Bài giảng Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 10: Quan niệm về đạo đức - Hoàng Thúy Mai

ppt 17 trang thuongnguyen 4860
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 10: Quan niệm về đạo đức - Hoàng Thúy Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_10_bai_10_quan_he_ve_dao_duc.ppt

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 10: Quan niệm về đạo đức - Hoàng Thúy Mai

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ GIANG TRƯỜNG THPT ĐỒNG YÊN HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP : 10 CHUYÊN ĐỀ : ĐẠO ĐỨC, MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC Giáo viên : Hoàng Thúy Mai
  2. Bài 10
  3. NGƯỜI PHỤ NỮ DẮT EM BÉ SẢN XUẤT CÀ PHÊ TỪ QUA ĐƯỜNG BỘT BẮP
  4. CHUNG TAY ĐẨY LÙI DỊCH BỆNH
  5. I. Ôn tập kiến thức cơ bản: 1. Quan niệm về đạo đức : a. Đạo đức là gì ? - Khái niệm : Là hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng của xã hội. - Đặc trưng : + Là quy tắc chuẩn mực xã hội (không phải của cá nhân) + Là tính tự giác + Phù hợp với lợi ích chân chính của con người. - Cùng với sự phát triển của xã hội thì quy tắc, chuẩn mực đạo đức cũng thay đổi.
  6. Phong Trung thành Hiện Trung thành kiến vô điều kiện nay với lợi ích với Vua của đất nước, của nhân dân
  7. Phong kiến Hiện nay
  8. b. Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người. - Giống nhau : Đều là phương thức điều chỉnh hành vi con người. - Khác nhau : + Đạo đức : Tự giác thực hiện. Nếu không thực hiện sẽ bị xã hội lên án. + Pháp luật : Bắt buộc thực hiện. Nếu không thực hiện sẽ bị pháp luật cưỡng chế. + Phong tục tập quán : Con người tuân theo những thói quen, tục lệ, trật tự nền nếp đã ổn định từ lâu đời, là thuần phong mỹ tục cần kế thừa và phát huy, những hủ tục cần loại bỏ.
  9. 2. Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội: a. Đối với cá nhân. - Góp phần hoàn thiện nhân cách. - Giáo dục lòng nhân ái, vị tha. - Có ý thức, năng lực và sống thiện. b. Đối với gia đình. - Đaọ đức là nền tảng hạnh phúc của gia đình. - Đạo đức tạo nên sự ổn định và phát triển của gia đình. c. Đối với xã hội. - Xã hội sẽ phát triển bền vững nếu xã hội đó thực hiện đúng các quy tắc chuẩn mực đạo đức. - Xã hội sẽ mất ổn định nếu đạo đức xuống cấp.
  10. GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC
  11. II. Luyện tập 1. Phần trắc nghiệm. Câu 1. Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội gọi là: A. Đạo đức. B. Pháp luật. C. Tín ngưỡng. D. Phong tục. Câu 2. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính: A. Tự nguyện. B. Bắt buộc. C. Cưỡng chế. D. Áp đặt. Câu 3. Đạo đức giúp cá nhân có ý thức và năng lực: A. Sống thiện. B. Sống tự lập C. Sống tự do D. Sống tự tin Câu 4. Gia đình Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào dưới đây? A. Đạo đức, pháp luật. B. Đạo đức, tình cảm. C. Truyền thống, quy mô gia đình. D. Truyền thống, văn hóa.
  12. Câu 5. Nền tảng của hạnh phúc gia đình là: A. Đạo đức B. Pháp luật C. Tín ngưỡng D. Tập quán Câu 6. “Người có tài mà không có đức là vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Câu nói này Bác Hồ muốn nhấn mạnh đến vai trò của: A. Tài năng và đạo đức. B. Tài năng và sở thích. C. Tình cảm và đạo đức. D. Thói quen và trí tuệ. Câu 7. Câu “Tiên học lễ, hậu học văn” muốn nhấn mạnh đến vai trò của: A. Lễ nghĩa đạo đức. B. Phong tục tập quán. C. Tín ngưỡng . D. Tình cảm. Câu 8. Trên đường đi học về thấy một phụ nữ vừa bế con nhỏ vừa sách một túi đồ nặng qua đường. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp? A. Giúp người phụ nữ xách đồ. B. Lặng lẽ bỏ đi vì không phải việc của mình. C. Đứng nhìn người phụ nữ đó. D. Gọi người khác giúp.
  13. 2. Phần tự luận Câu 1: Ngày xưa, một người lấy việc chặt củi, đốn than trên rừng làm nghề sinh sống được coi là người lương thiện. Ngày nay, nếu chặt củi, đốn than thì bị dư luận phê phán, cho rằng đó là kẻ phá hoại rừng, là người thiếu ý thức bảo vệ môi trường và cộng đồng. Em giải thích thế nào về việc này? Câu 2: Hãy lấy một vài ví dụ về hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội. Qua những ví dụ này em có thể rút ra được những điều gì?
  14. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI MỚI * Bài cũ : - Nắm vững khái niệm đạo đức - Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật; hiểu được vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội. * Bài mới: - Chuẩn bị bài mới : Tiết 2 “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học”