Bài giảng Địa lí 9 - Duyên hải Nam Trung Bộ - Nguyễn Thị Hồng Thắm

pptx 28 trang minh70 2100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lí 9 - Duyên hải Nam Trung Bộ - Nguyễn Thị Hồng Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_li_9_duyen_hai_nam_trung_bo_nguyen_thi_hong_th.pptx

Nội dung text: Bài giảng Địa lí 9 - Duyên hải Nam Trung Bộ - Nguyễn Thị Hồng Thắm

  1. Nguyễn Thị Hồng Thắm
  2. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ Duyên hải Nam Trung Bộ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên -Diện tích: 44 254 km² -Dân số: 11,3 triệu ng Hoạt động đân cư , xã hội
  3. I. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ - Duyên hải Nam Trung Bộ là dải đất hẹp ngang -Kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận + Gồm 8 tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. + Ngoài ra, có các đảo ven bờ và 2 quần đảo xa bờ: qđ.Hoàng Sa(tp.ĐN), qđ.Trường Sa (KH).
  4. -Tiếp giáp: + Phía Bắc : giáp Bắc Trung Bộ + Phía Nam: giáp Đông Nam Bộ + Phía Tây : giáp Tây Nguyên + Phía Đông: giáp Biển Đông =>Ý nghĩa: • Giao lưu: Là cầu nối giữa BTB,TN và ĐNB Là cửa ngõ ra biển của TN, giao lưu quốc tế • Phát triển tổng hợp kinh tế biển • Có ý nghĩa về an ninh quốc phòng biển,đảo
  5. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1. Địa hình - Dáng cong hướng ra biển phía Tây : có núi, gò đồi phía Đông: dải đồng bằng hẹp - Bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển - Bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng,vịnh
  6. 2. Khí hậu - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, không có mùa đông lạnh. + Mùa khô kéo dài, hạn hán,sa mạc hóa + Mùa mưa đến chậm,tập trung trong thời gian ngắn
  7. -Thời tiết của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ khá khắc nghiệt, mùa mưa nhiều, sông suối dâng nước dẫn tới lũ quét, sạt lở, mùa nắng thì hạn hán, bão hay xảy ra từ tháng 9 tới tháng 11. • Nhiệt độ Tb năm 27°C • Lượng mưa 925mm • Độ ẩm không khí 77% • Số giờ nắng cao 2500-3000 h/năm
  8. 3. Sông ngòi - Chủ yếu là các con song nhỏ, ngắn ,dốc => Có giá trị lớn về thủy điện PY Thủy điện A Vương (ĐN)
  9. 2 nhà máy thủy điện lớn Thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi Thủy điện Đa Nhim
  10. 4. Đất: Đất cát pha và đất cát là chính 5. Khóang sản - Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ không nhiều khoáng sản, chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng. - Ngoài ra còn có vàng, titan và đá quý. - Có thể phát triển khai thác dầu khí và sản xuất muối biển.
  11. 6.Rừng: Duyên Hải Nam Trung Bộ có độ che phủ thấp chỉ khoảng 40%, trong đó 97% là rừng gỗ, còn lại là tre và nứa. Có rất nhiều loại gỗ, chim và thú quý nhưng bị tàn phá và ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, lũ lụt và hạn hán. 7.Biển: Tuy thiên nhiên khắc nghiệt nhưng ưu ái cho vùng bờ biển dài để tập trung phát triển kinh tế biển mà chủ yếu là du lịch biển.
  12. Xây dựng các cảng: Dung Quất, Cam Ranh, Kỳ Hà
  13. III. Hoạt động dân cư – xã hội 1.Dân cư - Dân số: 11,3 triệu người - Có sự phân hóa rất mạnh mẽ về sự phân bố của dân cư và dân tộc Một số khác biệt trong phân bố dân cư và hoạt động kinh tế theo hướng từ đông sang tây ở Duyên hải Nam Trung Bộ
  14. 2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển a. Đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản - DhNTB có tiềm năng phát triển ngành thủy sản nhờ có 2 ngư trường lớn, các tỉnh đều giáp biển. Đánh bắt và nuôi trồng được phát triển mạnh.
  15. - Hoạt động chế biến hải sản phong phú đa dạng. Nước mắm Phan Thiết nổi tiếng thơm ngon
  16. b. Du lịch - Nhiều bãi biển nổi tiếng như Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Nha Trang (Khánh Hòa), Cà Ná (Ninh Thuận) => phát triển du lịch và các họat động nghĩ dưỡng.
  17. - Duyên hải Nam Trung Bộ là địa bàn có nhiều di tích văn hoá - lịch sử. Trong đó, Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
  18. - Du lịch biển của Duyên hải Nam Trung Bộ đem lại giá trị cao nhất cả nước.Với các bãi biển: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn - Hiện nay, Bà Nà Hill và Cầu Vàng đang là địa điểm vui chơi và du lịch ấn tượng, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước nhất.
  19. => Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có giá trị kinh tế cao từ du lịch và cao nhất cả nước
  20. c. Dịch vụ hàng hải - Địa hình khúc khuỷu có điều kiện xây dựng các cảng biển nước sâu: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Dung Quất.
  21. d. Khai thác khoáng sản thềm lục địa và sản xuất muối Khai thác dầu khí ở phía Đông đảo Phú Quý Sản xuất muối ở Cà Ná, Sa Huỳnh
  22. 3. Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng a. Phát triển công nghiệp: - Hình thành các trung tâm công nghiệp trong vùng: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết. - Hình thành một số khu công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, khu kinh tế mở Chu Lai
  23. b. Phát triển giao thông vận tải - Nâng cấp quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam - Các tuyến Đông – Tây: Quốc lộ 19, 26 nối với các cảng nước sâu (Dung Quất, Cam Ranh) giúp mở rộngquan hệ của vùng với Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.
  24. - Hiện đại hoá các sân bay, đặc biệt là sân bay quốc tế Đà Nẵng và các sân bay trong nước: Quy Nhơn, Nha Trang, Chu Lai,
  25. Từ những thuận lợi trên, GDP bình quân đầu người của các tỉnh trong vùng khá cao và tăng mạnh