Bài giảng Địa lí 8 - Ôn tập bài 24: Vùng biển Việt Nam

ppt 15 trang minh70 4580
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Địa lí 8 - Ôn tập bài 24: Vùng biển Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_dia_li_8_on_tap_bai_24_vung_bien_viet_nam.ppt

Nội dung text: Bài giảng Địa lí 8 - Ôn tập bài 24: Vùng biển Việt Nam

  1. ÔN TẬP BÀI 24: VÙNG BIỂN VIỆT NAM 1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam a) Diện tích, giới hạn - Vùng biển Việt Nam là một phần của biển Đông- đây là một vùng biển kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa của Đông Nam Á. - Vùng biển nước ta rộng khoảng 1 triệu km2.
  2. ÔN TẬP BÀI 24: VÙNG BIỂN VIỆT NAM b) Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển - Chế độ gió: mùa đông gió có hướng đông bắc; mùa hạ có hướng tây nam khu vực vịnh Bắc Bộ có hướng nam. - Chế độ nhiệt: Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ. - Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm khoảng 1100-1300mm. - Dòng biển: các dòng biển trên biển thay đổi hướng theo mùa. - Chế độ triều: Vùng biển ven bờ có nhiều chế độ triều khác nhau. - Độ muối trung bình của Biển Đông là 30-33‰.
  3. ÔN TẬP BÀI 24: VÙNG BIỂN VIỆT NAM 2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam a) Tài nguyên biển - Tài nguyên biển phong phú, đa dạng và có giá trị to lớn về mặt kinh tế, quốc phòng, hóa học, - Tuy nhiên biển nước ta nhiều thiên tai: bão, sạt lở bờ biển, b) Môi trường biển - Ngày nay, một số vùng biển ven bờ của nước ta bị ô nhiễm, các nguồn lợi hải sản bị suy giảm.
  4. I. Trắc nghiệm Câu 1: Vùng biển của Việt Nam là một phần của biển A. Biển Hoa Đông B. Biển Đông C. Biển Xu-Lu D. Biển Gia-va Câu 2: Vùng biển của Việt Nam nằm trong khí hậu: A. ôn đới gió mùa B. cận nhiệt gió mùa C. nhiệt đới gió mùa D. xích đạo
  5. Câu 3: Vùng biển của Việt Nam thông qua hai đại dương lớn nào A. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương Câu 4: Vùng biển của Việt Nam không giáp với vùng biển của nước: A. Trung Quốc B. Phi-lip-pin C. Đông Ti mo D. Ma-lai-xi-a
  6. Câu 5: Chế độ gió trên biển Đông A. Quanh năm chung 1 chế độ gió. B. Mùa đông gió có hướng đông bắc; mùa hạ có hướng tây nam khu vực vịnh Bắc Bộ có hướng nam. C. Mùa đông gió có hướng tây nam; mùa hạ có hướng đông bắc khu vực vịnh Bắc Bộ có hướng nam. D. Mùa đông gió có hướng tây nam; mùa hạ có hướng nam. Câu 6: Chế độ nhiệt trên biển Đông A. Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ. B. Mùa hạ nóng, mùa đông lạnh hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ. C. Mùa hạ nóng, mùa đông lạnh hơn đất liền, biên độ nhiệt lớn. D. Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt lớn.
  7. Câu 7: Độ muối trung bình của biển đông khoảng: A. 30-33‰. B. 30-35‰. C. 33-35‰. D. 33-38‰. Câu 8: Thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta A. lũ lụt B. hạn hán C. bão nhiệt đới D. núi lửa
  8. Câu 9: Khoáng sản ở vùng biên Việt Nam A. than đá B. sắt C. thiếc D. dầu khí Câu 10 : Tài nguyên và môi trường vùng biển Việt Nam hiện nay: A. Một số vùng biển ven bờ đã bị ô nhiễm. B. Các hoạt động khai thác dầu khí không ảnh hưởng đến môi trường vùng biển. C. Môi trường vùng biển Việt Nam rất trong lành. D. Các hoạt động du lịch biển không gây ô môi trường vùng biển.
  9. II. Tự luận Bài 1 : Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu biển. Trả lời: - Chế độ nhiệt: nhiệt độ nước biển trung bình trên 20oC, biên độ nhịêt năm nhỏ. - Chế độ gió: hai hướng gió chính Đông Bắc và Tây Nam. - Chế độ mưa: lượng mưa tương đối lớn từ 1100 – 1300mm/năm.
  10. Bài 2 : Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta? Trả lời: - Thuận lợi: phát triển đa dạng các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. - Khó khăn: nhiều thiên tai, các tài nguyên biển có nguy cơ cạn kiệt.
  11. Bài 3 : Sưu tầm tranh ảnh về hải sản và cảnh đẹp của biển Việt Nam.
  12. Hướng dẫn tự học - Hoàn thiện bài tập đã chữa. - Chuẩn bị nội dung cho tiết học sau: Ôn tập nội dung bài 26.