Bài giảng Âm nhạc 7 - Tiết 13: Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Âm nhạc 7 - Tiết 13: Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_am_nhac_7_tiet_13_on_tap_bai_hat_khuc_hat_chim_son.ppt
Nội dung text: Bài giảng Âm nhạc 7 - Tiết 13: Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca
- TIẾT 13: ÔN TẬP BÀI HÁT: KHÚC HÁT CHIM SƠN CA NHẠC LÝ: CUNG VÀ NỬA CUNG DẤU HÓA
- I.Ôn tập bài hát: KHÚC HÁT CHIM SƠN CA NHẠC VÀ LỜI: ĐỖ HÒA AN
- Hát lĩnh xướng và hòa giọng Lĩnh xướng: Nam: Tiếng sơn ca ngân nga đâu đây. Giữa không gian bao la thơ ngây. Ngỡ trên cao tiếng sáo diều vi vu vi vu. Nữ: Gọi ánh trăng lên vui đêm trung thu gọi nắng ban mai xua tan sương mù. Tiếng sơn ca dâng cho đời khúc hát mê say. Hòa giọng: Ơi sơn ca hỡi sơn ca . Em cũng gọi được như sơn ca, gọi ánh trăng vàng gọi nắng xuân sang bằng tiếng hát mê say tuổi thơ. Ta ca lên hãy ca lên hỡi các bạn tuổi thơ sơn ca để cánh chim câu rợp khắp thế gian bằng tiếng hát mê say của em.
- II. Nhạc lý Cung và nửa cung Dấu hóa
- 1. Cung và nửa cung - Cung và nửa cung là đơn vị dùng để chỉ khoảng cách về cao độ giữa 2 âm thanh liền bậc. 1 cung = 2 nửa cung Kí hiệu: - 1 cung kí hiệu là : - 1/2cung kí hiệu là :
- Trong 7 bậc âm cơ bản: Đô - Rê - Mi - Fa - Son - La - Si - ( Đô ), có những khoảng cách cung và nửa cung như sau: 1C 1C 1/2C 1C 1C 1C 1/2C
- 2. Dấu hóa a. Dấu hóa là kí hiệu dùng để thay đổi độ cao của nốt nhạc. *Các loại dấu hóa: Có 3 loại dấu hóa. - Dấu thăng ( # ): Nâng cao độ nốt nhạc lên nửa cung. - Dấu giáng ( ): Hạ thấp cao độ nốt nhạc xuống nửa cung. - Dấu bình ( ) : Hủy bỏ hiệu lực của dấu # hoặc dấu b.
- b/ Dấu hóa suốt: + Đặt ở đầu khuông nhạc (sau khóa nhạc) gọi là hóa biểu. + Các dấu trong hóa biểu được ghi cùng một loại, nó có hiệu lực với tất cả các nốt cùng tên trong bản nhạc. Trên hóa biểu có thể có từ 1 đến 7 dấu hóa.
- b. Dấu hóa bất thường: Đặt ở trước nốt nhạc và chỉ có ảnh hưởng tới nốt nhạc cùng tên, đứng sau nó trong phạm vi một ô nhịp.
- DẶN DÒ: Xem trước bài tiết 14