Bài giảng Giáo dục công dân khối 10 - Bài 16: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng

ppt 19 trang thuongnguyen 6820
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân khối 10 - Bài 16: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_cong_dan_khoi_10_bai_16_khuynh_huong_phat.ppt

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân khối 10 - Bài 16: Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng

  1. Bài 6. KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG 1. PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG VÀ PHỦ ĐỊNH SIÊU HÌNH 2. KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT HIỆN HƯỢNG
  2. Bài 6. KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG 1. PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG VÀ PHỦ ĐỊNH SIÊU HÌNH a. Phủ định là gì ?
  3. Để xây dựng một ngôi nhà mới tại vị trí ngôi nhà cũ, để trồng một luống rau tại vị trí của 1 đám cỏ, trước hết người ta phải làm gì?
  4. Bài 6. KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG 1. PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG VÀ PHỦ ĐỊNH SIÊU HÌNH a. Phủ định là gì ? Phủ định là xoá bỏ sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó.
  5. Ví dụ: Hạt lúa xay thành gạo ăn Gió bão làm cây đổ Động đất sập đổ nhà Dùng điện tiêu diệt cá
  6. Bài 6. KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG 1. PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG VÀ PHỦ ĐỊNH SIÊU HÌNH
  7. ⚫ Tình huống: Thỏ mẹ đưa cho thỏ anh và thỏ em mỗi đứa một củ nghệ và bảo: Các con hãy phủ định nó đi! Thỏ mẹ vừa dứt lời, lập tức thỏ em cho củ nghe vào mồm nhai ngấu nghiến. Thỏ anh thì đem củ nghệ của mình trồng xuống đất. ⚫? Cách phủ định củ nghệ của anh em thỏ giống và khác nhau chỗ nào?
  8. b/ Phủ định siêu hình Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xoá bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng.
  9. Ví dụ:
  10. c. Phủ định biện chứng Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới
  11. Ví dụ: ⚫Hạt thóc cây lúa non Quả trứng con gà con Mây mưa
  12. Sắp xếp các dữ kiện sau cho phù hợp với 2 loại phủ định: PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG PHỦ ĐỊNH SIÊU HÌNH 1- Diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài. 2- Không xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng. 3- Xóa bỏ sự tồn tại, phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng. 4- Sự vật, hiện tượng bị xóa bỏ hoàn toàn, không tạo ra cái mới, không liên quan đến cái mới. 5- Sự vật, hiện tượng cũ là cơ sở cho sự xuất hiện của sự vật mới, sẽ tiếp tục tồn tại, phát triển trong sự vật mới. 6- Diễn ra do sự phát triển bên trong bản thân sự vật, hiện tượng.
  13. PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG PHỦ ĐỊNH SIÊU HÌNH Diễn ra do sự phát triển Diễn ra do sự can thiệp, bên trong bản thân sự tác động từ bên ngoài. vật, hiện tượng. Không xóa bỏ sự tồn tại Xóa bỏ sự tồn tại, phát và phát triển tự nhiên của triển tự nhiên của sự vật, sự vật, hiện tượng. hiện tượng. Sự vật, hiện tượng cũ Sự vật, hiện tượng bị là cơ sở cho sự xuất hiện xóa bỏ hoàn toàn, không của sự vật mới, sẽ tiếp tạo ra cái mới, không liên tục tồn tại, phát triển trong quan đến cái mới. sự vật mới.
  14. Sự vật, hiện tượng PĐBC PĐSH Xã hội PK Xã hội TBCN Luộc trứng gà để ăn HS lớp9 HS lớp 10 Tre già Măng mọc Cháy rừng
  15. Đã có một thời kỳ, con người không gìn giữ một số công trình kiến trúc cổ. Vì vây ngôi chùa, đền, đình làng đã bị một số người phá hủy sử dụng bừa bãi như sử dụng làm nhà kho, có nơi bị tháo dỡ để lấy gỗ, gạch để làm công việc khác. 1. Những hành vi nêu trên có phải là phủ định hay không? Nếu đúng, đó là loại phủ định nào? 2. Loại phủ định như vậy có góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa không?
  16. Quá trình tiến hóa của loài người Sự nãy mầm của hạt thóc
  17. * Đặc điểm của phủ định biện chứng -Tính khách quan: + Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng. + Đó là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn của bản thân sự vật, hiện tượng. -Tính kế thừa: + Phủ định biện chứng chỉ gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thời của cái cũ. + Giữ lại những yếu tố tích cực còn thích hợp để phát triển cái mới, đảm bảo cho các sự vật, hiện tượng phát triển liên tục.
  18. CỦNG CỐ Câu 1: Chúng ta phải luôn đổi mới phương pháp học tập. Theo em, đấy có phải là yêu cầu của phủ định biện chứng không? Tại sao? Câu 2: Trong cuộc sống hằng ngày, ta cần phê bình và tự phê bình như thế nào mới phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng? Câu 3: Phân tích tình huống: Thành phố Hội An chủ trương tôn tạo và xây dựng phố cổ. Giả sử có hai quan điểm: Quan điểm 1: Phá bỏ hoàn toàn phố cổ Hội An để xây dựng mới hoàn toàn cho phù hợp với đô thị hóa. Quan điểm 2: Giữ nguyên vẹn như cũ và trùng tu. Theo ý của em đâu là quan điểm phù hợp với tư tưởng phủ định biện chứng? Câu 4: Trước sự lớn mạnh của bão công nghệ thông tin như hiện nay, bản thân em sẽ tiếp nhận những luồng thông tin trên mạng internet như thế nào để phù hợp với quan điểm của phủ định biện chứng?
  19. DẶN DÒ ⚫- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK ⚫- Chuẩn bị mục 2: ⚫+ Nội dung quy luật phủ định của phủ định ⚫+ Em vận dụng quy luật này như thế nào?