Bài giảng Âm nhạc 6 - Học hát bài: Tiếng chuông và ngọn cờ + Bài đọc thêm: Âm nhạc ở quanh ta

ppt 24 trang minh70 2830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Âm nhạc 6 - Học hát bài: Tiếng chuông và ngọn cờ + Bài đọc thêm: Âm nhạc ở quanh ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_am_nhac_6_hoc_hat_bai_tieng_chuong_va_ngon_co_bai.ppt

Nội dung text: Bài giảng Âm nhạc 6 - Học hát bài: Tiếng chuông và ngọn cờ + Bài đọc thêm: Âm nhạc ở quanh ta

  1. Chủ đề 1: Tiết 2 - Học hát bài: Tiếng chuông và ngọn cờ - Bài đọc thêm: Âm nhạc ở quanh ta
  2. 1.Học hát bài: Tiếng chuông và ngọn cờ Nhạc và lời: PHẠM TUYÊN
  3. Giới thiệu tác giả: - Nhạc sĩ Phạm Tuyên là một nhạc sĩ có rất nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam, đặc biệt là âm nhạc thiếu nhi. - Ông sinh năm 1930, quê ở huyện Lương Ngọc, Bình Giang, Hải Dương. Hiện nay đang cư trú tại Hà Nội. - Ông nguyên là trưởng ban âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam và trưởng ban Văn nghệ Đài truyền hình Việt Nam, ủy viên thường vụ Hội nhạc sĩ Việt Nam.
  4. - Nhạc sĩ Phạm Tuyên là tác giả của rất nhiều ca khúc được phổ biến trong quần chúng và đối với thiếu nhi, đặc biệt là bài Như có Bác trong ngày đại thắng, Chiếc đèn ông sao, Tiến lên đoàn viên, Cánh én tuổi thơ, Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội - Âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Tuyên trong sáng, giản dị, đằm thắm, dễ hát dễ thuộc - Ông đã viết hàng trăm ca khúc cho thanh thiếu niên, nhiều ca khúc của ông có sức sống lâu bền, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
  5. Giới thiệu bài hát : - Năm 1985, hưởng ứng phong trào thiếu nhi quốc tế Ngọn cờ hòa bình, ông đã sáng tác bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ. Bài hát nói lên khát vọng của tuổi thơ mong muốn cuộc sống hòa bình, hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc trên toàn thế giới.
  6. Tuần 2 – Tiết 2 Học hát bài: Tiếng chuông và ngọn cờ Nhạc và lời : PHẠM TUYÊN Mời các em nghe hát mẫu
  7. Học hát bài: Tiếng chuông và ngọn cờ Nhạc và lời : PHẠM TUYÊN Mời các em đọc lời ca
  8. Trái đất thân yêu lòng chúng em xiết bao tự hào. Một quả cầu đẹp tươi lung linh giữa trời sao. Trái đất chính là nhà bao gắn bó thiết tha. Và bạn nhỏ gần xa đấy chính gia đình của ta. Boong bính boong! Hồi chuông ngân vang khắp nơi. Trong khúc ca đầy tình yêu thương sáng ngời. Boong bính boong! Cờ bay giữa tiếng chuông ngân. Hãy phất cao lên lá cờ hòa bình. Thế giới quanh em bừng sáng lên mỗi sớm bình minh. Bàn tay em điểm tô cho trái đất đẹp xinh. Thế giới muốn hòa bình và chán ghét chiến tranh. Cùng hòa chung tiếng hát chúng em có chung niềm tin. Boong bính boong! Hồi chuông ngân vang khắp nơi. Trong khúc ca đầy tình yêu thương sáng ngời. Boong bính boong! Cờ bay giữa tiếng chuông ngân. Hãy phất cao lên lá cờ của ta.
  9. Phân tích bài hát: 1/ Bài hát có mấy đoạn? 2 đoạn 2/ Đoạn 1 từ đâu đến đâu?Trái đất của ta. Thế giới niềm tin 3/ Đoạn 1 có mấy câu? 4 câu 4/ Đoạn 2 từ đâu đến đâu? Boong hòa bình. Boong của ta. 5/ Đoạn 2 có mấy câu? 4 câu
  10. Giải nghĩa từ: Tự hào: Kiêu hãnh Lung linh: Sao sáng (ánh nến) lung linh Chiến tranh: Sự xung đột vũ trang Niềm tin: Sự tin tưởng
  11. Mời các em luyện thanh Lµ la l¸ la lµ
  12. Mời các em luyện thanh
  13. Tuần 2 – Tiết 2 Học hát bài: Tiếng chuông và ngọn cờ Nhạc và lời : PHẠM TUYÊN Mời các em học hát
  14. 2. Bài đọc thêm : Âm nhạc ở quanh ta
  15. - Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh. Từ những âm thanh của cuộc sống loài người đã sáng tạo ra loại hình nghệ thuật này. Âm thanh phát ra từ cuộc sống quanh chúng ta. - Hàng ngày từ lúc tinh mơ cho tới lúc đi ngủ, các em được nghe thấy bao nhiêu điều thú vị: tiếng gà gáy sáng, tiếng chim hót, tiếng cười nói của mọi người, tiếng sáo diều vi vu, tiếng nước chảy róc rách Có những tiếng nghe không rõ cao thấp gọi là tiếng động. Những tiếng nghe rõ trầm bổng, dài ngắn gọi là âm thanh. - Có thể nói từ âm thanh phong phú của cuộc sống, loài người đã sáng tạo ra và ngày càng hoàn thiện nghệ thuật Âm nhạc. Nó là “ngôn ngữ” chung cho mọi người nhưng lại mang đặc điểm riêng của từng dân tộc. - Thế giới âm thanh chứa đựng trong kho tàng Âm nhạc của loài người và của cả dân tộc ta thật phong phú và kì diệu.
  16. Củng cố: - Cả lớp hát bài hát “ Tiếng chuông và ngọn cờ”.
  17. Trái đất thân yêu lòng chúng em xiết bao tự hào. Một quả cầu đẹp tươi lung linh giữa trời sao. Trái đất chính là nhà bao gắn bó thiết tha. Và bạn nhỏ gần xa đấy chính gia đình của ta. Boong bính boong! Hồi chuông ngân vang khắp nơi. Trong khúc ca đầy tình yêu thương sáng ngời. Boong bính boong! Cờ bay giữa tiếng chuông ngân. Hãy phất cao lên lá cờ hòa bình. Thế giới quanh em bừng sáng lên mỗi sớm bình minh. Bàn tay em điểm tô cho trái đất đẹp xinh. Thế giới muốn hòa bình và chán ghét chiến tranh. Cùng hòa chung tiếng hát chúng em có chung niềm tin. Boong bính boong! Hồi chuông ngân vang khắp nơi. Trong khúc ca đầy tình yêu thương sáng ngời. Boong bính boong! Cờ bay giữa tiếng chuông ngân. Hãy phất cao lên lá cờ của ta.
  18. Dặn dò: - Học thuộc bài hát: “ Tiếng chuông và ngọn cờ”. - Xem trước: Tiết 3 SGK tr 10 và 11.