Bài giảng Địa lí 6 - Bài 10: Cấu tạo bên trong của trái đất

ppt 29 trang minh70 2720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lí 6 - Bài 10: Cấu tạo bên trong của trái đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_dia_li_6_bai_10_cau_tao_ben_trong_cua_trai_dat.ppt

Nội dung text: Bài giảng Địa lí 6 - Bài 10: Cấu tạo bên trong của trái đất

  1. Tiết 12 BÀI 10: cÊu t¹o bªn trong cña tr¸I ®Êt
  2. I. MỤC TIÊU Sau bài học, các em: • Biết được trái Đất có cấu tạo 3 lớp: lớp vỏ, lớp trung gian và lõi; lớp vỏ được cấu tạo bởi một số địa mảng nằm kề nhau và di chuyển được. • Có kĩ năng phân tích tranh ảnh địa lí, bảng số liệu và vẽ sơ đồ Địa lí đơn giản. • Hứng thú học tập bộ môn.
  3. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC • Bản đồ thế giới (tự nhiên hoặc hành chính) • Tranh ảnh về cầu tạo Trái Đất và vỏ Trái Đất • Máy tính, máy chiếu
  4. NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất 2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất
  5. KIỂM TRA BÀI CŨ (3 phút) Điền vào chỗ trống những cụm từ thích hợp? 1. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn, ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng xa xích đạo về phía hai cực .càng biểu hiện rõ rệt. 2. Các địa điểm nằm trên đường xích đạo . quanh năm lúc nào cũng có ngày đêm dài ngắn như nhau. 3. Vào các ngày 22/6 và 22/12, các địa điểm ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam có 1 ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ. 4. Các địa điểm nằm từ 66o33’ Bắc và Nam đến hai cực có số ngày có ngày, đêm dài 24 giờ dao động theo mùa, từ .1 ngày đến 6 tháng
  6. 1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất (15 phút) Quan sát kích thước Trái Đất ở hình bên; Cho biết: Nghiên cứu cấu tạo bên trong Trái Đất dễ hay khó?
  7. 1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất Nghiên cứu cấu tạo bên trong của Trái Đất là công việc vô cùng khó khăn. Mũi khoan vào lòng đất sâu nhất hiện nay mới là 15 km. Phương pháp nghiên cứu phổ biến: phương pháp địa chấn.
  8. 1. Cấu tạo bên trong của trái đất Thảo luận nhóm (4 em): (5 phút) Dựa vào hình và bảng dưới đây, Hãy cho biết: - Trái Đất có mấy lớp? Kể tên các lớp. - Nhận xét các lớp về độ dày và trạng thái vật chất. - Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ ngoài vào trong của Trái Đất Lớp Độ dày Trạng thái Nhiệt độ Từ 5 km Rắn chắc Nhiệt độ tăng Vỏ đến 70 theo độ sâu, km tối đa tới 10000 0 C Gần Từ quánh Khoảng Trung gian 3000 dẻo đến lỏng 150000 C km đến 470000 C Trên Lỏng ở Cao nhất Lõi 3000 ngoài, rắn ở khoảng km trong 50000 0 C
  9. 1. Cấu tạo bên trong của trái đất Nhóm 1 và 3 báo cáo Các nhóm khác bổ sung
  10. 1. Cấu tạo bên trong của trái đất • Độ dày: – Vỏ Trái Đất mỏng nhất: 5-7 km – Lớp trung gian (dưới 3000 km) và lõi (trên 3000 km): dày ngang nhau • Trạng thái: – Vỏ Trái Đất rắn, lớp trung gian quánh dẻo – Lõi lỏng ở ngoài và rắn ở trong. • Nhiệt độ: Tăng dần từ vỏ đến lõi của Trái Đất.
  11. ? em 1. Nêu và nhận xét về thể tích, khối lượng của Trái Đất? 2. Tại sao vỏ Trái Đất quan trọng?
  12. 2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất (17 phút) • Lớp vỏ chiếm 1% thể tích, 0,5% khối lượng Trái Đất (ít) • Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên và xã hội loài người. • Không có vỏ Trái Đất thì không có sự sống và loài người.
  13. Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên và xã hội loài người
  14. 2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất Hãy quan sát và nhận xét hình dạng của: - Phía đông châu Mỹ với phía tây châu Âu, châu Phi. - Phía bắc và đông bắc châu Phi với phía nam châu Âu và bán đảo Tiểu Á.
  15. Sự dịch chuyển của mảng Ấn Độ về phía lục địa Á – Âu và kết quả của sự chuyển dịch: Himalaya – nóc nhà thế giới.
  16. 2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất Quá trình hình thành các châu lục và đại dương
  17. 2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các địa mảng. Địa mảng = Phần lục địa + Đáy đại dương Các địa mảng di chuyển chậm
  18. Thảo luận cặp đôi (5 phút) Dựa vào hình 27 và kênh chữ, hãy cho biết: • Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi những địa mảng nào? • Có mấy kiểu di chuyển giữa các mảng? • Kết quả từng kiểu di chuyển? • Vị trí tiếp xúc giữa các mảng trên hình 27
  19. • Nhóm 2 và 4 báo cáo • Các nhóm khác bổ sung
  20. 2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất • Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi 7 mảng lớn (Thái Bình dương, Ấn Độ, Âu – Á, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mỹ, Nam cực) và 04 mảng nhỏ. • Có 2 kiểu di chuyển chính: + Hai địa mảng tách xa nhau, hình thành núi ngầm đại dương + Hai địa mảng xô vào nhau tạo thành núi; Xuất hiện các hiện tượng: núi lửa, động đất
  21. Hai mảng tách xa nhau Mac ma
  22. Hai mảng xô vào nhau
  23. DÃY ANDET – NAM MỸ HYMALAYA Người Việy Nam chinh phục đỉnh Everet
  24. Núi lửa
  25. III. CỦNG CỐ (5 phút)
  26. III. CỦNG CỐ
  27. Cấu tạo bên trong của trái đất Vỏ 5- 7 km Lớp trung gian Lõi Trên Dưới 3000 km 3000 km
  28. III. CỦNG CỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN - Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: lớp vỏ, lớp trung gian và trong cùng là lõi. - Vỏ trái đất có vai trò quan trọng. - Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng di chuyển rất chậm. Hai địa mảng có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau. Hãy tự đánh giá kết quả học tập của em!
  29. IV. DẶN DÒ (3 phút) • Về nhà đọc bài đọc thêm trang 36 • Xem trước các nội dung thực hành trong Bài 11 – Tổ 1, 2 chuẩn bị phần 2 – Tổ 3, 4 chuẩn bị phần 3