Bài giảng Đại số lớp 11 - Tiết 22, Bài 1: Quy tắc đếm (Tiết 2)

pptx 14 trang thuongnguyen 10391
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Đại số lớp 11 - Tiết 22, Bài 1: Quy tắc đếm (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dai_so_lop_11_tiet_22_bai_1_quy_tac_dem_tiet_2.pptx

Nội dung text: Bài giảng Đại số lớp 11 - Tiết 22, Bài 1: Quy tắc đếm (Tiết 2)

  1. Kính chào quý thầy cô đến dự giờ lớp 11B1
  2. Kiểm tra bài cũ ➢ Em hãy nêu nội dung của quy tắc cộng? ➢ Vận dụng: Lớp 11B1 có 16 nữ và 17 nam. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra một bạn để làm thủ quỹ của lớp?
  3. ➢ Tình huống: Bạn Hùng có 3 cái áo màu khác nhau và 2 cái quần kiểu khác nhau. Hỏi Hùng có bao nhiêu cách chọn một bộ quần áo? a b c 1 2
  4. Chương II: TỔ HỢP – XÁC SUẤT Tiết 22: $1. QUY TẮC ĐẾM (tiết 2) I. Quy tắc cộng II. Quy tắc nhân
  5. Để chọn 1 bộ quần áo ta thực hiện liên tiếp 2 hành động liên tiếp ❖ Hành động 1: chọn a b c áo: có 3 cách (chọn a hoặc b hoặc c) ❖ Hành động 2: ứng với một cách chọn áo ta có 2 cách 1 2 chọn quần.( chọn 1 hoặc chọn 2). ➢ Ta có các bộ áo quần là a1, a2, b1, b2, c1, c2. Vậy ta có số cách chọn 1 bộ quần áo là: 3.2=6 (cách).
  6. Chương II: TỔ HỢP – XÁC SUẤT Tiết 22: $1. QUY TẮC ĐẾM (tiết 2) I. Quy tắc cộng II. Quy tắc nhân Quy tắc: Một công việc được hoàn thành bởi hai hành động liên tiếp. Nếu có m cách thực hiện hành động thứ nhất và ứng với mỗi cách đó có n cách thực hiện hành động thứ hai thì có m.n cách hoàn thành công việc.
  7. ➢ Ví dụ 1: Từ thành phố A đến thành phố B có ba con đường, từ thành phố B đến thành phố C có bốn con đường. Hỏi có bao nhiêu cách đi từ A đến C qua B? ➢ Giải B Đi từ A đến B có 3 cách A C cách chọn đường đi. Ứng với mỗi cách đi từ A đến B có 4 cách chọn đường đi từ B đến C. Vậy theo quy tắc nhân ta có 3.4=12 cách chọn đường đi từ A đến C qua B.
  8. Chú ý: Quy tắc nhân có thể mở rộng cho nhiều hành động liên tiếp. ➢ Ví dụ 2: Từ các số 1; 3; 6; 7 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên: a)Có 4 chữ số ( không nhất thiết phải khác nhau). b) Có 4 chữ số khác nhau. Giải a)Gọi số có 4 chữ số là abcd. 1 3 6 7 Chọn a có : 4 cách Vậy theo quy tắc Chọn b có : 4 cách nhân ta có : Chọn c có : 4 cách 4.4.4.4=256 (số) Chọn d có: 4 cách
  9. b) Gọi số có 4 chữ số là abcd. Chọn a: có 4 cách Chọn b: có 3 cách 1 3 6 7 Chọn c: có 2 cách Chọn d: có 1 cách. Vậy theo quy tắc nhân ta có: 4.3.2.1=24 (số).
  10. ➢ Ví dụ 3: Từ các số 0, 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên: a) Có 3 chữ số ? ( không nhất thiết phải khác nhau) A. 216 B. 180 C. 120 D. 100 b) Có 3 chữ số khác nhau? A. 216 B. 150 C. 125 D. 100
  11. ➢ Ví dụ 4: Lớp 11B1 có 18 học sinh nam và 12 học sinh nữ. Hỏi: a) Có bao nhiêu cách chọn ra một bạn đi hát đơn ca? A. 18 B. 12 C. 30 D. 216 b) Có bao nhiêu cách chọn ra một đôi nam – nữ để hát song ca? A. 18 B. 15 C. 870 D. 216 c) Có bao nhiêu cách chọn ra 3 bạn để hát tam ca? A. 24360 B. 870 C. 10 D. 216
  12. Củng cố Quy tắc đếm Quy tắc cộng Quy tắc nhân Áp dụng Công thức Áp dụng Công thức Đối với công Đối với việc được công việc thực hiện bởi m + n được thực m.n một trong bởi hai hai hành hành động động. liên tiếp.
  13. Bài tập trắc nghiệm ➢ Từ các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có tính chất: a) Là số chẵn và có hai chữ số ( không nhất thiết phải khác nhau). A. 100 B. 90 C. 81 D. 45 b) Là số chẵn và có hai chữ số khác nhau. A. 25 B. 24 C. 41 D. 40
  14. c) Là số lẽ và có hai chữ số ( không nhất thiết phải khác nhau). A. 45 B. 50 C. 90 D. 81 d) Là số lẽ và có hai chữ số khác nhau. A. 45 B. 40 C. 81 D. 25