Bài giảng Công nghệ 9 - Bài 1: Giới thiệu nghề nấu ăn

pptx 63 trang minh70 2260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công nghệ 9 - Bài 1: Giới thiệu nghề nấu ăn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_cong_nghe_9_bai_1_gioi_thieu_nghe_nau_an.pptx

Nội dung text: Bài giảng Công nghệ 9 - Bài 1: Giới thiệu nghề nấu ăn

  1. CÔNG NGHỆ 9 BÀI 1 GIỚI THIỆU NGHỀ NẤU ĂN
  2. Mục tiêu bài học 1. Hiểu được tầm quan trọng của việc ăn uống với sức khoẻ và vai trò, vị trí của nghề nấu ăn trong đời sống con người. 2. Biết được những yêu cầu, những đặc điểm cơ bản và triển vọng của nghề nấu ăn.
  3. I. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA NGHỀ NẤU ĂN • Là nghề đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người • Là nghề thiết thực nhất trong việc tạo ra các món ăn phục vụ nhu cầu ăn uống
  4. - Con người muốn khoẻ mạnh phải hội tụ nhiều yếu tố, trong đó vai trò ăn uống quan trọng nhất. - Cơ thể con người luôn đòi hỏi phải có đủ chất dinh dưỡng đẻ được phát triển tốt, bảo vệ cơ thể chống bệnh tật, tăng cường sinh lực, tăng cường sức lao động.
  5. - Nghề nấu ăn là nghề thiết thực phục vụ cho nhu cầu của con người. Chính nghề này đã giúp cho con người có được những món ăn ngon, hợp khẩu vị, đáp ứng nhu cầu ăn uống trong gia đình và ngoài xã hội.
  6. - Nghề nấu ăn thể hiện nét văn hoá ẩm thực đặc thù của dân tộc, vì vậy cần được vận dụng và phát huy.
  7. ĐỐ CÁC EM ĐÂY LÀ LOẠI BÁNH GÌ BÁNH CHƯNG BÁNH TÉT
  8. • Sủi cảo sủi cảo
  9. Kim chi
  10. BÁNH PÍA
  11. => Em có nhận xét gì về tính đa dạng của ăn uống hiện nay ? Cơ sở thực hiện Loại hình ăn uống • - Bếp ăn gia đình • - Cơm thường ngày - Bữa tiệc, bữa cỗ - Bếp ăn tập thể ; - Thức ăn công nghiệp - Thức ăn nhanh - Cửa hàng ăn uống ; - Cơm phần - Cơm hộp - Nhà hàng, quán ăn ; - Ăn tự chọn - Khách sạn - Ăn theo thực đơn
  12. Cơ sở thực hiện Bếp ăn gia đình Bếp ăn tập thể
  13. Cơ sở thực hiện Cửa hàng ăn uống Nhà hàng, Khách sạn
  14. Loại hình ăn uống Cơm thường ngày Bữa tiệc, bữa cỗ
  15. Loại hình ăn uống Thức ăn công nghiệp Thức ăn nhanh
  16. Loại hình ăn uống Cơm phần Cơm hộp
  17. Loại hình ăn uống - Ăn tự chọn (buffet) Ăn theo thực đơn
  18. Em hãy xác định vai trò vị trí của nghề nấu ăn trong xã hội và trong đời sống con người? - Tạo nên món ăn phục vụ nhu cầu ăn uống của con người. - Phục vụ tích cực cho nhu cầu ăn uống, du lịch duy trì và thể hiện nét văn hoá ẩm thực độc đáo của mỗi dân tộc.
  19. II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề
  20. 1. Đặc điểm của nghề • Quan sát các hình 1 + 2 + 3 + 4, em hãy liên hệ thực tế để phát biểu nhận xét về: Đối tượng lao động : . Công cụ lao động : Điều kiện lao động : Sản phẩm lao động :
  21. a) Đối tượng lao động - Người nấu ăn phải sử dụng những nguyên liệu (lương thực, thực phẩm) cần thiết để làm đối tượng lao động của mình. - Bên cạnh những thực phẩm tươi sống còn có những thực phẩm ướp muối, sấy khô(hoặc phơi khô) cùng với những gia vị và những phụ liệu khác kết hợp với những phương pháp chế biến phù hợp để tạo nên thức ăn phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người. - Trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, đối tượng lao động của nghề nấu ăn hết sức đa dạng, phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động phát huy tốt thành quả lao động của mình góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
  22. - Đối tượng lao động: Con người,lương thực, thực phẩm.
  23. QUAN SÁT HÌNH VÀ CHIA CÁC ĐỒ VẬT SAU THÀNH 2 NHÓM: THÔ SƠ – HIỆN ĐẠI
  24. b) Công cụ lao động - Các dụng cụ đơn giản, thô sơ như : bếp than, bếp củi, bếp dầu, các loại nồi niêu, soong chảo, dao, thớt, bát, đĩa,thìa(muỗng) , đũa, thau, rổ - Các thiết bị chuyên dùng hiện đại : bếp điện, bếp ga, lò điện, lò ga, máy say thịt, máy đánh trứng, nồi hấp, nồi hầm - Xã hội càng phát triển, cuộc sống con người càng được nâng cao, công cụ lao động ngày càng được hoàn thiện,giúp cho người lao động được nhẹ nhàng, thoải mái hơn trong công việc, tạo ra năng suất lao động cao hơn.
  25. - Công cụ lao động: Bếp, nồi niêu, song chảo
  26. c) Điều kiện lao động - Do đặc thù của nghề nghiệp, người lao động phải lam việc trong điều kiện không bình thường : phải tiếp cận với hơi nóng của bếp lò; mùi tanh của tôm, cá; mùi đặc trưng của các nguyên liệu thực phẩm khác như các loại thực phẩm khô (tôm khô, cá khô ), gia vị, dầu mỡ, nước chấm Bên cạnh đó, còn có sự ẩm ướt, khói, múi hôi có lẫn dầu mỡ và các gia vị trong khi chế biến. - Ngoài ra, trong suốt quá trình thao tác, người lao động phải đi, đưng, di chuyển trong phạm vi hoạt động, it khi được ngồi nghỉ thoải mái. Trong điều kiện hiện nay, đời sống vật chất đã có phần được nâng cao, những tiện nghi sinh hoạt, làm việc, nấu nướng được cải thiện; nhà bếp được thiết kế khoa hộc, đẹp, khang trang, thông thoáng và tiện nghi, với đầy đủ những phương tiện hiện đại, tuy vậy người lao động cũng không thể thoát khỏi những điều kiện đặc trưng cua nghề nghiệp.
  27. - Điều kiện lao động: Không bình thường, luôn di chuyển trong phạm vi hoạt động, không thoải mái.
  28. d) Sản phẩm lao động - Các món ăn, món bánh phục vụ cho nhu cầu ăn uống thường ngày của gia đình (cơm thương ngày, cơm bình dân, phở, bún, bánh mì, bánh ngot ). - Các món ăn,món bánh phục vụ cho bữa tiệc liên hoan, chiêu đãi, tiếp tân hoặc phục vụ cho khách tham quan, du lich tai các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng ăn uống
  29. • Đặc điểm của sản phẩm lao động là góp phần quan trọng vào việc duy trì sức khoẻ và thể lực, một yếu tố quan trọng trong cuộc sống. • Cần phải chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm để sản phẩm lao động luôn bảo đảm an toàn cho tính mang con người. • Ngoài ra, các sản phẩm lao động của nghề nấu ăn cũng cần phải được quan tâm đến cách trình bày và sử dụng, thể hiện nét thẩm mĩ đặc trưng của văn hoá ẩm thực mỗi dân tộc
  30. - Sản phẩm lao động: Các món ăn, món bánh phục vụ bữa ăn hằng ngày, phục vụ các bữa tiệc
  31. 2. Yêu cầu của nghề • Có đạo đức nghề nghiệp; • Nắm vững kiến thức chuyên môn; • Có kĩ năng thực hành nấu nướng; • Biết tính toán, chọn lựa thực phẩm; • Sử dụng thành thạo và hợp lí những nguyên liệu,dụng cụ cần thiết; • Biết chế biến mon ăn ngon, hợp khẩu vị,đảm bảo vệ sinh và an toan thực phẩm, đảm bảo giá trị dinh dưỡng của món ăn,làm cho món ăn trở nên ngon miệng, đẹp mắt, kích thích tiêu hoá, tạo cơ sở tốt nhất để duy trì và tăng cường sức khoẻ
  32. Không sử dụng thực phẩm ôi thiu
  33. CÓ KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN • Mật ong , sữa , sữa đậu nành ? Ăn cùng tắc tử - phải đành xa nhau! Gan lợn, giá, đậu nực cười? Xào chung, mất sạch bổ tươi ban đầu! Thịt gà, kinh giới kỵ nhau? Ăn cùng một lúc, ngứa đầu phát điên! Thịt dê, ngộ độc do đâu? Chỉ vì dưa hấu, xen vào bữa ăn! Ba ba ăn với dền, sam Bụng đau quằn quại, khó toàn vẹn thân! Động kinh, chứng bệnh rành rành? Là do thịt lợn, rang chung ấu Tầu!
  34. CÁC MÓN ĂN KỴ NHAU • Chuối hột ăn với mật, đường? Bụng phình, dạ trướng, dọc đường phân rơi! Thịt gà, rau cải có câu? Âm dương, khí huyết thoát vào hư vô! Trứng vịt, lẫn tỏi, than ôi? Ăn vào chắc chết, mười mươi rõ ràng! Cải thìa, thịt chó xào vô? Ăn vào, đi tả, hôn mê khôn lường! Sữa bò, cam, quýt, bưởi, chanh? Ăn cùng một lúc, liên thanh sấm rền! Quả lê, thịt ngỗng thường thường? Ăn vào cơ thể đùng đùng sốt cao!
  35. CÁC MÓN ĂN KỴ NHAU • Đường đen pha sữa đậu nành? Đau bụng, tháo dạ, hoành hành suốt đêm! Thịt rắn, kị củ cải xào? Ăn vào, sao thoát lưỡi đao tử thần! Nôn mửa, bụng dạ không yên? Vì do hải sản ăn liền trái cây! Cá chép, cam thảo, nhớ rằng? Ăn chung, trúng độc, không cần hỏi tra! Nước chè, thịt chó no say? Thỉnh thoảng như thế, có ngày ung thư! Chuối tiêu, môn, sọ phiền hà? Ruột đau quằn quại, như là dao đâm!
  36. CÁC MÓN ĂN KỴ NHAU • Khoai lang, hồng, mận ăn vô? Dạ dày viêm loét, tổn hư tá tràng! Ai ơi, khi chưa dọn mâm? Nhắc nhau nấu nướng, sai lầm hiểm nguy! Giàu Vitamin C chớ có tham (1) Nấu cùng ốc, hến, cua, tôm, nghêu, sò! Ăn gì? ăn với cái gì? Là điều cần nhớ, nên ghi vào lòng! Chẳng may ăn phải, vài giờ? Chúng tạo chất độc bảng A chết người! Quý nhau mời tiệc lẽ thường! Thức ăn tương phản, trăm đường hại nhau!
  37. CÓ KỸ NĂNG THỰC HÀNH NẤU NƯỚNG
  38. Biết tính toán, chọn lựa thực phẩm TÔM ƯƠN TÔM TƯƠI
  39. Sử dụng thành thạo và hợp lí những nguyên liệu,dụng cụ cần thiết
  40. III Triển vọng của nghề
  41. • Chế biến thức ăn là việc làm cần thiết cho sự sống của con người, được thực hiện ở nơi công cộng hay trong từng hộ gia đình. Chính vì thế, nghề nấu ăn là nghề không thể thiếu được; muốn có thức ăn ngon, phải có người nấu ăn giỏi. • Xã hội càng phát triển, cuộc sống càng sung túc và văn minh, nhu cầu ăn uống càng được nâng cao
  42. • Ăn uống còn là loại hình thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Trong các cuộc hành trình xuyên quốc gia, du khách thường tìm hiểu về đất nước và con người, nét văn hoá ẩm thực độc đáo (thể hiện qua các món ăn, cách ăn) của đất nước mà họ đặt chân đến, vì đó chính là nét đặc trưng của bản sắc dân tộc gắn liền với văn minh nhân loại.
  43. • Hiện nay, nhiều trường lớp đào tạo nghề nấu ăn được phát triển mạnh mẽ, từ hệ sơ cấp đến hệ đại học hoặc tổ chức dưới dạng các trường lớp chuyên nghiệp, chính quy, không chính quy, các lớp dạy nghề ngắn hạn Học viên được đào tạo qua các trường lớp chuyên nghiệp sẽ có kiến thức chuyên môn và kĩ năng thực hành vững chắc, đáp ứng nhu cầu của xã hội trong việc duy trì và phát triển văn hoá ẩm thực của đất nước trong thời đại ngày nay.
  44. GHI NHỚ • Nghề nấu ăn đóng vai trò quan trong cuộc sống con người và là nghề thiết thực nhất trong việc tạo nên các món ăn phục vụ nhu cầu ăn uống. • Nghề nấu ăn không thể thiếu được, nhất là trong thời đại ngày nay,nó góp phần phục vụ tích cực cho nhu cầu phát triển ăn uống, phát triển du lịch, duy trì và thể hiện nét văn hoá ẩm thực độc đáo của mỗi dân tộc.