Bài giảng Địa lí 6 - Bài dạy 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí

pptx 17 trang minh70 2810
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Địa lí 6 - Bài dạy 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_li_6_bai_day_18_thoi_tiet_khi_hau_va_nhiet_do.pptx

Nội dung text: Bài giảng Địa lí 6 - Bài dạy 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí

  1. BÀI 18: THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí (mục 2, SGK/trang 55)
  2. BÀI 18: THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ Các em nghiên cứu nội dung kênh chữ mục 2, SGK/trang 55, 56 trả lời các câu hỏi sau: Câu hỏi: Em hiểu như thế nào về nhiệt độ không khí ?
  3. BÀI 18: THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ a. Nhiệt độ không khí: là lượng nhiệt khi mặt đất hấp thụ năng lượng nhiệt Mặt Trời rồi bức xạ lại vào không khí (độ nóng, lạnh của nhiệt độ không khí)
  4. BÀI 18: THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ Khi các tia bức xạ Mặt Trời đi qua khí quyển, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt Trời, rồi bức xạ lại vào không khí. Lúc đó, không khí mới nóng lên. Độ nóng lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
  5. BÀI 18: THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ Câu hỏi: Quan sát Hình 47 SGK/trang 56. Tại sao khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m ?
  6. BÀI 18: THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m là vì: - Nếu ta đo trực tiếp trên ánh nắng mặt trời thì đó là nhiệt độ mặt trời và không chính xác. - Nếu ta đo ở mặt đất thì đó là nhiệt độ ở mặt đất chứ không phải nhiệt độ không khí. Vì vậy. để đảm bảo chính xác cao, khi đo chúng ta nên đo ở trong bóng râm và cách mặt đất 2m. Ở các trạm khí tượng, người ta thường đo nhiệt độ không khí mỗi ngày ít nhất 3 lần vào lúc 5 giờ, 13 giờ và 21 giờ, rồi tính nhiệt độ trung bình ngày và ghi vào sổ nhật ký.
  7. BÀI 18: THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ b. Cách đo: khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng rạm và cách mặt đất 2m. Dụng cụ đo: Nhiệt kế
  8. BÀI 18: THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ Câu hỏi: Em hãy nêu cách tính nhiệt độ trung bình tháng, năm ?
  9. BÀI 18: THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ - Nhiệt độ trung bình tháng = Tổng nhiệt độ trung bình các ngày trong tháng/số ngày. - Nhiệt độ trung bình năm = Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng/12
  10. BÀI 18: THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ Câu hỏi: Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng vào lúc 13 giờ ?
  11. BÀI 18: THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ Mặt đất nóng nhất vào lúc 13 giờ mà không phải lúc 12 giờ là vì: Các tia bức xạ mặt trời khi đi qua khí quyển chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên mà phải đợi mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của măt trời rồi bức xạ vào không khí. Lúc đó, không khí mới nóng lên. Điều đó giải thích tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ
  12. CỦNG CỐ Câu 1: Bài tập SGK/trang 55: Giải sử có 1 ngày ở Hà Nội, người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ được 200C, lúc 13 giờ được 240C và lúc 21 giờ được 220C. Hỏi nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu ? Em hãy nêu cách tính ?
  13. CỦNG CỐ Câu 1: - Nhiệt độ trung bình là: 220C. - Cách tính: + Công thức tính nhiệt độ trung bình ngày: Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày/ số lần đo. + Áp dụng công thức ta có: nhiệt độ trung bình ngày = 20+24+22/3= 220C
  14. CỦNG CỐ Câu 2: Khi đo nhiệt độ không khí người ta phải đặt nhiệt kế: A. Ngoài trời nắng, cách mặt đất 3m B. Nơi mát, cách mặt đất 1m C. Ngoài trời, sát mặt đất D. Trong bóng râm, cách mặt đất 2m Câu 3: Công cụ sử dụng để đo sự thay đổi nhiệt độ là A. Nhiệt kế B. Ẩm kế C. Vũ kế D. Nhiệt ẩm kế
  15. CỦNG CỐ Câu 4: Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 3 lần trong ngày vào các thời điểm: A. 9 giờ, 16 giờ, 24 giờ B. 6 giờ, 14 giờ, 22 giờ C. 5 giờ, 13 giờ, 21 giờ D. 7 giờ, 15 giờ, 23 giờ Câu 5: Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào A. 12 giờ trưa B. 13 giờ trưa C. 11 giờ trưa D. 14 giờ trưa
  16. DẶN DÒ - Học bài. - Đọc mục 1,3 bài 17 SGK/trang 52,53,54 trả lời: + Thành phần không khí gồm mấy thành phần, tỉ lệ mỗi thành phần ? + Dựa vào đâu có sự phân ra: các khối khí nóng, lạnh và các khối khí đại dương, lục địa? đặc điểm các khối khí ?