Chuyên đề Dạy học âm nhạc theo hướng phát triển năng lực học sinh bằng công cụ âm nhạc của Kodály

ppt 38 trang minh70 3370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Dạy học âm nhạc theo hướng phát triển năng lực học sinh bằng công cụ âm nhạc của Kodály", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptchuyen_de_day_hoc_am_nhac_theo_huong_phat_trien_nang_luc_hoc.ppt

Nội dung text: Chuyên đề Dạy học âm nhạc theo hướng phát triển năng lực học sinh bằng công cụ âm nhạc của Kodály

  1. CỤM 2 TRƯỜNG THCS VÕ VĂN VÂN THỰC HIỆN: GV ÂM NHẠC CỤM 2
  2. CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC ÂM NHẠC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH BẰNG CÔNG CỤ ÂM NHẠC CỦA KODÁLY
  3. CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC ÂM NHẠC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH BẰNG CÔNG CỤ ÂM NHẠC CỦA KODÁLY I.VỀ DẠY HỌC THEO ĐINH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH: Giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh được bàn đến từ những năm 90 của thế kỷ XX, và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế, nhầm phát triển năng lực người học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách, năng lực vận dụng tri lực, giải quyết những tình huống trong thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. 1.1. Đổi mới phương pháp dạy học chú trọng phát triển năng lực học sinh - Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ, mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiển. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn, cần bổ sung các chủ đề học tập, nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
  4. - Phương pháp dạy học theo chủ đề với định hướng phát triển năng lực gồm: Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của thông tin, ) trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Chọn lựa linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học. Việc sử dụng các phương pháp dạy học gắn với các hình thức tổ chức dạy học. tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp: học cá nhân, học nhóm, học trong lớp, học ngoài lớp Sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy môn học. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học. - Đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học, phát triển kĩ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh.
  5. Việc đổi mới phương pháp dạy học thể hiện qua bốn đặc trưng sau: tổ chức liên kết các hoạt động học tập, giúp học sinh khám phá những điều chưa biết, không thụ đông tiếp thu tri thức sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức, chỉ đạo các hoạt động học tập. Rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, đọc sách giáo khoa, các tài liệu học tập, biết cách suy luận để tìm tòi, phát hiện kiến thức mới, đồng thời biết các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa để phát triển tìm năng sáng tạo. Học sinh vừa cố gắn vừa tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình học tập. Bên cạnh đó việc sử dụng các công cụ âm nhạc cũng là một cách phát triển năng lực học sinh một cách có hiệu quả nhằm gây hứng thú cho các em trong các buổi học, tiết học.
  6. 1.2. Dạy học môn âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực học sinh: Bên cạnh các năng lực chung, giáo dục Âm nhạc ở trường phổ thông giúp học sinh phát triển các năng lực sau: •Thực hành âm nhạc: học sinh tự ca hát, đọc nhạc, chơi nhạc cụ, nhảy múa •Hiểu biết âm nhạc: tìm hiểu, nhận thức về lí thuyết âm nhạc và thưởng thức âm nhạc ( các loại nhạc cụ, câu chuyện âm nhạc, hình thức và thể loại, tác giả, tác phẩm, các vấn đề của đời sống âm nhạc). •cảm thụ âm nhạc: học sinh biết tiếp nhận và rung động trước vẻ đẹp, phương tiện khác nhau; biết bình luận, giải thích hoặc nêu cảm nhận về tác phẩm •Trình diễn âm nhạc: học sinh thể hiện khả năng ca hát, chơi nhạc cụ, nhảy múa trình bày, biểu diễn bài hát trước mọi người, kết hợp vỗ tay, gõ đệm, đánh nhịp trò chơi •Sáng tạo âm nhạc: học sinh thể hiện sự độc đáo và sáng tạo của mình thông qua các hoạt động âm nhạc; viết lời mới cho các bài tập đọc nhạc, bài dân ca hoặc bài hát nước ngoài: diễn đạt nội dung bài hát bằng đoạn văn, bài thơ, vẽ tranh minh họa: sáng tạo, tổ chức trò chơi
  7. Để giúp học sinh phát triển khả năng lực chuyên biệt về âm nhạc, giáo viên cần phải kết hợp phương pháp dạy học truyền thống và một số phương pháp, kỹ thuật dạy học khác: Dạy học theo dự án, theo góc, theo chủ đề, theo mô hình trường học mới (VNEN) Các phương pháp này chú trọng bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh qua các yếu tố: học sinh được suy nghĩ, hoạt động, trải nghiệm và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Vấn đề đặt ra là cần lựa chọn chủ đề nào cho phù hợp với nội dung, chương trình sách giáo khoa, phù hợp với chuẩn kiến thức kỹ năng, thời gian thực hiện ( trong bao nhiêu tiết học), lựa chọn phương pháp dạy học nào để phát triển các năng lực chuyên biệt ấy.
  8. II. PHƯƠNG PHÁP KODÁLY: Phương pháp dạy học âm nhạc Kodály được phát triển bới Zoltán Kodály (1882 – 1976), một nhà soạn nhạc, nhà dân tộc học, và sư phạm âm nhạc người Hungary. Kodály mong muốn qua giáo dục âm nhạc để củng cố âm nhạc truyền thống và nâng cao khả năng đọc, viết âm nhạc cho người học và làm công tác âm nhạc. a. Định hướng triết học: Kodály tin tưởng rằng, hoạt động âm nhạc là khả năng tự nhiên vốn có của mọi người. Âm nhạc từ ngôn ngữ bản địa, vùng miền thông qua các hình thức như: lời ru, ca dao dân ca, trò chơi âm nhạc cần được ưu tiên sử dụng trong giáo dục âm nhạc cho trẻ em. Giáo dục âm nhạc cần được bắt đầu với trẻ càng sớm càng tốt để phát triển khả năng âm nhạc vốn tiềm tàng một cách tự nhiên trong mỗi đứa trẻ và cần được khơi gợi để phát huy khả năng đó (Choksy, 1999chủ đề: tình bạn(tiết 27 sách giáo khoa 6)
  9. b. Nguyên lí sư phạm âm nhạc: Quy trình dạy học âm nhạc cho trẻ theo phương pháp Kodály được tiến hành dựa trên ba bước cơ bản: chuẩn bị, giới thiệu và luyện tập. - - - Bước 1 Chuẩn bị (Preparation): các em sẽ trải nghiệm và cảm nhận cái khái niệm, thành tố âm nhạc mới thông qua việc ca hát, nghe nhạc, vận động âm nhạc, trò chơi âm nhạc, sử dụng nhạc cụ Giúp các em sẵn sàng khám phá và học tập các đặc trưng của các thành tố âm nhạc mới. - Bước 2 Giới thiệu (Presentation): GV sẽ cung cấp thông tin, giới thiệu và giải thích các khái niệm, thành tố âm nhạc mới. Có thể dùng các công cụ dạy học ở trong giai đoạn này. - - Bước 3 Luyện tập (Practice): HS sẽ được GV hướng dẫn và trải nghiệm những vấn đề đã được giới thiệu, luyện tập các mẫu bài tập. Sau khi đã quen với những khái niệm và mẫu bài tập, các em sẽ bắt đầu học cách biến tấu - ứng tác (Improvisation) trên những nội dung mà các em đã được học và luyện tập. Từ đó, giúp trẻ hình thành tư duy sáng tạo âm nhạc.
  10. c. Các công cụ giáo dục âm nhạc của phương pháp Kodály Phương pháp Kodály vận dụng bốn công cụ dạy học chính, gồm: - Đọc nhạc bằng Do di động (Movable Do). Việc Đọc nhạc bằng Do di dộng có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp HS nhận biết được “cảm giác” tương quan cao độ giữa các nốt, hình thành nên sự “ghi nhớ” về quãng, giúp HS tiếp cận việc đọc nhạc một các dễ dàng khi được kết hợp cùng kí hiệu bàn tay. Đọc nhạc trong phương pháp Kodály, các thang âm điệu thức trưởng – thứ đều được quy về thành hai giọng điệu C-Dur (Do trưởng) và a-moll (La thứ). Việc này mang lại rất nhiều thuận lợi trong việc đọc nhạc cũng như tiếp cận nhận biết các nốt nhạc, và tạo kĩ năng “phản xạ” tốt khi dịch chuyển các nốt nhạc quy về một giọng chủ âm nhất định. Ví dụ: ở giọng E-dur, E được gọi là Do.
  11. - Đọc nhạc bằng kí hiệu bàn tay (Hand Signs). Dùng kí hiệu từ bàn tay để giúp HS phân biệt và nhận biết nốt nhạc. Đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay (Hand Sign) là dùng bàn tay tạo ra những kí hiệu thay thế cho nốt nhạc trên khuông nhạc. Hệ thống này do John Curwen – mục sư nhạc sĩ người Anh sáng tạo từ thế kỷ XIX. Mỗi nốt nhạc được kí hiệu bằng dấu tay giúp trẻ dễ dàng nhớ các quan hệ cao thấp giữa các nốt cũng như quan hệ quãng giữa các âm cơ bản khi xướng âm hoặc tư duy âm nhạc, bên cạnh đó tăng cường thêm một hệ thống tư duy biểu tượng kết hợp với tư duy âm thanh, nhờ đó trẻ sẽ đọc cao độ chính xác hơn.
  12. Đọc nhạc bằng kí hiệu bàn tay mang lại một cái nhìn trực quan cho HS, gián tiếp học nốt nhạc thông qua các kí hiệu của bàn tay. Đây là cách tiếp cận tốt trong việc dạy nốt nhạc cho HS khi mới bắt đầu làm quen với âm nhạc. Thực tế dạy học cho thấy rằng, việc HS học nốt nhạc trên khuông nhạc thật sự là một khó khăn khi bước đầu đã phải nhớ các dòng kẻ và nhận biết tên gọi của các nốt trên khuông nhạc. Từ đó, gây ra một sự nhàm chán trong việc học nhạc đối với HS khi bước đầu đã có những trở ngại. Thông qua đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay, góp phần giải quyết những vấn đề trên, khi trẻ có thể bắt chước các động tác mà GV hướng dẫn, từ đó hình thành những trải nghiệm mới về đọc nhạc. Đồng thời, đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay cũng có thể thiết kế dưới dạng những trò chơi để hoạt động dạy học được hiệu quả hơn
  13. - Đọc chữ tiết tấu và hình tiết tấu. Hệ thống này được tạo ra bởi nhạc sĩ người Pháp Emile–Joseph Chevés ở thế kỷ XIX. Mỗi giá trị tiết tấu trong nhóm trường độ cơ bản được kí hiệu bằng các âm tiết đặc biệt (Choksy, 1999).
  14. III. Những đề xuất: Giáo viên âm nhạc cần được tạo điều kiện để chủ động hơn trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh: cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, các loại trang thiết bị .v.v Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác: - Trong phương pháp học tập hợp tác vẫn có giao tiếp thấy- trò nhưng nổi lên mối quan hệ trò- trò.Thông qua sự hợp tác tìm tòi nghiên cứu, thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, được điều chỉnh khẳng định hay bác bỏ. Qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới, bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và cả lớp. - Trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ điều được hình thành bằng những hoạt động thuần túy cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy- trò, trò- trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường đi tới những tri thức mới. - Việc học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp nhưng được sử dụng phổ biến nhất trong dạy học là hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ 4 đến 6 người.
  15. - Kết quả làm việc của từng nhóm được trình bày thảo luận trước lớp sẽ tạo một không khí thi đua giữa các nhóm, đóng góp tích cực vào kết quả chung của bài học. IV. KẾT LUẬN: Đổi mới giáo dục phổ thông ở nước ta là điều hết sức cần thiết trong thời điểm này. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, đặc biệt là cách mạng 4.0 trong tương lai sắp đến, đòi hỏi giáo dục cần phải có một cuộc “cách mạng” thực sự trong việc đổi mới giáo dục, tạo nguồn nhân lực để đón đầu và hội nhập thế giới. Việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và đổi mới giáo dục âm nhạc nói riêng hiện nay tuy còn nhiều điểm cần phải chỉnh sửa và thống nhất trước khi chương trình giáo dục phổ thông chính thức ban hành. Nhưng xét về mặt tích cực, chương trình đã thực sự đổi mới, đặc biệt là môn âm nhạc
  16. Thông qua chương trình giáo dục âm nhạc lần này, có thể thấy tầm quan trọng của việc giáo dục âm nhạc trong trường phổ thông, nâng tầm ngang hàng với các bộ môn khác và tiếp cận với các nền giáo dục âm nhạc tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, việc đổi mới sẽ có những cơ hội, thách thức không nhỏ cho hoạt động dạy học của GV, đòi hỏi GV phải biết đổi mới tư duy tiếp cận âm nhạc và học hỏi các phương pháp giáo dục âm nhạc tiên tiến mà chương trình đã đề ra. Qua chuyên đề này, cung cấp cơ sở lí luận và thực hành, hy vọng sẽ phần nào gợi mở cho GV hướng tiếp cận một trong những phương pháp mới giúp hoạt động dạy học âm nhạc đạt hiệu quả cao.
  17. Gồm các nội dung sau : 1.1. ÔnÔn tậptập bàibài hát:hát: “Vui“Vui bướcbước trêntrên đườngđường xa”xa”  2.2. NhạcNhạc lí:lí: NhịpNhịp vàvà phách-phách- NhịpNhịp 2/42/4  3.3. TậpTập đọcđọc nhạc:nhạc: TĐNTĐN sốsố 22
  18. 1. Ôn tập bài hát “ Vui bước trên đường xa”
  19. Vui bước trên đường xa - Bài hát “ Vui bước trên đường xa là bài hát do nhạc sĩ Hoàng Lân viết lời mới dựa trên nền nhạc bài dân ca Nam bộ “ Lí con sáo” Gò Công. - Nội dung bài hát: Tinh thần không ngại khó của lứa tuổi học sinh, luôn cố gắng vươn lên trong học tập.
  20. Nhạc lí: Nhịp và phách- Nhịp 2/4
  21. * Luyện đọc gam Đô trưởng Đô Rê Mi Pha Son La Si Đô * Âm hình tiết tấu: 22 44
  22. Câu 1+2
  23. Câu 3+4
  24. NGHE TÊN BÀI HÁT MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU LÝ KÉO CHÀI MÙA XUÂN TÌNH BẠN TIA NẮNG HẠT MƯA
  25. NGHE TÊN BÀI HÁT MÙA HẠ VÀ NHỮNG CHÙM HOA NẮNG LÁ THUYỀN ƯỚC MƠ ĐI CẤY VĨNH LỘC B QUÊ EM
  26. 1. Chép lời bài hát và bài TĐN vào tập. 2. Học thuộc lời bài hát và bài TĐN 3. Tìm hiểu và sưu tầm những bài hát được viết ở nhịp 2/4 4. Soạn bài mới tiết 7
  27. y CHAØO TAÏM BIEÄT !!!!!!!