Bài giảng Địa lí 6 - Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất

pptx 11 trang minh70 2130
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Địa lí 6 - Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_li_6_bai_1_vi_tri_hinh_dang_va_kich_thuoc_cua.pptx

Nội dung text: Bài giảng Địa lí 6 - Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất

  1. BÀI 1 : Vị trí ,hình dạng và kích v thước của trái đất.
  2. 1. Vị trí của trái đất trong hệ mặt trời Quan sát hình chiếu trên bảng kết hợp với sách giáo khoa em hãy cho biết trong hệ mặt trời có bao nhiêu hành tinh và cho biết Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh,theo thứ tự xa dần mặt trời? Các hành tinh trong hệ mặt trời
  3. - Trái đất nằm ở vị trí thứ 3 trong số 8 hành tinh theo thứ tự xa dần mặt trời Ý nghĩa của vị trí thứ 3 của trái đất: Là 1 trong những điều kiện rất quan trọng để góp phần tạo nên trái đất là hành tinh duy nhất trong hệ mặt trời có sự sống.
  4. 2. Hình dạng , kích thước của trái đất và hệ thống kinh vĩ tuyến. a, Hình dạng,kích thước của trái đất. - Trái Đất có dạng hình cầu. - TĐ có kích thước rất lớn. - Bán kính trái đất : 6370 km. - Độ dài đường xích đạo : 40076 km. - Có diện tích: 510 triệu km2.
  5. b,Hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến. CácCácđườngvòng trònnối các điểmtrêncựcquả địaBắccâuvàlà Namnhững là nhữngđường gìđường? gì?độ dài của chúng?
  6. - Kinh tuyến là đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu - Vĩ tuyến là vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với đường kinh tuyến - Kinh tuyến gốc là kinh tuyến số số 00, đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (Nước Anh) - Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến sồ 00 (còn được gọi là đường Xích đạo)
  7. - Vĩ tuyến Bắc là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc. - Vĩ tuyến Nam là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam. - Kinh tuyến Đông là những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc. - Kinh tuyến Tây là những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc. - Nửa cầu Đông là nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200 T và 1600 Đ, trên đó có các châu: Âu, Á Phi và Đại Dương. - Nửa cầu Tây là nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200 T và 1600 Đ, trên đó có toàn bộ châu Mĩ. - Nửa cầu Bắc là nửa bề mặt Địa Cầu tính từ Xích đạo đến cực Bắc. - Nửa cầu Nam là nửa bề mặt Địa Cầu tính từ Xích đạo đến cực Nam.
  8. Em hãy quan sát lên màn chiếu và xác định vị trí của TĐ trong hệ mặt trời?
  9. Em hãy xác định kinh tuyến, vĩ tuyến trên hình sau?Đâu là kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc?
  10. Các em về nhà trả lời câu hỏi và làm bài tập 1,2 sách giáo khoa trang 8. Đọc trước bài 2 : Bản đồ. Cách vẽ bản đồ.