Bài giảng Công nghệ 7 - Tiết 26: Chủ đề Trồng và chăm sóc cây rừng

ppt 32 trang minh70 2860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công nghệ 7 - Tiết 26: Chủ đề Trồng và chăm sóc cây rừng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_cong_nghe_7_tiet_26_chu_de_trong_va_cham_soc_cay_r.ppt

Nội dung text: Bài giảng Công nghệ 7 - Tiết 26: Chủ đề Trồng và chăm sóc cây rừng

  1. CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI TIẾT HỌC NGÀY HÔM NAY GV Nguyễn Thị Tuyết Hồng Tổ khoa học tự nhiên – Môn Công nghệ Trường THCS Yên Sở
  2. • Mùa vụ trồng rừng giữ vai trò rất quan trọng trong sản xuất lâm nghiệp, tác động trực tiếp đến năng suất và chất lượng rừng trồng. • Trồng rừng đúng mùa vụ sẽ hạn chế được những tác động bất lợi của thời tiết, thiên tai và sâu bệnh hại đối với cây trồng, tăng tỷ lệ thành rừng; đồng thời, tiết kiệm được vật tư, nhân lực để nâng cao hiệu quả sản xuất.
  3. Tiết 26: Chủ đề Trồng và chăm sóc cây rừng TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RỪNG
  4. I.THỜI VỤ TRỒNG RỪNG
  5. ? Cơ sở quan trọng để xác định thời vụ trồng rừng là gì?  Cơ sở để xác định thời vụ: khí hậu và thời tiết
  6. ?Ở các tỉnh phía Bắc trồng rừng vào mùa hè và mùa đông có được không? Tại sao?  Không được. Bởi vì: - Mùa hè quá nóng, cây mất nhiều nước, trong khi đó cây mới trồng, rễ lại chưa hút được nhiều nước, đất trồng rừng lại khô cằn. Do đó cây dễ bị héo hoặc sinh trưởng còi cọc. - Mùa đông quá lạnh, sương muối cây cũng mất nhiều nước và chết.
  7. ? Em hãy cho biết mùa trồng rừng ở các tỉnh miền bắc, miền trung, miền nam ở nước ta?
  8. I.THỜI VỤ TRỒNG RỪNG - Miền bắc: mùa xuân, mùa thu. - Miền trung, miền nam: mùa mưa. Câu thơ: “Mùa Xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
  9. II.LÀM ĐẤT TRỒNG RỪNG 1. Kích thước hố Kích thước hố (cm) Chiều Chiều Chiều Loại dài rộng sâu miệng miệng hố hố 1 30 30 30 2 40 40 40
  10. 2. Kĩ thuật đào hố: Theo trình tự các bước sau: Bước 1: Vạc cỏ và đào hố, lớp đất màu để riêng bên miệng hố Bước 2: Lấp lớp đất màu (đã trộn với phân bón theo tỉ lệ thích hợp) vào hố Bước 3: Cuốc thêm đất, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ rồi lấp đầy hố.
  11. Tại sao khi đào hố phải làm cỏ và phát quang miệng hố?  Vì cây cỏ hoang mọc nhiều sẽ chèn ép và cạnh tranh ánh sáng, chất dinh dưỡng với cây con còn yếu. Cây sẽ sinh trưởng còi cọc, tỉ lệ cây sống không cao. Tại sao khi lấp hố lại cho lớp đất màu mỡ đã trộn phân bón xuống trước?  Vì đất trồng rừng phần lớn ở đồi núi, bị rửa trôi mạnh, khô cằn, thiếu dinh dưỡng. Do đó cho lớp đất đã trộn phân bón xuống trước để không bị rửa trôi và có đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển mạnh trong thời gian mới trồng.
  12. 2. Kĩ thuật đào hố: Theo trình tự các bước sau: Bước 1: Vạc cỏ và đào hố, lớp đất màu để riêng bên miệng hố Bước 2: Lấp lớp đất màu (đã trộn với phân bón theo tỉ lệ thích hợp) vào hố Bước 3: Cuốc thêm đất, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ rồi lấp đầy hố.
  13. III. TRỒNG RỪNG BẰNG CÂY CON Có 2 cách: 1. Trồng cây con có bầu 2. Trồng cây con rễ trần
  14. 1. Trồng cây con có bầu Quy trình trồng cây con có bầu a. Tạo lỗ trong hố đất b. Rạch bỏ vỏ bầu c. Đặt bầu vào lỗ trong hố (cao hơn bầu đất) d. Lấp và nén đất lần 1 e. Lấp và nén đất lần 2 g. Vun gốc
  15. Tại sao phải rạch bỏ vỏ bầu?  Để rễ cây phát triển thuận lợi hơn. Tại sao phải nén đất 2 lần? Lấp đất 2 lần để đảm bảo gốc cây được chặt, không bị đổ Tại sao khi vun gốc đất ở mặt hố lại cao hơn miệng hố? • Để khi tưới nước hay mưa xuống đất lún xuống bằng miệng hố cây không bị ngập úng.
  16. ? Tại sao trồng rừng bằng cây con có bầu được áp dụng phổ biến ở nước ta
  17. 2. Trồng cây con bằng rễ trần Được áp dụng với loại cây phục hồi nhanh, bộ rễ khỏe, nơi đất tốt và ẩm.
  18. 2. Trồng cây con bằng rễ trần Quan sát hình vẽ, sắp xếp thứ tự các bước cho đúng với quy trình trồng cây rễ trần.
  19. QUY TRÌNH TRỒNG CÂY CON RỄ TRẦN A. Tạo lỗ trong hố đất C. Đặt cây vào lỗ trong hố E. Lấp đất kín gốc cây D. Nén đất B. Vun gốc
  20. Thảo luận So sánh quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu và cây con rễ trần? - Đều thực hiện theo quy trình sau: B1: Tạo lỗ trong đất B2: Đặt cây vào hố đất B3: Lấp đất kín gốc cây B4: Nén chặt B5: Vun kín gốc cây - Trồng cây có bầu thì phải rạch bỏ vỏ bầu.
  21. IV, Thời gian và số lần chăm sóc 1, Thời gian: - Sau khi trồng từ 1-3 tháng phải tiến hành chăm sóc cây ngay, liên tục đến 4 năm. ? Tại sao sau khi trồng từ 1- 3 tháng phải tiến hành chăm sóc ngay.
  22. 2. Số lần chăm sóc - Năm thứ nhất và năm thứ 2: 2-3 lần/năm - Năm thứ 3 và năm thứ 4: 1-2 lần/năm ? Tại sao số lần chăm sóc giảm dần
  23. V. Những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng Hãy kể tên các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng ứng với từng hình trên?
  24. Tỉa ( dặm) cây Làm cỏ Bón phân Xới đất, vun gốc Phát quang
  25. Em hãy trình bày mục đích của từng công việc chăm sóc rừng ? Tên công việc Mục đích 1. Làm hàng rào bảo vệ 2. Phát quang 3. Làm cỏ 4. Xới đất vun gốc 5. Bón phân. 6. Tỉa dặm cây
  26. Tên công việc Mục đích 1. Làm hàng rào Dùng cây dại hoặc nguyên liệu làm hàng rào kín, dày, cao. bảo vệ Để động vật hoang dã, trâu bò không thể phá hoại cây mới trồng. Chặt bỏ dây leo, cây dại, chèn ép ánh sáng, dinh dưỡng với cây 2. Phát quang mới trồng. Tạo điều kiện cho cây con sinh trưởng tốt. Trừ bỏ rễ, thân của cỏ dại cạnh tranh nước, ánh sáng, dinh 3. Làm cỏ dưỡng với cây mới trồng. Xới đất, vun gốc để tạo đất tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm cho đất. 4. Xới đất vun gốc Tạo điều kiện cho cây con sinh trưởng tốt và giữ cho cây không bị nghiêng đổ. Bón phân để tăng thêm chất dinh dưỡng trong đất. 5. Bón phân Giúp cây sinh trưởng mạnh trong giai đoạn đầu, vượt được sự lấn át của cỏ dại và tăng sức đề kháng của cây. Chỉ để 1 cây/hố. Trồng bổ sung hố có cây chết. 6. Tỉa ,dặm cây Đảm bảo mật độ cây.
  27. Củng cố • Bài 1: Sắp xếp các bước sau theo đúng thứ tự quy trình trồng cây con có bầu: 1. Lấp và nén đất lần 1 2. Vun gốc 3. Đặt bầu vào lỗ trong hố 4. Lấp và nén đất lần 2 5. Tạo lỗ trong hố 6. Rạch bỏ vỏ bầu
  28. Bài 2: Quy trình làm đất trồng rừng là: Bước 1: Vạc cỏ Bước 2: Đào hố Bước 3: Lấy đất màu trộn với phân bón Bước 4: Đổ đất đã trộn vào hố Bước 5: Cuốc thêm đất, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ rồi lấp đầy hố
  29. • Bài 3: Nối các cụm từ ở cột A với cột B sao cho phù hợp với quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần A B 1. Bước 1 a.Nén đất 2. Bước 2 b. Lấp đất kín gốc cây 3. Bước 3 c. Vun gốc 4. Bước 4 d. Tạo lỗ trong hố đất 5. Bước 5 e. Rạch bỏ vỏ bầu f. Đặt cây vào lỗ trong hố
  30. Dặn dò: • Ôn tập lại kiến • Đọc và nghiên cứu thức vừa học. trước nội dung bài 28,29.