Bài giảng Địa lý khối 11 - Bài 9, Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế Nhật Bản

ppt 37 trang thuongnguyen 4950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Địa lý khối 11 - Bài 9, Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_dia_ly_khoi_11_bai_9_tiet_2_cac_nganh_kinh_te_va_c.ppt

Nội dung text: Bài giảng Địa lý khối 11 - Bài 9, Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế Nhật Bản

  1. Bài 9: Nhật Bản TIẾT 22: CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ
  2. MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHIẾM TỈ TRỌNG LỚN TRONG CƠ CẤU CN CỦA NHẬT BẢN
  3. 1.Công nghiệp - Cơ cấu ngành: Đầy đủ các ngành CN kể cả những ngành không có lợi thế về tài nguyên do dựa vào các ưu thế về LĐ, trình độ KH - KT cao.
  4. 1.Công nghiệp - Tình hình phát triển và phân bố: + Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ 2 thế giới. + Nhiều ngành đứng hàng đầu TG. + Giảm bớt việc phát triển các ngành CN truyền thống, tốn năng lượng, chú trọng phát triển các ngành CN hiện đại, một số ngành mũi nhọn.
  5. Tại sao Nhật Bản lại chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hiện đại?  Nhật Bản nghèo tài nguyên khoáng sản nên phải nhập khẩu.  Giáo dục - Đào tạo và KHKT phát triển mạnh nên có nhiều ứng dụng các thành tựu vào sản xuất công nghiệp.  Chính sách của Nhật Bản ưu tiên phát triển các ngành CN hiện đại.  Công nghiệp hiện đại đem lại lợi ích kinh tế lớn.
  6. 1.Công nghiệp + Phân bố: TTCN tập trung ở phía ĐN.
  7. 1.Công nghiệp - Cơ cấu ngành: đầy đủ các ngành CN kể cả những ngành không có lợi thế về tài nguyên do dựa vào các ưu thế về LĐ, trình độ KH - KT cao. - Tình hình phát triển và phân bố: + Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ 2 thế giới. + Nhiều ngành đứng hàng đầu TG. + Giảm bớt việc phát triển các ngành CN truyền thống, tốn năng lượng, chú trọng phát triển các ngành CN hiện đại, một số ngành mũi nhọn. + Phân bố: TTCN tập trung ở phía ĐN.
  8. 2. Dịch vụ - Là khu vực kinh tế quan trọng, chiếm 68% giá trị GDP (2004). - Thương mại, tài chính có vai trò to lớn trong ngành dịch vụ. + Thương mại: Là cường quốc thương mại thứ 4 TG(sau HK, CHLBĐ, TQ) Bạn hàng: Hoa Kì, TQ, EU, ĐNA + Tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu TG
  9. 2. Dịch vụ: Giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, đứng thứ 3 thế giới.
  10. 3. Nông nghiệp Vai trò, đặc điểm Tình hình phát triển và phân bố - Trồng trọt: - Chăn nuôi: - Đánh bắt, nuổi trồng thủy hải sản.
  11. 3. Nông nghiệp Vai trò, đặc điểm: - Là ngành thứ yếu trong GDP (chiếm 1%) - Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, chú trọng tăng năng suất và chất lượng nông sản.
  12. 3. Nông nghiệp Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?
  13. 3. Nông nghiệp - Trồng trọt: + Cây lương thực: lúa gạo 50%S canh tác, lúa mì ở Hôcaiđô và Kiuxiu + Cây CN: chè, thuốc lá, dâu tằm. + Rau, quả cận nhiệt, ôn đới.
  14. 3. Nông nghiệp - Chăn nuôi: + Tương đối phát triển ở Nhật, các vật nuôi chính là bò, lợn, gà
  15. 3. Nông nghiệp - Đánh bắt, nuổi trồng thủy hải sản. + Sản lượng đánh bắt hải sản lớn (4596,2 nghìn tấn cá, năm 2003 ), chủ yếu là cá thu, cá ngừ, tôm, cua. + Nuôi trồng được chú trọng, sp; tôm, sò, ốc, rau câu, trai lấy ngọc.
  16. Tại sao đánh bắt hải sản lại là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản?
  17. Tại sao đánh bắt hải sản lại là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản? Điều kiện tự nhiên: - Vị trí 4 mặt giáp biển nên có diện tích đánh bắt lớn - Có sự giao thoa giữa 2 dòng biển nên hình thành các ngư trường lớn. Điều kiện kinh tế - xã hội - Là nguồn thực phẩm quan trọng của người Nhật. - Phương tiện đánh bắt tiên tiến, hiện đại, hệ thống cảng biển phát triển. - Ngành chế biển hải sản khá phát triển
  18. II. BỐN VÙNG KINH TẾ GẮN VỚI BỐN ĐẢO LỚN Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Hôn-su Kiu-xiu Xi-cô-cư Hô-cai-đô
  19. Hôn - su: - Diện tích rộng nhất, dân số đông nhất, kinh tế phát triển nhất với các ngành CN truyền thống và hiện đại. - Các TTCN
  20. Kiu - xiu: - phát triển CN nặng, nhất là khai thác than và luyện thép do có nguồn nguyên liệu và vị trí thuận lợi trong nhập nguyên nhiên liệu. - Miền Đông Nam trồng nhiều cây cn và rau quả
  21. Xi - cô - cư: - Phát triển CN khai thác quặng đồng. - Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt dộng kinh tế.
  22. Hô - cai - đô: - Phát triển lâm nghiệp. - CN khai khoáng. - Các TTCN
  23. II. BỐN VÙNG KINH TẾ GẮN VỚI BỐN ĐẢO LỚN - Hôn - su: diện tích rộng nhất, dân số đông nhất, kinh tế phát triển nhất với các ngành CN truyền thống và hiện đại. - Kiu - xiu: phát triển CN nặng, nhất là khai thác than và luyện thép do có nguồn nguyên liệu vàvị trí thuận lợi trong nhập nguyên nhiên liệu. - Xi - cô - cư: phát triển CN khai thác quặng đồng, NN - Hô - cai - đô: phát triển lâm nghiệp, CN khai khoáng.
  24. Bài tập củng cố: Câu 1. Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ vủa Nhật Bản? A. Chiếm tỉ trọng GDP lớn. B. Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn. C. Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới về thương mại. D. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng. Câu 2. Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Nhật Bản tập trung nhiều nhất ở đảo nào sau đây? A. Hôn-su. B.Hô-cai-đô. C. Xi-cô-cư. D.Kiu-xiu
  25. Bài tập củng cố: Câu 3 . Ý nào sau đây không đúng với sản xuất lúa gạo ở Nhật Bản? A. Là cây trồng chính của nông nghiệp Nhật Bản. B. Chiếm 50% diện tích đất canh tác. C. Một số diện tích trồng lúa chuyển sang trồng các cây khác. D. Sản lượng lúa đứng hàng đầu thế giới. Câu 4. Đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản vì? A. Nhật Bản được bao bọc bởi biển và đại dương, gần các ngư trường lớn và cá là thực phẩm chính. B. Ngành này cần vốn đầu tư ít, năng suất và hiệu quả cao. C. Nhu cầu lớn về nguyên liệu cho chế biến thực phẩm. D. Ngành này không đòi hỏi cao về trình độ