Bài giảng Địa lí 9 - Vị trí địa lý, lãnh thổ, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Gia Lai

pptx 15 trang minh70 7020
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Địa lí 9 - Vị trí địa lý, lãnh thổ, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Gia Lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_li_9_vi_tri_dia_ly_lanh_tho_dieu_kien_tu_nhien.pptx

Nội dung text: Bài giảng Địa lí 9 - Vị trí địa lý, lãnh thổ, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Gia Lai

  1. ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG ĐỊA LÝ TỈNH GIA LAI VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, LÃNH THỔ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TỈNH GIA LAI
  2. I. Vị trí địa lí, lãnh thổ: Quan sát bản đồ tỉnh Gia Lai: Xác định vị trí, phạm vi lãnh thổ, diện tích của tỉnh và nêu ý nghĩa vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế, xã hội ?
  3. - Thuộc vùng Bắc Tây Nguyên với diện tích 15.536,92 km2. - Phía bắc giáp Kon Tum; nam giáp Đắk Lắk; đông giáp Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên; tây giáp Campuchia với đường biên giới là 90 km.
  4. Biên giới chung với Campuchia có chiều dài 90 Km : các tỉnh Ratanakiri, Preah Vihear và Stung Treng - S tỉnh ta chiếm 4,7 % S cả nước , là tỉnh có diện tích khá rộng so với các tỉnh khác
  5. - Được tái lập từ tỉnh Gia Lai – Kon Tum từ ngày 12/8/1991. - Gia Lai bao gồm 14 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố .( 31/12/2012)
  6. Địa hình. - Cao Tb 800 – 900 mét phần lớn là núi và cao nguyên - Có thể chia làm 3 dạng địa hình : + Địa hình miền núi: chiếm 2/5 S D. Mang Yang, dãy An Khê, dãy Chư Jú +Địa hình cao nguyên: Cao nguyên Pleiku và CN Kon Hà Nừng. + Địa hình vùng trũng: Vùngtrũng An Khê, Cheo Reo – Phú Túc
  7. KHÍ HẬU : Với đặc điểm vị trí và địa hình như vậy, khí hậu có những đặc trưng gì ? - Có khí hậu cận xích đạo gió mùa cao nguyên, 1 mùa mưa và 1 mùa khô. + Nhiệt độ trung bình năm từ 210–250C khí hậu có mùa đông ấm, mùa hạ mát. + lượng mưa trung bình năm từ 2200 – 2700 mm. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến 10 và tập trung 85– 90% tổng lượng mưa cả năm. Thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp, chăn nuôi.
  8. Thuỷ văn. Xác định những sông lớn của tỉnh Gia Lai ? - Sông chảy theo 2 hướng chính: đổ ra Biển Đông và đổ vào sông Mê Công Xác định các hồ lớn trong tỉnh và nêu vai trò của hồ ? - Hồ: Biển Hồ (Tơ Nưng), hồ Ayun Hạ có vai trò cung cấp, dự trữ nước, thuỷ sản, du lịch
  9. Biển Hồ Hồ T’nưng hay Biển Hồ hoặc hồ Ea Nueng là một hồ nước ngọt nằm ở phía tây bắc thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo quốc lộ 14, nằm trên cao nguyên địa hình bằng phẳng cao khoảng 500 mét so với mực nước biển.
  10. Hồ Ayun Hạ Hồ Ayun Hạ là hồ nước nhân tạo, hình thành khi dòng sông Ayun được chặn lại vào đầu năm 1994, để khởi công xây dựng công trình thuỷ lợi Ayun Hạ, đập chính và cửa cấp nước của hồ nằm trên địa bàn xã Chưa A Thai - huyện Ayun Pa, cách Tp. Pleiku 70km về phía Tây. Vùng ngập chính của hồ thuộc địa phận xã HBông huyện Chư Sê.
  11. Tài nguyên thiên nhiên : Nhóm đất feralít đỏ vàng chiếm 66% diện tích toàn tỉnh, tập trung chủ yếu trên cao nguyên Pleiku Sinh vật. - Năm 2001, tỉnh có 754,3 nghìn ha rừng, trong đó có 728,4 nghìn ha rừng tự nhiên, 25,9 nghìn ha rừng trồng. Đứng thứ 2 cả nước về diện tích rừng. Động vật phong phú và đa dạng: voi, hổ, báo, khỉ, vượn, các loại chim Khoáng sản. - Quặng Bôxít Du lịch: có phong cảnh tự nhiên đẹp
  12. Thác Phú Cường Thác thuộc xã Dun huyện Chư Sê, cách TP Pleiku 45km về phía Tây Nam, thác có độ cao cột nước khoảng 45m, đã từ lâu thác Phú Cường được nhiều người biết đến bởi vẻ đẹp tự nhiên, thảm thực vật xanh tốt, nằm trên dòng chảy suối Ia Peet đổ ra sông Ayun về hạ nguồn xuống hồ Ayun Hạ. Khu vực thác Phú Cường đang được ngành du lịch lập quy hoạch chi tiết cho phát triển du lịch.