Bài giảng Địa lí 9 - Tìm hiểu địa lí địa phương tỉnh Hà Giang
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lí 9 - Tìm hiểu địa lí địa phương tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_dia_li_9_tim_hieu_dia_li_dia_phuong_tinh_ha_giang.pptx
Nội dung text: Bài giảng Địa lí 9 - Tìm hiểu địa lí địa phương tỉnh Hà Giang
- WELCOME TO HÀ GIANG
- TÌM HIỂU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH HÀ GIANG SINH VIÊN: VỪ THỊ VÀ Lớp: k14-sp Địa lí
- I. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN II. ĐỊA LÍ DÂN CƯ MỤC III. KINH TẾ LỤC IV. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN V. KẾT LUẬN
- I. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN 1. Vị trí địa lí
- 2. Địa hình - Đây là vùng tập trung nhiều ngọn núi cao, có đỉnh Tây Côn Lĩnh (2419 m) - Vùng cao phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần là một phần của cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ 1.000m- hơn 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc Đỉnh núi Tây Côn Lĩnh
- - Vùng cao phía bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho địa hình karst. - Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện còn lại, kéo dài từ Bắc Mê, thị xã Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang. Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối.
- 3. Khí hậu - Hà Giang mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô và lạnh. - Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,6°C - 23,9°C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 10°C và trong ngày cũng từ 6 - 7°C. + Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 40°C (tháng 6, 7) + Mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2-3ºC, (tháng l). - Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú. Toàn tỉnh đạt bình quân lượng mưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm. Dao động lượng mưa giữa các vùng, các năm và các tháng trong năm khá lớn.
- - Bắc Quang là huyện có lượng mưa lớn nhất của tỉnh, có khi vượt quá mức 4000mm và số ngày mưa cũng đạt tới 180 – 200 ngày/ năm. - Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85%. Thời điểm cao nhất (tháng 6, 7, 8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm thấp nhất (tháng l, 2, 3) cũng vào khoảng 81%:
- * Khó khăn: Tuy nhiên Hà Giang còn gặp một số khó khăn về khí hậu, thời tiết cực đoan như: + Rét đậm rét hại, sương muối, tuyết rơi, vào mùa đông đặc biệt là ở các khu vực núi cao như: Đồng Văn, Mèo Vạc +Vào mùa mưa thường bị lũ ống, lũ quét +Vào mùa khô bị thiếu nước trầm trọng đặc biệt là ở Đồng Văn => Những khó khăn gây cản trở đối với đời sống sinh hoạt và phát triển kinh tế của cư dân đồng bào. Tác động tăng trưởng kinh tế của tỉnh
- 4. Thủy văn - Có 3 hệ thống sông chính : Sông Lô, sông Chảy, sông Gâm. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông thuỷ.
- - Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư. Sông Nho Quế Đập thủy điện trên sông Chừng
- 5. Đặc điểm về đất - Trong 778.473 ha diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp có 134.184 ha, chiếm 17% diện tích tự nhiên, đất lâm nghiệp có 334.100 ha, chiếm 42,4%, đất chưa sử dụng có 310.064 ha, chiếm 39,3%, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở.
- - Trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 9 nhóm đất: 1 Nhóm đất xám X (Acrisols): chiếm 74,25% 2 Nhóm đất phù sa P (Fluvisols): chiếm 1,6% 9 3 NHÓM Nhóm đất glây GL (Gleysols): chiếm 0,86% ĐẤT 4 Nhóm đất đen R (Luvisols):chiếm 0,14% CỦA 5 Nhóm đất than bùn (Histosols): chiếm 16,83% TỈNH 6 Nhóm đất tích vôi V (Caleisols): Chiếm 0,16% HÀ 7 Nhóm đất mùn Alit trên núi cao AH (Alisols): chiếm 0,63% GIANG 8 Nhóm đất tầng mỏng E (Leptosols): chiếm 0,03% 9 Nhóm đất đỏ F (Ferasols): Chiếm 6,04%
- 6. Thực vật - Hệ thực vật ở Hà Giang gồm 2.890 loài - Rừng có nhiều loại cây cho gỗ quý như đinh, lim, sến, thông, pơmu Cây thông Đồng Văn
- 7. Động vật - Động vật phong phú về số lượng và thành phần loài. Các động vật quý hiếm như hổ, báo, sơn dương cùng nhiều loại chim quý.
- 8. Các đới cảnh quan tự nhiên - Vùng cao núi đá phía bắc: Bao gồm các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ; độ cao trung bình từ 1.000m đến 1.600m; gồm nhiều khu vực núi đá vôi có độ dốc lớn, nằm sát chí tuyến bắc. Vùng này mang đặc trưng của tiểu vùng khí hậu ôn đới - Vùng cao núi đất phía Tây: Thuộc khối núi thượng nguồn Sông Chảy, gồm các huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì và một số xã thuộc huyện Bắc Quang, Quang Bình và huyện Vị Xuyên trên dãy Tây Côn Lĩnh. - Vùng đồi núi thấp:Là vùng đồi núi thung lũng ven Sông Lô – đó là vùng kinh tế động lực của Tỉnh, gồm: Thành phố Hà Giang và các huyện Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang.
- II. ĐỊA LÝ DÂN CƯ - Hà Giang là một tỉnh nghèo nằm ở khu vực phía Bắc nước Việt Nam. Đây là một tỉnh có dân số ít và đời sống người dân vẫn còn lạc hậu - Dân số: 2016 là 820.427 người - Dân tộc: Hà Giang có 22 dân tộc: Mông (chiếm 32,0% tổng dân số toàn tỉnh), Tày (23,3 %), Dao (15,1 %), Việt (13,3 %), Nùng (9,9 %) - Tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa dân tộc
- 1. Sự biến động dân số qua các thời kì - Qua các năm dân số toàn tỉnh có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ sinh có xu hướng giảm qua các năm do số trẻ em sinh ra ngày càng ít. Bảng 1: Tỷ suất sinh thô - chết thô, tỷ suất gia tăng tự nhiên của tỉnh Hà Giang qua giai đoạn năm 2014-2017 ( %0 ) Gia tăng tự Năm Tỉ suất sinh thô Tỉ suất chết thô nhiên 2014 22,57 5,71 16,86 2015 21,73 5,52 16,21 2016 21,11 5,39 15,72 2017 20,46 5,2 15,17
- 2. Kết cấu dân số a. Kết cấu sinh học * Kết cấu dân số theo giới tính - Ở tỉnh Hà Giang có tỷ lệ giới tính nam thấp hơn nữ, nhưng vào những năm gần đây tỷ lệ nam tăng dần và có tỷ lệ cao hơn nữ. - Như vậy có thể nói kết cấu dân số theo giới tính tỉnh Hà Giang không đồng đều và những điều này gây ảnh hưởng lớn đến nguồn lao động của tỉnh.
- * Kết cấu dân số theo độ tuổi - Cơ cấu dân cư trong độ tuổi lao động ( 15-60 tuổi ) chiếm tỷ lệ cao. Nhìn chung dân số tỉnh Hà Giang trẻ, có xu hướng giảm khi độ tuổi càng lên cao. - Đây là điều kiện thuận lợi cho việc tăng nguồn lực lao động cho tỉnh nhà.
- b. Kết cấu dân số theo thành phần dân tộc - Hà Giang là một tỉnh có thành phần dân tộc đa dạng. Hiện nay trên toàn tỉnh có khoảng 22 dân tộc anh em sinh sống. trong đó các dân tộc thiểu số chiếm hơn 87% dân số toàn tỉnh.
- Sự gia tăng dân số ở các dân tộc ở tỉnh Hà Giang qua các giai đoạn từ 2014-2017 Đơn vị; người Dân tộc 2014 2015 2016 2017 Dân tộc Mông 255.329 262.738 268.857 274.086 Dân tộc Tày 184.274 187.422 190.259 193.146 Dân tộc Dao 119.133 120.592 122.158 123.930 Dân tộc Kinh 103.783 104.243 105.250 106.359 Dân tộc Nùng 77.448 78.668 79.952 81.162 Dân tộc Giấy 16.630 16.793 16.878 17.184 Dân tộc La Chí 13.090 13.157 13.386 13.578 Dân tộc Hoa Hán 8.305 8.527 8.737 8.975 Dân tộc Pà Thẻn 6.337 6.269 6.395 6.489 Dân tộc Cờ Lao 2.468 2.538 2.644 2.700 Dân tộc Lô Lô 1.586 1.623 1.663 1.715 Dân tộc Bố Y 901 920 948 961 Dân tộc Phù Lá 852 849 846 854 Dân tộc Pu Péo 663 668 696 733 Dân tộc Mường 545 552 564 581 Dân tộc Sán Chay 686 706 742 779 Dân tộc Thái 159 159 174 181 Tổng số 792.472 806.702 820.427 833.692
- c. Kết cấu dân số về trình độ văn hóa - Hà Giang là một tỉnh nghèo, không có nhiều điều kiện để phục vụ cho giáo dục và học tập - Tỷ lệ người không biết chữ còn cao, chiếm tỷ trọng lớn. Hiện nay số người biết chữ đang có xu hướng tăng nhưng với mức độ rất chậm.
- d. Kết cấu dân số theo thành phần lao động - Trong nền kinh tế của tỉnh tỷ lệ dân số tham gia hoạt động vào các ngành là khác nhau. Dân số hoạt động nhiều nhất ở ngành nông-lâm nghiệp và hiện nay đang có xu hướng giảm dần tỷ trọng. tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp- xây dựng và Dịch vụ.
- 3. Phân bố dân cư - Dân cư toàn tỉnh phân bố không đồng đều giữa các huyện, giữa thành thị và nông thôn. 2010 2014 2015 2016 2017 Tổng số 737.768 792.472 806.702 820.427 833.692 Thành phố Hà Giang 48.733 53.097 54.240 55.360 56.425 Huyện Bắc Quang 105.635 109.951 110.830 112.186 113.352 Huyện Quang Bình 57.297 61.921 62.302 63.546 64.395 Huyện Vị Xuyên 96.996 103.542 105.512 106.967 108.326 Huyện Bắc Mê 48.597 53.341 54.043 54.840 55.759 Huyện Hoàng Su Phì 60.445 64.122 64.991 65.798 66.559 Huyện Xín Mần 59.196 62.976 63.841 64.732 65.806 Huyện Quản Bạ 45.426 49.246 50.204 51.188 52.152 Huyện Yên Minh 78.725 84.770 87.832 89.764 91.652 Huyện Đồng Văn 65.421 72.272 73.895 75.500 77.170 Huyện Mèo Vạc 71.297 77.234 79.012 80.546 82.096
- 3.1 Quần cư a. Quần cư nông thôn Mật độ dân số thấp, dân cư tập trung nhỏ lẻ theo từng xã, thôn, làng, bản b. Quần cư thành thị Mật độ dân số cao, tập trung thành các phố phường. Phát triển kinh tế theo hướng hiện đại hóa, tập trung vào các lĩnh vực như công nghiệp, dịch vụ
- 3.2. Văn hóa xã hội - Hiện tỉnh ta có 3 tôn giáo gồm: Phật giáo, Công giáo và Tin lành. - Giáo dục trong những năm gần đây được đẩy mạnh về cơ sở, vật chất, kĩ thuật. Đội ngũ giáo viên được tăng cường về năng lực và phẩm chất nhà giáo, các trường tiểu học, bán trú, nội trú được mở ra nhiều hơn, có nhiều loại học bổng khuyến khích học sinh giỏi - Trong những năm gần đây ngành y tế tỉnh Hà Giang đã thu được nhiều thành tích , trang thiết bị đang dần được cải thiện về số lượng và chất lượng.
- - Các lễ hội đặc trưng cho bản sắc dân tộc ở Hà Giang như: Lễ hội Lồng Tồng, Lễ hội Gầu Tào, Lễ hội Cầu Trăng , Lễ hội Cấp Sắc, Chợ tình Khâu Vai
- III. KINH TẾ 1. Quá trình phát triển. - Trong giai đoạn 5 năm từ 2010-2017, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nền kinh tế tỉnh Hà Giang đã phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao. C c u kinh t t nh Hà Giang t giai đo n 2010-2017 ơ ấ ế ỉ ừ ạ Đơn vị:% Công Nông-lâm- nghiệp-xây Năm Tổng số ngư dựng Dịch vụ 2010 100 36,21 20,17 43,62 2014 100 32,95 25,46 41,6 2015 100 33,6 22,45 43,94 2016 100 33,11 21,65 45,24 2017 100 30,86 22,48 46,66
- 2. Các ngành kinh tế. 2.1. Nông, lâm, ngư nghiệp a. Nông nghiệp. - Hiện nay toàn tỉnh có 18 doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; tổng số vốn hoạt động khoảng 26.452 triệu đồng, bình quân 1.556 triệu đồng trên 1 doanh nghiệp.
- - Các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất trên diện rộng như giống lúa, ngô, rau, củ, quả . - Hạ tầng sản xuất từng bước được đầu tư hoàn thiện, các trung tâm khoa học phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng được đầu tư theo hướng hiện đại. Ruộng bậc thang Xín Mần
- b. Lâm nghiệp - Trong lâm nghiệp năm 2015 toàn tỉnh tổng mới được 37.681,7 ha rừng tại 192 xã, thị trấn của 10 huyện Thành phố đạt 100% kế hoạch. Loại rừng Diện tích (ha) Rừng lâm nghiệp xã hội 37.051 Rừng đặc dụng 400 Rừng phòng hộ 78,5 Rừng thay thế 143,2
- c. Thủy sản. - Trong những năm gần đây nghành nuôi trồng thủy sản nhận được sự quan tâm giúp đỡ của sở nông nghiệp phát triển nông thôn, thủy sản được nuôi trồng nhiều ở một số địa phương như: + Cá chê được nuôi ở Vị xuyên. + Cá chép, cá trôi tại Xín Mần. Nhà bè nuôi cá lồng tại lòng hồ Thủy điện Sông Chừng
- 2.2. Công nghiệp – xây dựng. - Sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ, vừa tăng về giá trị, vừa có nhiều ngành nghề sản xuất mới. - Tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh tăng từ 20,17 năm 2010 lên 22,48 vào năm 2017.
- 2.3. Dịch vụ. - Thương mại phát triển nhanh chóng - Du lịch hiện đang là thế mạnh và là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. - Trong năm 2016, lượng khách du lịch đến với Hà Giang ước đạt trên 850 nghìn lượt người tăng 11,9% so với năm 2015. Trong đó: lượng khách quốc tế ước đạt 176 nghìn lượt, khách nội địa trên 677 nghìn lượt
- - Hà Giang còn có 11 hùng quan mà nổi bật trong đó là “tứ đại kỳ quan” sau đây: Cao nguyên đá Đồng Văn, Dinh thự họ Vương, Cột cờ Lũng Cú và Con đường Hạnh phúc
- 3. Sư phân hóa kinh tế theo lãnh thổ. - Với đặc điểm địa hình bị chia cắt mạnh, trên địa bàn tỉnh hình thành 3 tiểu vùng mang những đặc điểm kinh tế khác nhau: Vùng cao núi đá phía bắc 3 tiểu Vùng kinh Vùng cao núi đất phía Tây Tế Vùng đồi núi thấp
- - Vùng cao núi đá phía bắc: + Bao gồm các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ. + Vùng này mang đặc trưng của tiểu vùng khí hậu ôn đới, thích hợp cho phát triển các loại cây ăn quả như: Mận, đào, lê, hồng, táo + Các loại cây dược liệu quý như: Thảo quả, đỗ trọng, huyền sâm, ý dĩ
- + Cây lương thực chủ yếu là lúa, ngô, rau và cây họ đậu
- + Vật nuôi chính là trâu, bò, ngựa, dê, lợn, gia cầm
- - Vùng cao núi đất phía Tây: Thuộc khối núi thượng nguồn Sông Chảy, gồm các huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì và một số xã thuộc huyện Bắc Quang, Quang Bình và huyện Vị Xuyên trên dãy Tây Côn Lĩnh. + Điều kiện thời tiết và khí hậu thích hợp trồng các loại cây bán ôn đới, thuận lợi cho phát triển nghề rừng, nuôi ong.
- + Trồng một số cây công nghiệp lâu năm như: Chè, thông, + Cây lương thực chính là lúa, ngô; vật nuôi là trâu, ngựa và dê.
- - - Vùng đồi núi thấp: + Là vùng đồi núi thung lũng ven Sông Lô – đó là vùng kinh tế động lực của Tỉnh, gồm: Thành phố Hà Giang và các huyện Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình. +Thuận lợi để trồng lúa nước, phát triển nghề rừng và các loại cây nhiệt đới, như: Loại cây có múi, cây công nghiệp (chè, trẩu, dâu tằm); chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản. Vùng này có tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm – thổ sản đặc biệt là thế mạnh về phát triển công nghiệp, dịch vụ và thương mại.
- IV. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN. 1. Kinh tế - Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 7,5%/năm giai đoạn 2016 - 2020; thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 30 triệu đồng; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 600 triệu USD; thu ngân sách trên địa bàn so GDP tăng lên 15% năm 2020. - Cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng các ngành nông nghiệp chiếm 33%, công nghiệp - xây dựng chiếm 29% và dịch vụ chiếm 38%.
- 2. Văn hóa – xã hội - Giải quyết việc làm, giảm hộ nghèo xuống khoảng dưới 5% năm 2020. - Phấn đấu tỷ lệ huy động trẻ từ 3 - 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt trên 99%; trẻ từ 6 - 14 tuổi đến trường đạt trên 99%; duy trì phổ cập trung học cơ sở bền vững; tỷ lệ trung học phổ thông đạt trên 30% vào năm 2020; tỷ lệ học nghề, cao đẳng, đại học đạt 60% năm 2020. - Đến năm 2020 đảm bảo 100% chất thải rắn được thu gom và xử lý; 85% số hộ dân cư nông thôn được sử dụng điện lưới.
- V. KẾT LUẬN - Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam, nơi địa đầu Tổ quốc. Với đặc điểm tự nhiên mang tính riêng biệt. - Hà Giang đang chuyển mình bằng nhiều lợi thế và tiềm năng. - Trong tương lai tỉnh phấn đấu tập trung phát triển ngành công nghiệp, đồng thời đưa ngành du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, phải sử dụng tiềm năng một cách hợp lí, qua sự đầu tư đúng hướng và có quyết tâm cao có hiệu quả trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Hà Giang.