Bài giảng Công nghệ lớp 11 - Bài 13: Lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính - Nguyễn Ngọc Thủy

ppt 24 trang thuongnguyen 5220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công nghệ lớp 11 - Bài 13: Lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính - Nguyễn Ngọc Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_cong_nghe_lop_11_bai_13_lap_ban_ve_ki_thuat_bang_m.ppt

Nội dung text: Bài giảng Công nghệ lớp 11 - Bài 13: Lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính - Nguyễn Ngọc Thủy

  1. NGUYỄN KHUYẾN            NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ Giáo viên: Nguyễn Ngọc Thủy Tổ: Lý – Công Nghệ
  2. BÀI 13:
  3. I. KHÁI NIỆM CHUNG: Vẽ kĩ thuật bằng máy tính ( Computer Aided Drafting, CAD): Là tổ hợp các phương tiện và các phương pháp đảm bảo tự động hóa quá trình xử lý, lưu trữ thông tin vẽ và lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính
  4. I. KHÁI NIỆM CHUNG: LẬP BẢN VẼ KĨ THUẬT BẰNG MÁY TÍNH CÓ ƯU ĐIỂM GÌ?
  5. I. KHÁI NIỆM CHUNG: Ưu điểm cơ bản của việc lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính: - Bản vẽ được lập một cách chính xác và nhanh chóng. - Dễ dàng sửa đổi, bổ sung, thay đổi, lưu trữ bản vẽ. - Giải phóng được con người ra khỏi các công việc nặng nhọc và đơn điệu trong khi lập bản vẽ. 
  6. II. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG LẬP BẢN VẼ KỸ THUẬT BẰNG MÁY TÍNH: HỆ THỐNG VẼ CÔNG DỤNG KĨ THUẬT BẰNG MÁY TÍNH GỒM CỦA TỪNG NHỮNG THÀNH PHẦN NHƯ PHẦN NÀO? THẾ NÀO?
  7. II. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG LẬP BẢN VẼ KỸ THUẬT BẰNG MÁY TÍNH: Các hệ thống CAD xuất hiện vào khoảng giữa năm 1960 và được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thiết kế. Hệ thống CAD gồm ba phần: Phần cứng, phần mềm và người sử dụng. 
  8. II. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG LẬP BẢN VẼ KỸ THUẬT BẰNG MÁY TÍNH:  1 – Phần cứng: - Là tổ hợp các phương tiện kỹ thuật gồm máy tính và các thiết bị đưa thông tin vào, ra.
  9. + Các thiết bị đọc bảng vẽ như bảng số hóa, máy quét ảnh cho phép biến đổi các thông tin vẽ thành các thông tin dưới dạng số để đưa vào bộ nhớ của máy tính. + Các thiết bị phục vụ hoạt động trao đổi thông tin giữa người sử dụng và máy tính trong quá trình vẽ: . Màn hình được dùng để đưa ra nhanh chóng hình ảnh của các đối tượng vẽ đang được xử lí và các thông báo của máy tính. . Bàn phím, bút sáng, con chuột dùng để nhận dạng đối tượng vẽ và đưa thông tin vào bộ nhớ của máy tính. + Các thiết bị đưa ra thông tin vẽ như máy vẽ, máy in dùng để xuất ra các bản vẽ ở giai đoạn trung gian hay cuối cùng của quá trình thiết kế.
  10. II. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG LẬP BẢN VẼ KỸ THUẬT BẰNG MÁY TÍNH:  2 – Phần mềm: Phần mềm của hệ thống CAD đảm bảo thực hiện các hoạt động để thành lập bản vẽ như:
  11. II. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG LẬP BẢN VẼ KỸ THUẬT BẰNG MÁY TÍNH: . Tạo ra các đối tượng vẽ: đường thẳng, đường tròn, đường cong, mặt cong, vật thể ba chiều . Giải các bài toán dựng hình và vẽ hình. . Xây dựng các hình chiếu vuông góc, hình cắt, mặt cắt. . Xây dựng các loại hình chiếu trục đo, hình chiếu phối cảnh. . Tô, vẽ kí hiệu mặt cắt vật liệu. . Ghi kích thước, 
  12. GIAO DIỆN CỦA PHẦN MỀM AUTOCAD
  13. II. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG LẬP BẢN VẼ KỸ THUẬT BẰNG MÁY TÍNH: 3 – Người sử dụng: Để khai thác được một phần mềm CAD, ngoài các kiến thức chuyên môn, người sử dụng phải có các kiến thức cơ bản về tin học và vẽ kĩ thuật.  * Các thiết bị phần cứng và chương trình phần mềm dù hiện đại và hoàn thiện đến đâu cũng không thể thay thế hết mọi hoạt động trí tuệ của con người.
  14. III. KHÁI QUÁT VỀ PHẦN MỀM AUTOCAD: 1 – Bản vẽ hai chiều: Phần mềm AutoCAD đáp ứng được mọi yêu cầu của hoạt động vẽ truyền thống trên mặt phẳng hai chiều, thiết lập theo đúng các quy định về đường nét, ghi kích thước, 
  15. BẢN VẼ HAI CHIỀU ĐƯỢC VẼ BẰNG AUTOCAD
  16. III. KHÁI QUÁT VỀ PHẦN MỀM AUTOCAD: 2 – Mô tả vật thể ba chiều:  AutoCAD có khả năng tạo ra mô hình vật thể trong không gian ba chiều của các đối tượng cần thiết kế, sau đó tự động xây dựng bản vẽ các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt, trên mặt phẳng hai chiều từ mô hình vật thể ba chiều.
  17. III. KHÁI QUÁT VỀ PHẦN MỀM AUTOCAD: • Xây dựng mô hình của vật thể cần thiết xuất phát từ các vật thể đơn giản nhất ( các khối hình học cơ bản ). • Liên kết các khối hình học cơ bản với nhau bằng nhiều cách để tạo nên một vật thể cần thiết kế. • Tự động xây dựng các loại hình chiếu trên mặt phẳng, các loại hình cắt, mặt cắt theo yêu cầu.
  18. KHỐI CẦU KHỐI HỘP KHỐI XUYẾN KHỐI NÊM KHỐI KHỐI NÓN TRỤ
  19. XÂY DỰNG BA HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC CỦA MỘT VẬT THỂ BẰNG AUTOCAD
  20. CỦNG CỐ BÀI HỌC 1/ Ưu điểm cơ bản của việc lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính ( Computer Aided Drafting, CAD) là gì? - Bản vẽ được lập một cách chính xác và nhanh chóng. - Dễ dàng sửa đổi, bổ sung, thay đổi, lưu trữ bản vẽ. - Giải phóng được con người ra khỏi các công việc nặng nhọc và đơn điệu trong khi lập bản vẽ.
  21. CỦNG CỐ BÀI HỌC 2/ Phần mềm AutoCAD có thể thực hiện những công việc gì? . Tạo ra các đối tượng vẽ: đường thẳng, đường tròn, đường cong, mặt cong, vật thể ba chiều . Giải các bài toán dựng hình và vẽ hình. . Xây dựng các hình chiếu vuông góc, hình cắt, mặt cắt. . Xây dựng các loại hình chiếu trục đo, hình chiếu phối cảnh. . Tô, vẽ kí hiệu mặt cắt vật liệu. . Ghi kích thước,
  22. CỦNG CỐ BÀI HỌC 3/ Hãy kể tên và nêu rõ chức năng của các thiết bị phần cứng của một hệ thống CAD? + Bảng số hóa, máy quét ảnh: cho phép biến đổi các thông tin vẽ thành các thông tin dưới dạng số để đưa vào bộ nhớ của máy tính. + Màn hình: đưa ra nhanh chóng hình ảnh của các đối tượng vẽ đang được xử lí và các thông báo của máy tính. + Bàn phím, bút sáng, con chuột: dùng để nhận dạng đối tượng vẽ và đưa thông tin vào bộ nhớ của máy tính. + Máy vẽ, máy in: dùng để xuất ra các bản vẽ ở giai đoạn trung gian hay cuối cùng của quá trình thiết kế.
  23. CẢM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH ĐÃ THEO DÕI.