Bài giảng Địa lí 7 - Ôn tập bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ

ppt 11 trang minh70 1780
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Địa lí 7 - Ôn tập bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_dia_li_7_on_tap_bai_39_kinh_te_bac_mi.ppt

Nội dung text: Bài giảng Địa lí 7 - Ôn tập bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ

  1. ÔN TẬP BÀI 39: KINH TẾ BẮC MĨ 2. Công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới Cơ cấu ngành Phân bố Hoa Kì Cơ khí, luyện kim đen, lọc dầu, Chủ yếu quanh vùng sx ô tô, đóng tàu, công nghệ cao. hồ lớn và vên Thái Vũ trụ hàng không phát triển bình dương, mạnh, hiện đại. Canada Công nghiệp khai khoáng, luyện Phân bố ở phía bắc kim, lọc dầu, chế tạo xe lửa, hóa Hồ Lớn và duyên hải chất, Đại Tây Dương. Mê-hi-cô Khai thác dầu khí và quặng màu, Tập trung thủ đô Mê- dầu khí và chế biến thực hi-cô Xi-ti và ven phẩm, vịnh Mê-hi-cô.
  2. 3. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế - Cơ cấu GDP: Ngành dịch vụ của các nước Bắc Mỹ chiếm tỷ trọng rất cao. - Các ngành phát triển mạnh: Tài chính, ngân hàng,Bảo hiểm, Bưu chính viễn thông, - Phân bố: Tập trung chủ yếu ven vùng Hồ lớn, Thái Bình Dương, Vịnh Mêhicô, 4. Hiệp hội mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) - Thời gian thành lập 1993. - Các quốc gia thành viên: Hoa Kì, Mê-hi-cô, Ca-na-đa. - Mục đích: + Kết hợp sức mạnh 3 nước. + Tạo thị trường chung. + Tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
  3. I. Trắc nghiệm Câu: 1 Ngành công nghiệp nào sau đây ở Bắc Mỹ chưa phải là công nghiệp hàng đầu thế giới? A. Hàng không. B. Vũ trụ. C. Nguyên tử, hạt nhân. D. Cơ khí. Câu: 2 Ưu thế của công nghiệp Mê-hi-cô hiện nay là: A. Khai khoáng, luyện kim. B. Dệt, thực phẩm, C. Khai khoáng và chế biến lọc dầu. D. Cơ khí và điện tử.
  4. Câu: 3 “Vành đai Mặt Trời” là tên gọi của: A. vùng công nghiệp mới của Bắc Mĩ B. vùng công nghiệp lạc hậu của Hoa Kì C. vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì D. vùng công nghiệp mới ở phía Nam và ven Thái Bình Dương của Hoa Kì. Câu: 4 Vùng công nghiệp "Vành đai Mặt Trời" là nơi chiếm ưu thể của ngành: A. Luyện kim và cơ khí. B. Điện tử và hàng không vũ trụ. C. Dệt và thực phẩm. D. Khai thác than, sắt, dầu mỏ.
  5. Câu: 5 Trong cơ cấu kinh tế ở Bắc Mĩ, lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất là: A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Dịch vụ. D. Thương mại. Câu: 6 Sự ra đời của khu vực Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) trước hết nhằm mục đích: A. Cạnh tranh với các nước Tây Âu B. Khống chế các nước Mĩ La-tinh C. Tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới D. Cạnh tranh với các khôi kinh tế ASEAN.
  6. Câu: 7 NAFTA gồm có những thành viên: A. Hoa Kì, Ca-na-đa, Mê-hi-cô B. Hoa Kì, U-ru-goay, Pa-ra-goay C. Hoa Kì, Chi-lê, Mê-hi-cô D. Bra-xin, U-ru-goay, Pa-ra-goay Câu: 8 Quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất ở Bắc Mỹ là: A. Hoa Kì. B. Canada. C. Mê-hi-cô. D. Panama. .
  7. Câu: 9 Hãng máy bay Boing là hãng máy bay của: A. Canada. B. Hoa Kì. C. Mê-hi-cô. D. Ba nước cùng hợp tác. Câu: 10 Sự sa sút của các ngành công nghiệp truyền thống của vùng Đông Bắc Hoa Kì là không phải do: A. trình độ kĩ thuật chưa cao B. thiếu thị trường tiêu thụ C. thiếu lao động và nguyên liệu D. Lịch sử định cư lâu đời.
  8. II. Tự luận Bài 1 : Nêu các ngành công nghiệp quan trọng của các nước Bắc Mĩ. Những năm gần đây, sản xuất công nghiệp ở Hoa Kì biến đồi như thế nào? Trả lời: - Các ngành công nghiệp của Bắc Mĩ là : sản xuất máy tự động, công nghiệp điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, sản xuất máy bay, tên lửa, - Những biến đổi trong sản xuất công nghiệp của Hoa Kì: + Cuối thế kỉ 19, Hoa Kì rất chú trọng phát triển các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo máy công cụ, hoá chất, dệt, Hiện nay các ngành công nghiệp truyền thống đang bị sa sút dần và các ngành công nghiệp có công nghệ kĩ thuật cao đang được phát triển rất nhanh như : sản xuất máy tự động, công nghiệp điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, hàng không vũ trụ + Về mặt lãnh thổ : Từ chỗ công nghiệp phân bố lập trung ở phía nam Hồ Lớn, vùng Đông Bắc ven Đại Tây Dương thì nay đang phát triển mạnh xuống phía nam và duyên hải Thái Bình Dương.
  9. Bài 2: Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) có ý nghĩa gì với các nước Bắc Mĩ? Trả lời: - Năm 1993, Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ được Hoa Kì,Ca-na-đa và Mê-hi-cô thông qua, hình thành một khối kinh tế gọi tắt là NAFTA. - Sự ra đời của hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mĩ có ý nghĩa quan trọng: + Tạo ra sức mạnh tổng hợp để có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. + Tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ từ Hoa Kì, Ca-na-đa sang Mê-hi-cô. + Tận dụng nguyên liệu, lao động của Mê-hi-cô.
  10. Hướng dẫn tự học - Hoàn thiện bài tập đã chữa. - Chuẩn bị nội dung cho tiết học sau: Ôn tập nội dung bài 41