Bài giảng Địa lí 6 - Rèn kĩ năng đọc bản đồ

ppt 15 trang minh70 2240
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Địa lí 6 - Rèn kĩ năng đọc bản đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_dia_li_6_ren_ki_nang_doc_ban_do.ppt

Nội dung text: Bài giảng Địa lí 6 - Rèn kĩ năng đọc bản đồ

  1. RÈN KĨ NĂNG ĐỌC BẢN ĐỒ ◼ 1. Tỉ lệ bản đồ: ◼ Là tỉ số giữa khoảng cách trên bản đồ với khoảng cách ngoài thực địa. - 2 loại Tỉ lệ số Tỉ lệ thước - Ý nghĩa: - + Tỉ lệ bản đồ cho biết bản đồ được thu nhỏ bao nhiêu lần so với thực tế + Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết nội dung của bản đồ càng cao - Cách tính khoảng cách trên thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ + Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử số là 1. Tử số của phân số là số chỉ khoảng cách trên bản đồ, còn mẫu số là số chỉ khoảng cách trên thực địa. + Tỉ lệ thước: dùng compa hoặc thước kẻ đo khoảng cách giữa hai điểm cần tính, sau đó đem khoảng cách đo so với thước tỉ lệ và đọc số đo trên thước tỉ lệ.
  2. * Bài tập Bài tập 1: Cho một bản đồ có tỉ lệ 1: 200.000. a. Cho biết 1 cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực tế? b. So với bản đồ có tỉ lệ 1: 150.000 bản đồ nào chi tiết hơn? Đáp án: a. 1 cm trên bản đồ tương ứng với 2km trên thực tế. b. Bản đồ có tỉ lệ 1: 150.000 là bản đồ chi tiết hơn.
  3. Bài tập 2: Cho tỉ lệ bản đồ (1:500.000). Tính khoảng cách thực tế và khoảng cách trên bản đồ . Bản đồ 15 30 10 (cm) 4 Thực tế 50 20 75 150 (km)
  4. Bài tập 3: Trên một bản đồ người ta đo được khoảng cách giữa hai địa điểm là 15 cm. Trên thực tế hai địa điểm đó có khoảng cách là 150km. a. Nêu cách tính tỉ lệ bản đồ? b. Hãy tính tỉ lệ bản đồ. Đáp án: a. Cách tính tỉ lệ bản đồ: Lấy khoảng cách ngoài thực địa chia cho khoảng cách trên bản đồ. b.Tỉ lệ bản đồ là 1: 1.000.000
  5. ◼ Bài tập 4: Dựa vào hình 8 (SGK), em hãy tính khoảng cách giữa hai địa điểm sau bằng hai cách: Từ bệnh viện khu vực I đến khách sạn Hải Vân.
  6. ◼ Đáp án: ◼ Khoảng cách từ bệnh viện khu vực I đến khách sạn Hải Vân là 225m
  7. 2. Phương hướng trên bản đồ - Dựa vào đường kinh tuyến, vĩ tuyến + Phần chính giữa của bản đồ là trung tâm + Đầu trên của kinh tuyến chỉ hướng Bắc + Đầu dưới của kinh tuyến chỉ hướng Nam + Đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng Đông + Đầu bên trái của vĩ tuyến chỉ hướng Tây - Bản đồ không có kinh tuyến, vĩ tuyến ta dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ sau đó tìm các hướng còn lại.
  8. •Bài tập: Bài tập 1: Em hãy xác định phương hướng trên hình vẽ sau Bắc Bắc – Đông Bắc Tây Bắc Đông Bắc Tây Đông Tây – Tây Nam Tây nam Đông Nam Nam – Đông Nam Nam
  9. Bài tập 2: Quan sát hình 13, cho biết các hướng đi từ điểm O đến các điểm A, B, C, D. Từ điểm O đến điểm A:hướng Bắc Từ điểm O đến điểm B: hướng Đông Từ điểm O đến điểm C: hướng Nam Từ điểm O đến điểm D: hướng Tây
  10. - Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. - Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc. - Tọa độ địa lý của một điểm chính là kinh độ và vĩ độ của một điểm nào đó trên bản đồ. - Cách viết tọa độ địa lý của một điểm: + Kinh độ ở trên + Vĩ độ ở dưới
  11. Bài tập 1: a.Hãy xác định tọa độ địa lý của các điểm sau Kinh tuyến gốc 0 0 0 0 0 0 0 0 40 30 20 10 00 10 20 30 40 Đáp án: 400 A 300T B 200B 300 A B 200Đ 200 300B 100 0 C 30 Đ 00 o 10 N C Xích đạo D 400T 100 D 200N 200 300 400
  12. Bài tập 1: 100Đ F 400T 200B E 300B b. Vẽ vào hình các điểm sau 300Đ 30oT H 0 G 40 N 10oN
  13. Hướng dẫn về nhà - Ôn kiến thức từ bài 1 đến bài 6. - Lưu ý kiến thức cách đo tính khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ số hoặc tỉ lệ thước. - Ôn tập để tiết sau kiểm tra 1 tiết.