu của em 10) năng nhí 6 Nói lời hay ý đẹp Em là người lịch sự Thực hiện nói lời hay ý đẹp 7 Rèn nền nếp sinh Tự chăm sóc bản Chia sẻ việc thực hoạt thân hiện nền nếp sinh hoạt 8 Đánh giá việc thực Em yêu thương Chia sẻ điều em hiện rèn nền nếp người thân học được từ chủ đề sinh hoạt Em là ai? Thầy cô 9 Phát động hội diễn Thầy cô của em Lựa chọn tiết mục của em chào mừng ngày văn nghệ cho ngày hội diễn 9
  6. (tháng Nhà giáo Việt Nam 11) 20- 11 10 Thi đua giữ gìn Lớp học sạch, đẹp Chia sẻ về việc giữ trường, lớp sạch, gìn trường, lớp đẹp sạch, đẹp 11 Hội diễn văn nghệ Giờ học, giờ chơi Sáng tạo theo chủ chào mừng ngày đề Thầy cô của em Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 12 Trang trí cây tri ân Biết ơn thầy cô Em và các bạn đã làm gì để tỏ lòng biết ơn thầy cô? Biết ơn 13 Giao lưu với chú bộ Em yêu chú bộ đội Vẽ tranh về chú bộ (tháng đội đội 12) 14 Tập làm chú bộ đội Bày tỏ lòng biết ơn Hát về chú bộ đội 15 Tìm hiểu về Những Biết ơn những Hát về những người có công với người có công với người anh hung quê hương quê hương 16 Tham gia Ngày hội Em làm việc tốt Cảm xúc của em làm việc tốt trong Ngày hội làm việc tốt Mùa 17 Mùa xuân trên quê Ngày Tết quê em Giới thiệu tranh, xuân của hương em ảnh về lễ hội mùa em xuân quê em (tháng 1) 18 Tìm hiểu trò chơi Em yêu thiên nhiên Tập chơi các trò dân gian trong lễ chơi dân gian hội 19 Chơi trò chơi dân Vườn hoa trường Em thích trò chơi gian em dân gian nào nhất? 20 Múa hát về chủ đề Em ươm cây xanh Chia sẻ với bạn về mùa xuân hoạt động em yêu thích Quê 21 Thông báo kế Cảnh đẹp quê Chuẩn bị tham hương hoạch tham quan hương em quan 10
  7. em cảnh đẹp quê (tháng 2) hương 22 Phát động phong Giữ gìn cảnh đẹp Giới thiệu cảnh đẹp trào bảo vệ môi quê hương em yêu thích trường quê hương 23 Phát động hội diễn Môi trường quanh Chuẩn bị hội diễn theo chủ đề Quê em hương em 24 Hội diễn văn nghệ Công trình công Điều em học được cộng quê em từ chủ đề Quê hương em Gia đình 25 Phát động hội diễn Mẹ của em Hát về bà và mẹ em chào mừng ngày (tháng 3) Quốc tế Phụ nữ 8 - 3 26 Hội diễn văn nghệ Vệ sinh nhà cửa Chia sẻ việc làm tốt giúp gia đình 27 Phát động vẽ tranh Sắp xếp đồ dùng Cùng vẽ tranh gia đình của em của em 28 Giới thiệu bức An toàn khi ở nhà Chia sẻ những việc tranh của em em đã làm để giúp đỡ gia đình Chia sẻ 29 Phát động phong Những người bạn Tìm hiểu khó khăn và hợp trào Nhân ái, sẻ của em của bạn tác chia (tháng 4) 30 Món quà sẻ chia Giúp bạn khi gặp Viết lời yêu thương khó khăn 31 Tổng kết phong Hàng xóm của em Khúc hát yêu trào Nhân ái, sẻ thương chia 32 Hát mừng ngày Cùng hợp tác Em học được gì từ Giải phóng miền chủ đề Chia sẻ và Nam 30- 4 hợp tác? 11
  8. Cháu 33 Mừng ngày sinh Bác Hồ kính yêu Đọc thơ về Bác Hồ ngoan nhật Bác Hồ Bác Hồ 34 Nghe kể chuyện về Sao nhi đồng của Triển lãm tranh (tháng 5) Bác Hồ em Bác Hồ với thiếu nhi 35 Hội diễn Đài sen Khi mùa hè về Cháu ngoan Bác dâng Bác Hồ 2.4. Yêu cầu về phương pháp dạy học Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cần đáp ứng các yêu cầu sau: - Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, tạo hứng thú và khuyến khích HS tích cực tham gia vào các hoạt động trả̉i nghiệm. - Tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm thông qua các hoạt động tìm tòi, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm đã có vào đời sống; hình thành, phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, dựa trên những tri thức và ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm. - Khuyến khích, tạo cơ hội cho HS suy nghĩ, phân tích, khái quát hoá những trải nghiệm để đúc rút kinh nghiệm, hình thành kiến thức và kĩ năng mới. - Lựa chọn linh hoạt, vận dụng hợp lí, khoa học các phương pháp giáo dục, các phương pháp dạy học tích cực vào việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Một số phương pháp cơ bản thường được khuyến khích sử dụng khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm như: Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp tổ chức trò chơi, phương pháp kể chuyện, phương pháp dự án, - Sử dụng kết hợp các phương thức trải nghiệm khác nhau khi triển khai tổ chức các hoạt động trải nghiệm: + Phương thức Khám phá: Là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS trải nghiệm thế giới tự nhiên, thực tế cuộc sống và công việc, giúp HS khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu, phát hiện vấn đề từ môi trường xung quanh, bồi dưỡng những cảm xúc tích cực và tình yêu quê hương đất nước. + Phương thức Thể nghiệm, tương tác: Là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS giao lưu và thể nghiệm các ý tưởng như diễn đàn, đóng tiểu phẩm, tham gia hội thi, trò chơi và các phương thức tương tự khác. + Phương thức Cống hiến: Là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS mang lại những giá trị xã hội bằng những đóng góp và cống hiến thực tế của mình thông 12
  9. qua các hoạt động thiện nguyện, lao động công ích, tuyên truyền và các phương thức tương tự khác. 2.5. Vấn đề đánh giá kết quả học tập của học sinh Mục đích đánh giá là thu thập thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt so với chương trình; sự tiến bộ của HS trong và sau các giai đoạn trải nghiệm. Kết quả đánh giá là căn cứ để định hướng học sinh tiếp tục rèn luyện hoàn thiện bản thân. Nội dung đánh giá là các biểu hiện của phẩm chất và năng lực đã được xác định trong chương trình: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động. Các yêu cầu cần đạt về sự phát triển phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân chủ yếu được đánh giá thông qua hoạt động theo chủ đề, thông qua quá trình tham gia hoạt động tập thể và các sản phẩm của HS trong mỗi hoạt động. Đối với Sinh hoạt dưới cờ và Sinh hoạt lớp, nội dung đánh giá chủ yếu tập trung vào sự đóng góp của HS cho các hoạt động tập thể và việc thực hiện có kết quả hoạt động chung của tập thể. Đồng thời, các yếu tố như động cơ, tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm, tính tích cực đối với hoạt động chung của HS cũng được đánh giá thường xuyên trong quá trình tham gia hoạt động. Kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của HS, đánh giá của cha mẹ HS và đánh giá của cộng đồng; giáo viên chủ nhiệm lớp chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá. Cứ liệu đánh giá dựa trên thông tin thu thập được từ quan sát của GV, từ ý kiến tự đánh giá của HS, đánh giá lẫn nhau của HS trong lớp, ý kiến nhận xét của cha mẹ HS và cộng đồng; thông tin về số giờ (số lần) tham gia hoạt động trải nghiệm (hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục theo chủ đề, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, hoạt động lao động, ); số lượng và chất lượng các sản phẩm hoàn thành được lưu trong hồ sơ hoạt động. Kết quả đánh giá đối với mỗi HS là kết quả tổng hợp đánh giá thường xuyên và định kì về phẩm chất và năng lực và có thể phân ra làm một số mức để xếp loại. Kết quả đánh giá Hoạt động trải nghiệm được ghi vào hồ sơ học tập của HS (tương đương một môn học). Đánh giá kết quả giáo dục trong HĐTN là đánh giá quá trình hình thành và phát triển toàn diện năng lự̣c, phẩm chất củ̉a HS thông qua HĐTN. Mục tiêu của việc đánh giá kết quả giáo dục qua HĐTN nhằm tạo độ̣ng lự̣c cho HS hứng thú và sẵn sàng tham gia các HĐTN; động viên, khuyế́n khích để̉ các kĩ năng hoạt độ̣ng từng bước đi vào cuộc sống của các em một cách vững chắc. Hình thức đánh giá là 13
  10. nhận xét. Kết quả đánh giá phải là sự tổng hợp thường xuyên và định kì về phẩm chất và năng lực của HS thông qua sự tổng hợp thông tin thu thập được từ quan sát của GV, từ ý kiến tự đánh giá của HS, đánh giá lẫn nhau của các HS trong lớp, ý kiến nhận xét của cha mẹ HS và cộng đồng. Tự đánh giá của HS theo hướng tự cảm nhận và thái độ trong mỗi hành độ̣ng với mức độ phát triển từng bước và thường xuyên sau mỗi hoạt độ̣ng và nhiệm vụ. Đánh giá của GV đối với mỗi HS trong HĐTN là đánh giá kết quả theo các hoạt độ̣ng chung. Trong đó chú trọng quan sát, ghi chép về thái độ̣, chất lượng và tần suất tham gia của HS với mỗi hoạt động. Đánh giá đồng đẳng của HS trong lớp là một trong các đánh giá quan trọng; Đánh giá này được quan sát thông qua những chia sẻ, tương tác, phản hồi kết quả hoạt độ̣ng trong các loại hình HĐTN; thông qua việc nhận xét, đánh giá về̀ năng lự̣c tiếp cận các hoạt động, sự vận dụng kết quả đã tích lũy được của HS trong cuộc sống, năng lự̣c thiết kế và tổ chức hoạt độṇ g ở từng HS thông qua HĐTN theo chủ đề. Đánh giá của phụ ̣ huynh được xác định thông qua việc quan sát, ghi chép của bố mẹ về số lượng tham gia các HĐTN chung của gia đình đối với mỗi HS; thông qua đánh giá sự̣ thay đổi tích cự̣c của các thành viên gia đình về nền nếp sinh hoạt của HS trong sự đáp ứng các yêu cầu của gia đình. 3. Hướng dẫn khai thác, sử dụng SGK và hệ thống tài liệu tham khảo bổ trợ 3.1. Hướng dẫn khai thác và sử dụng sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 1 3.1.1. Quan điểm khai thác và sử dụng sách Sách Hoạt động trải nghiệm 1 triển khai thực hiện tính mở của chương trình Hoạt động trải nghiệm, nên khi sử dụng SGK, GV có thể lựa chọn đối tượng học tập sẵn có ở địa phương để tổ chức hoạt động, có thể thay đổi thứ tự các chủ đề hoặc các hoạt động trong tuần để phù hợp với thực tế địa phương, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường, nhưng phải lưu ý: - Đảm bảo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình hoạt động trải nghiệm. - Đảm bảo tính logic, thống nhất giữa các loại hình hoạt động: sinh hoạt dưới cờ, hoạt động giáo dục theo chủ đề và sinh hoạt lớp ở trong tuần và trong chủ đề. - Đảm bảo cho HS được tương tác và hoạt động tốt nhất gắn với các điều kiện của trường và địa phương. 3.1.2. Hướng dẫn tổ chức Hoạt động sinh hoạt dưới cờ Sinh hoạt dưới cờ là một loại hình HĐTN được tổ chức vào thứ 2 hằng tuần. Sinh hoạt dưới cờ trong chương trình giáo dục phổ thông mới vừa mang ý nghĩa 14
  11. truyền thống gắn với nghi thức chào cờ, vừa mang ý nghĩa đổi mới, gắn với các nội dung HĐTN được quy định trong chương trình. Tiết sinh hoạt dưới cờ ở trường tiểu học thường được tổ chức với sự tham gia của cán bộ quản lí, nhân viên và toàn thể HS trong trường. Tiết sinh hoạt dưới cờ được tổ chức gắn với 2 phần nội dung chính: (1) Chào cờ: Đây là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để giành lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc. (2) Triển khai, tổ chức các HĐTN gắn với chủ đề của tuần, của tháng. Hoạt động giáo dục này có thể là mở đầu hoặc nối tiếp với các chuỗi HĐTN theo chủ đề và sinh hoạt lớp. Loại hình HĐTN này cũng góp phần hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày như chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người HS ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm và năng lực giải quyết vấn đề. Trong mỗi tiết Sinh hoạt dưới cờ, sau nghi lễ chào cờ theo quy định, Liên đội nhà trường cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp được phân công thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm theo tuần. Vì tiết sinh hoạt dưới cờ là hoạt động được tổ chức toàn trường, khi viết các hoạt động sinh hoạt dưới cờ trong SGK, các tác giả cũng chú ý đến đặc điểm này, nội dung một số tiết sinh hoạt dưới cờ được gợi ý đưa ra trong sách giáo khoa có thể được tổ chức mang tính chất triển khai dành riêng cho học sinh khối lớp 1, một số nội dung được gợi ý đưa ra có thể tổ chức cho toàn trường, ở tất cả các khối lớp. Do đó, để tổ chức tiết sinh hoạt dưới cờ trong SGK Hoạt động trải nghiệm 1 hiệu quả, nhà trường có thể làm như sau: - Xây dựng chương trình tổng thể, kế hoạch hoạt động của tiết Sinh hoạt dưới cờ theo từng tuần dựa trên các chủ đề của cả năm học cho toàn trường dựa trên những gợi ý tổ chức tiết sinh hoạt dưới cở được đưa ra trong SGK Hoạt động trải nghiệm 1. Xác định những hoạt động nào sẽ tổ chức dành riêng cho khối lớp 1, hoạt động nào sẽ tổ chức trong phạm vi toàn trường. Ví dụ: Trong chủ đề 1 “Trường tiểu học”, SGK Hoạt động trải nghiệm 1 đưa ra 4 nội dung hoạt động trải nghiệm cho tiết sinh hoạt dưới cờ: Tuần 1: Làm quen với hoạt động Sinh hoạt dưới cờ; Tuần 2: Xây dựng Đôi bạn cùng tiến; Tuần 3: Tìm hiểu An toàn trong trường học; Tuần 4: Tham gia vui tết Trung thu. Trong chủ đề này, với các hoạt động trên, nhà trường có thể triển khai nội dung tuần 1 với phạm vi dành cho học sinh khối 1; nội dung các tuần 2, 3, 4 có thể triển khai dành cho phạm vi toàn trường. 15
  12. - Dựa trên chương trình, kế hoạch tổng thể của hoạt động Sinh hoạt dưới cờ, Hiệu trưởng phân công lớp HS, giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chuẩn bị và tổ chức thực hiện trên tinh thần lấy HS làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS trong giải quyết vấn đề, tránh việc cán bộ, GV làm thay, làm hộ HS. Nếu những tiết Sinh hoạt dưới cờ có những nội dung riêng dành cho từng khối lớp, thì bên cạnh việc triển khai nhấn mạnh đến khối lớp riêng, nhà trường cũng có những triển khai, hướng dẫn hoạt động chung đến HS toàn trường. Ví dụ: Trong chủ đề 1 “Trường tiểu học”, ở tuần 1, việc triển khai, giới thiệu tiết Sinh hoạt dưới cờ đến HS khối lớp 1 có thể được thực hiện bởi Liên đội; Tuần 2, triển khai xây dựng Đôi bạn cùng tiến với các nội dung diễn tiểu phẩm, đóng kịch được thực hiện bởi các học sinh khối 4, 5; sau đó Liên đội hoặc Tổng phụ trách có thể nhấn mạnh việc phát động phong trào xây dựng Đôi bạn cùng tiến trong toàn trường Trong một số tiết sinh hoạt dưới cờ, nhà trường có thể huy động và phối hợp sự tham gia của cha mẹ HS, chính quyền địa phương, Hội khuyến học, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cơ quan, doanh nghiệp, nghệ nhân, người lao động của địa phương để giáo dục HS. Ví dụ: Chủ đề 4, tuần 13: Giao lưu với chú bộ đội; Chủ đề 1, tuần 3: Tìm hiểu về an toàn trường học 3.1.3. Hướng dẫn tổ chức Hoạt động giáo dục theo chủ đề Hoạt động giáo dục theo chủ đề trong SGK Hoạt động trải nghiệm 1 được xây dựng bám sát nội dung của chủ đề và các hoạt động sinh hoạt dưới cờ. Hoạt động này được tổ chức với nhiều phương thức đa dạng: phương thức khám phá; phương thức thể nghiệm, tương tác; phương thức cống hiến; phương thức nghiên cứu. Phương thức Khám phá với học sinh lớp 1 chủ yếu được thực hiện với hình thức tham quan các khu vực trong trường (chủ đề 1- tuần 1); quan sát vườn trường chủ đề 5 (tuần 18, tuần 19) . Khi tổ chức các hoạt động này, GV nên lưu ý: + Chia thành các nhóm nhỏ; + Hướng dẫn và phân chia nhiệm vụ tham quan cụ thể (ví dụ: chỉ rõ khu vực cần quan sát, câu hỏi cần trả lời, thời gian để quan sát ). + Cân đối việc phân chia thời gian hoạt động hợp lí, tránh tổ chức hoạt động quan sát quá lâu dẫn đến ảnh hưởng đến hoạt động đánh giá, thu nhận, chia sẻ kết quả sau quan sát. Phương thức Thể nghiệm, tương tác: Phương thức này được thể hiện khá nhiều trong SGK Hoạt động trải nghiệm 1 như: tổ chức cho HS tham gia các trò chơi, chia sẻ và thảo luận, thực hành làm cam kết, tham gia các hội thi, đóng vai 16
  13. Khi tổ chức các hoạt động này, GV nên tạo cơ hội để tất cả HS được tham gia, quy trình tổ chức có thể đi từ: cá nhân cặp đôi nhóm lớn toàn lớp. Phương thức Cống hiến: Được tổ chức trong một số chủ đề như: Chủ đề 5, tuần 19: tổ chức cho HS chăm sóc vườn hoa của trường; chủ đề 6, tuần 23: thực hành bảo vệ môi trường; tuần 24: thực hành giữ gìn công trình công cộng ở quê em Với những hoạt động này, khi tổ chức đòi hỏi nhà trường và GV phải xây dựng kế hoạch cụ thể, huy động sự hỗ trợ và tham gia của phụ huynh và các lực lượng xã hội khác. Trong SGK gợi ý đưa ra thời gian tổ chức 1 tiết, nhưng khi tổ chức thực hiện các hoạt động này, nhà trường và GV có thể thay đổi linh hoạt nội dung và số tiết để HS được tham gia, trải nghiệm tốt nhất. Phương thức Nghiên cứu: Được thể hiện trong một số hoạt động như: Sáng tạo thiệp tặng thầy cô (tuần 12, chủ đề 3; Ươm cây xanh (tuần 20, chủ đề 5); Sáng tạo hộp bút xinh tặng bạn (tuần 30, chủ đề 8); Sáng tạo làm chiếc vòng yêu thương tặng mẹ (tuần 25, chủ đề 7) Khi tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động này, GV giáo viên tổ chức lên kế hoạch cho HS tự chuẩn bị các vật liệu phong phú từ những vật liệu tái chế hoặc tự nhiên, tạo cơ hội cho HS được tự do sáng tạo, thể hiện ý tưởng của bản thân, không nên đặt ra các khuôn mẫu, từ đó phát triển năng lực tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề sáng tạo cho người học. 3.1.4. Hướng dẫn tổ chức Hoạt động sinh hoạt lớp Ở trường tiểu học, tiết Sinh hoạt lớp thường được tổ chức vào thứ 6 hằng tuần. Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 1 đưa ra nhiều nội dung và hình thức hoạt động phong phú trong tiết sinh hoạt lớp. Các nội dung bao gồm về giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, lao động, giáo dục môi trường, an toàn giao thông thông qua với nhiều hình thức hoạt động phong phú như: văn nghệ, đố vui, diễn kịch, trò chơi, thảo luận, chia sẻ về các nội dung triển khai hoạt động trong lớp gắn với hoạt động sinh hoạt theo chủ đề và sinh hoạt dưới cờ hoặc đánh giá những việc bản thân HS đã làm được sau khi tham gia các hoạt động giáo dục trong chủ đề. Nội dung tiết sinh hoạt lớp có thể được tổ chức gồm hai phần: (1) Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch học tập, rèn luyện của HS trong lớp. Những ưu điểm để phát huy, biểu dương (người tốt, việc tốt), những nhược điểm, hạn chế cần khắc phục, những lệch lạc cần điều chỉnh; (2) Phương hướng, nhiệm vụ và những công việc cần triển khai, thực hiện của lớp cần phải làm trong tuần tiếp theo. Các tiết sinh hoạt lớp được triển khai, thực hiện bám sát nội dung hoạt động của tuần, của chủ đề trong kế hoạch giáo dục năm học của nhà trường, của khối lớp. 17
  14. Do đó, để thực hiện được tiết sinh hoạt lớp hiệu quả, ngay từ đầu năm học, GV chủ nhiệm định hướng nội dung tiết Sinh hoạt lớp bảo đảm tính thống nhất về chủ điểm của từng khối lớp theo nội dung kế hoạch giáo dục của nhà trường, đồng thời bám sát những nội dung hoạt động được đưa ra trong SGK. Khi tổ chức tiết Sinh hoạt lớp, GV cần tổ chức các hoạt động hướng đến hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực HS học sinh, tránh việc tập trung đánh giá hạn chế, yếu kém và phê bình HS trong tiết sinh hoạt lớp. Khi tổ chức tiết Sinh hoạt lớp đảm bảo nguyên tắc HS tự quản toàn diện, tiết Sinh hoạt lớp là của HS, do HS thực hiện, vì những lợi ích của mỗi HS và của cả tập thể lớp. GV chủ nhiệm cần linh hoạt vai trò chủ đạo của mình trong suốt quá trình hướng dẫn HS chuẩn bị, triển khai, đánh giá kết quả, bằng cách gợi mở, khơi dậy tiềm năng, tiềm lực, kết nối giữa các HS, động viên và khuyến khích HS thực hiện một cách tự tin, chủ động và huy động được sự tham gia của tất cả HS trong lớp. Khi tổ chức các hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp của SGK Hoạt động trải nghiệm 1, GV nên tăng cường tổ chức cho HS làm việc nhóm, với các chủ đề được thực hiện đầu năm học, nên tổ chức cho HS làm việc cặp đôi, đến các chủ đề cuối, các nhóm 4 có thể được khuyến khích tổ chức, qua đó tăng cường tính tự tin cho HS, tạo cơ hội cho các em được tương tác tích cực, góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp cho HS. Trong một số tiết sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm có thể huy động và phối hợp sự tham gia hoạt động của các GV dạy các môn chuyên biệt như: Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất; Tổng phụ trách Đội, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, Hội khuyến học, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cơ quan, doanh nghiệp, nghệ nhân, người lao động của địa phương. Ví dụ: Trong chủ đề 7 (Gia đình em), tuần 25, tiết sinh hoạt lớp có thể được tổ chức với sự tham gia của mẹ, bà hoặc phụ huynh HS để thể hiện sự gắn kết giữa HS với gia đình, hướng đến thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của các em đến bà, đến mẹ. Trong tiết sinh hoạt lớp ở tuần cuối cùng của mỗi chủ đề, SGK đưa ra các hoạt động để đánh giá những phẩm chất và năng lực mà học sinh đã đạt được trong chủ đề. Hình thức đánh giá HS lớp 1 chủ yếu được thực hiện thông qua việc HS tham gia trả lời câu hỏi để tự đánh giá; trưng bày và giới thiệu các sản phẩm thực hiện được từ chủ đề để tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Khi tổ chức hoạt động này, GV nên tổ chức dưới hình thức thảo luận nhóm, tổ chức các cuộc thi bằng hình thức kể nhanh; triển lãm các sản phẩm sáng tạo; giới thiệu những hình ảnh đáng yêu của HS khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề để tiết sinh hoạt lớp trở nên sinh động, 18
  15. khuyến khích tinh thần tham gia hoạt động của HS, tránh biến tiết sinh hoạt lớp thành tiết đánh giá, phê bình. 3.2. Hướng dẫn khai thác và sử dụng Vở thực hành, sách giáo viên Hoạt động trải nghiệm 1 3.2.1. Sách giáo viên Hoạt động trải nghiệm 1 Sách giáo viên được biên soạn nhằm giúp GV có những hiểu biết cần thiết liên quan đến tổ chức HĐTN 1, hỗ trợ GV thiết kế kế hoạch dạy học trên cơ sở tham khảo những gợi ý trong tài liệu. Qua đó, GV sẽ hiểu rõ và thực hiện được chương trình HĐTN 1, nâng cao hiệu quả sử dụng SGK, góp phần nâng cao chất lượng dạy học HĐTN 1. SGV trình bày những hướng dẫn cho việc tổ chức 9 chủ đề trong SGK HĐTN 1 với cách thức gợi ý tổ chức cho từng tuần cụ thể đi từ Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động giáo dục theo chủ đề đến Sinh hoạt lớp. Đối với GV tiểu học, SGV là tài liệu bổ trợ quan trọng, giúp định hướng cho GV tổ chức các hoạt động dạy học nhằm đạt được yêu cầu cần đạt của chương trình HĐTN 1. Tuy nhiên, quá trình giáo dục là một quá trình sáng tạo và chương trình HĐTN là chương trình mở. Trong quá trình soạn sách, GV, các tác giả không thể dự đoán được tất cả các câu trả lời, các cách xử lí tình huống của HS, các điều kiện, cơ sở vật chất của tất cả các trường, Do đó, để sử dụng SGV HĐTN 1 hiệu quả, các cán bộ quản lí và GV đứng lớp cần chú ý một số điều cơ bản sau: Nội dung các bài soạn trong SGV chỉ là những gợi ý, không bắt buộc tất cả các GV phải làm theo. GV không nên vận dụng một cách máy móc vì có những hoạt động dạy học có thể không phù hợp với đối tượng HS và điều kiện cơ sở vật chất của trường mình. Vận dụng sáng tạo và phát triển những ý tưởng, gợi ý được đưa ra trong SGV. Dựa trên những gợi ý này, GV có thể thiết kế lại kế hoạch hoạt động sao cho phù hợp với tính chất của bài; khả năng của HS; điều kiện cơ sở vật chất thực tế của trường, của địa phương. Cụ thể là: Có thể xác định lại các mục tiêu của hoạt động; Lựa chọn và thiết kế lại các HĐTN; Vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo cách khác Tuy nhiên, phải đảm bảo yêu cầu cần đạt của Chương trình HĐTN 1. 3.2.2. Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 1 Vở Thực hành HĐTN 1 là tài liệu bổ trợ dành cho học sinh khi tham gia HĐTN ở trên lớp. Tài liệu này được xem là phương tiện giúp học sinh củng cố và thực hiện các hoạt động giáo dục ở trên lớp thông qua các dạng bài tập đa dạng. 19
  16. Vở Thực hành HĐTN 1 chỉ là tài liệu tham khảo, gợi ý cho giáo viên cách tổ chức các hoạt động tự học. Do đó, giáo viên không nên coi Vở Thực hành HĐTN 1 là phương tiện duy nhất, cách tốt nhất để tổ chức hoạt động cho học sinh. Tuỳ theo điều kiện thực tế của từng trường, từng địa phương, GV có thể thiết kế các hoạt động thực hành phong phú. Cấu trúc mỗi bài trong Vở Thực hành HĐTN 1 gồm 3 hoạt động. Nội dung các hoạt động được trình bày đa dạng với nhiều yêu cầu khác nhau: Nối và tô màu để hoàn thiện tranh gắn với một nội dung cơ bản của chủ đề; Liên hệ và đánh giá bản thân; Nhận xét, đánh giá hành vi của các nhân vật trong tình huống; Vẽ tranh liên quan đến nội dung chủ đề; Nhận xét, xử lí các tình huống Các bài tập này có nội dung bám sát các chủ đề trong SGK HĐTN 1, và được thể hiện sáng tạo dưới các hình thức trải nghiệm, vui chơi, nhằm tạo tâm thế thoải mái và thu hút HS tự học để mang lại hiệu quả cao cho HĐTN. 3.2.3. Hướng dẫn khai thác và sử dụng các học liệu điện tử Các học liệu điện tử hỗ trợ tổ chức HĐTN 1 bao gồm: video tình huống, câu chuyện; hệ thống các tranh động và các tranh tĩnh gắn với nội dung các hoạt động trong SGK HĐTN 1. Khi tổ chức các hoạt động trong SGK HĐTN 1, đặc biệt là các hoạt động giáo dục theo chủ đề và hoạt động sinh hoạt lớp, giáo viên có thể sử dụng các nguồn học liệu điện tử để minh hoạ, cụ thể hoá các hành vi cho học sinh quan sát, nhằm tăng tính sinh động cho các tình huống mô phỏng, thích thích sự tham gia và trải nghiệm của HS vào hoạt động. Từ đó, HS hình thành các cảm xúc tích cực khi quan sát và đánh giá hành vi của những nhân vật được thể hiện trong các tranh động và tình huống. Ví dụ: Khi tổ chức các hoạt động trong chủ đề 3, tuần 11 “Giờ học, giờ chơi”, thay vì việc cho HS quan sát tranh trong SGK HĐTN 1, GV có thể trình chiếu video tình huống về một sự việc xảy ra trong giờ ra chơi để học sinh quan sát. Khi quan sát video tình huống này, nét mặt, cảm xúc, hành động của nhân vật trong tình huống sẽ được HS hình thành cảm xúc tích cực và rõ ràng về các nhân vật trong tình huống, từ đó có hành vi trải nghiệm ứng xử phù hợp. Khi tổ chức hoạt động “Tìm hiểu cảnh đẹp quê hương” (tuần 21, Chủ đề 6), GV có thể cho HS quan sát các video cảnh đẹp quê hương các vùng miền của Việt Nam, từ đó hình thành cảm xúc tích cực trước khi tham gia hoạt động, tạo tiền đề phát triển phẩm chất yêu nước cho HS. 20
  17. Phần thứ hai BÀI SOẠN MINH HOẠ 1. Tuần 3 - Chủ đề Trường tiểu học 1.1. Mục tiêu Sau khi tham gia các hoạt động trong chủ đề, HS: - Nêu được một số quy định an toàn khi tham gia giao thông. - Nêu được một số hoạt động học tập và vui chơi cùng bạn khi ở trường; sự cần thiết phải có bạn khi học tập và vui chơi. - Bước đầu hình thành được một số thói quen tự phục vụ bản thân khi ở trường, chấp hành đúng các quy định an toàn giao thông ở cổng trường. - Có ý thức chấp hành đúng và nhắc nhở người thân tham gia giao thông an toàn ở cổng trường. - Tự liên hệ và đánh giá về những việc bản thân và các bạn trong lớp đã làm được để tham gia xây dựng Cổng trường an toàn giao thông. 1.2. Chuẩn bị a) Giáo viên - Tranh ảnh về các hoạt động học tập và vui chơi của HS trong trường học (hoạt động giáo dục theo chủ đề). - Tranh ảnh tuyên truyền về an toàn giao thông ở cổng trường, một số biến báo giao thông đường bộ (sinh hoạt dưới cờ hoặc sinh hoạt lớp) b) Học sinh Một số tiết mục văn nghệ theo chủ đề An toàn giao thông (sinh hoạt lớp). 1.3. Gợi ý các hoạt động trong tuần 1.3.1. Sinh hoạt dưới cờ a) Mục tiêu - HS có kiến thức về các quy định an toàn khi tham gia giao thông. - HS có ý thức chấp hành đúng và tham gia giao thông an toàn, đặc biệt ở cổng trường. b) Cách tiến hành - Nhà trường triển khai một số nội dung phát động phong trào “Cổng trường an toàn giao thông” (có thể mời một cán bộ công an giao thông hướng dẫn cho HS): + Giới thiệu cho HS biết ý nghĩa của việc tham gia thực hiện “Cổng trường an toàn giao thông”: đảm bảo an toàn cho HS, xây dựng nhà trường văn minh, tránh gây ùn tắc ở cổng trường. 21
  18. + Tuyên truyền và nhắc nhở HS một số lưu ý khi tham gia giao thông để xây dựng “Cổng trường an toàn giao thông”: Xếp hàng ngay ngắn từng lớp khi ra về; Để xe đúng quy định theo hàng, lối; Đội mũ bảo hiểm khi ngồi sau xe gắn máy, xe đạp điện; Nhắc nhở bố mẹ, người thân đứng đón xếp hàng theo khu vực quy định, không dừng đỗ xe ở ngay gần cổng trường để chờ đón HS 1.3.2. Hoạt động giáo dục theo chủ đề a) Mục tiêu Sau các hoạt động, HS có khả năng: - Nêu được một số hoạt động học tập và vui chơi cùng bạn khi ở trường; sự cần thiết phải có bạn khi học tập và vui chơi. - Bước đầu hình thành được một số thói quen tự phục vụ bản thân khi ở trường. b) Các hoạt động cụ thể Hoạt động 1: Trò chơi “Kết bạn” * Mục tiêu: HS nêu được một số hoạt động học tập và vui chơi cùng bạn khi ở trường; sự cần thiết phải có bạn khi học tập và vui chơi. * Cách tiến hành: (1) Thực hiện trò chơi theo nhóm - HS chia thành các nhóm 6- 10 người. - GV phổ biến luật chơi: HS các nhóm đứng theo vòng tròn, một bạn làm quản trò đứng ở giữa vòng tròn. Khi quản trò hô: “Kết bạn, kết bạn”, các HS xung quanh sẽ đáp “Kết mấy? Kết mấy?”. Lúc đó, quản trò có thể nêu số lượng tuỳ thích, ví dụ: “kết đôi, kết đôi”; “kết ba, kết ba” Ngay lập tức sau khi quản trò hô, các bạn HS trong nhóm sẽ chạy vào với nhau để tạo thành các nhóm có số người như quản trò yêu cầu. Bạn nào không có nhóm sẽ là người thua cuộc. (2) Làm việc cả lớp - HS trả lời câu hỏi để nêu được cảm nhận sau khi tham gia trò chơi: Em có vui khi tham gia trò chơi này không? Em có bị thua cuộc lần nào không? Khi các bạn đều có nhóm kết bạn mà em không có thì em có cảm xúc như thế nào? Khi có bạn ở trường, em và bạn có thể cùng nhau làm những việc gì? ) - 2 đến 3 HS trả lời. GV nhận xét và rút ra kết luận: Khi ở trường, em và bạn cùng nhau tham gia nhiều hoạt động khác nhau như: cùng nhau thảo luận nhóm để học tập trong các tiết học, giúp đỡ nhau khi gặp bài khó, cùng nhau tham gia các trò chơi trong các giờ nghỉ giữa giờ. Có bạn, chúng em học tốt hơn, có bạn, chúng em sẽ vui hơn. 22
  19. Hoạt động 2: Quan sát và liên hệ, chia sẻ về các hoạt động tự phục vụ khi ở trường * Mục tiêu: - Liên hệ và tự đánh gía những việc bản thân đã thực hiện khi ở trường. - Học sinh hình thành các cảm xúc tích cực và bày tỏ ý kiến về việc tham gia các hoạt động tự phục vụ khi ở trường. * Cách tiến hành: (1) Làm việc cả lớp - HS quan sát các tranh trong SHS (hoặc do GV trình chiếu lên bảng) và trả lời một số câu hỏi: Các bạn trong tranh đang tham gia những hoạt động nào? Hoạt động đó mang lại ích lợi gì? (2) Làm việc theo nhóm 2 đến 4 học sinh - HS ngồi các nhóm 2 hoặc 4 người. Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi: + Ở trường, em và các bạn được tham gia những hoạt động nào? + Em đã tự làm được những việc gì khi ở trường? + Việc làm đó của em mang lại ích lợi gì? - HS bày tỏ ý kiến; GV nhận xét và rút ra kết luận. * Kết luận: Khi ở trường, các em nên tự thực hiện những việc như: sắp xếp, dọn đồ ăn trước và sau khi ăn; gấp và cất chăn gối sau khi ngủ trưa; vứt, nhặt rác để giúp sân trường sạch hơn; cất xếp ghế sau khi chào cờ và hoạt động tập thể; uống nước và vệ sinh cá nhân; chăm sóc hoa, cây cối ở vườn trường 1.3.3. Sinh hoạt lớp a) Mục tiêu HS tự liên hệ và đánh giá về những việc bản thân và các bạn trong lớp đã làm được để tham gia xây dựng “Cổng trường an toàn giao thông”. b.) Cách tiến hành GV tổ chức cho HS tham gia một số hoạt động như: - Chơi các trò chơi: thi nhận biết nhanh về các biển báo giao thông đường bộ; thi sắm vai tham gia giao thông; sắm vai xử lí các tình huống khi tham gia giao thông đường bộ - Thảo luận và chia sẻ cặp đôi và toàn lớp về: những việc mà bản thân đã chứng kiến, quan sát được về tình huống không an toàn khi tham gia giao thông; những việc mà bản thân đã thực hiện khi tham gia phong trào Cổng trường an toàn giao thông; những lời khuyên tới các bạn trong lớp để tham gia giao thông an toàn . - Múa hát theo chủ đề An toàn giao thông. 23
  20. 2. Tuần 20 – Chủ đề 5: Mùa xuân của em 2.1. Mục tiêu Sau khi tham gia các hoạt động trong chủ đề, HS: - Biết được một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh và cách chăm sóc để cây xanh tươi tốt. - Hiểu được sự phát triển của cây từ hạt và cách gieo hạt để có cây con. - Thực hành được gieo trồng và chăm sóc cây xanh ở vườn trường. 2.2. Chuẩn bị - Sổ thực hành, bút viết, sáp màu. - Hạt giống cây, khu đất để gieo trồng, xẻng nhỏ xúc đất, bình tưới nước. 2.3. Gợi ý các hoạt động trong tuần 2.3.1. Sinh hoạt dưới cờ: Múa hát về chủ đề mùa xuân a) Mục tiêu Sau hoạt động, HS có khả năng: - Được trải nghiệm về mùa xuân qua các bài hát. - Hồ hởi tham gia các hoạt động của lớp, của trường. b) Gợi ý cách tiến hành - Tổng Phụ trách Đội/Ban tổ chức điều khiển chương trình biểu diễn văn nghệ của các lớp theo chủ đề “Mùa xuân của em”. - Nhà trường động viên, khen ngợi các lớp đã tham gia biểu diễn chương trình văn nghệ. 2.3.2. Hoạt động giáo dục theo chủ đề a) Mục tiêu - Tạo không khí vui vẻ, học sinh có tâm thế tốt để tích cực tham gia vào hoạt động trải nghiệm. b) Các hoạt động cụ thể Hoạt động 1: Tập làm Bác sĩ cây xanh * Mục tiêu: - HS kể tên được những bộ phận chính của cây xanh, nói được những điều kiện cần cho cây xanh phát triển. - HS biết được một số “bệnh” của cây xanh và nói được cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh. * Cách tiến hành: GV cho HS chơi trò chơi “Bác sĩ cây xanh” 24
  21. - GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm có 3 HS đóng vai làm bác sĩ, y tá để khám bệnh cho cây. Mỗi nhóm HS khám bệnh cho một loại cây/ hoặc khu vực trong vườn trường. - GV hướng dẫn để HS quan sát phát hiện ra các nội dung sau: nơi nào cây phát triển thì HS mô tả lại tình trạng của cây qua viết, vẽ - Kết thúc hoạt đông khám bệnh cho cây, GV tổ chức cho từng nhóm HS báo cáo kết quả và rút ra kết luận. Kết luận: Cây xanh gồm các bộ phận chính là thân cây, rễ cây, cành lá, hoa, quả. Để cây xanh phát triển tốt thì cây phải được chăm bón, tưới nước đầy đủ Một số yếu tố có thể làm cho cây chậm phát triển hoặc bị chết như: thiếu chất dinh dưỡng, thiếu nước, thiếu ánh sáng, sâu bệnh Hoạt động 2: Trò chơi: “Gieo hạt – Nảy mầm” * Mục tiêu: - HS biết được các giai đoạn phát triển của cây từ hạt, phát triển kĩ năng chơi trong nhóm lớn và kĩ năng tham gia hoạt động tích cực. * Cách tiến hành: GV cho HS chơi trò chơi “Gieo hạt” theo gợi ý: - GV phố biến luật chơi: + HS xếp thành vòng tròn. + Quản trò hô “gieo hạt” thì HS thả nắm tay xuống đất mô phỏng động tác gieo hạt. + Quản trò hô “nảy mầm” thì HS chụm hai tay thành mầm non vươn nhẹ lên phía trên. + Quản trò hô “một cây”, “hai cây” thì HS lần lượt giơ một tay rồi hai tay. + Quản trò hô “một nụ, hai nụ, một hoa, hai hoa” thì HS xòe tay đan thành nụ thành hoa. + Quản trò hô “thành quả, quả chín” thì HS khép hai bàn tay thành hình quả. - GV tổ chức cho HS chơi 3 – 5 lượt. - Kết thúc trò chơi, GV tổ chức cho HS chia sẻ theo các nội dung sau: + Qua trò chơi, con phát hiện ra cây lớn lên như thế nào? + Cảm xúc của con qua trò chơi? Kết luận: 25
  22. - Quá trình phát triển của cây thường là từ mầm hạt giống được gieo trồng, nếu có đủ điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm thì hạt mầm đó sẽ đơm trồi, nảy lộc, ra hoa rồi kết trái. - Để có một hành tinh tươi đẹp mỗi người cần tích cực trồng và chăm sóc cây xanh. Hoạt động 3: Ươm vườn cây xanh * Mục tiêu: - HS được trải nghiệm ươm cây, chăm sóc vườn ươm và chăm sóc cây xanh ở vườn trường. - Phát triển các kĩ năng hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp. * Cách tiến hành: GV chia HS thành các nhóm để thực hiện việc ươm vườn cây xanh theo từng khu vực đã được chuẩn bị sẵn. GV tổ chức cho từng nhóm HS tự chọn vật liệu, dụng cụ và loại hạt giống để ươm cây (GV có thể chuẩn bị sẵn và phân công cho từng nhóm HS). - Sau khi HS chọn vật liệu, dụng cụ và hạt giống xong, GV hướng dẫn cho các nhóm thảo luận về thứ tự các việc cần làm để ươm và chăm sóc vườn cây ở trường. - GV hướng dẫn các nhóm thực hành ươm và chăm sóc cây ở vườn trường: + Xới đất cho tơi, bới đất tạo ra các khoảng trống, tra hạt giống vào các khoảng trống đó. + Vun đất để lấp kín hạt giống, tưới nước và nhổ cỏ sau khi gieo hạt. - Kết thúc hoạt động gieo trồng, giáo viên tổ chức cho HS thảo luận, chia sẻ theo các câu hỏi: + Điều gì sẽ xảy ra sau khi gieo hạt? + Để hạt phát triển thành cây con cần làm gì tiếp theo? + Trồng và chăm sóc cây có lợi ích gì? - GV cho HS chia sẻ cảm xúc và những điều học sinh được khi cùng các bạn ươm và chăm sóc vườn cây ở trường. Kết luận: - Cây thường được trồng từ hạt. Để trồng cây từ hạt em cần xới đất tơi xốp, vun trồng hạt giống vào đất tơi xốp, tưới nước đầy đủ - Mỗi bạn HS cần tích cực chăm sóc cho cây khi đã gieo trồng để cây phát triển tươi tốt. Cô và các con cùng cố gắng để xây dựng mái trường của chúng ta được phủ bóng màu xanh của cây cối. 26
  23. 2.3.3. Sinh hoạt lớp: Chia sẻ về hoạt động em yêu thích a) Mục tiêu Sau hoạt động học sinh có khả năng: - Biết chia sẻ cảm xúc sau các hoạt động của chủ đề; - Bước đầu vận dụng được điều đã học vào cuộc sống hàng ngày. b) Gợi ý cách tiến hành - GV cho HS làm việc theo nhóm, tổ với nội dung: Em hãy kể những việc đã làm được theo chủ đề “Mùa xuân của em”; Nêu những điều em đã học được khi tham gia các hoạt động trong chủ đề; Em thích các hoạt động nào trong chủ đề? Em mong muốn điều gì từ các hoạt động tiếp theo? - Giáo viên chốt lại những điều đã học được của học sinh, khen ngợi những học sinh đã làm tốt. - Nhắc nhở, chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo. 3. Tuần 25 - Chủ đề: Gia đình em 3.1. Mục tiêu Sau khi tham gia các hoạt động của tuần 25, HS: - Thực hiện được các nội dung cho hoạt động đầu tháng 3 hướng đến chào mừng Ngày quốc tế phụ nữ 8/3. - Bày tỏ cảm xúc với mẹ. - Nói được lời yêu thương và thực hành làm một món quà để tặng mẹ. - Tham gia các tiết mục văn nghệ để chuẩn bị cho Hội diễn chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 để thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn với bà, mẹ và cô giáo. 3.2. Chuẩn bị a) Giáo viên - Nhạc và lời các bài hát về mẹ, về bà (hoạt động GD theo chủ đề); - 6 đến 8 giỏ nhựa nhỏ (mỗi nhóm có một giỏ nhựa) (hoạt động GD theo chủ đề). b) Học sinh - Một đọạn dây chun hoặc dây cước nhỏ và hạt vòng (hoạt động GD theo chủ đề). 27
  24. - Các tiết mục văn nghệ để tham gia Hội diễn văn nghệ của trường (sinh hoạt dưới cờ và sinh hoạt lớp). 3.3. Gợi ý các hoạt động trải nghiệm trong tuần 3.3.1. Sinh hoạt dưới cờ a) Mục tiêu Định hướng cho HS chuẩn bị các nội dung cho hoạt động đầu tháng 3 hướng đến chào mừng Ngày quốc tế phụ nữ 8/3. b) Cách tiến hành - Nhà trường nhận xét, đánh giá các hoạt động dạy học và giáo dục của HS trong tuần. - Nhận xét về các hoạt động trải nghiệm trong chủ đề trước, nhấn mạnh đến những kiến thức, kĩ năng, thái độ và giá trị mà HS đã đạt được sau khi tham gia trải nghiệm chủ đề trước. - Triển khai một số hoạt động của chủ đề “Gia đình em”. Phát động Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. - Gợi ý một số nội dung triển khai: + Ý nghĩa của Hội diễn: để tôn vinh vẻ đẹp và khẳng định vai trò của phụ nữ Việt Nam, + Mỗi lớp (hoặc mỗi khối lớp) lựa chọn và đăng kí một tiết mục văn nghệ để tham gia hội diễn. Khuyến khích nhiều HS trong các lớp tham gia. + Nội dung các tiết mục văn nghệ: đơn ca, song ca, tốp ca, múa, kịch, tiểu phẩm có nội dung về phụ nữ Việt Nam, về bà, về mẹ do cô giáo và HS các lớp biên đạo, dàn dựng và biểu diễn. + Thời gian để các lớp chuẩn bị và tham gia: 1 tuần. Dự kiến thời gian tổ chức Hội diễn vào tuần tiếp theo. 3.3.2. Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Mẹ của em a) Mục tiêu Sau các hoạt động, HS có khả năng: - Bày tỏ cảm xúc với mẹ. - Nói được lời yêu thương và thực hành làm một món quà để tặng mẹ. b) Chuẩn bị - GV: nhạc và lời một bài hát về mẹ (Ví dụ: bài hát: Bàn tay mẹ - Sáng tác: Bùi Đình Thảo); 6 đến 8 giỏ nhựa nhỏ (mỗi nhóm có một giỏ nhựa). - HS Học sinh: một đọạn dây chun hoặc dây cước nhỏ và hạt vòng. c) Các hoạt động cụ thể 28
  25. Hoạt động 1: Cùng hát về mẹ * Mục tiêu: Bước đầu hiểu được công ơn chăm sóc của mẹ đối với con, hình thành cảm xúc yêu thương mẹ. * Cách tiến hành: - HS đứng dậy (có thể đứng thành hàng dọc giữa các lối đi), giáo viên bật nhạc và bắt lời, HS hát theo lời bài hát: “Bàn tay mẹ” (sáng tác: Bùi Đình Thảo). - HS trả lời câu hỏi: + Bày tay mẹ đã làm những gì để chăm sóc, yêu thương con? + Em đã làm gì để thể hiện tình yêu với mẹ? * Kết luận: Mẹ là người đã sinh ra và chăm sóc, nuôi dưỡng em hàng ngày. Các em hãy thể hiện sự yêu thương mẹ bằng những hành động thể hiện sự quan tâm, chăm sóc phù hợp với khả năng. Hoạt động 2: Thực hành làm Chiếc vòng yêu thương * Mục tiêu: HS nói được lời yêu thương và thực hành làm một chiếc vòng để tặng mẹ. * Cách tiến hành: (1) Hướng dẫn chung cả lớp - GV nêu yêu cầu: Mỗi HS sẽ làm một chiếc vòng yêu thương để tặng cho mẹ. GV có thể chiếu lên bảng vi deo hoặc tranh ảnh các bước xâu và làm thành chiếc vòng: + Buộc một nút thắt ở một đầu sợi dây. + Lần lượt chọn các hạt vòng theo màu sắc mình thích và xuyên vào sợi dây. + Khi đã xuyên đủ số hạt để ướm vừa cổ tay mẹ thì cầm hai đầu sợi dây buộc nút lại với nhau. + Dùng kéo cắt đi phần dây thừa ra (nếu có). - GV thực hành xuyên vòng và tạo thành một chiếc vòng hoàn chỉnh theo các bước cho HS quan sát. (2) Thực hành làm vòng theo nhóm - HS tạo thành các nhóm 4 đến 6 học sinh. - Từng HS thực hành làm vòng và hướng dẫn các bạn trong nhóm. - Các nhóm quan sát, góp ý cho nhau về cách chọn màu sắc cho vòng. - Mỗi nhóm bình chọn ra những chiếc vòng đẹp nhất. (3) Trưng bày sản phẩm - Các nhóm HS treo các sản phẩm của nhóm mình vào các móc treo quanh lớp học. 29
  26. - HS đi quan sát sản phẩm của các bạn và chọn ra những chiếc vòng đẹp nhất. - Một số bạn chia sẻ trước lớp về Chiếc vòng yêu thương của mình. GV có thể gợi ý để HS chia sẻ: + Tại sao bạn lại chọn các hạt màu sắc như thế này? + Khi làm vòng, bạn thấy khó nhất là bước nào? + Khi tặng chiếc vòng này cho mẹ, bạn sẽ nói với mẹ điều gì? - GV có thể đặt các câu hỏi mở rộng: Em có thuộc bài hát nào về mẹ không? Em đã bao giờ tặng quà cho mẹ chưa? Khi mẹ nhận được quà của em thì cảm xúc của mẹ như thế nào? * Kết luận: Bằng sự khéo léo của mình, các con có thể tự làm ra những món quà để tặng mẹ. Đó có thể là những bức tranh tự vẽ, những chiếc vòng tự làm Hãy dành những món quà đó dành tặng mẹ và nói với mẹ những lời yêu thương nhất thể hiện tình cảm của các em. 3.3.3. Sinh hoạt lớp a) Mục tiêu - Giúp HS thể hiện tình cảm và thái độ đối với mẹ và cô giáo bằng việc tham gia các tiết mục văn nghệ để chuẩn bị cho Hội diễn chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. b) Cách tiến hành - GV lựa chọn bài hát, các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 8/3; phân công, lựa chọn HS tham gia. - HS cùng luyện tập các tiết mục văn nghệ của lớp để tham gia Hội diễn của trường. 30