Bài giảng Địa lí 7 - Bài số 21: Môi trường đới lạnh

ppt 33 trang minh70 4120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lí 7 - Bài số 21: Môi trường đới lạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_dia_li_7_bai_so_21_moi_truong_doi_lanh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Địa lí 7 - Bài số 21: Môi trường đới lạnh

  1. ? Xác định ranh giới của môi trường đới lạnh ở hai bán cầu ? Cho biết sự khác nhau của môi trường đới lạnh ở hai bán cầu
  2. LỤC ĐỊA LỤC ĐỊA NAM CỰC NAM CỰC BẢN ĐỒ TỰ NHIÊN THẾ GIỚI
  3. Quan sát H21.3 SGK trang 68, đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hon-man (Canada) để qua đó cho biết đặc điểm của khí hậu môi trường đới lạnh.
  4. THẢO LUẬN NHÓM ( 7’) Phân tích H21.3 . Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hon – man ( Ca-na-da) . Đo và điền kết quả vào bảng sau: Đặc điểm Nhiệt độ Lượng mưa Nhận xét Tháng cao nhất Tháng thấp nhất Số tháng có nhiệt độ > 00C, có mưa Số tháng có nhiệt độ < 00C, tuyết rơi. Kết luận về đặc điểm khí hậu
  5. Phân tích H21.3 . Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hon – Man ( Ca-na-da) . Điền kết quả vào bảng sau: Đặc điểm Nhiệt độ Lượng mưa Nhận xét Tháng cao nhất T7: 00C, có mưa Số tháng có nhiệt 9tháng độ < 00C, tuyết rơi. 9 tháng - Nhiệt độ thấp lạnh giá . Kết luận về đặc -Mùa hạ ngắn. điểm khí hậu -Mùa đông kéo dài, rất lạnh. Mưa rất thấp, chủ yếu dưới dạng tuyết rơi.
  6. Quan sát ảnh so sánh sự khác nhau giữa núi băng và băng trôi. Núi băng Băng trôi - Kích thước: Núi băng lớn hơn băng trôi. - Băng sơn (núi băng): Khối băng lớn như núi, tách ra từ rìa khiên băng hoặc các vách băng, trôi trên biển có khi cả năm trời chưa tan hết. - Băng trôi: Mảng băng đóng trên mặt biển băng, bị vỡ ra vào mùa hạ và tan trên biển.
  7. Tai họa do núi băng trôi trên biển gây ra.
  8. Tàu phá băng
  9. Tháng 4 – 1912. Con tàu Titanic huyền thoại được hạ thuỷ. Đây là lần vượt biển đầu tiên và cũng là lần cuối cùng. Nó đã đâm vào một núi băng trôi, vĩnh viễn nằm dưới biển Bắc Đại Tây Dương lạnh giá mang theo hơn 1500 hành khách.
  10. Bản đồ về tình trạng ấm lên của Nam Cực. Khu vực màu đỏ có mức tăng nhiệt độ lớn nhất.
  11. Vị trí của trái đất trên quỹ đạo mặt trời vào các ngày đông chí và hạ chí Hình ảnh mặt trời ở cực vào mùa hạ
  12. Lá cờ Việt Nam tung bay trên “Đảo cờ” – Châu Nam Cực
  13. 1.Đặc điểm của môi trường: 2. Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường: Đài nguyên Bắc Âu vào mùa hạ Đài nguyên Bắc Mĩ vào mùa hạ Thực vật ở đài nguyên có đặc điểm gì? (số lượng cây, loài cây, độ cao của cây).
  14. Quan sát hình: Hãy nhận xét đài nguyên vào mùa hạ ở Bắc Âu và Bắc Mĩ ?
  15. Động vật ở đới lạnh
  16. Chim cánh cụt ? Động vật thích nghi với khí hậu đới lạnh như thế nào.
  17. Động vật ngủ đông: Gấu, Cá tuyết Bắc cực, Ếch Gấu Cá tuyết Bắc cực Ếch
  18. Động vật có lớp mỡ dày: Cá voi, Hải cẩu.
  19. Động vật có lớp lông dày: Thỏ, Gấu, Cáo, Tuần lộc Thỏ Gấu Cáo bạc Tuần lộc
  20. Chim cánh cụt ? Động vật thích nghi với khí hậu đới lạnh như thế nào.
  21. Bộ lông không thấm nước: Chim cánh cụt
  22. Hình ảnh những cánh chim di cư
  23. CUỘ C SỐNG TRONG NGÔI NHÀ BĂNG CỦA NGƯỜI INUC “Cuộc sống trong ngôi nhà băng thật chẳng tiện nghi chút nào nhưng con người vẫn phải sống cho qua mùa đông giá lạnh từ - 300C đến - 400C. Nhà băng là nơi cư trú tốt nhất cho người I-nuc, các chú chó và lương thực của họ. Nhờ có ngọn đèn mỡ hải cẩu thắp liên tục, nhiệt độ trong nhà luôn duy trì từ 00C đến 20C. Vào nhà, người ta phải cởi bỏ bộ quần áo khoác ngoài bằng da và lông thú đã lạnh cứng lại, để tránh băng tan làm ướt người. Cơ thể cần luôn khô ráo mới chống được cái lạnh. Đối với chúng tôi điều đáng sợ nhất trong ngôi nhà là sự hỗn tạp của hơi người, mùi thịt cá tươi, mùi lông chó, mùi hải cẩu cháy và mùi bếp núc. Trên trần chỉ có một lỗ thông hơi nhỏ cho cả ngôi nhà đông đúc, lối ra vào đã bị đống quần áo nút kín lại”.
  24. TƯ LIỆU: Trong suốt mùa đông Nam Bán Cầu, Nam Cực không nhận được bất cứ ánh sáng mặt trời nào trong 6 tháng. Vào mùa hè, mặt trời luôn nằm ở đường chân trời. Phần lớn ánh mặt trời chiếu xuống bề mặt bị phản chiếu trở lại bởi bề mặt băng trắng xóa. Việc nhận được ít năng lượng từ mặt trời làm cho Nam Cực có khí hậu lạnh nhất trên địa cầu. Giữa mùa hè khi mặt trời chiếu thẳng góc tại Chí Tuyến Nam, nhiệt độ Nam Cực trung bình đạt −25 °C. Vào mùa đông, khi mặt trời di chuyển xuống Bắc Bán Cầu, khí hậu Nam Cực trở nên lạnh lẽo với nhiệt độ khoảng −65 °C. Nhiệt độ cao nhất đã từng được ghi nhận tại trạm Amundsen-Scott South Pole là −13.6 °C vào ngày 27 tháng 12 năm 1978 và thấp nhất là −82.8 °C vào ngày 23 tháng 5 năm 1982. Tuy nhiên, nhiệt độ thấp kỷ lục được ghi nhận tại trạm Vostok với -94,5 °C vào ngày 21 tháng 7 năm 1983. Nam Cực có khí hậu sa mạc, gần như không bao giờ có mưa tại lục địa này. Độ ẩm tương đối trong không khí gần như bằng 0%. Tuy nhiên gió với tốc độ lớn đã gây ra những trận bão tuyết và lượng tuyết tích tụ hằng năm đạt khoảng 20cm. Vì khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, không có các loài thực vật hay động vật sống thường xuyên tại Nam Cực. Dù thế, thỉnh thoảng vẫn có những chú chim biển xuất hiện ở đó.
  25. ĐỚI LẠNH Vị trí: Khí hậu: Từ vòng cực đến Khắc nghiệt, cực ở cả hai bán lạnh lẽo, mùa cầu. đông rất dài Thực vật: Chỉ phát triển vào mùa hạ, đặc trưng là rêu và địa y. Động vật: Có lớp mỡ dày, lớp lông dày hoặc bộ lông không thấm nước
  26. Hoạt động nối tiếp: - Học bài. - Trả lời các câu hỏi và bài tập 1,2,3 SGK trang 70. - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh. - Xem, chuẩn bị bài mới: Bài 22: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH