Tài liệu Tập huấn dạy học theo sách giáo khoa Cánh diều Lớp 1 môn Tiếng Việt

pdf 38 trang Hải Hòa 07/03/2024 2650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Tập huấn dạy học theo sách giáo khoa Cánh diều Lớp 1 môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_tap_huan_day_hoc_theo_sach_giao_khoa_canh_dieu_lop.pdf

Nội dung text: Tài liệu Tập huấn dạy học theo sách giáo khoa Cánh diều Lớp 1 môn Tiếng Việt

  1. - GV đọc chậm 1 lượt, HS soát lại bài, sửa lỗi. - GV chiếu một vài bài viết của HS lên màn hình, hướng dẫn HS nhận xét. 5. Dạy các bài Kể chuyện 5.1. Nội dung Một điểm mới trong SGK Tiếng Việt 1 là sự xuất hiện của các tiết Kể chuyện với tư cách là một nội dung độc lập kéo dài suốt năm học, từ tuần học đầu tiên đến những tuần cuối với thời lượng 1 tiết/tuần, 31 tiết/năm học. Các tiết Kể chuyện đáp ứng nhu cầu được nghe kể chuyện của HS, đồng thời có tác dụng lớn trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, phát triển trí tưởng tượng và rèn hai kĩ năng nghe, nói cho các em. Ở giai đoạn Học vần, yêu cầu đặt ra với HS là nghe thầy cô kể những câu chuyện đơn giản (3 lượt), dựa vào trí nhớ, tranh minh họa, trả lời được câu hỏi dưới mỗi tranh. Vì HS chưa đọc được nhiều nên GV sẽ là người nêu câu hỏi cho các em trả lời. Ở giai đoạn Luyện tập tổng hợp, yêu cầu được nâng cao hơn: HS không chỉ đọc và trả lời được các câu hỏi, mà còn phải kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh. Để giúp HS luyện nghe, các truyện kể chỉ được cung cấp cho GV trong SGV. Điểm khác biệt so với truyện trong sách Truyện kể trước đây là các văn bản truyện trong SGV Tiếng Việt 1 rất ngắn gọn. Truyện kể đầu tiên – Hai con dê chỉ có 83 tiếng; truyện mở đầu học kì II – Ong mật và ong bầu 163 tiếng; truyện dài nhất – Cô bé quàng khăn đỏ cũng chỉ 309 tiếng. Các truyện đều được chia đoạn, mỗi đoạn được thể hiện trong SGK bằng một bức tranh. Mỗi truyện có từ 4 đến 6 tranh. Dưới mỗi tranh có 1, 2 câu hỏi gợi ý làm điểm tựa để giúp HS nhớ các nhân vật, tình tiết của câu chuyện. Trong SGK điện tử Tiếng Việt 1, có 14 truyện được chuyển thể thành phim hoạt hình. GV có thể chiếu cho HS xem các video này thay cho lời kể. 5.2. Cách dạy Giờ Kể chuyện theo SGK Tiếng Việt 1 không phải là giờ GV trình diễn nghệ thuật kể chuyện (nhất là khi có thể sử dụng các video thay thế lời kể của thầy cô). Điều quan trọng là GV phải biết tổ chức giờ học để sau khi nghe câu chuyện, với điểm tựa là các tranh minh hoạ, HS nhớ được nội dung chính của chuyện, có mong muốn, có khả năng và được tạo điều kiện để thể hiện kĩ năng kể chuyện của bản thân. Quy trình dạy kể chuyện vì vậy cần đảm bảo từng bước giúp HS nắm vững diễn biến của câu chuyện, giúp mỗi HS đều được tham gia hoạt động, được bộc lộ 14
  2. bản thân qua các yêu cầu thay đổi và độ khó tăng dần. Giờ học cũng không thể thiếu những lời khen ngợi, động viên của thầy cô để HS vượt lên sự e dè, nhút nhát. a) Hoạt động Khởi động và giới thiệu bài - Quan sát và phỏng đoán (khai thác kênh hình): GV gắn/chiếu lên bảng/màn hình tranh minh hoạ/video; giới thiệu tên truyện. Mời HS nói tên các nhân vật trong tranh; đoán nội dung câu chuyện. - GV giới thiệu vắn tắt câu chuyện, tạo hứng thú cho HS. b) Hoạt động Khám phá và luyện tập - HS nghe thầy cô kể chuyện/hoặc xem video (3 lần): + Lần 1: GV kể không chỉ tranh, HS nghe toàn bộ câu chuyện. + Lần 2: GV vừa chỉ từng tranh vừa kể thật chậm, HS nghe và quan sát tranh. + Kể lần 3 (như lần 2) để HS một lần nữa khắc sâu nội dung câu chuyện. - HS trả lời câu hỏi theo tranh: Đây là yêu cầu trọng tâm của tiết Kể chuyện ở giai đoạn Học vần. + Mỗi HS trả lời câu hỏi theo 1 tranh. (Nếu có 6 tranh, sẽ có từ 6 đến 18 HS trả lời. Với mỗi câu hỏi, GV có thể mời 2 - 3 HS tiếp nối nhau trả lời. Ý kiến của các em có thể lặp lại. GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi đầy đủ, thành câu). + Mỗi HS trả lời các câu hỏi theo 2 tranh. + 1 - 2 HS trả lời các câu hỏi dưới tất cả các tranh. Đối với HS vùng khó khăn, có thể chỉ dừng ở yêu cầu trả lời câu hỏi theo từng tranh. GV cho nhiều HS nhìn tranh trả lời lặp lại 1 câu hỏi, quay vòng 2 - 3 lượt cho nhiều HS được trả lời. Đối với những HS còn hạn chế về kĩ năng nói tiếng Việt, GV có thể hướng dẫn HS trả lời câu hỏi theo cách nói nối tiếp. VD: - GV: Vì sao chồn con không tới trường? - GV: Chồn con không tới trường vì HS: nó chỉ thích rong chơi. Nhưng cách làm này không nên kéo dài, vì nhà trường cần dạy HS nói câu hoàn chỉnh. - HS kể chuyện theo tranh (GV không nêu câu hỏi): Đây là yêu cầu đối với HS ở giai đoạn Luyện tập tổng hợp (có thể dành cho HS khá, giỏi ở giai đoạn Học vần). Ở giai đoạn này, hoạt động trả lời câu hỏi theo tranh vẫn được thực hiện nhưng lướt nhanh hơn, làm bước đệm để HS kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. + Mỗi HS nhìn 1 tranh, tự kể chuyện. + HS kể chuyện theo tranh bất kì (trò chơi bốc thăm hoặc Ô cửa sổ). 15
  3. + 1 HS tự kể toàn bộ câu chuyện theo tranh. Tùy nội dung từng câu chuyện, GV có thể tổ chức cho HS kể chuyện phân vai, trong đó GV (hoặc 1 HS giỏi) vào vai người dẫn chuyện. - HS tìm hiểu ý nghĩa, lời khuyên bổ ích của câu chuyện, nói điều các em hiểu ra qua câu chuyện, với sự giúp đỡ của thầy cô. c) Hoạt động Ứng dụng HS về nhà kể cho người thân nghe câu chuyện mới học và nghe người thân kể những chuyện tương tự. 6. Dạy các bài Tập đọc trong phần Luyện tập tổng hợp 6.1. Nội dung Ở phần Luyện tập tổng hợp, mỗi tuần HS được học 3 bài Tập đọc, trong 5 tiết. Ngoài ra, mỗi tuần còn có 2 tiết Tự đọc sách báo để tăng cường kĩ năng đọc. Văn bản đọc được sắp xếp theo 3 chủ điểm: Gia đình, Trường học, Thiên nhiên. Độ dài văn bản thơ (hoặc văn vần) khoảng 50 - 65 tiếng (học trong 1 tiết); văn bản văn xuôi dao động từ 80 đến trên 110 tiếng (học trong 2 tiết). Nội dung các bài đọc rất phong phú, có tác dụng bồi dưỡng đạo đức, vốn sống, vốn từ, hiểu biết ban đầu về văn học, năng lực thẩm mĩ và kĩ năng sống cho HS. 6.2. Cách dạy Quy trình dạy Tập đọc ở phần Luyện tập tổng hợp về cơ bản giống quy trình dạy ở phần Học vần nhưng có những điểm mới, có tính nâng cao, cụ thể: - Vì Tập đọc trong phần Luyện tập tổng hợp là một bài học độc lập nên GV có thể bổ sung nội dung hoạt động Chia sẻ (Khởi động) phong phú hơn; - Vì HS đã đọc tương đối thành thạo nên SGK có nhiều câu hỏi đọc hiểu tự luận hơn; khi dạy, GV có thể tổ chức hoạt động đọc vỡ lướt nhanh hơn. a) Hoạt động Khởi động và giới thiệu bài đọc: Mục tiêu của hoạt động này là giới thiệu tên bài và khơi gợi suy nghĩ, hứng thú cho HS bằng cách hướng dẫn các em dựa vào tranh minh hoạ và kinh nghiệm đã có để nói tên sự vật, đoán tình huống được minh hoạ trong tranh hoặc tổ chức trò chơi để HS hướng vào đề tài của bài đọc. Ví dụ, với bài đọc Chuột con đáng yêu, GV có thể cho HS chơi trò chơi “Mèo vồ chuột” và đặt câu hỏi: “Nếu là một con chuột con, em có muốn hoá thành mèo không? Chuột con hoá thành mèo thì có lợi gì? Liệu nó có gặp điều gì phiền phức không? Ví dụ, chuột mẹ có nhận ra nó, có còn yêu nó 16
  4. không?” v.v GV khuyến khích HS trả lời theo suy nghĩ của mình. GV có thể đặt câu hỏi để các em nghĩ kĩ hơn nhưng không nên đánh giá đúng, sai. b) Hoạt động Khám phá và luyện tập - Đọc thành tiếng GV hướng dẫn HS thực hiện theo các bước tương tự phần Học vần. Vì HS đến giai đoạn này đã đọc tương đối thành thạo nên GV có thể dạy lướt, bỏ qua hoặc kéo dài hoạt động đọc vỡ tùy trình độ đọc của mỗi lớp HS. - Đọc hiểu (tìm hiểu bài đọc) GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi (làm các bài tập) tìm hiểu bài lần lượt theo thứ tự trong SGK. Bên cạnh câu hỏi trắc nghiệm khách quan, bài tập đọc ở phần Luyện tập tổng hợp có nhiều câu hỏi tự luận. Từ gợi ý của SGV về cách tổ chức hoạt động tìm hiểu bài ở mỗi bài, các thầy cô cần phát huy sáng kiến để tổ chức hoạt động này một cách sinh động, có hiệu quả nhất. - Luyện đọc lại Trước khi kết thúc bài học, GV giúp HS củng cố bài bằng hoạt động luyện đọc lại. Có thể tổ chức hoạt động này dưới nhiều hình thức khác nhau, kể cả đọc theo vai (người dẫn chuyện và các nhân vật). 7. Dạy các bài Góc sáng tạo 7.1. Nội dung Góc sáng tạo là một trong hai kiểu bài mới, thể hiện tư tưởng “Mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc sống” của SGK Tiếng Việt 1. Kiểu bài này sẽ còn tiếp tục được thực hiện ở các lớp sau. Đây là sự khác biệt của SGK Tiếng Việt Cánh Diều so với các bộ SGK Tiếng Việt khác. Mục tiêu của Góc sáng tạo là rèn luyện kĩ năng vận dụng những điều đã học vào thực tế dưới hình thức tạo lập các văn bản đa phương thức có tính sáng tạo, tính ứng dụng (viết, vẽ, sưu tầm tài liệu và trưng bày sản phẩm). Toàn bộ phần Luyện tập tổng hợp có 8 bài Góc sáng tạo, mỗi bài có một mục tiêu riêng, cụ thể như sau: (1) Bưu thiếp “Lời yêu thương”; (2) Trưng bày bưu thiếp “Lời yêu thương”; (3) Em yêu thiên nhiên; (4) Trưng bày sản phẩm “Em yêu thiên nhiên”; (5) Quà tặng ý nghĩa; (6) Trưng bày “Quà tặng ý nghĩa”; (7) Em là cây nến hồng; (8) Trưng bày sản phẩm “Em là cây nến hồng”. 7.2. Cách dạy Để dạy kiểu bài Góc sáng tạo, GV thực hiện quy trình dạy như sau: 17
  5. a) Hoạt động Chia sẻ và giới thiệu bài - Chia sẻ: GV hướng dẫn HS quan sát các tranh minh hoạ. Từ tranh minh họa, khai thác vốn sống, vốn hiểu biết của các em, giúp các em hình dung ra (dự đoán) mục đích, yêu cầu của bài học. VD: Khi dạy bài Bưu thiếp “Lời yêu thương” ở Tuần 27, GV hướng dẫn HS quan sát những tấm bưu thiếp trong SGK hoặc bưu thiếp GV mang đến lớp/chiếu trên màn hình để nói tên sự vật (bưu thiếp) và đoán xem phải làm gì (làm bưu thiếp, viết lên đó những lời yêu thương). - Giới thiệu bài: Từ dự đoán của HS, GV nêu vắn tắt yêu cầu của tiết học; các công việc cần làm; giới thiệu sản phẩm của HS năm trước (nếu có) để khích lệ HS. b) Hoạt động Khám phá GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ, nêu nhận xét về sự vật trong tranh và yêu cầu của sản phẩm (các bài tập trong SGK). c) Hoạt động Luyện tập - Chuẩn bị: + HS bày lên bàn đồ dùng học tập theo yêu cầu của GV từ tiết trước. + GV nhận xét quá trình chuẩn bị của các em. + GV hướng dẫn những HS chưa chuẩn bị giấy màu làm bài vào Vở bài tập hoặc vở ô li thông thường. - Làm sản phẩm: + HS lần lượt thực hiện các yêu cầu của bài tập theo khả năng của mình. + GV nhắc HS ghi tên mình dưới sản phẩm, giữ bí mật món quà (VD, để trống tên người được tặng quà nếu quà là tranh vẽ) để bảo đảm tính bất ngờ. - HS trao đổi sản phẩm với các bạn trong nhóm: Từng nhóm 3, 4 HS giới thiệu cho nhau sản phẩm của mình, góp ý cho nhau. - GV đính lên bảng lớp 4 − 5 sản phẩm đẹp; mời HS giới thiệu. Có thể phóng to sản phẩm trên màn hình cho cả lớp nhận xét: sản phẩm nào có tranh, ảnh đẹp; trang trí, tô màu đẹp; lời giới thiệu hay. d) Hoạt động ứng dụng: HS mang sản phẩm về nhà, tặng người thân hoặc trao đổi với người thân để hoàn thiện sản phẩm, chuẩn bị trưng bày vào tuần tiếp theo. Khi dạy kiểu bài này, GV cần lưu ý: - Đây là kiểu bài học viết sáng tạo cho nên GV cần tạo điều kiện để HS phát huy tính sáng tạo ở mức cao nhất có thể. Việc hướng dẫn cần thực sự mang tính gợi ý, 18
  6. không áp đặt. Việc nhận xét, đánh giá HS cần thể hiện tinh thần động viên, khuyến khích HS. - Sản phẩm mà HS tạo lập trong kiểu bài này là các văn bản đa phương thức. GV cần khuyến khích HS vận dụng những điều đã học trong môn Tiếng Việt và các môn học khác (như Mĩ thuật, Tự nhiên và Xã hội) để tạo nên những sản phẩm có tính tích hợp. - GV cần động viên để tất cả HS đều làm việc; mạnh dạn thể hiện mình. Chấp nhận nếu HS viết sai chính tả, viết thiếu dấu câu. Không đòi hỏi chữ viết phải đẹp. - Sản phẩm mà HS tạo lập có tính ứng dụng, cần được trưng bày, giới thiệu và trao tặng mới hoàn chỉnh một vòng quay của nó. Việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm góp phần rèn luyện các kĩ năng giao tiếp khác cho HS. Việc HS trao tặng sản phẩm sáng tạo của các em cho cha mẹ, thầy cô, bạn bè, góp phần bồi dưỡng cho các em những tình cảm đẹp. Cả hai hoạt động này đều tạo hứng thú cho các em để tiếp tục sáng tạo. Vì vậy, GV cần hướng dẫn và giúp đỡ các em thực hiện những hoạt động này thật chu đáo. 8. Dạy các bài Tự đọc sách báo 8.1. Nội dung Mục tiêu chung của bài Tự đọc sách báo là rèn luyện kĩ năng tự đọc, tự học và một số kĩ năng sống liên quan như: làm quen với sách báo, thư viện; lựa chọn sách báo; hình thành thói quen đọc sách báo, Toàn bộ phần Luyện tập tổng hợp có 8 bài Tự đọc sách báo, mỗi bài có một mục tiêu riêng, cụ thể như sau: (1) Làm quen với việc đọc sách báo; (2) Đọc truyện; (3) Đọc truyện tranh; (4) Đọc thơ; (5) Đọc sách về kiến thức, kĩ năng sống; (6) Đọc báo; (7) Đọc sách báo ở thư viện; (8) Củng cố kĩ năng đọc sách báo. Bên cạnh mục tiêu chung, mỗi bài có một mục tiêu riêng, thể hiện ở tên bài. 8.2. Cách dạy Quy trình dạy bài Tự đọc sách báo gồm các bước như sau: a) Hoạt động chia sẻ: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học để giúp học sinh hình dung được nhiệm vụ học tập của mình. Mục đích, yêu cầu của mỗi bài Tự đọc sách báo được trình bày rõ ràng trong SGV. Tuy nhiên, tùy theo tình hình thực tế ở lớp mình, GV có thể điều chỉnh mục đích, yêu cầu cho phù hợp. b) Hoạt động khám phá và luyện tập: 19
  7. - GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc các yêu cầu của bài học, dựa vào yêu cầu của bài học và tranh minh hoạ, xác định tình huống, nhiệm vụ của các em (đọc sách tại lớp hoặc thư viện). - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, yêu cầu các em đặt lên bàn sách, báo đã chuẩn bị theo dặn dò từ tuần trước. - Mời 2-3 học sinh đọc tên quyển sách, tờ báo, bài đọc mà các em chuẩn bị. - GV giới thiệu câu chuyện in trong SGK và cho học sinh biết nếu không mang sách báo đến lớp, các em có thể đọc câu chuyện này. - HS tự đọc sách. Nhắc HS đọc kĩ để có thể tự tin đọc lại to, rõ trước lớp. Trong thời gian HS đọc sách, GV có thể đến từng bàn để giúp đỡ HS chọn bài đọc và hiểu nghĩa các từ khó. c) Hoạt động ứng dụng: Nhắc HS chia sẻ với người thân về quyển sách, bài báo các em đã đọc; thực hành đọc sách báo ở nhà. Khi dạy kiểu bài này, GV cần lưu ý: - Đây là kiểu bài tự học cho nên GV cần rèn luyện cho HS chủ động trong toàn bộ các hoạt động: từ việc chuẩn bị sách báo mang đến lớp, giữ trật tự, chăm chú đọc sách, chia sẻ nội dung đọc với bạn, lựa chọn sách, trả sách ở thư viện, GV cần bảo đảm không khí yên lặng và thời lượng đủ cho HS đọc được ít nhất một câu chuyện hoặc một bài thơ, bài báo, bài văn trong giờ đọc sách báo. - Quyển sách, bài báo HS mang đến lớp có thể là quyển sách, bài báo các em yêu thích, đã đọc nhiều lần ở nhà, nếu tiếp tục đọc ở lớp thì điều đó không có tác dụng phát triển kĩ năng đọc, đồng thời có thể gây nhàm chán. Vì vậy, GV có thể đề nghị HS đổi sách cho bạn để đọc cuốn sách, bài báo mới, tạo hứng thú cho HS, đồng thời có tác dụng tích cực hơn đối với việc phát triển kĩ năng đọc. - Một số gia đình có thể chưa có thói quen mua sách cho con. Lường trước khó khăn này, tác giả SGK đã cung cấp sẵn ở mỗi bài Tự đọc sách báo một văn bản đọc với tư cách ví dụ. Vì vậy, nếu HS không có sách mang đến lớp, GV hướng dẫn HS đọc văn bản này. Đây là những văn bản được chọn lọc, có nội dung hấp dẫn và có tác dụng bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, kiến thức và kĩ năng sống cho các em. Vì vậy, kể cả trong trường hợp tất cả HS đều có sách báo mang đến lớp, GV vẫn nên giao cho 1 - 2 HS đọc những văn bản ấy, sau đó đọc lại cho cả lớp nghe. - Tùy điều kiện của nhà trường và tình hình thời tiết, giờ Tự đọc sách báo có thể được thực hiện trong hoặc ngoài lớp học (ở sân trường, vườn hoa của trường, ). 20
  8. 9. Dạy các bài Ôn tập cuối tuần 9.1. Nội dung Ở phần Học vần, SGK bố trí mỗi tuần một bài Ôn tập để giúp HS củng cố kiến thức, kĩ năng đã học được trong tuần. Bài Ôn tập có những kiểu bài tập như sau: a) Bài tập tìm âm, vần đã học. VD: bài tập 1 – bài 51, tr.91, SGK Tiếng Việt 1, tập một: “Dỡ hàng ở mỗi toa tàu vào một thùng hàng thích hợp”. b) Bài tập tạo vần, tạo tiếng từ các âm, vần đã học. VD, bài tập 1 – bài 9, tr.21, SGK Tiếng Việt 1, tập một: “a) Ghép các âm đã học thành tiếng; b) Thêm các thanh đã học vào mỗi tiếng để tạo thành tiếng mới.” c) Bài tập điền chữ, điền vần, điền tiếng. d) Tập chép, nghe viết. e) Tập đọc (có nhiều tiếng chứa các âm, vần đã học). 9.2. Cách dạy Đối với các bài tập đọc, tập chép, nghe viết, điền chữ, điền vần, điền tiếng, GV hướng dẫn HS thực hiện theo quy trình dạy đã nêu ở mục “2. Dạy các bài Tập đọc” và mục “4. Dạy các bài Chính tả”. Đối với các bài tập tìm âm, vần và tạo vần, tạo tiếng từ các âm vần đã học, có thể thực hiện theo quy trình sau: - GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài tập; có thể mời một vài HS làm mẫu trước lớp để cả lớp thực hiện đúng yêu cầu của bài tập. - HS làm bài trong Vở bài tập. Vở bài tập đã in sẵn đề bài và có hình thức trình bày phù hợp cho HS viết. Trong trường hợp HS không dùng Vở bài tập, vở Luyện viết mà dùng vở ô li thông thường thì không cần chép đề bài, chỉ cần viết số thứ tự bài tập và ghi vắn tắt kết quả. VD, để làm bài tập 1 – bài 51, tr.91, SGK Tiếng Việt 1, tập một, HS không cần chép lại câu lệnh “1. Dỡ hàng ở mỗi toa tàu vào một thùng hàng thích hợp” mà chỉ cần ghi số thứ tự bài tập và kết quả: 1. diêm – iêm; 2. yếm – yêm; 3. lốp – ôp; 4. tôm – ôm. - GV hướng dẫn HS chữa bài tập bằng nhiều hình thức khác nhau, VD: mời một vài HS chữa bài trên bảng lớp (hoặc trên màn hình nếu sử dụng SGK điện tử hoặc phương tiện công nghệ thông tin); tổ chức thi giải bài tập giữa các nhóm, - Sau mỗi lần chữa bài, GV cho lớp nhận xét, đánh giá và nêu nhận xét, đánh giá của mình theo hướng động viên kết quả tốt hoặc sự tiến bộ của HS. 21
  9. 10. Dạy các bài Ôn tập giữa học kì, cuối học kì, cuối năm học 10.1. Nội dung Các bài Ôn tập giữa học kì I, cuối học kì I và Ôn tập cuối năm học đều được thực hiện trong 12 tiết, gồm 2 phần: (1) Luyện tập, (2) Đánh giá. Bài Ôn tập giữa học kì II được thực hiện trong 6 tiết, chỉ có phần Đánh giá. Phần Luyện tập gồm các bài tập ôn chữ, ôn vần đã học, tập đọc và chính tả. Phần Đánh giá gồm đánh giá các kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng và đánh giá kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng viết. Bài Ôn tập cuối năm có yêu cầu cao hơn, cụ thể có thêm 1 bài tập viết đoạn văn (Viết lời chào tạm biệt và cảm ơn cô giáo (thầy giáo) lớp Một của em). 10.2. Cách dạy a) Dạy phần Luyện tập Các dạng bài tập trong phần này thường là các bài ôn luyện vần; bài tập đọc; bài tập chính tả điền chữ, điền vần, điền tiếng và bài tập chép. - Với các bài tập ôn luyện vần, giáo viên có thể sử dụng các trò chơi ôn tập được hướng dẫn trong SGV để tạo hứng thú cho HS. Quy trình dạy tương tự các bài tập tìm âm, vần và tạo vần, tạo tiếng đã trình bày ở mục 9.2. - Với các bài tập đọc, GV thực hiện theo quy trình dạy bài Tập đọc ở mục 2.2. - Với các bài tập chính tả và các bài tập chép, GV thực hiện theo quy trình dạy bài Chính tả ở mục 4.2. b) Dạy phần Đánh giá - Để đánh giá các kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng, GV làm phiếu (thăm) ghi tên các bài đọc, số của đoạn cần đọc. Theo kết quả chọn phiếu (bốc thăm), từng HS đọc trước lớp đoạn văn được chỉ định trong phiếu. GV nhận xét, đánh giá những HS đạt yêu cầu và khá giỏi. Những HS chưa đạt yêu cầu sẽ ôn luyện tiếp để được đánh giá lại. - Để chuẩn bị đánh giá các kĩ năng đọc hiểu và viết, GV tổ chức cho HS làm bài theo đề tham khảo trong SGK. Tiếp theo, GV dựa vào gợi ý của đề tham khảo, ra đề đánh giá, HS làm bài trong phạm vi 2 tiết. 11. Vấn đề đánh giá kết quả học tập của học sinh 11.1. Mục tiêu đánh giá Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh phải bảo đảm mục tiêu đánh giá được quy định tại Chương trình GDPT năm 2018 và văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. 22
  10. Chương trình GDPT năm 2018 quy định: “Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng HS và nâng cao chất lượng giáo dục.” Có thể cụ thể hóa mục tiêu đánh giá như sau: 1. Giúp GV điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của HS để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi HS để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của HS; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. 2. Giúp HS có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ. 3. Giúp cha mẹ HS hoặc người giám hộ tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục HS. 4. Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục. 11.2. Hình thức đánh giá Chương trình GDPT năm 2018 quy định: “Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kì.” Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong suốt quá trình dạy học, do GV tổ chức; hình thức đánh giá gồm: GV đánh giá HS; HS đánh giá lẫn nhau; HS tự đánh giá bản thân. Để đánh giá thường xuyên, GV có thể dựa trên quan sát và ghi chép hằng ngày về HS, việc HS trả lời câu hỏi, làm bài tập, sưu tầm tư liệu và làm các sản phẩm ứng dụng khác. Đánh giá định kì được thực hiện ở thời điểm gần cuối hoặc cuối một giai đoạn học tập (cuối học kì, cuối cấp học) do cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện để phục vụ công tác quản lí hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng giáo dục và phục vụ công tác phát triển chương trình, tài liệu học tập. Đánh giá định kì thường thông qua các đề kiểm tra hoặc đề thi viết. Đề thi, kiểm tra có thể được thể hiện bằng hình thức viết 23
  11. tự luận (một hoặc nhiều câu); kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan (câu hỏi trắc nghiệm khách quan) và hình thức tự luận (câu hỏi mở) để đánh giá đọc hiểu và yêu cầu viết bài văn về một chủ đề theo từng kiểu văn bản đã học trong chương trình. Dù đánh giá theo hình thức nào cũng đều phải bảo đảm nguyên tắc: Đánh giá sự tiến bộ của HS, coi trọng sự động viên, khuyến khích cố gắng trong học tập, rèn luyện của HS; giúp HS phát huy nhiều nhất năng lực sẵn có hoặc đã được hình thành; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh HS này với HS khác, không tạo áp lực cho HS, GV và cha mẹ HS. 11.3. Một số hướng dẫn cụ thể về đánh giá HS trong SGK Tiếng Việt 1 Dưới đây xin nêu một vài điểm cụ thể về đánh giá, nhận xét và sửa lỗi cho HS qua các loại bài trong sách Tiếng Việt 1: a) Đánh giá kĩ năng đọc: HS học đọc từ những bước đi ban đầu (phát âm/đọc đúng âm, vần, tiếng). GV đánh giá kết quả đọc của HS dựa trên kết quả nhận biết, hiểu và vận dụng kiến thức, kĩ năng của từng em, từ đó đưa ra nhận xét phù hợp. Thông qua lời nói, GV nhận xét và chỉ ra cho HS biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa (hoặc gợi ý để HS tự sửa lỗi hay được bạn bè, GV giúp đỡ ). b) Đánh giá kĩ năng viết: HS học viết (viết đúng kĩ thuật, hình dạng chữ, đúng chính tả, ) còn khó khăn hơn học đọc. Quá trình hình thành kĩ năng viết chữ thường trải qua 2 giai đoạn chủ yếu: Giai đoạn nhận biết, hiểu về chữ viết (xây dựng biểu tượng) thông qua hoạt động của các giác quan mắt (nhìn), tai (nghe) và hoạt động của vùng ngôn ngữ trong bộ não (suy nghĩ, ghi nhớ); Giai đoạn điều khiển vận động (cơ, xương bàn tay) - giai đoạn này thường có hiện tượng “lan toả”, dễ ảnh hưởng tới một số bộ phận khác trong cơ thể (VD: miệng méo, vai lệch, cổ rụt, tim đập nhanh, ). Do vậy, việc đánh giá, nhận xét và sửa lỗi cho HS vừa phải đảm bảo những nguyên tắc chung, vừa căn cứ vào mục đích, yêu cầu cụ thể đặt ra cho từng bài học. Qua lời nhận xét, dặn dò và việc làm mẫu, GV giúp HS tự nhận thức được ưu điểm (thành công) để phát huy, thấy rõ những thiếu sót (hạn chế) để khắc phục, sửa chữa; kịp thời động viên những cố gắng, nỗ lực của từng HS khi viết chữ. VD: Đối với bài tập viết, sau khi nhận xét, gạch dưới những chữ HS viết sai hoặc chưa đúng mẫu, GV có thể viết mẫu chữ đó ra lề vở để HS đối chiếu, so sánh, tự rút ra chỗ đúng, chỗ chưa đúng, từ đó tự rút kinh nghiệm; tránh nhận xét chung chung, thiếu tác dụng thực tiễn; đối với bài chính tả, GV có thể gợi ý HS nghe lại hoặc nhìn bài GV chép trên bảng để tự sửa lỗi. 24
  12. c) Đánh giá các kĩ năng nghe và nói: Ở lớp 1, HS được rèn luyện các kĩ năng nghe và nói qua hầu hết hoạt động học tập trên lớp (trả lời câu hỏi, nghe và kể lại câu chuyện được nghe, thảo luận nhóm, phát biểu ý kiến nhận xét hoặc tự nhận xét, ). GV thường đánh giá kết quả HS đạt được thông qua việc thực hiện nhiệm vụ được giao và thái độ hợp tác, chia sẻ cùng bạn bè, Khi nhận xét, GV cần chú ý dẫn dắt, gợi mở để HS tự nhận ra và khắc phục những hạn chế của mình. PHẦN THỨ BA CÁC TÀI LIỆU BỔ TRỢ, THAM KHẢO 1. Hệ thống các tài liệu bổ trợ, tham khảo Để hỗ trợ cho việc dạy và học Tiếng Việt 1, bên cạnh SGK, các đơn vị làm bộ SGK Tiếng Việt 1 Cánh Diều cung cấp một số tài liệu như sau: 1) Sách giáo khoa điện tử 2) Sách giáo viên 3) Các tài liệu bổ trợ, gồm: Vở bài tập Tiếng Việt 1 và vở Luyện viết 1. 4) Các tài liệu tham khảo, gồm: Truyện đọc lớp 1, Bộ phiếu Ôn luyện cuối tuần Tiếng Việt 1, vở Thực hành Tiếng Việt 1 và Em luyện viết đúng, viết đẹp lớp 1. 2. Sách giáo khoa điện tử SGK điện tử là phiên bản điện tử của SGK giấy, trong đó nội dung giáo dục được thể hiện bằng các văn bản đa phương thức như: hình ảnh, đoạn âm thanh, video clip, các mô phỏng về thí nghiệm, từ điển số và những dạng bài tập tương tác có khả năng hồi đáp - đánh giá kết quả làm bài tập của người học, do đó có tác dụng hướng dẫn học tập và theo dõi quá trình học của mỗi người học. Trong hoàn cảnh điều kiện tài chính của phần lớn các gia đình HS còn eo hẹp, bộ SGK điện tử Cánh Diều được truyền tải trên mạng Internet kèm theo SGK của từng môn học; giá SGK điện tử đã bao gồm trong giá SGK giấy, người mua không cần phải trả thêm. Khác với chế bản điện tử của SGK đăng trên trang mạng của các nhà xuất bản hiện nay, SGK điện tử Cánh Diều không chỉ hiển thị đầy đủ các trang sách mà còn có các video hoạt hình hoá nội dung; các bài tập sử dụng công nghệ thông tin tạo ra sự tương tác giữa sách với người học; lưu trữ thông tin về quá trình sử dụng SGK điện tử và kết quả làm bài tập của người học để hỗ trợ giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh theo dõi quá trình học của mỗi học sinh. 25
  13. Hai phiên bản điện tử mẫu của bộ SGK lớp 1 Cánh Diều đã được đăng tải trên website sachcanhdieu.com và sachcanhdieu.vn từ tháng 1/2020 bước đầu giúp bạn đọc hình dung được “sản phẩm số hóa phiên bản sách giấy”. Bộ SGK điện tử Cánh Diều chính thức ra mắt vào tháng 8/2020 sẽ được bổ sung nhiều hình ảnh hoạt hình và chức năng tương tác. Để truy cập và sử dụng SGK điện tử, người mua SGK Tiếng Việt 1 cần cạo lớp nhũ ở góc dưới bên trái trang bìa 4 của SGK giấy, nhận mã bảo mật QR. Sau khi có mã QR, người mua sách sử dụng mã này để truy cập nội dung sách thông qua website cloudbook.vn. Trong tương lai, SGK điện tử có thể được định dạng trong một máy tính bảng gọn nhẹ, bao gồm toàn bộ SGK các môn học của một cấp học hoặc của nhiều cấp học; nhờ vậy, học sinh không phải mua SGK mới hằng năm. Việc sử dụng một cuốn SGK điện tử nhỏ gọn cũng tiện lợi hơn so với việc phải mang và sử dụng cùng lúc nhiều cuốn SGK giấy. 3. Sách giáo viên Sách giáo viên (SGV) là tài liệu hướng dẫn GV dạy học. SGV Tiếng Việt 1 gồm 2 phần: a) Phần Hướng dẫn chung, giới thiệu và phân tích: mục tiêu giáo dục, yêu cầu cần đạt của chương trình môn Tiếng Việt ở lớp 1; cấu trúc của SGK Tiếng Việt 1; các giải pháp sư phạm để dạy học đạt kết quả cao (chọn âm và chữ cái mở đầu sách; nguyên tắc sắp xếp các âm và vần trong sách; cách đánh vần; dạy chữ hoa; các bài đọc và viết); cấu tạo và cách dạy các kiểu bài trong mỗi phần Học vần (các bài Học chữ, Học vần, Tập viết, Kể chuyện, Ôn tập – Đánh giá) và Luyện tập tổng hợp (các bài Tập đọc, Chính tả, Tập viết, Kể chuyện, Góc sáng tạo, Tự đọc sách báo, Ôn tập – Đánh giá). Đây là những thông tin rất căn bản, giúp GV dạy bộ SGK Tiếng Việt 1, đồng thời để phát triển lâu dài, cho nên anh chị em GV cần nghiên cứu kĩ để nắm vững và vận dụng trong dạy học. b) Phần Hướng dẫn cụ thể, giới thiệu cách triển khai từng bài học trong sách Tiếng Việt 1. Đây là những phương án đã được cân nhắc kĩ để phù hợp với yêu cầu đổi mới của Chương trình GDPT năm 2018, quan điểm biên soạn SGK Tiếng Việt 1 Cánh Diều và điều kiện dạy - học thông thường. Nhưng cán bộ quản lí, chỉ đạo và GV chỉ nên coi mỗi bài soạn trong SGV là một trong nhiều phương án có thể triển khai, là những gợi ý để GV vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện dạy 26
  14. - học và đối tượng HS của mỗi lớp, mỗi trường, tránh vận dụng rập khuôn, máy móc trong dạy học hoặc đánh giá bài dạy. 4. Các tài liệu bổ trợ 4.1. Vở bài tập Tiếng Việt 1 Cuốn vở này là đồ dùng học tập cần thiết, thay cho quyển vở ô li thông thường (vở trắng, chỉ có các đường kẻ dọc và ngang tạo thành các ô li), giúp HS tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả học tập. Ở tập một, Vở bài tập bao gồm các bài tập tìm chữ, tìm vần, đọc hiểu và chính tả. Các bài tập trong vở là bài tập của SGK Tiếng Việt 1, tập một được trình bày lại để HS không mất thời gian chép đề bài và làm bài nhanh hơn. Ở tập hai, Vở bài tập chỉ bao gồm các bài tập tìm chữ, tìm vần và đọc hiểu. Để phù hợp với yêu cầu viết bút mực, các bài tập chính tả được gộp với các bài tập viết thành vở Luyện viết 1, tập hai. Trước khi làm bài, học sinh cần lắng nghe hướng dẫn của thầy cô và đọc kĩ mẫu hoặc ví dụ (có kí hiệu M) để hiểu và thực hiện đúng yêu cầu của bài tập. Cuốn vở cũng tạo điều kiện thuận lợi cho thầy cô và các vị phụ huynh HS hướng dẫn HS luyện tập và theo dõi kết quả học tập của HS. 4.2. Vở Luyện viết 1 Một trong những nhiệm vụ quan trọng của HS ba lớp đầu cấp tiểu học là tập viết các chữ cái viết thường, viết hoa và các từ ngữ, các câu ứng dụng để viết đúng, viết đẹp, viết nhanh. Đây là yêu cầu của Chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học để hoàn thiện kĩ năng viết chữ cho HS, đáp ứng yêu cầu trong học tập và đời sống, đồng thời rèn luyện các đức tính kiên nhẫn, cẩn thận, khả năng quan sát, tác phong làm việc chính xác, tỉ mỉ và óc thẩm mĩ, phù hợp với quan niệm truyền thống “Nét chữ là nết người” của dân tộc. Thông thường, HS thực hành tập viết trên vở ô li. Vở Luyện viết cũng có các đường kẻ dọc và ngang tạo thành các ô li như một quyển vở thông thường, nhưng ở từng trang vở đều có: - Mẫu chữ cái cần viết được phóng to, kèm theo các kí hiệu bằng số và mũi tên hướng dẫn điểm đặt bút và hướng đưa bút. - Chữ, vần, tiếng, từ ngữ, câu ứng dụng cần viết. Tùy yêu cầu của từng bài, từng giai đoạn học tập mà các chữ, vần, tiếng, từ ngữ hoặc câu được trình bày thành những 27
  15. nét chấm mờ để HS tô hay được viết liền nét làm mẫu; được thể hiện bằng cỡ chữ vừa hay cỡ chữ nhỏ. - Dấu chấm mờ đánh dấu điểm bắt đầu viết từng chữ, vần, tiếng, từ ngữ hoặc câu để giữ khoảng cách đều nhau giữa các chữ, bảo đảm yêu cầu thẩm mĩ. Trong vở Luyện viết, phần đánh dấu bằng kí hiệu ô vuông màu xanh là bài tập bắt buộc; phần đánh dấu bằng kí hiệu hình tròn màu xanh là bài tập HS làm thêm nếu có thời gian và nguyện vọng. Cũng như khi làm các bài tập khác, trước khi làm bài tập viết, học sinh cần lắng nghe hướng dẫn của thầy cô và đọc kĩ mẫu hoặc ví dụ (có kí hiệu M) để hiểu và thực hiện đúng yêu cầu của bài tập. Vở Luyện viết 1, tập một và tập hai đều được làm bằng loại giấy chống nhoè. 5. Các tài liệu tham khảo 5.1. Truyện đọc lớp 1 Truyện đọc lớp 1 gồm 64 truyện kể đọc ngoài giờ lên lớp, vừa giúp HS củng cố các âm, vần đã học, phát triển kĩ năng đọc và xây đựng thói quen đọc sách, vừa đáp ứng nhu cầu giải trí, tăng cường hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm của các em. Cuốn truyện đọc có 2 phần: - Phần I (Truyện đọc vỡ lòng) gồm 23 truyện, được sắp xếp theo trật tự các vần được học trong SGK Tiếng Việt 1. Mỗi truyện giúp học sinh ôn luyện, củng cố từ 4 đến 6 vần. Sau mỗi truyện có 2, 3 câu hỏi đơn giản, chủ yếu là dưới dạng trắc nghiệm khách quan, hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung truyện. Ở giai đoạn này, HS đã học xong các chữ cái và nhiều vần, do đó đã có thể đọc được yêu cầu của bài tập. Nếu có từ nào trong yêu cầu của bài tập HS chưa đọc được thì vẫn có thể hiểu cách làm qua cách thể hiện và ví dụ mẫu. - Phần II (Truyện đọc tổng hợp) gồm 41 truyện, được tập hợp theo 3 chủ điểm của SGK: Gia đình, Trường học, Thiên nhiên. Sau mỗi truyện cũng có 2, 3 câu hỏi hoặc bài tập giúp học sinh tìm hiểu nội dung truyện. Đến giai đoạn này, HS đã học hết các vần nên có thể đọc được tất cả các câu hỏi, bài tập. Tự đọc sách là một trong những yêu cầu của chương trình và của SGK Tiếng Việt 1. Quyển Truyện đọc lớp 1 được biên soạn phù hợp với tiến trình học SGK Tiếng Việt 1, vừa giúp HS củng cố kiến thức, kĩ năng được học trong SGK vừa góp phần hình thành thói quen đọc sách ở HS. 28
  16. 5.2. Bộ Phiếu Ôn luyện cuối tuần Tiếng Việt 1 Bộ Phiếu Ôn luyện cuối tuần Tiếng Việt 1 được chia làm hai tập, giúp HS ôn tập và tự đánh giá về kĩ năng đọc (đọc đúng, hiểu đúng nội dung đọc) và viết (viết chữ đúng mẫu, đúng chính tả). Mỗi phiếu ôn luyện ứng với nội dung một tuần học, có các bài luyện đọc và luyện viết với nhiều hình thức bài tập, trò chơi nhẹ nhàng, lí thú và bổ ích, như: nối đúng hình và chữ; ghép tiếng thành từ ngữ; viết từ ngữ dưới tranh; vẽ tranh theo từ ngữ; xếp từ ngữ thành câu; thử tài giải ô chữ, Qua từng tuần ôn luyện, dưới sự hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên, học sinh sẽ nắm chắc bài học, tự đánh giá được kĩ năng sau từng giai đoạn học tập (giữa học kì, cuối học kì và cuối năm học), sử dụng tiếng Việt ngày càng thành thạo hơn, đồng thời được bồi dưỡng về các phẩm chất tốt đẹp, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện. 5.3. Vở Thực hành Tiếng Việt 1 Vở Thực hành Tiếng Việt 1 được cấu trúc theo bài tương ứng với các bài trong SGK Tiếng Việt 1 (trừ bài Kể chuyện, vì đã có sách riêng). Vở mang tính “thực hành vận dụng”, góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS (tập trung phát triển 2 kĩ năng đọc, viết). Nội dung thực hành được chia thành 2 tập: - Tập 1 gồm 77 bài thực hành về chữ, vần và 2 bài Ôn tập giữa HKI, cuối HKI; - Tập 2 gồm 37 bài thực hành về vần, 1 bài Ôn tập giữa HKII và 8 cụm bài luyện tập tổng hợp theo chủ điểm (mỗi cụm bài có 3 bài đọc và các bài tập thực hành đọc, viết sau mỗi bài). Các bài tập trong vở Thực hành Tiếng Việt 1 không lặp lại bài tập trong SGK và Vở bài tập Tiếng Việt 1. Sau mỗi bài học trong SGK, HS sẽ thực hành theo một bài trong vở Thực hành Tiếng Việt 1, với các dạng bài tập như: tô hình, nối tranh với chữ, nối chữ với chữ, thay hình bằng chữ, điền từ ngữ vào chỗ trống, viết từ ngữ, viết câu phù hợp với tranh ảnh, sắp xếp từ ngữ rồi viết lại các câu, Các bài tập vừa sức HS, rất đa dạng và thú vị, cuốn hút HS vào việc học. Với vở Thực hành Tiếng Việt 1, vốn từ của HS được làm giàu, kĩ năng đọc và viết của các em phát triển dần theo quá trình thực hành. 5.4. Vở Em luyện viết đúng, viết đẹp lớp 1 Vở Em luyện viết đúng, viết đẹp lớp 1 gồm hai tập, được biên soạn theo nội dung tập viết và tập chép của SGK Tiếng Việt 1, với ngữ liệu mới và yêu cầu cao hơn vở Luyện viết 1, đáp ứng nhu cầu rèn luyện của HS khá, giỏi. Nội dung vở Em luyện viết đúng, viết đẹp lớp 1 không lặp lại ngữ liệu đã sử dụng trong vở Luyện viết 1. 29
  17. VD, ngay từ bài Các nét cơ bản mở đầu tập 1, học sinh đã được luyện viết nhiều hơn, với một số nét phức tạp hơn, không có trong vở Luyện viết 1. Nếu nội dung vở Luyện viết 1 (tập 1 và tập 2) theo sát phân phối chương trình – sau 2 bài học chữ (hoặc học vần) có 1 tiết luyện viết chữ (vần) vừa học – thì Em luyện viết đúng, viết đẹp lớp 1 có cấu trúc tự do hơn. Mỗi bài luyện viết gắn với một bài học chữ hoặc một bài học vần nhưng sử dụng ngữ liệu tuy có trong bài học nhưng chưa được sử dụng trong vở Luyện viết 1. Quyển Em luyện viết đúng, viết đẹp lớp 1, tập một rèn luyện các kĩ năng viết từng chữ cái, nối liền mạch các nét chữ trong tiếng, viết chữ thường cỡ vừa, tập chép những câu ngắn, cỡ chữ vừa gắn với các tiết ôn tập cuối tuần. Từ đầu tập hai, bên cạnh nhiệm vụ củng cố các kĩ năng đã được rèn luyện ở tập 1, HS còn được làm các bài tập chép với cỡ chữ nhỏ. Từ phần Luyện tập tổng hợp, các em được rèn kĩ năng viết chữ hoa ở mức tập tô chữ viết hoa; đồng thời tập chép nhiều khổ thơ đáng yêu, hấp dẫn. Ở bài Ôn tập cuối năm, HS còn được luyện viết một số thành ngữ, tục ngữ giản dị, bổ ích với lứa tuổi. PHẦN THỨ TƯ BÀI SOẠN MINH HOẠ BÀI 11 b bễ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Phát triển năng lực ngôn ngữ - Nhận biết âm và chữ cái b; nhận biết thanh ngã và dấu ngã ( ); đánh vần, đọc đúng tiếng có chữ b và tiếng có dấu ngã (mô hình “âm đầu + âm chính”, “âm đầu + âm chính + thanh”): bê, bễ. - Nhìn hình, phát âm, tự phát hiện được tiếng có âm b, có thanh ngã. - Đọc đúng bài Tập đọc Ở bờ đê. - Biết viết trên bảng con các chữ, tiếng và chữ số: b, bễ, số 2, số 3. 2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất - Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi - Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Máy tính, máy chiếu để chiếu hình ảnh của bài học lên màn hình. - Tranh, ảnh, mẫu vật. 30
  18. - VBT Tiếng Việt 1, tập một. - Bảng cài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tiết 1 A. KIỂM TRA BÀI CŨ - Trò chơi “Hái táo”, xếp vào giỏ “ê”, giỏ “l”: dê, đê, dế, lá, le le, lọ. - Đọc các từ vừa học ở bài Tập đọc (tr.23, SGK Tiếng Việt 1, tập một). B. DẠY BÀI MỚI 1. GV (chỉ bảng) giới thiệu bài: - Hôm nay, các em sẽ học 1 âm và chữ cái mới: âm b và chữ b. GV chỉ chữ b trên bảng lớp, nói: b (bờ). HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc lại: b. - Các em cũng học thêm 1 thanh và dấu thanh mới: thanh ngã và dấu ngã ( ). GV chỉ chữ bễ, nói: bễ. HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc lại: bễ. 2. Chia sẻ và khám phá (BT1: Làm quen) 2.1. Âm b và chữ b - GV chỉ hình con bê trên màn hình / bảng lớp, hỏi: Đây là con gì? (Con bê). - GV viết bảng: bê. Cả lớp đọc: bê. - Phân tích tiếng bê: + GV: Trong tiếng bê, có 1 âm các em đã học. Đó là âm nào? HS: âm ê. + GV: Ai có thể phân tích tiếng bê? 1 HS: Tiếng bê gồm có 2 âm: âm b đứng trước, âm ê đứng sau. + HS (cá nhân, tổ, lớp) nhắc lại: bê. - Đánh vần tiếng bê. + GV đưa mô hình tiếng bê, HS (cá nhân, tổ, lớp đánh vần, đọc trơn): bờ - ê - bê / bê. + GV và HS cả lớp vừa nói vừa thể hiện bằng động tác tay: * Chập hai bàn tay vào nhau để trước mặt, phát âm: bê. * Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: bờ. * Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: ê. * Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: bê. - GV giới thiệu chữ b in thường, chữ b viết thường và chữ B in hoa ở tr. 24, 25. 2.2. Tiếng bễ - GV chỉ hình cái bễ (lò rèn) trên màn hình / bảng lớp: Đây là cái bễ ở lò rèn. Bễ dùng để thổi lửa cho lửa to hơn, mạnh hơn. GV chỉ tiếng bễ: Đây là tiếng bễ. - GV viết bảng: bễ. Cả lớp đọc: bễ. - Phân tích tiếng bễ: + GV: Ai có thể phân tích tiếng bễ? 1 HS: Tiếng bễ gồm có 2 âm: âm b đứng 31
  19. trước, âm ê đứng sau, dấu ngã đặt trên âm ê 1 số HS nhắc lại. + GV: Tiếng bễ khác tiếng bê ở điểm nào? (HS: Tiếng bễ có thêm dấu). GV: Đó là dấu ngã; đặt trên chữ ê. GV giới thiệu dấu ngã. GV đọc: bễ. Cả lớp: bễ. - Đánh vần tiếng bễ. + GV đưa lên bảng mô hình tiếng bễ. GV cùng HS đánh vần nhanh (bê - ngã - bễ), thể hiện bằng động tác tay: * Chập hai bàn tay vào nhau để trước mặt, phát âm: bễ. * Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: bê. * Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: ngã. * Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: bễ. + GV hướng dẫn HS gộp 2 bước đánh vần: HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần, đọc trơn: bờ - ê - bê - ngã - bễ / bễ (không chập tay). 2.3. Củng cố: - HS nói lại chữ và dấu thanh, tiếng mới học là chữ b, dấu ngã, tiếng bễ. - HS ghép chữ trên bảng cài: bê, bễ. GV mời 3 HS đứng trước lớp, giơ bảng cài để các bạn nhận xét. 3. Luyện tập 3.1. Mở rộng vốn từ (BT2: Tìm tiếng có âm b) - GV: BT2 yêu cầu các em tìm những tiếng có âm b. GV chỉ từng hình, 1 HS nói tên từng sự vật: bò, lá, bàn, búp bê, bóng (HS miền Nam có thể nói: banh), bánh. - GV chỉ hình lần 2 (TT đảo lộn), cả lớp nói lại tên từng sự vật. - GV hướng dẫn HS làm bài trên VBT: từng cặp HS chỉ hình, nói tiếng, nối b với hình chứa tiếng có âm b. - GV mời 2 HS báo cáo: Các tiếng có âm b (bò, bàn, búp bê, bóng, bánh). Tiếng không có âm b: tiếng lá. - GV mời cả lớp thực hiện trò chơi: GV chỉ lần lượt từng hình, cả lớp nói to tiếng có âm b và vỗ tay 1 cái. Nói thầm tiếng không có âm b, không vỗ tay. (Ví dụ: GV chỉ hình bò. Cả lớp đồng thanh: bò và vỗ tay 1 cái. GV chỉ hình cái lá: Cả lớp nói thầm lá, không vỗ tay. - HS có thể nói thêm 3 - 4 tiếng ngoài bài có âm b (VD: ba, bế, bể, bi, ). 3.2. Mở rộng vốn từ (BT3: Tiếng nào có thanh ngã?) - GV: BT3 yêu cầu các em tìm những tiếng có thanh ngã. GV chỉ từng hình, 1 HS nói tên từng sự vật dưới hình: vẽ, đũa, quạ, sữa, võ, nhãn. - GV chỉ hình lần 2 (TT đảo lộn), cả lớp nói lại tên từng sự vật. - Từng cặp HS chỉ hình, nói tiếng, nối dấu ngã với hình chứa tiếng có thanh ngã trong Vở bài tập. 32
  20. - GV mời 2 HS báo cáo: Các tiếng có âm thanh ngã (vẽ, đũa, sữa, võ, nhãn). Tiếng quạ không có thanh ngã. - GV chỉ hình theo TT đảo lộn, cả lớp đồng thanh: Tiếng nhãn có thanh ngã. Tiếng vẽ có thanh ngã. Tiếng quạ không có thanh ngã - HS nói thêm 3 - 4 tiếng ngoài bài có thanh ngã (dễ, khẽ, lễ, vẫn, ). 3.3. Tập đọc (BT 4) (Dạy kĩ, chắc chắn từng câu chữ của bài đọc dài đầu tiên) a) Giới thiệu bài - GV: Mời 1 HS đọc tên bài: Ở bờ đê Cả lớp đọc lại. - GV chỉ trên bảng 3 hình minh hoạ bài Tập đọc, hỏi: Đây là hình ảnh những con vật gì? (Tranh 1: con dê. Tranh 2: con dế. Tranh 3: con bê). - GV: Bài đọc nói về con dê, con dế, con bê ở bờ đê. GV chỉ từng con vật cho cả lớp nhắc lại: dê, dế, bê. Các em cùng nghe cô đọc xem các con vật làm gì. b) GV (chỉ từng hình) đọc mẫu từng câu: đọc chậm, giọng nhẹ nhàng. c) Luyện đọc từ ngữ: 1 HS nhìn bài đọc trên bảng lớp đọc các từ ngữ (được tô màu đỏ) theo thước chỉ của GV: bờ đê, la cà, có dế, có cả bê, be be. Cả lớp đọc. GV giải nghĩa: bờ đê (bờ đất cao chạy dài dọc theo bờ sông, bờ biển để ngăn nước ngập); la cà (đi chỗ nọ chỗ kia); be be (từ mô phỏng tiếng kêu của con dê). Tiết 2 d) Luyện đọc từng câu, từng lời dưới tranh - GV: Bài đọc có 3 tranh và mấy câu? (GV chỉ từng câu cho cả lớp đếm: 4 câu). GV đánh số TT từng câu trong bài trên bảng (Tranh 3 có 2 câu). - Đọc vỡ: + GV chỉ từng tiếng trong tên bài (Ở bờ đê) cho cả lớp đọc thầm 1 HS đọc thành tiếng Cả lớp đọc. + GV chỉ từng tiếng trong câu 1 cho cả lớp đọc thầm 1 HS đọc Cả lớp đọc. / Làm tương tự với câu 2 / Sau đó với câu 3 và 4 (đọc liền câu 3 và 4). - Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp): + Từng HS (nhìn bài trên bảng lớp) tiếp nối nhau đọc từng câu, từng lời dưới tranh: HS1 đọc tên bài và câu 1, các bạn khác tự đứng lên đọc tiếp nối. Có thể lặp lại vòng 2 với những HS khác. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS. + 3 cặp HS tiếp nối nhau đọc lời dưới 3 tranh (mỗi cặp đọc lời dưới 1 tranh). Có thể lặp lại vòng 2 với các cặp khác. - GV chỉ vài câu (TT đảo lộn), kiểm tra một vài HS đọc. e) Thi đọc cả bài (theo cặp, tổ) - Từng cặp HS (nhìn SGK) cùng luyện đọc trước khi thi. GV hướng dẫn HS chỉ chữ trong SGK cùng đọc. 33
  21. - Các cặp tổ thi đọc cả bài (mỗi cặp, tổ đều đọc cả bài). Có thể lặp lại vòng 2. - 1 HS đọc cả bài Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. g) Tìm hiểu bài đọc. Gợi ý các câu hỏi: - Con dê la cà ở đâu? (Con dê la cà ở bờ đê). - Dê gặp những con gì? (Dê gặp con dế, con bê). - Con bê kêu thế nào? (Con bê kêu “be be”). * Cả lớp nhìn SGK, đọc lại những gì vừa học ở 2 trang sách (bài 11): Từ đầu bài đến hết bài Tập đọc. 3.4. Tập viết (bảng con - BT5) a) HS đọc trên bảng lớp chữ b, các tiếng bê, bễ, chữ số 2, 3. b) Viết: b, bê, bễ - GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn quy trình: + Chữ b: cao 5 li. Gồm 3 nét: nét khuyết xuôi, nét móc ngược (phải) và nét thắt. Chú ý: Tạo khoảng rỗng nửa đầu chữ b không nhỏ quá hoặc to quá; nét thắt (vòng xoắn nhỏ) cuối nét lượn mềm mại. + Tiếng bễ: viết chữ b, chữ ê, dấu ngã đặt trên chữ ê. Viết dấu ngã là 1 nét lượn lên xuống từ trái sang phải (~). - HS viết bảng con b, bễ (2 hoặc 3 lần). c) Viết các chữ số: 2, 3 + Số 2: cao 4 li. Gồm 2 nét - nét 1 là kết hợp của hai nét cơ bản: cong trên và thẳng xiên; nét 2 là nét thẳng ngang. + Số 3: cao 4 li. Gồm 3 nét - nét 1 thẳng ngang, nét 2 thẳng xiên, nét 3 cong phải. - HS viết trên bảng con: 2, 3 (2 hoặc 3 lần). 4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà đọc cho người thân nghe bài Tập đọc Ở bờ đê; xem trước bài 12 (g, h). - Khuyến khích HS tập viết chữ trên bảng con. Nhắc HS ngày mai nhớ mang vở Luyện viết để tập viết chữ vào vở. BÀI 77 ang - ac I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Phát triển năng lực ngôn ngữ - HS nhận biết vần ang, ac; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ang, ac. - Nhìn chữ, tìm đúng các tiếng có vần ang, vần ac. - Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Nàng tiên cá. 34
  22. - Viết đúng: ang, ac, thang, vạc (trên bảng con). 2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất - Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp. - Từ thiện cảm với nhân vật nàng tiên cá, bước đầu hình thành tình cảm thân thiện với thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Máy tính, máy chiếu để chiếu lên bảng nội dung bài học, bài Tập đọc. - VBT Tiếng Việt 1, tập một. Có thể sử dụng các thẻ chữ để HS làm BT đọc hiểu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Tiết 1 A. KIỂM TRA BÀI CŨ - Kiểm tra HS đọc bài Lướt ván (bài 76, trang 137). - Nhận xét: Mời HS trong lớp nhận xét; GV nhận xét nhanh. B. DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài (Khởi động): vần ang, vần ac. - GV: Hôm nay, các em sẽ được học 2 vần mới. Ai đọc được 2 vần mới này? + GV chỉ từng chữ a và ng, 1 HS đọc: a - ng - ang (Sử dụng đồ dùng dạy học tách a ra xa ng, rồi nhập lại = ang). + GV chỉ từng chữ a và c. 1 HS đọc: a - c - ac. (Sử dụng đồ dùng dạy học tách a ra xa c, rồi nhập lại = ac). + Cả lớp nói: ang, ac - GV: Ai phân tích, đánh vần được 2 vần mới này? + HS1: Vần ang có âm a đứng trước, âm ng (ngờ) đứng sau. a - ngờ - ang. + HS2: Vần ac có âm a đứng trước, âm c (cờ) đứng sau a - cờ - ac. - GV chỉ mô hình từng vần, HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn: ang . a ng : a - ngờ - ang / ang ac . a c : a - cờ - ac / ac 2. Khám phá (BT 1: Làm quen) 2.1. Dạy tiếng thang - Giới thiệu từ khóa: GV chỉ hình cái thang, hỏi: Đây là cái gì? HS: cái thang. - 1 HS phân tích tiếng thang: tiếng thang có âm th (thờ) đứng trước, vần ang đứng sau Đánh vần, đọc trơn tiếng thang: thờ - ang - thang / thang. - GV chỉ mô hình tiếng thang, HS (cá nhân tổ cả lớp) đánh vần, đọc trơn: 35
  23. thang . th ang : thờ - ang - thang / thang 2.2. Dạy tiếng vạc - Giới thiệu từ khóa vạc: GV chỉ hình con vạc, hỏi: Đây là con gì? HS: con vạc. - 1 HS phân tích tiếng vạc: tiếng vạc có âm v (vờ) đứng trước, vần ac đứng sau, dấu nặng đặt dưới âm a. Đánh vần, đọc trơn tiếng vạc: vờ - ac - vac - nặng - vạc / vạc. - GV chỉ mô hình tiếng vạc, HS (cá nhân, tổ, lớp) đánh vần và đọc trơn: vạc . v ạc : vờ - ac - vac - nặng - vạc / vạc Lưu ý thứ tự động tác chỉ thước: v - ac - dấu nặng - tiếng vạc. 2.3. Củng cố - GV: Các em vừa học 2 vần mới là vần gì? (HS: Vần ang, vần ac). HS đánh vần: a - ngờ - ang / ang; a - cờ - ac / ac. - GV: Các em vừa học 2 tiếng mới là tiếng gì? (HS: Tiếng thang, tiếng vạc). HS đánh vần: thờ - ang - thang / thang; vờ - ac – vac – nặng – vạc / vạc. 3. Luyện tập 3.1. Mở rộng vốn từ (BT2) - GV chiếu nội dung BT2 lên màn hình; nêu YC: Tìm tiếng có vần ang, tiếng có vần ac trong các từ ngữ đã cho. - GV chỉ từng từ ngữ dưới mỗi hình, mời 1 HS đọc. Sau đó, GV chỉ từ ngữ không theo thứ tự, cả lớp đọc nhỏ: bác sĩ, cá vàng, con hạc, dưa gang, bản nhạc, chở hàng. - GV yêu cầu HS mở VBT, nêu YC: gạch 1 gạch dưới tiếng có vần ang, gạch hai gạch dưới tiếng có vần ac. / Mời 1 HS nhắc lại: gạch 1 gạch , gạch 2 gạch - HS làm bài cá nhân trên VBT. - GV chiếu bài của 1 HS (làm bài đúng) lên bảng lớp. HS nói kết quả: Các tiếng vàng, gang, hàng có vần ang. Các tiếng bác, hạc, nhạc có vần ac. Cả lớp nhận xét. 3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) a) GV vừa viết mẫu vừa giới thiệu - Vần ang: chữ a viết trước, chữ ng viết sau. Chú ý: chữ g cao 5 li; cách nối nét giữa chữ a, chữ n và chữ g. Tiếng thang: viết chữ th trước, vần ang sau; chú ý: chữ t cao 3 li; nối nét giữa các chữ. - Vần ac: chữ a viết trước, chữ c viết sau; chú ý cách nối nét giữa chữ a và chữ c. Tiếng vạc: viết chữ v trước, vần ac sau, dấu nặng đặt dưới a; chú ý nối nét giữa các chữ. b) HS viết. Báo cáo kết quả (giơ bảng). GV mời 3 HS lên trước lớp, giơ bảng cho GV và các bạn nhận xét. 36
  24. Hết tiết 1, HS cất bảng, hát 1 bài hát hoặc chơi 1 trò chơi vận động thật vui. Tiết 2 3.3. Tập đọc (BT 3) 3.3.1. Giới thiệu bài - GV (chiếu bài Tập đọc lên màn hình, chỉ tên bài): Ai đọc được tên bài tập đọc chúng ta học hôm nay? (HS: Nàng tiên cá). - GV: Trong tên bài, tiếng nào có vần ang? (HS: Tiếng nàng có vần ang). - GV: Em quan sát được những gì về nàng tiên cá trong tranh minh họa? GV vừa chỉ hình minh hoạ vừa gợi ý: Hình dáng nàng tiên cá như thế nào? (HS: Nửa thân trên của nàng giống 1 cô bé, nửa thân dưới là cá). - GV: Các em có muốn biết thêm về nàng tiên cá không? Chúng ta cùng đọc truyện Nàng tiên cá để hiểu thêm về nàng tiên này. 3.3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc: a) GV đọc mẫu: giọng nhẹ nhàng, tình cảm. b) Luyện đọc từ ngữ: GV chỉ từng từ ngữ được tô màu đỏ đậm trong bài đọc trên màn hình cho HS đọc (1 HS đọc cả lớp đọc); từ nào không đọc được, HS có thể đánh vần. Các từ ngữ cần đọc: nàng tiên cá, nửa thân trên, lướt trên biển, nhẹ nhàng, các, đất liền, ngân nga. GV giải nghĩa ngân nga: âm thanh kéo dài, vang xa. (GV cũng có thể chọn những từ ngữ khác tùy đặc điểm cụ thể của lớp). c) Luyện đọc câu: - GV cùng HS đếm số câu trong bài, đánh số thứ tự các câu: Bài có 8 câu. - GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ: HS1 đọc câu 1, sau đó cả lớp đọc lại. HS2 đọc câu 2, cả lớp đọc lại Làm tương tự với 6 câu còn lại. - GV chỉ từng câu cho HS (cá nhân, nhóm) đọc tiếp nối. d) Thi đọc 2 đoạn (mỗi đoạn 4 câu) theo nhóm, tổ. e) Thi đọc cả bài (nhóm, tổ) Cả lớp đọc đồng thanh. 3.3.3. Tìm hiểu bài đọc - GV giúp HS hiểu YC và cách làm bài tập: Ghép vế câu ở bên trái với vế câu phù hợp ở bên phải để tạo thành câu. - HS đọc thầm từng vế câu, làm bài trong VBT. - 1 HS đọc kết quả. GV giúp HS ghi lại đáp án trên bảng lớp hoặc chiếu lên màn hình. (GV cũng có thể viết 4 vế câu lên 4 thẻ từ cho HS ghép các vế câu). - Cả lớp đọc đồng thanh kết quả: a) Nàng tiên cá - ngân nga hát (2); b) Dân đi biển - nghe hát, quên cả mệt, cả buồn (1). - GV: Bài đọc cho em biết điều gì? HS phát biểu. GV kết luận: Bài đọc kể về nàng 37
  25. tiên cá sống ở biển, thích ca hát. Dân đi biển rất yêu tiếng hát của nàng. 4. Củng cố, dặn dò: GV mời cả lớp đọc lại nội dung 2 trang sách vừa học, từ tên bài đến hết bài Tập đọc (không đọc BT nối ghép). Dặn HS về đọc lại truyện Nàng tiên cá cho người thân nghe. PHẦN THỨ NĂM BÀI THU HOẠCH CỦA HỌC VIÊN 1. Theo thầy, cô, SGK Tiếng Việt 1 (bộ sách Cánh Diều) kế thừa và đổi mới ở những điểm nào so với SGK Tiếng Việt 1 năm 2002? Những điểm kế thừa và đổi mới đó tạo điều kiện thuận lợi như thế nào cho công việc của thầy, cô? 2. Dựa theo hướng dẫn của sách giáo viên và của bộ tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020 - 2021, thầy, cô hãy chọn một bài trong SGK Tiếng Việt 1 (bộ sách Cánh Diều) và soạn giáo án để dạy bài đó. 38