Tài liệu Tập huấn dạy học theo sách giáo khoa Cánh diều Lớp 1 môn Mĩ thuật

pdf 28 trang Hải Hòa 07/03/2024 1830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Tập huấn dạy học theo sách giáo khoa Cánh diều Lớp 1 môn Mĩ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_tap_huan_day_hoc_theo_sach_giao_khoa_canh_dieu_lop.pdf

Nội dung text: Tài liệu Tập huấn dạy học theo sách giáo khoa Cánh diều Lớp 1 môn Mĩ thuật

  1. Yêu cầu cần đạt Nội dung MĨ THUẬT TẠO HÌNH Quan sát và nhận thức thẩm mĩ Yếu tố và nguyên lí tạo hình – Biết được mĩ thuật có ở xung quanh. Lựa chọn, kết hợp: – Biết được một số đồ dùng, màu vẽ và vật Yếu tố tạo hình liệu sẵn có để thực hành, sáng tạo. – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, – Nhận biết được yếu tố tạo hình: chấm, chất cảm, không gian. nét, hình, khối, màu sắc. Nguyên lí tạo hình Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, – Đọc được tên một số màu trong thực nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. hành, sáng tạo. Thể loại – Tạo được chấm bằng nhiều cách khác Lựa chọn, kết hợp: nhau, biết sử dụng chấm trong tạo hình và – Lí luận và lịch sử mĩ thuật trang trí sản phẩm. – Hội hoạ – Tạo được một số loại nét khác nhau, biết – Đồ hoạ (tranh in) sử dụng nét để mô phỏng đối tượng. – Điêu khắc – Tạo được hình, khối dạng cơ bản. Hoạt động thực hành và thảo luận – Sử dụng được vật liệu sẵn có để thực Thực hành hành, sáng tạo. – Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 2D. – Sắp xếp được sản phẩm của cá nhân tạo – Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 3D. thành sản phẩm nhóm học tập. Thảo luận – Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật Lựa chọn, kết hợp: liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, đất – Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, di sản văn hoá nặn, giấy màu, trong thực hành, sáng nghệ thuật. tạo. – Sản phẩm thực hành của học sinh. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ Định hướng chủ đề – Trưng bày và nêu được tên sản phẩm, Lựa chọn, kết hợp: chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của cá – Thiên nhiên; Con người; Gia đình; Nhà nhân, của bạn bè. trường. – Nêu được tên một số màu; bước đầu mô tả, chia sẻ được cảm nhận về hình ảnh chính ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. MĨ THUẬT ỨNG DỤNG Quan sát và nhận thức thẩm mĩ Yếu tố và nguyên lí tạo hình – Nêu được tên một số công cụ, vật liệu để Lựa chọn, kết hợp: thực hành, sáng tạo. Yếu tố tạo hình – Nhận biết được yếu tố tạo hình: chấm, – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, nét, hình, khối, màu ở sản phẩm thủ công. chất cảm, không gian. 5
  2. Yêu cầu cần đạt Nội dung Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ Nguyên lí tạo hình – Biết cách sử dụng công cụ phù hợp với – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, vật liệu và an toàn trong thực hành, sáng nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. tạo. Thể loại: Thủ công – Thực hiện được các bước trong thực Lựa chọn, kết hợp: hành tạo ra sản phẩm. – Đồ thủ công bằng vật liệu tự nhiên. – Vận dụng được nét để tạo nên sản phẩm. – Đồ thủ công bằng vật liệu nhân tạo. – Tạo được sản phẩm từ vật liệu dạng – Đồ thủ công bằng vật liệu sưu tầm, tái sử hình, khối. dụng. – Sử dụng được chấm, nét, màu sắc khác Hoạt động thực hành và thảo luận nhau để trang trí sản phẩm. Thực hành Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: – Thực hành sáng tạo sản phẩm thủ công 2D. – Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về – Thực hành sáng tạo sản phẩm thủ công 3D. sản phẩm. Thảo luận – Biết chia sẻ ý định sử dụng sản phẩm và Lựa chọn, kết hợp: bảo quản một số đồ dùng học tập. – Sản phẩm thủ công. – Sản phẩm thực hành của học sinh. Định hướng chủ đề Lựa chọn, kết hợp: – Đồ chơi, đồ dùng học tập. 2.3. Giới thiệu một số nội dung mới trong CT lớp 1 (đối chiếu với CT hiện hành) Chương trình môn Mĩ thuật (2018) phát triển hai mạch nội dung Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng1, trong đó nền tảng kiến thức cơ bản dựa trên các yếu tố và nguyên lí tạo hình. Các mạch nội dung này được thiết kế theo hướng mở, việc xác định nội dung DH cụ thể được dựa trên các yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình. 2.3.1. Yếu tố và nguyên lí tạo hình Trong Chương trình lớp 1 (2018), trọng tâm kiến thức giúp HS tiếp cận, làm quen được thể hiện ở các yêu cầu cần đạt gồm các yếu tố chấm, nét, hình, khối, màu sắc. Các yếu tố này đã được giải thích tại phần Giải thích thuật ngữ trong CT Mĩ thuật 2018 (trang 71, 1 Theo Nghị định 22/2018 NĐ-CP: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sử hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan. Tại điều 13 đã ghi: 1)Tác phẩm tạo hình quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: Hội họa, đồ họa, điêu khắc, và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ họa, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả. 2) Tác phẩm mĩ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí. 6
  3. 72) và SGK (trang 77, 78). Cụ thể như sau: – Chấm: Là đơn vị đầu tiên của ngôn ngữ tạo hình, làm mốc để tạo nét, tạo hình, tạo khối hoặc tự thân đứng độc lập tạo ra các đặc tính riêng. – Nét: Là đường tạo thành do dịch chuyển của một điểm hoặc chấm. Nét có nhiều loại như: nét thẳng, nét cong, nét xiên, nét gấp khúc, nét xoắn ốc, Nét còn gọi là đường viền hay đường chu vi. Là ranh giới giữa vật này với vật khác, hay giữa một vật với không gian xung quanh. – Hình: Là nhận dạng khác biệt về một vật thể bằng đường nét chu vi trên một mặt phẳng hay của các diện được khép kín trong không gian. – Khối: Là vật thể trong không gian thực, được tạo bởi các mặt và chiếm một vị trí nhất định trong không gian. – Màu sắc: Là thuộc tính của vật thể hiện ra nhờ tác động của ánh sáng và nhận biết được bằng mắt, cùng với hình dạng giúp phân biệt vật này với vật khác. Hay là các màu có thể gọi tên và cảm giác mang đến cho hệ thần kinh của người từ sự kết hợp tín hiệu cảm thụ màu ở mắt người. (từ điểm TV, tr 614). Trong CT lớp 1 (2006), các yếu tố (chấm, nét, hình, khối, màu sắc) không đặt ra yêu cầu cần đạt một cách cụ thể; tuy nhiên, mạch nội dung trong chương trình lớp 1 đã đề cập đến phần lớn các yếu tố trên, như: Nét, Hình (mô phỏng vật mẫu, vẽ tiếp họa tiết theo mẫu);Màu sắc (vẽ màu theo ý thích, vẽ màu vào hình có sẵn); Khối (đồ vật có hình khối đơn giản)2. 2.3.2. Thể loại * Lí luận và lịch sử Mĩ thuật Lí luận và lịch sử mĩ thuật là lĩnh vực nghiên cứu và cung cấp những nội dung mang tính lí thuyết về các vấn đề mĩ thuật. Lịch sử mĩ thuật cho biết tiến trình phát triển của mĩ thuật trong lịch sử loài người, cũng như những thông tin về các nghệ sĩ (tiểu sử, phong cách, sự nghiệp sáng tác, ) và các tác phẩm của họ. Lí luận mĩ thuật được hiểu một cách cơ bản là hệ thống lí thuyết trình bày bản chất của mĩ thuật (bao gồm các loại hình, thể loại, chất liệu mĩ thuật, các yếu tố của mĩ thuật, ), cũng như các góc nhìn, quan điểm về mĩ thuật. Chương trình Mĩ thuật lớp 1 (2006), không sử dụng tên gọi Lí luận và lịch sử mĩ thuật; tuy nhiên, một số nội dung bài học thuộc phân môn Thường thức mĩ thuật như: Xem tranh vui chơi, xem tranh phong cảnh, xem tranh các con vật, là cách tiếp cận nội dung Lí luận và lịch sử mĩ thuật trong DH. Trong CT Mĩ thuật (2018) cấp tiểu học nói chung, chương trình lớp 1 nói riêng, nội dung Lí luận và lịch sử mĩ thuật được tiếp cận, giới hạn trong phạm vi làm quen với tìm hiểu tác giả, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật và được giới thiệu, lồng ghép trong thực hành, thảo luận mĩ thuật. * Hội họa 2 Theo Chương trình GDPT môn Mĩ thuật (2006), trang 9, 10, 11 7
  4. Là loại hình nghệ thuật cơ bản của mĩ thuật. Đặc điểm lớn nhất của nghệ thuật Hội họa là tạo hình một cách trực tiếp trên bề mặt hai chiều (2D) để tạo ra hình ảnh mang giá trị thẩm mĩ, thể hiện ý tưởng, cảm xúc và phong cách cá nhân. Sản phẩm, tác phẩm hội họa thường có tính độc bản và được gọi là tranh. Trong sáng tác tranh hội họa, bên cạnh các chất liệu quen thuộc như: bột màu, màu nước, sơn mài, nhiều chất liệu mới đã được các nghệ sĩ khai thác và thể hiện như vải, giấy, lá cây, sợi len, Chương trình lớp 1 (2006) không sử dụng tên gọi Hội họa; tuy nhiên, nội dung DH phân môn Vẽ tranh (đề tài) ở một số bài như: Vẽ nét thẳng, nét cong, vẽ màu, vẽ cây, vẽ cá, vẽ vật nuôi trong nhà, vẽ chim và hoa, là những nội dung tương đồng với cách tạo hình tranh hội họa. * Đồ họa (tranh in) Là loại hình nghệ thuật thuộc đồ họa tạo hình (phân biệt với đồ họa ứng dụng). Sản phẩm/tác phẩm đồ họa tranh in (tranh đồ họa) được tạo hình gián tiếp thông qua công đoạn in ấn (khác với tạo hình gián tiếp trên bề mặt chất liệu như nghệ thuật hội họa), do đó hành động in không thể thiếu trong sáng tạo một sản phẩm, tác phẩm đồ họa tranh in. Trong sáng tác tranh in, bên cạnh các chất liệu, kĩ thuật tạo hình phổ biến như: tranh in nổi (tranh khắc gỗ, khắc thạch cao, khắc cao su, ), tranh in lõm (tranh khắc kim loại khắc mika), tranh in phẳng (tranh in đã và các kĩ thuật phát sinh từ đá, in kính), tranh in xuyên (in lưới, in trổ khuôn), , nhiều vật liệu tự nhiên, vật liệu sẵn có trong đời sống như hoa, lá, rau, củ, quả, sợi len, sợi đay, xốp, mút, cũng là những phương án lựa chọn trong sáng tạo sản phẩm, tác phẩm tranh in theo những kích thước, khuôn hình khác nhau Chương trình lớp 1 (2006) không sử dụng tên gọi thể loại đồ họa (tranh in); tuy nhiên, nội dung bài 25 (Vẽ màu vào hình tranh dân gian) là bước đầu giúp HS làm quen, tiếp cận với sản phẩm, tác phẩm thể loại đồ họa (tranh in). * Điêu khắc Là loại hình nghệ thuật sử dụng các chất liệu như gỗ, đá, đồng, đất, kim loại, thạch cao, giấy, giấy bìa, nhựa, thủy tinh, vật liệu sẵn có, để tạo nên tác phẩm nghệ thuật phản ánh hiện thực bằng hình khối trong không gian ba chiều, có thể tích. Chương trình lớp 1 (2006) không sử dụng tên gọi thể loại điêu khắc; tuy nhiên, một số nội dung DH phân môn Tập nặn tạo dáng như: Vẽ hoặc nặn quả dạng tròn, vẽ hoặc nặn quả chuối, vẽ hoặc nặn cái ô tô là bước đầu giúp HS làm quen với tạo hình sản phẩm điêu khắc. * Thủ công Theo cách hiểu thông thường (nôm na), thủ công là làm bằng tay (handmade), đối lập với làm bằng máy (machine made). Điểm lớn nhất của sản phẩm thủ công nói chung là mang tính công năng dựa trên cơ sở phối hợp giữa hai yếu tố kĩ thuật và thẩm mĩ. Chương trình GDPT (2006), ở cấp tiểu học, nội dung thủ công không đề câp cụ thể trong môn học Mĩ thuật, mà thuộc nội dung môn Thủ công, Kĩ thuật. Tuy nhiên, đặc điểm 8
  5. của học mĩ thuật là thông qua thực hành, quá trình thực hành là sự kết hợp giữa vẽ, in, nặn có tính đặc thù của mĩ thuật với các thao tác, hình thức tạo hình như gấp, xé, dán, ghép, là những phương thức tạo hình đa dạng trong sáng tạo nghệ thuật và tương đồng với hình thức thực hành thủ công nói chung. Chương trình Mĩ thuật (2018), nội dung thủ công nhấn mạnh đến đặc thù của môn học, đó là yếu tố thẩm mĩ, lấy việc vận dụng kiến thức nền tảng cơ bản của mĩ thuật và sự đa dạng về chất liệu, vật liệu làm trọng tâm. Đây là điểm khác biệt so với yêu cầu tạo sản phẩm thủ công trong chương trình (2006), cũng như nội dung thủ công trong chương trình môn Công nghệ (2018). 2.3.3. Hoạt động thực hành và thảo luận Được thực hiện trong tiến trình DH, là cách giúp HS làm quen với việc trao đổi, bày tỏ cảm xúc, chia sẻ cảm nhận về những gì nhìn thấy, về sản phẩm của mình, của bạn, của người khác thông qua các hoạt động học tập; khích lệ HS tự đánh giá sản phẩm và học hỏi bạn bè trong thực hành; giúp HS bước đầu làm quen với tìm hiểu sản phẩm, tác giả, tác phẩm mĩ thuật; khơi gợi trí tò mò, thích tìm hiểu, khám phá nghệ thuật ở HS, qua đó kích thích HS hứng thú trong thực hành, sáng tạo; cũng như giúp HS đồng thời vừa “làm quen với sáng tạo nghệ thuật” vừa “thưởng thức nghệ thuật”. 2.3.4. Định hướng chủ đề Các chủ đề định hướng trong chương trình là gợi mở “làm chất liệu DH”, khơi gợi cảm xúc, ý tưởng sáng tạo dựa trên kiến thức và các cách thức tạo hình, sáng tạo mĩ thuật. Không nên hiểu các chủ đề định hướng trong CT là nội dung DH mĩ thuật. 2.4. Thời lượng của chương trình lớp 1 Chương trình lớp 1 có thời lượng 35 tiết/năm học, bao gồm cả kiểm tra, đánh giá. Trong đó, tỉ lệ % thời lượng dành cho các nội dung giáo dục ước lượng như sau: – Mĩ thuật tạo hình: Khoảng 60% – Mĩ thuật ứng dụng: Khoảng 30% – Đánh giá định kì: Khoảng 10% II. GIỚI THIỆU SGK MĨ THUẬT 1 VÀ NHỮNG GỢI Ý TỔ CHỨC DH 1. Quan điểm tiếp cận và căn cứ biên soạn SGK Mĩ thuật 1 – Cụ thể hóa các yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình mĩ thuật lớp 1 (2018). – Tập trung phát triển ở HS năng lực mĩ thuật, biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực mĩ thuật thông qua tiếp cận kiến thức cơ bản, nền tảng của mĩ thuật; chú trọng thực hành kết hợp thảo luận trong tổ chức DH. – Thiết kế nhiều hoạt động học tập, phong phú về nội dung, hình thức thực hành, vận dụng đa dạng vật liêu, chất liệu sẵn có. – Kế thừa, phát huy những ưu điểm của nội dung sách Nghệ thuật 1 (SGV, phần mĩ thuật) và chương trình hiện hành (lớp 1); đồng thời, tiếp thu kinh nghiệm biên soạn SGK của một số nền GD tiên tiến trên thế giới và khu vực. 9
  6. – Nội dung SGK có tính mở để phù hợp với sự đa dạng về điều kiện, khả năng học tập của HS, tạo điều kiện cho GV tổ chức DH hiệu quả ở các vùng miền. 2. Cấu trúc SGK và những ưu điểm của SGK Mĩ thuật 1, bộ sách Cánh diều 2.1. Đặc điểm chung Cấu trúc là bộ khung của cuốn sách, bộ khung tốt sẽ giúp GV dễ sử dụng, HS dễ học. Cuốn sách được biên soạn thời lượng DH là 35 tiết, trong đó 33 tiết thực học, gồm cả nội dung ôn tập cuối mỗi học kì, 02 tiết dành cho Gv và cơ sở GD tổ chức kiểm tra định kì. Nội dung cuốn sách gồm 7 chủ đề, tương ứng với 17 bài học; mỗi chủ đề có từ 1 đến 4 bài học. Học kì 1: gồm 4 chủ đề tương ứng với 9 bài học/17 tiết (trong đó: 8 bài có thời lượng 2 tiết/bài học; 1 bài có thời lượng 1 tiết). Học kì 2: gồm 3 chủ đề, tương ứng 8 bài học/16 tiết (trong đó: 6 bài có thời lượng 2 tiết/bài; 1 bài có thời lượng 3 tiết; 1 bài có thời lượng 1 tiết). Nội dung mỗi chủ đề, các bài học là sự đan xen nội dung về nhận biết kiến thức mĩ thuật với tập sáng tạo sản phẩm, bảo đảm các yêu cầu cần đạt quy định trong CT lớp 1. Các chủ đề, bài học được liên kết với nhau dựa trên mạch kiến thức nền tảng cơ bản của mĩ thuật và định hướng lựa chọn, kết hợp các chủ đề, các thể loại mĩ thuật trong CT; giúp HS dễ liên hệ thực tiễn, qua đó hình thành và phát triển cho HS các phẩm chất chủ yếu, những năng lực chung và năng lực mĩ thuật quy định trong CT GDPT 2018. 2.2. Những điểm mới về cấu trúc và nội dung SGK Mĩ thuật 1 2.2.1. Cấu trúc chung, gồm các phần: – Phần đầu, gồm: Trang bìa và lời nói với học sinh lớp 1 – Phần thân, gồm: Các chủ đề, bài học. – Phần cuối, gồm: Bảng Giải thích thuật ngữ và Mục lục 2.2.2. Cấu trúc nội dung của một bài Gồm 3 phần chính: – Giới thiệu bài: Nhằm gợi mở cho cho HS nội dung bài học. – Những điều mới mẻ: Là trọng tâm của bài học, nội dung các hoạt động là cụ thể hóa các yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật quy định trong chương trình: Hoạt động quan sát, nhận biết; Hoạt động thực hành, sáng tạo; Hoạt động cảm nhận, chia sẻ. – Vận dụng: Gợi mở HS có thêm ý tưởng sáng tạo và ứng dụng bài học vào thực tiễn. 2.2.3. Nội dung các bài Căn cứ vào các yêu cầu cần đạt quy định trong CT lớp 1, nội dung các bài học được xác lập, vừa có sự kế thừa nội dung sách hiện hành, vừa có sự đổi mới. Sách lựa chọn những nội dung hay, hấp dẫn, có tính điển hình và đa dạng vùng miền, bảo đảm tính hệ thống trong cả cấp tiểu học. Những nội dung và yêu cầu cần đạt trong sách được trình bày súc tích, ngắn gọn, giúp GV và HS dễ vận dụng. Nội dung các bài học là cụ thể hóa các yêu cầu cần đạt về: chấm, nét, hình, khối, màu sắc theo nội dung yêu cầu cần đạt quy định trong CT lớp 1 và được thể hiện ở một số điểm 10
  7. nổi bật sau: – Giúp HS nhận biết, tiếp cận các yếu tố chấm, nét, hình, khối, màu sắc thông qua các hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống và trong các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. – Nội dung các bài học kết hợp tuyến tính và đồng tâm các yếu tố: chấm, nét, hình, khối, màu sắc và tăng dần về độ “khó/phức tạp” trên cơ sở phù hợp với khả năng tiếp nhận và thực hành, thảo luận của HS. – Chú trọng hoạt động học, định hướng rõ ràng về phát triển năng lực ở HS. Trong mỗi hoạt động học, nội dung câu hỏi mở được thiết lập, kích thích HS tích cực, chủ động tìm hiểu, trao đổi, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo và chia sẻ cảm nhận; qua đó, bồi dưỡng khả năng tự học, tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng ở HS; giúp HS đồng thời vừa “làm quen với sáng tạo mĩ thuật” vừa “thưởng thức nghệ thuật”; tạo điều kiện cho GV lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức DH phù hợp với thực tiễn. – Thiết kế nhiều hoạt động học tập, đa dạng hình thức thực hành, sáng tạo, coi trọng vận dụng vật liệu, chất liệu sẵn có thông qua quan sát, trí nhớ và trí tưởng tượng của HS; nhằm tích cực hóa hoạt động, kích thích hứng thú học tập ở HS; bảo đảm DH tích hợp, DH mở và bước đầu thực hiện DH phân hóa. 2.2.4. Cách trình bày và hình thức thể hiện của sách 2.2.4.1. Sử dụng kênh hình và kênh chữ – Kênh hình: Là trọng tâm trong mỗi bài học, trong đó gồm: + Sử dụng icon: Giúp HS dễ nhận biết những đồ dùng, công cụ, vật liệu chính cần chuẩn bị thông qua hình ảnh minh họa ở mục Chuẩn bị (thay cho liệt kê bằng chữ). + Sử dụng hình ảnh trực quan: Nội dung các hình ảnh được lựa chọn có tính điển hình, gắn với thực tiễn đời sống, quan tâm đến đa dạng vùng miền và bình đẳng giới, tạo sự gần gũi, hấp dẫn với HS; bảo đảm thống nhất với việc cung cấp thông tin cần thiết về chấm, nét, hình, khối, màu sắc; giúp HS dễ hiểu, dễ tiếp nhận và dễ vận dụng trong thực hành, sáng tạo; kích thích hứng thú, gợi mở ý tưởng sáng tạo và kết nối bài học với thực tiễn; tạo thuận lợi cho GV trong chuẩn bị và tổ chức DH linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện DH. – Kênh chữ (gồm tên chủ đề, tên bài học, nội dung học tập và chốt cuối mỗi bài học): Ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, tạo sự thân thiện, hấp dẫn cho HS; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và kĩ năng Đọc, Viết của HS lớp 1. Đặc biệt, cách đặt tên các chủ đề, bài học là sự linh hoạt từ tên các chủ đề định hướng trong chương trình. 2.2.4.2. Hình thức trình bày – Thiết kế trang sách tràn lề, tạo không gian mở cho mỗi trang sách; kênh hình đa dạng, tạo sự hấp dẫn và thúc đẩy HS phát triển tư duy hình ảnh trong học tập. – Sách được mã màu và thay đổi màu cho từng bài học; màu nền trang sách và hình ảnh minh họa tạo nên sự hài hòa cho mỗi trang sách, cũng như tạo sự khác biệt giữa các nội dung bài học và tránh sự nhàm chán về màu trong cuốn sách. 11
  8. 3. Các dạng bài học và những gợi ý trong DH 3.1. Dạng bài tìm hiểu, làm quen với học mĩ thuật Dạng bài tìm hiểu môn học Mĩ thuật tập trung ở bài 1: Môn Mĩ thuật của em. Nội dung bài học này trong SGV, các tác giả đã có những gợi ý tổ chức các hoạt động DH, Gv có thể tham khảo và vận dụng phù hợp với điều kiện DH thực tiễn, trên cơ sở bảo đảm nội dung, mục tiêu bài học đã nêu. Một số lưu ý dưới đây có thể giúp Gv vận dụng và DH hiệu quả hơn: * Đối với hoạt động quan sát, nhận biết – GV có thể sưu tầm, bổ sung, giới thiệu thêm hình ảnh trực quan như: hoạt động mĩ thuật, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, vật liệu sẵn có ở địa phương, ; giúp HS được quan sát, tìm hiểu nhiều hơn về các hoạt động học mĩ thuật. – Trong tổ chức DH, Gv tạo không khí học tập hứng khởi, kích thích HS quan sát hình ảnh, nhận biết thông tin và chia sẻ; có thể kết hợp gợi mở HS kể về những điều đã biết về học mĩ thuật. * Đối với hoạt động thực hành, sáng tạo – Gv khích lệ HS lựa chọn nội dung, hình thức, chất liệu, vật liệu thực hành dựa trên sự chuẩn bị của HS; lấy việc thúc đẩy hứng thú của HS là cần thiết. – GV có thể sưu tầm, chuẩn bị thêm hình ảnh (hoặc sản phẩm thật) để giới thiệu, giúp HS có thêm lựa chọn cách thể hiện theo ý thích. Không nên đưa ra quy trình thực hiện hoặc minh họa “mẫu” và yêu cầu HS làm theo. * Đối với hoạt động cảm nhận chia sẻ – Hướng dẫn, gợi mở HS nói tên sản phẩm, tập giới thiệu cách tạo hình là trọng tâm. – Gợi mở HS kể tên sản phẩm hoặc tác phẩm mà Hs đã biết (nếu có thể). 3.2. Dạng bài nhận biết kiến thức mĩ thuật kết hợp thực hành, sáng tạo Kiểu dạng bài nhận biết kiến thức mĩ thuật kết hợp thực hành, sáng tạo gồm các bài: Bài 2: Màu sắc quanh em; Bài 3: Chơi với chấm; Bài 4: Nét thẳng, nét cong; Bài 10: Ngôi nhà thân quen; Bài 12: Tạo khối cùng đất nặn. Điểm chung của các bài học này là giúp HS nhận biết các yếu tố: Chấm, nét, hình, khối, màu sắc theo mức độ yêu cầu cần đạt trong chương trình và bước đầu tập sử dụng các yếu tố đó để thực hành. Nội dung các bài học này, trong SGV, ở mỗi hoạt động DH, các tác giả đã gợi ý phương pháp, hình thức tổ chức DH, Gv có thể tham khảo và vận dụng trong tổ chức DH phù hợp với điều kiện thực tiễn, trên cơ sở bảo đảm nội dung, mục tiêu bài học đã nêu. Một số lưu ý dưới đây có thể giúp Gv vận dụng và DH hiệu quả hơn: * Đối với hoạt động quan sát, nhận biết Ở hoạt động này, các hình ảnh trực quan giới thiệu trong SGK gồm: hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống và nghệ thuật. Trong tổ chức DH, GV cần chú ý một số điểm sau: – Xác định kiến thức trọng tâm của bài học 12
  9. – Coi việc sử dụng, khai thác các hình ảnh trực quan để giúp HS nhận biết kiến thức mĩ thuật trên cơ sở thống nhất với mục tiêu bài học là trọng tâm. – Khơi gợi trí tò mò của HS về những gì các em nhìn thấy và liên hệ với bài học. – Khích lệ HS cảm nhận đối tượng bằng cảm giác và nói về cảm nhận đó. – Vận dụng linh hoạt phương pháp trực quan, quan sát với thảo luận nhóm (quy mô các thành viên trong nhóm cho mỗi lần thảo luận cần khác nhau). Chú trọng sử dụng câu hỏi mở, hạn chế câu hỏi đóng. – Để tạo thêm sự phong phú cho hình ảnh trực quan, kích thích HS tìm hiểu, khám phá cuộc sống, môi trường xung quanh và cảm nhận thẩm mĩ, GV cần sưu tầm, chuẩn bị thêm một số hình ảnh gắn với địa phương và cuộc sống hằng ngày của các em. Đối với các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, GV cần sưu tầm thêm hình ảnh (phiên bản hoặc nguyên tác), đặc biệt là sản phẩm của HS cùng lứa tuổi và phù hợp với nội dung, khả năng thu nhận thông tin của HS; giúp HS được tiếp cận nhiều hơn với sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, cũng như khích lệ HS liên hệ quan sát với thực hành, sáng tạo. * Đối với hoạt động thực hành, sáng tạo Nội dung trọng tâm của hoạt động này là giúp HS làm quen với tạo chấm, nét, hình, khối và sử dụng màu sắc, tập sáng tạo sản phẩm mức độ đơn giản. Trong tổ chức DH, Gv cần lưu ý một số điểm sau: – Tránh đưa ra quy trình, hướng dẫn các bước thực hành theo “mẫu”. – Không yêu cầu mức độ “hoàn hảo” ở sản phẩm; – Cần khuyến khích HS làm thử (thử nghiệm), đề cao sự đa dạng ở sản phẩm. – Quan tâm đến hướng dẫn HS thực hiện các thao tác thực hành, sử dụng công cụ, họa phẩm; kết hợp gợi mở HS tập chia sẻ ý tưởng thể hiện và cảm nhận trong thực hành; có thể hỗ trợ HS khi cần thiết. – Kết hợp hài hòa giữa tổ chức HS thực hành tạo sản phẩm cá nhân với tạo sản phẩm nhóm; Tôn trọng lựa chọn nội dung, chất liệu, cách thức thực hành của HS (cá nhân/ nhóm). – Coi trọng giúp HS làm quen với thảo luận, trao đổi, chia sẻ suy nghĩ, bày tỏ cảm xúc trong thực hành. Nội dung trao đổi, chia sẻ GV có thể hướng dẫn, gợi mở thông qua các câu hỏi mở, khích lệ HS chủ động tham gia; các câu hỏi hoặc vấn đề thảo luận đưa ra cần đơn giản, rõ ràng, ngắn gọn, giúp HS dễ hiểu và phù hợp với kĩ năng nói, diễn đạt của học sinh lớp 1; trong đó lưu ý đến kiến thức trọng tâm của bài học, thực tế hoạt động thực hành đang diễn ra và những vấn đề liên quan như: thao tác thực hành, sử dụng họa phẩm, an toàn trong sử dụng công cụ, – Tăng cường tương tác với HS, nắm bắt khả năng thực hiện nhiệm vụ, mức độ tham gia của HS và cũng như thông tin HS thu nhận được trong thảo luận, từ đó làm căn cứ điều chỉnh phương pháp, nội dung thảo luận và vận dụng vào đánh giá thường xuyên trong DH. * Đối với hoạt động cảm nhận, chia sẻ Trong tổ chức hoạt động, Gv cần lưu ý một số điểm sau: 13
  10. – Kích thích HS hứng thú với hoạt động và sáng tạo nghệ thuật. – Khích lệ HS cảm nhận sản phẩm (của mình, của bạn bè) bằng cảm giác và chia sẻ cảm nhận đó. – Gợi mở HS giới thiệu sản phẩm dựa trên mục tiêu bài học, khích lệ HS bày tỏ cảm xúc về sản phẩm, quá trình thực hành, thảo luận phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, kĩ năng nói của HS lớp 1. – Kết hợp củng cố kiến thức, phát triển kĩ năng với mở rộng ý tưởng thực hành, ứng dụng sản phẩm và bồi dưỡng các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung, năng lực đặc thù khác phù hợp với nội dung bài học/tiết học, gắn với đời sống thực tiễn và thiết thực với HS. 3.3. Dạng bài vận dụng kiến thức trong thực hành, sáng tạo sản phẩm Dạng bài vận dụng kiến thức trong thực hành, sáng tạo sản phẩm gồm các bài: Bài 5: Nét gấp khúc, nét xoắn ốc; Bài 6: Bàn tay kì diệu; Bài 7: Trang trí bằng chấm và nét; Bài 8: Thiên nhiên quanh em; Bài 11: Tạo hình với lá cây; Bài 13: Sáng tạo cùng vật liệu tái chế; Bài 14: Đồ dùng học tập thân quen; Bài 15: Em vẽ chân dung bạn em; Bài 16: Ngôi trường em yêu. Điểm chung của các bài học này là giúp HS bước đầu vận dụng hiểu biết về chấm, nét, hình, khối, màu sắc để tập sáng tạo sản phẩm (cá nhân/nhóm) theo ý thích. Dưới đây là một số lưu ý có thể giúp GV vận dụng và DH hiệu quả hơn: * Đối với hoạt động quan sát, nhận biết – Tương tự với nội dung hoạt động quan sát, nhận biết ở kiểu dạng bài ở trên; đối với kiểu dạng bài này, các hình ảnh trực quan giới thiệu trong mỗi bài học thường là: hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống và trong nghệ thuật. Tuy nhiên, do đặc thù của một số bài học, các hình ảnh trực quan đôi khi tập trung nhiều vào giới thiệu hình ảnh trong đời sống hoặc giới thiệu vật liệu, gợi mở cách thực hành. Do vậy, trong tổ chức DH, GV cần chú ý một số điểm sau: – Xác định kiến thức trọng tâm và hình thức thực hành chính của bài học – Coi việc sử dụng các hình ảnh trực quan để giúp HS nhận ra cách sử dụng chấm, nét, hình, khối, màu sắc và vận dụng vào thực hành trọng tâm. – Khơi gợi trí tò mò của HS về những gì các em nhìn thấy và liên hệ thực hành, sáng tạo. – Khích lệ HS cảm nhận đối tượng bằng cảm giác và nói về cảm nhận đó – Linh hoạt phối hợp, sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học (trực quan, quan sát, liên hệ thực tiễn, vấn đáp, thảo luận nhóm với quy mô thành viên khác nhau, ). Chú trọng sử dụng câu hỏi mở, hạn chế câu hỏi đóng. * Đối với hoạt động thực hành, sáng tạo Nội dung trọng tâm của hoạt động này là giúp HS làm quen với sử dụng chấm, nét, hình, khối, màu sắc để thực hành, sáng tạo sản phẩm theo ý thích. Trong tổ chức DH, GV cần lưu ý một số điểm sau: 14
  11. – Xác định kiến thức trọng tâm cần thể hiện ở sản phẩm. – Tôn trọng lựa chọn nội dung, chất liệu, hình thức thực hành của học sinh (cá nhân hoặc nhóm). – Thứ tự các bước thực hành có thể linh hoạt thay đổi, trên cơ sở bảo đảm mục tiêu, yêu cầu của bài học. – Không yêu cầu mức độ “hoàn hảo” ở sản phẩm; cần khuyến khích HS làm thử (thử nghiệm), đề cao sự đa dạng ở sản phẩm. – Khích lệ HS cảm nhận sản phẩm (đang thực hành của mình, của bạn bè) bằng cảm giác và nói về cảm nhận đó. – Coi trọng giúp HS làm quen với thảo luận, trao đổi, chia sẻ suy nghĩ, bày tỏ cảm xúc trong thực hành. Nội dung trao đổi, chia sẻ GV có thể hướng dẫn, gợi mở, định hướng thông qua các câu hỏi mở, tình huống có vấn đề, liên hệ thực tế, khích lệ HS chủ động tham gia; các câu hỏi hoặc vấn đề thảo luận đưa ra cần đơn giản, rõ ràng, ngắn gọn, giúp Hs dễ hiểu và phù hợp với kĩ năng nói, diễn đạt của HS lớp 1; trong đó lưu ý đến kiến thức trọng tâm của bài học, thực tế hoạt động thực hành đang diễn ra và những vấn đề liên quan như: ý tưởng tạo hình, ứng dụng sản phẩm, sử dụng công cụ, họa phẩm, – Sử dụng các phương pháp, cách thức khác nhau (quan sát, nêu vấn đề, gợi mở, thị phạm, phỏng vấn, ) để tìm hiểu nội dung, ý tưởng thể hiện, khả năng thực hiện các thao tác thực hành với sử dụng đồ dùng, công cụ của HS (cá nhân/nhóm) và kiểm soát mức độ tham gia, nắm bắt thông tin HS thu nhận được trong thảo luận, thực hành, từ đó có hướng điều chỉnh cách thức tổ chức DH và vận dụng vào đánh giá thường xuyên trong DH. – GV cần chuẩn bị hình ảnh minh họa/thị phạm, gợi mở cách thực hành, sáng tạo, giúp HS nhận ra có nhiều cách sử dụng chấm, nét, hình, khối, màu sắc để sáng tạo sản phẩm theo ý thích. * Đối với hoạt động cảm nhận, chia sẻ – Kích thích HS hứng thú với hoạt động và sáng tạo nghệ thuật (sản phẩm cá nhân/nhóm). – GV có thể định hướng nội dung HS tập trao đổi, chia sẻ và có thể hỗ trợ HS trả lời (nếu cần thiết). Các nội dung định hướng, gợi mở cần dựa vào mục tiêu bài học, quá trình thực hành, thảo luận và khả năng sử dụng ngôn ngữ nói của HS lớp 1. 3.4. Dạng bài ôn tập kiến thức mĩ thuật kết hợp trưng bày sản phẩm Dạng bài vận dụng kiến thức trong thực hành, sáng tạo sản phẩm gồm các bài: Bài 9: Cùng nhau ôn tập học kì 1; Bài 17: Cùng nhau ôn tập học kì 2 Đặc điểm chung của nội dung các bài học này là hệ thống lại mạch kiến thức trọng tâm mà HS đã được làm quen, tìm hiểu và tập vận dụng sáng tạo. Trong tổ chức DH, Gv cần gợi nhắc HS nhận ra và chia sẻ một số điểm sau: – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc: có thể tìm thấy trong tự nhiên, trong đời sống và trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. 15
  12. – Có nhiều cách tạo ra chấm, có thể sử dụng chấm để sáng tạo sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. – Nét có nhiều kiểu khác nhau, có thể sử dụng nét để vẽ mọi hình ảnh và sáng tạo tạo sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. – Có nhiều hình khác nhau, có thể sử dụng các hình vuông, tròn, tam giác và các hình khác để tạo nên sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. – Khối có nhiều hình dạng khác nhau, có thể tạo nên khối và sử dụng khối để tạo nên sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. – Có thể kết hợp tổ chức HS thực hành, vận dụng chấm, nét, hình, khối, màu sắc để tạo sản phẩm nhóm hoặc tổ chức HS trưng bày sản phẩm cá nhân/ nhóm và giới thiệu chấm, nét, hình, khối, màu sắc ở sản phẩm. 4. Gợi ý thời lượng dành cho DH nội dung các chủ đề, bài học Thời Tuần Chủ đề Bài học lượng 1, 2 Chủ đề 1 Bài 1: Môn mĩ thuật của em 2 tiết Môn mĩ thuật của em 3, 4 Chủ đề 2 Bài 2: Màu sắc quanh em 2 tiết 5, 6 Màu sắc và chấm Bài 3: Chơi với chấm 2 tiết 7, 8 Chủ đề 3 Bài 4: Nét thẳng, nét cong 2 tiết 9, 10 Sự thú vị của nét Bài 5: Nét gấp khúc, nét xoắn ốc 2 tiết 11, 12 Chủ đề 4 Bài 6: Bàn tay kì diệu 2 tiết 13, 14 Sáng tạo với chấm, nét, Bài 7: Trang trí bằng chấm và nét 2 tiết 15, 16 màu sắc Bài 8: Thiên nhiên quanh em 2 tiết 17 Bài 9: Cùng nhau ôn tập học kì 1 1 tiết 18 Kiểm tra học kì 1 19, 20 Chủ đề 5 Bài 10: Ngôi nhà thân quen 2 tiết 21, 22 Sáng tạo với các hình cơ Bài 11: Tạo hình với lá cây 2 tiết bản, lá cây 23, 24 Chủ đề 6 Bài 12: Tạo khối cùng đất nặn 2 tiết 25, 26 Những hình khối khác nhau Bài 13: Sáng tạo cùng vật liệu tái 2 tiết chế 27, 28 Chủ đề 7 Bài 14: Đồ dùng học tập thân quen 2 tiết 29, 30 Trường học yêu thương Bài 15: Em vẽ chân dung bạn 2 tiết 31, 32, 33 Bài 16: Ngôi trường em yêu 3 tiết 34 Bài 17: Cùng nhau ôn tập học kì 2 1 tiết 35 Kiểm tra học kì 2, tổng kết năm học 1 tiết 16
  13. Lưu ý: – Thời lượng dành cho mỗi chủ đề, bài học là gợi ý, GV có thể điều chỉnh phù hợp với thực tiễn DH, miễn sao bảo đảm đạt được yêu cầu cần đạt đã đặt ra ở mục tiêu bài học và quy định trong CT. – Nhà trường và GV có thể sắp xếp lịch học luân phiên giữa các lớp để có thể thực hiện dạy học 2 tiết liền nhau/buổi học/lớp. 5. Phương pháp, hình thức tổ chức DH và phương tiện hỗ trợ 5.1. Phương pháp, hình thức tổ chức DH Yêu cầu trọng tâm của đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức DH trong CT Mĩ thuật 2018 là: Kết hợp lồng ghép thực hành và thảo luận nghệ thuật. Nội dung, bản chất và cách thức tổ chức dạy học Kết hợp lồng ghép thực hành và thảo luận nghệ thuật được trình bày cụ thể trong SGV Mĩ thuật 1. Tuy nhiên, HS lớp 1 là lớp đầu cấp, nên khả năng thích ứng với hoạt động thảo luận là hạn chế, vì vậy, GV cần linh hoạt vận dụng, phù hợp với nội dung, điều kiện DH; tập trung hướng dẫn HS làm quen với hoạt động thảo luận trong quá trình học tập, từng bước giúp HS có thói quen chia sẻ, trao đổi trong mỗi hoạt động học tập và vận dụng giao tiếp hằng ngày. Bên cạnh đó, cần phát huy hiệu quả của các phương pháp đặc trưng trong DH mĩ thuật như quan sát, trực quan, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề, liên hệ thực tiễn, và các phương pháp, kĩ thuật DH tích cực, như trò chơi, học nhóm, động não, bể cá, sơ đồ tư duy, tia chớp, trong tổ chức DH lồng ghép thực hành, thảo luận phù hợp với nội dung bài học và điều kiện DH, trên cơ sở quán triệt quan điểm lấy người học làm trung tâm và đáp ứng mục tiêu bài học, hiệu quả trong DH hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực HS, đặc biệt là năng lực mĩ thuật. Ở lớp 1, phương pháp dạy học cần tập trung bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ, tình yêu nghệ thuật và cuộc sống, kích thích hứng thú, khích lệ HS sáng tạo. Thiết kế các hoạt động học cần lưu ý đến tạo cơ hội để HS được tương tác trong quá trình học tập, thông qua kết hợp giữa làm việc cá nhân và làm việc nhóm theo những cách thức khác nhau, giúp HS chủ động, tích cực tham gia học tập ở từng thời điểm cụ thể trong tiến trình DH. Các thành phần của năng lực mĩ thuật luôn tác động, chi phối lẫn nhau trong các hoạt động học tập. Do vậy, trong DH, GV cần lựa chọn, vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động để sự phối hợp, tác động của các thành phần năng lực không những giúp HS từng bước đạt được các yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật, mà qua đó góp phần hình thành, phát triển ở HS các phẩm chất và năng lực chung, cũng như đóng góp vào sự hình thành, phát triển các năng lực đặc thù khác như: năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học (tìm hiểu tự nhiên và xã hội), năng lực tính toán trong giáo dục mĩ thuật. 17
  14. Căn cứ vào điều kiện thực tiễn, ngoài phòng học bộ môn/lớp học trong trường, Gv có thể vận dụng, khai thác các không gian khác, như: sân trường, vườn trường, phòng truyền thống, nhà tập đa năng, và một số địa điểm ngoài trường như bảo tàng, nhà lưu niệm, làng nghề, để tổ chức hoạt động học tập phù hợp với nội dung bài học và bảo đảm đạt được mục tiêu bài học đã đặt ra. 5.2. Phương tiện hỗ trợ dạy học Bên cạnh các đồ dùng, thiết bị GV sưu tầm, tự làm để phục vụ dạy học; GV cần khai thác, sử dụng hiệu quả một số đồ dùng, thiết bị quy định trong Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 13 môn Mĩ thuật (cho phòng học bộ môn); cũng như có thể vận dụng một số đồ dùng, thiết bị dạy học tối thiểu của một số môn học, hoạt động giáo dục4 khác, như: Toán, Tự nhiên xã hội, Hoạt động trải nghiệm, phù hợp với nội dung giáo dục và mục tiêu bài học của môn học đã đặt ra. 6. Đánh giá kết quả học tập của học sinh 6.1. Yêu cầu chung – Đối tượng đánh giá là quá trình học tập, rèn luyện của HS và sản phẩm thực hành; kết hợp đánh giá thường xuyên với đánh giá định kì, đánh giá định tính với đánh giá định lượng. – Đánh giá thường xuyên, cần dựa trên các hoạt động chủ yếu như: chuẩn bị đồ dùng, công cụ, vật liệu, ; trao đổi, trả lời câu hỏi, phát biểu ý kiến, chia sẻ, nhận xét, trong quá trình học tập; Sản phẩm thực hành (hoàn thiện hoặc dang dở). Đánh giá định kì dựa trên các bài kiểm tra như: sản phẩm mĩ thuật, (cá nhân, nhóm); bài test kết hợp đánh giá năng lực và phẩm chất, – Trong đánh giá kết quả GD mĩ thuật, đặc biệt là đánh giá thường xuyên, GV không nên coi trọng mức độ HS hoàn thành sản phẩm, không nên so sánh giữa HS này với HS khác, hoặc giữa các nhóm HS. Đánh giá cần dựa trên năng lực và chính sự tiến bộ của mỗi HS hoặc nhóm HS trong quá trình học tập/ thực hành, sáng tạo; đánh giá để giúp HS cải thiện kết quả học tập, kích thích hứng thú và nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ, tình yêu nghệ thuật ở HS; cũng như bảo đảm nguyên tắc HS được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực mĩ thuật; hạn chế tối đa tính chủ quan, áp đặt của người đánh giá. – Khuyến khích HS tự đánh giá và tham gia đánh giá (đánh giá đồng đẳng). – Nội dung các câu hỏi, bài tập, được sử dụng trong các giờ học, đề kiểm tra cuối kì cần được xây dựng dựa vào yêu cầu cần đạt về năng lực mĩ thuật quy định trong chương trình và mục tiêu DH cần đạt về phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù khác phù hợp với đặc thù môn học và tâm lí lứa tuổi của học sinh lớp 1. 6.2. Một số đề minh họa, tham khảo NỘI DUNG KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ Đề cuối học kì 1 (Thời gian 40 phút) 3 Thông tư 05/2019/TT-BGDĐT, ngày 05/4/2019 về ban hanh Danh thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 4 Theo Thông tư nêu trên 18
  15. 1. Đề kiểm tra a) Nội dung đề – Thực hành: Em hãy sáng tạo một hình ảnh yêu thích từ hình vẽ bàn tay; sử dụng chấm và nét trang trí cho hình ảnh. b) Yêu cầu – Sản phẩm thực hành: + Kích thước bức tranh: Khổ giấy A4. + Chất liệu: Màu vẽ – Nội dung giới thiệu sản phẩm: + Viết tên sản phẩm hình ảnh + Viết tên một số màu sắc có trên hình ảnh. + Chia sẻ cảm xúc về sản phẩm: Thích/không thích 2. Hướng dẫn đánh giá và xếp loại Vận dụng Mức độ Mức 1 Mức 2 Biết Hiểu (vận dụng thấp (vận dụng sáng tạo Năng lực hoặc trung bình) hoặc ứng dụng Mĩ thuật thực tiễn). Quan sát và Thể hiện được hiểu biết Thể hiện hiểu Bước đầu thể hiện nhận thức ban đầu về đối tượng biết về đặc sự liên hệ hình bàn điểm đối tượng. tay với hình ảnh với thực tế xung quanh. Sáng tạo và Thể hiện Thể hiện Sử dụng được Phối hợp được ứng dụng được hình được hình chấm hoặc nét chấm, nét trang trí ảnh bằng ảnh bằng nét để trang trí hình hình ảnh/sản phẩm nét thẳng, thẳng, nét ảnh/sản phẩm nét cong Phân tích và Viết được tên sản phẩm Giới thiệu được Chia sẻ được cảm đánh giá tên một số màu xúc về sản phẩm sắc có ở sản thông qua bài viết. phẩm thông qua bài viết. Chưa hoàn thành (C) Xếp loại Hoàn thành (B) Hoàn thành tốt (A) 19
  16. Đề cuối học kì 2 (Thời gian 40 phút) 1. Đề kiểm tra a) Nội dung đề Thực hành: Em dùng đất nặn tạo các hình khối cơ bản và ghép thành hình ảnh yêu thích. b) Yêu cầu – Sản phẩm thực hành: + Kích thước: Tùy thích + Chất liệu: Có thể kết hợp vật liệu sẵn có. – Nội dung giới thiệu sản phẩm: + Viết tên sản phẩm + Viết tên hình khối cơ bản đã tạo được + Chia sẻ ý định sử dụng sản phẩm 2. Hướng dẫn đánh giá và xếp loại Vận dụng Mức độ Mức 1 Mức 2 Biết Hiểu (vận dụng thấp (vận dụng sáng tạo Năng lực hoặc trung bình) hoặc ứng dụng Mĩ thuật thực tiễn). Quan sát và Thể hiện được hiểu Thể hiện có biết, Liên hệ được khối nhận thức biết về tên hình khối hiểu về đặc điểm cơ bản với các đồ cơ bản một số hình khối vật, sản phẩm ở cơ bản xung quanh Sáng tạo và Thể hiện được một số Tạo được sản Thể hiện được một ứng dụng hình khối cơ bản phẩm bằng hình số chi tiết hấp dẫn khối cơ bản theo ý bằng chấm, hình cơ thích. bản ở sản phẩm. Phân tích và Viết tên sản phẩm Viết tên hình khối Chia sẻ được ý định đánh giá đã tạo được có sử dụng sản phẩm trên sản phẩm. thông qua bài viết. Chưa hoàn thành (C) Xếp loại Hoàn thành (B) Hoàn thành tốt (A) 20
  17. III. GIỚI THIỆU TÀI LIỆU SỬ DỤNG TRONG DH, THAM KHẢO, BỔ TRỢ Tài liệu Người Hướng dẫn cách sử dụng sử dụng Sách giáo khoa GV, HS Dùng trong tất cả giờ học Mĩ thuật. Sách giáo viên GV GV dùng để soạn giáo án. Trong giai đoạn đầu, GV nên bám sát SGV; khi dạy học tương đối thuần thục thì có thể vận dụng linh hoạt và sáng tạo phù hợp với điều kiện DH thực tiễn. Sách giáo khoa điện tử GV, HS Nên sử dụng trong các giờ học phù hợp với nội dung bài học. Tài liệu này giúp HS có thể tự học ở ngoài giờ lên lớp. Hướng dẫn truy cập SGK điện tử: Bước 1. Truy cập trang web “cloudbook.vn” Mở trình duyệt Chrome, Cốc Cốc, Firefox hoặc trình duyệt quen thuộc của bạn trên điện thoại và truy cập vào địa chỉ Bước 2. Chọn nút “Đăng nhập” trên thanh menu Chọn nút “Đăng nhập” trên thanh menu để chuyển tới trang đăng nhập Bước 3. Nhập thông tin Trên màn hình đăng nhập, nhập đầy đủ các thông tin để tiến hành đăng nhập Bước 4. Hoàn thành Chọn nút đăng nhập để hoàn thành quá trình đăng nhập Vở thực hành mĩ thuật HS HS dùng kết hợp giữa SGK và vở thực hành. Tùy vào nội dung bài học cụ thể và thời lượng cho phép, GV có hướng dẫn HS: – Thực hiện bài tập ngay trên lớp hoặc vào buổi học tăng cường. – Linh hoạt tổ chức và hướng dẫn HS thực hiện dựa trên sự chuẩn của học sinh, trên cơ sở bảo đảm được yêu cầu chính của bài tập. Vở tập vẽ HS Khuyến khích HS sử dụng vở tập vẽ như là một hoạt động giải trí sau các tiết học ở trường hoặc ở nhà (nếu HS yêu thích). 21
  18. Hướng dẫn dạy học môn GV – Tham khảo Nghệ thuật tiểu học theo – Vận dụng trong dạy học. chương trình GDPT mới, phần Mĩ thuật (NXB ĐHSP, 2019) Tài liệu tập huấn: Hướng Gv – Tham khảo dẫn thực hiện chương – Vận dụng trong dạy học. trình môn Mĩ thuật, (trong Chương trình GD phổ thông 2018). (Chương trình Etep, Trường ĐHSP Hà Nội, 2019). Lưu ý: GV cần tính toán để sử dụng hiệu quả SGV và các tài liệu tham khảo bổ trợ, tránh làm mất nhiều thời gian, tránh sử dụng chồng chéo hoặc làm HS bị quá tải. IV. XEM BĂNG HÌNH DẠY HỌC VÀ THẢO LUẬN 1. Kế hoạch bài dạy minh họa BÀI 3: CHƠI VỚI CHẤM (2 tiết) Phân bố nội dung mỗi tiết học Tiết Nội dung chính 1 – Nhận biết chấm thông qua hình ảnh trong tự nhiên, trong đời sống và trong sản phẩm tác phẩm mĩ thuật. – Tìm hiểu cách tạo chấm. – Thực hành, trải nghiệm, sáng tạo sản phẩm cá nhân: Tạo chấm, sử dụng chấm tạo nét hoặc hình theo ý thích. – Giới thiệu sản phẩm cá nhân – Tổng kết tiết học 2 – Nhắc lại nội dung tiết 1 – Tìm hiểu một số sản phẩm tạo nên từ chấm và các chất liệu, vật liệu khác nhau. – Thực hành, trải nghiệm, sáng tạo sản phẩm nhóm bằng chất liệu, vật liệu sẵn có. – Giới thiệu sản phẩm nhóm. – Tổng kết bài học 1. Mục tiêu bài học 5 5 Chương trình GDPT 2018 nhằm mục tiêu DH hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực HS. Trong SGV Mĩ thuật 1, trên cơ sở các yêu cầu cần đạt về hình thành, phát triển phẩm chất (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách hiệm) và yêu cầu cần đạt về năng lực chung (tư chủ và tự học, giáo tiếp và hợp tác, giải quyết 22
  19. 1.1. Phẩm chất Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật ở HS. Cụ thể một số biểu hiện chủ yếu sau: – Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập. – Biết giữ vệ sinh lớp học như nhặt giấy vụn vào thùng rác, không để hồ dán dính trên bàn, ghế, – Biết bảo quản sản phẩm của mình, tôn trọng sản phẩm do bạn bè và người khác tạo ra. 1.2. Năng lực – Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau: 1.2.1. Năng lực mĩ thuật – Nhận biết chấm xuất hiện trong cuộc sống và có trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. – Tạo được chấm bằng một số cách khác nhau; biết vận dụng chấm để tạo sản phẩm theo ý thích. – Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. 1.2.2. Năng lực chung – Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; tự giác tham gia học tập, biết lựa chọn cách tạo chấm để thực hành. – Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận và trưng bày, chia sẻ cảm nhận trong học tập. – Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ, giấy màu, họa phẩm (hoặc mực bút máy, phẩm nhuộm, ) trong thực hành sáng tạo. 1.2.3. Năng lực đặc thù khác – Năng lực ngôn ngữ: Biết sử dụng lời nói để trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm trong học tập. – Năng lực thể chất: Biết vận động bàn tay, ngón tay phù hợp với các thao tác tạo thực hành sản phẩm. 2. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên 2.1. Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, màu vẽ, bút chì, tẩy chì, hồ dán, kéo, đất nặn, bông tăm, vấn đề và sáng tạo) và các năng lực đặc thù khác (Ngôn ngữ, Tính toán, Tin học, Công nghệ, Âm nhạc, Thể chất) quy định trong Chương trình GDPT 2018, các tác giả đã xác định mục tiêu bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các phẩm chất và năng lực khác phù hợp với nội dung bài học. Tuy nhiên, căn cứ vào thực tiễn, việc xác định mục tiêu bài học có thể viết cụ thể hoặc không cụ thể về những biểu hiện cần đạt về phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù khác hình thành thông qua bài học. Dù lựa chọn cách viết chỉ đề cập đến mục tiêu về năng lực mĩ thuật quy định trong chương trình, trong tổ chức DH, GV hướng đến góp phần hình thành, phát triển ở HS các phẩm chất, năng lực phù hợp với nội dung bài học, thiết thực với HS và thống nhất với yêu cầu cần đạt quy định trong Chương trình GDPT 2018. 23
  20. 2.2. Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Giấy màu, kéo, bút chì, màu goát, bông tăm; hình ảnh minh họa. Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nên có). 3. Phương pháp, hình thức tổ chức DH chủ yếu 3.1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế, 3.2. Kĩ thuật dạy học: Động não, bể cá, tia chớp, 3.3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm 4. Các hoạt động dạy học chủ yếu Tiết 1 HOẠT ĐỘNG THIẾT BỊ, HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA GV CHỦ YẾU CỦA HS ĐDDH Ổn định lớp và khởi động (khoảng 3 phút) – Tổ chức HS hát, quan sát clip và trả lời câu hỏi về – Quan sát, thảo – Máy chiếu nội dung hình ảnh trong clip. luận cặp đôi – Clip hình – Giới thiệu nội dung bài học. – Trả lời câu hỏi ảnh Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết (khoảng 8 phút) 1.1. Tổ chức HS tìm chấm ở một số hình ảnh trong – Thảo luận nhóm 6 Máy chiếu tự nhiên, trong đời sống: HS. – Hình ảnh – Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh SGK và thảo luận: – Thảo luận: Tìm trang 14, 15 + Tìm hình ảnh có chấm kích thước bằng nhau/khác chấm ở các hình ảnh SGK nhau; chấm có màu sắc giống nhau/khác nhau (SGK, trang 14, 15 theo gợi trang 14) . mở của GV + Tìm chấm có màu sắc giống nhau (Con sao biển, cái váy, con hươu sao – trang 15). – Gợi mở đại diện các nhóm HS trình bày. – Đại diện các nhóm Hình ảnh – Tóm tắt nội dung trả lời của các nhóm HS, kết hợp HS trình bày. trang 14, 15 giới thiệu ngắn, gọn về: Con sao biển; Con hươu sao; – Các nhóm khác SGK Chiếc váy. lắng nghe, nhận xét, bổ sung – Lắng nghe và tương tác với GV. – Gợi mở HS liên hệ tìm chấm ở xung quanh – Quan sát lớp học, tìm chấm – Giới thiệu một số hình ảnh có hình chấm và gợi Quan sát, đọc tên Một số đồ mở HS kể tên, đọc tên màu sắc của các chấm. một số màu sắc của dùng quen chấm trên đồ vật. thuộc 24
  21. – GV tóm tắt nội dung quan sát, gợi mở HS tìm chấm ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. 1.2. Tổ chức HS tìm chấm ở sản phẩm, tác phẩm mĩ – Quan sát, trả lời – Máy thuật: câu hỏi của GV. chiếu/sgk – Hướng dẫn HS quan sát bức tranh Hoa hướng dương – Nhận xét câu trả – Bức tranh (của Đình Quang); gợi mở HS nhận ra hình ảnh chính lời của bạn “Hoa hướng trong bức tranh được tạo từ các chấm. dương” – Hướng dẫn HS quan sát bức tranh: Chiều chủ nhật – Thảo luận: nhóm 3 – Máy chiếu/ trên đảo Grăn-đơ Da-tơ (của họa sĩ Sơ-rát). HS SGK Yêu cầu HS: thảo luận, giới thiệu một số hình ảnh – Đại diện nhóm HS – Bức tranh: được tạo từ chấm. trả lời. Chiều chủ – Các nhóm khác nhật trên đảo nhận xét, bổ sung. Grăn -đơ Da- tơ” của họa sĩ – Tóm tắt nội dung HS chia sẻ, kết hợp giới thiệu ngắn – Quan sát, lắng Sơ-rát. gọn về tác phẩm và họa sĩ Sơ-rát. nghe – Một số sản – Giới thiệu thêm một số bức tranh của HS, họa sĩ. – Quan sát, trả lời phẩm, tác – Nhận xét, bổ sung phẩm sưu tầm Tổng kết nội dung quan sát, nhận biết; gợi mở nội Lắng nghe, quan sát Hình ảnh dung thực hành, sáng tạo. Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo (khoảng 19 phút) 2.1. Tìm hiểu cách tạo chấm và sử dụng chấm để tạo nét, tạo hình * Tổ chức HS tìm hiểu cách tạo chấm – Hướng dẫn HS quan sát một số cách tạo chấm (trang – Quan sát, suy nghĩ 16, SGK) và trả lời câu hỏi trong SGK. và trả lời câu hỏi – Máy chiếu – Giới thiệu cách tạo chấm, kết hợp thị phạm, giảng – Quan sát – Hình minh giải và tương tác với HS. – Một số HS tham họa SGK – Gợi nhắc HS: Có thể tạo chấm bằng các cách khác gia cùng GV nhau. – Tổ chức HS tạo chấm và thể hiện trên vở Thực hành – HS tạo chấm – Vở Thực Mĩ thuật (trang 8). hành mĩ thuật * Tổ chức HS tìm hiểu sử dụng chấm để tạo nét, tạo – Quan sát hình ảnh Giấy màu hình SGK, trang 16. Bút màu – Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh và giao nhiệm vụ: – Suy nghĩ, thảo Màu goát, Thảo luận cặp đôi luận, trả lời câu hỏi bông tăm, – GV thị phạm minh họa và tương tác với HS. của GV 25
  22. – Quan sát GV thị phạm minh họa 2.2. Tổ chức HS thực hành – Bố trí HS ngồi theo nhóm (6HS). – Vị trí ngồi thực – Giấy A4 – Giao nhiệm vụ cho HS: Sử dụng chấm để tạo nét hành theo cơ cấu – Màu vẽ hoặc hình theo ý thích. nhóm: 6HS – Giấy màu – Lưu ý HS: lựa chọn màu vẽ hoặc giấy màu để thực – Tạo sản phẩm cá hành sử dụng chấm tạo nét hoặc hình; có thể tạo chấm nhân có kích thước, màu sắc theo ý thích. – Tập đặt câu hỏi cho – Quan sát, hướng dẫn và có thể hỗ trợ HS thực hành. bạn, trả lời, thảo – Gợi mở nội dung HS trao đổi/thảo luận trong thực luận, chia sẻ trong hành. thực hành. Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ (khoảng 4 phút) – Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm – Trưng bày sản Sản phẩm của – Gợi mở HS giới thiệu: phẩm theo nhóm HS + Tên nét hoặc hình đã tạo được bằng chấm – Giới thiệu sản + Màu sắc, kích thước của các chấm ở sản phẩm. phẩm của mình + Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm. – Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình/của bạn. Hoạt động 4: Tổng kết tiết học (khoảng 1 phút) – Nhận xét kết quả thực hành, ý thức học, chuẩn bị bài – Lắng nghe của HS, liên hệ bài học với thực tiễn. – Có thể chia sẻ suy – Gợi mở nội dung tiết 2 của bài học và hướng dẫn nghĩ. HS chuẩn bị. Tiết 2 HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA GV HOẠT ĐỘNG THIẾT BỊ, CHỦ YẾU CỦA HS ĐDDH Ổn định lớp và giới thiệu nội dung tiết học (khoảng 2 phút) – Gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 1 của bài học. – Suy nghĩ, chia sẻ – Giới thiệu nội dung tiết học. – Lắng nghe, nhận xét, có thể bổ sung. Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết (khoảng 4 phút) Tổ chức HS quan sát, tìm hiểu một số sản phẩm Quan sát, suy nghĩ, Một số sản được tạo nên từ chấm bằng các chất liệu, vật liệu chia sẻ cảm nhận. phẩm sưu khác nhau và chia sẻ cảm nhận. tầm 26
  23. Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo sản phẩm nhóm (khoảng 20 phút) Tổ chức HS thực hành tạo sản phẩm nhóm và thảo – Một số hình luận: ảnh vẽ bằng – Số HS trong mỗi nhóm: 6 HS. nét – Chuẩn bị: 5 hình ảnh vẽ bằng nét; nội dung hình ảnh: Cây hoa, quả, con vật, mặt trời, hình tròn, – Sử dụng mỗi hình ảnh làm phần quà cho mỗi nhóm HS. – Vật liệu, – Giao nhiệm vụ: – Thảo luận nhóm: màu bút dạ, + Lựa chọn chất liệu để thực hành + Chọn vật liệu, chất màu bút sáp, + Tạo chấm và sắp xếp chấm thể hiện hình ảnh, kết liệu để thực hành đất nặn, hợp trao đổi về sản phẩm trong thực hành. + Chia sẻ, trao đổi trong – Gợi ý HS thực hiện: Có thể sử dụng các chấm kích thực hành. thước giống nhau/khác nhau? Có thể tạo chấm có – Tạo sản phẩm nhóm – Sản phẩm màu sắc giống nhau/ khác nhau. – Tập đặt câu hỏi cho đang thực – Quan sát các nhóm, mỗi nhóm HS; gợi mở nội bạn và trả lời câu hỏi hành tại mỗi dung trao đổi, thảo luận, chia sẻ trong thực hành. của bạn trong nhóm. nhóm Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ (khoảng 6 phút) – Tổ chức Hs trưng bày sản phẩm – Trưng bày sản phẩm Sản phẩm – Gợi ý nội dung HS thảo luận, nhận xét, chia sẻ nhóm thực hành của cảm nhận: Tên sản phẩm của nhóm, cách sử dụng – Giới thiệu, chia sẻ các nhóm vật liêu/chất liệu, bày tỏ cảm xúc về sản phẩm, cảm nhận về sản phẩm – GV nhận xét tiết học, gợi mở HS ý tưởng vận nhóm. dụng sản phẩm Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 1 phút) – Hướng dẫn HS quan sát hình ảnh trang 17, SGK – Quan sát; lắng nghe Hình ảnh – Gợi mở HS có thể tạo sản phẩm khác từ chấm. – Chia sẻ mong muốn trang 17 – Khích lệ HS thực hành (nếu HS thích). thực hành (nếu thích) (SGK) Hoạt động 5: Tổng kết bài học (khoảng 2 phút) – Tóm tắt nội dung chính của bài học – Lắng nghe – Nhận xét kết quả học tập – Chia sẻ cảm nhận về – Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học tiếp theo. bài học. 2. Xem băng hình dạy học minh họa (Bài 3: Chơi với chấm) 3. Thảo luận băng hình tiết dạy minh họa (Bài 3: Chơi với chấm) V. THỰC HÀNH THIẾT KẾ Ý TƯỞNGTỔ CHỨC DH Yêu cầu: 27
  24. Thực hành: Thầy/cô lựa chọn một bài học hoặc một nội dung trong bài học SGK Mĩ thuật lớp 1 để thiết kế ý tưởng tổ chức dạy học. Địa chỉ nộp sản phẩm: BTC lớp tập huấn. 28