Bài giảng Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (2 tiết) - Cao Thị Mơ

ppt 22 trang thuongnguyen 7870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (2 tiết) - Cao Thị Mơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_10_bai_11_mot_so_pham_tru_co.ppt

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (2 tiết) - Cao Thị Mơ

  1. TRƯỜNG THPT LINH TRUNG TỔ: SỬ - ĐỊA – GDCD NHÓM: GDCD BÀI 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC (2 TIẾT) Giáo viên: CAO THỊ MƠ Bộ m: GDCD 1
  2. 1. Nghĩa vụ: 3. Nhân phẩm và Danh dự. a. Khái niệm : a.Nhân phẩm b. Nghĩa vụ của thanh niên b.Danh dự hiện nay. 4. Hạnh phúc 2. Lương tâm. a.Hạnh phúc là gì? a.Khái niệm: b.Hạnh phúc cá nhân và b.Làm thế nào để trở thành hạnh phúc xã hội. người có lương tâm trong sáng. 2
  3. 1. Nghĩa vụ: a. Khái niệm ➢ Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu lợi ích chung của cộng đồng, của XH. 3
  4. b. Nghĩa vụ của thanh niên hiện nay. ? Là HS trung học em thấy mình có nghĩa vụ gì? Không ngừng học tập nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu KH và CN hiện đại, nâng cao trình độ nhận 4 thức về chính trị, XH Nghĩa Chăm lo rèn luyện đạo đức bản thân.có ý thức quan vụ cơ tâm đến những người xung quanh,dám đấu tranh bản chống lại cái ác. bảo vệ cái thiện của HS Tích cực lao động sản xuất , mỗi người phải cần cù, THPT sáng tạo , trung thực và có trách nhiệm Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN 4
  5. 2. Lương tâm a. Lương tâm là gì? ❖Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành Vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và XH. ❖Lương tâm tồn tại ở 2 trạng thái: - Trạng thái thanh thản của lương tâm - Trạng thái cắn rứt lương tâm. 5
  6. b.Làm thế nào để trở thành người có lương tâm. ❖Đối với mọi người ( Đọc thêm SGK- 71) ➢ Thường xuyên rèn luyện tư tưởng ,đạo đức theo quan điểm tiến bộ, cách mạng và tự giác thực hiện các hành vi đạo đức hàng ngày để biến ý thức đạo đức thành thói quen đạo đức. ➢ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguỵên phấn đấu trở thành công dân tốt,người có ích cho XH. ➢ Bồi dưỡng tình cảm trong sáng, đẹp đẽ trong quan hệ giữa người với người ( sống cao thượng và bao dung). ❖Đối với HS: ➢ Tự giác thực hiện nghĩa vụ của HS. ➢ Rèn luỵên ý thức đạo đức, tác phong, ý thức kỷ luật. ➢ Biết quan tâm giúp đỡ người khác. ➢ Có lối sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn XH. 6
  7. 3. Nhân phẩm và Danh dự. a. Nhân phẩm: ❖Khái niệm nhân phẩm: ➢ Là toàn bộ những phẩm chất mà con người có được. nói cách khác :Nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người. ❖Xã hội đánh gía cao người có nhân phẩm ❖Nhân phẩm biểu hiện:. ➢ Có lương tâm trong sáng ➢ Nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh. ➢ Thực hiện tốt các nghĩa vụ và chuẩn mực đạo đức. 7
  8. Đạo đức là nhân cách con người ch?v=eGUKkJktRLs 8
  9. b.Danh dự: ❖Khái niệm Danh dự: Danh dự là sự coi trọng , đánh giá cao của dư luận XH đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần , đạo đức của người đó. Do vậy, Danh dự là nhân phẩm được đánh giá và công nhận. • Ví dụ: -Danh dự đoàn viên thanh niên-HS giỏi – Danh dự nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú -Danh dự người thầy thuốc 9
  10. ? Em có nhận xét gì về tình huống sau? • Bạn A đang làm bài tập ở nhà.bạn B học cùng lớp trông thấy vậy mang vở bài tập mà mình đã làm xong bảo A chép cho nhanh rồi cùng đi chơi.Bạn A từ chối vì cho rằng đây là nhiệm vụ mà bản thân phải hòan thành, vì thế đã không đi chơi được. ? -Phạm trù nhân phẩm và danh dự có quan hệ với nhau không? 10
  11. Vì sao những người nghiện ma túy khó giữ được ? nhân phẩm và danh dự của mình? 11
  12. ❖Tự trọng: - Người có lòng tự trọng làm chủ các nhu cầu bản thân, kìm chế ham muốn không chính đáng và cố gắng tuân theo các quy tắc ,chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội, đồng thời biết quý trọng nhân phẩm và danh dự của người khác. Ví dụ: -Em nhỏ đáng giày không nhặt tiền của khách hàng vứt xuống đất. -Thầy giáo không nhận tiền của phụ huynh học sinh xin điểm cho con. 12
  13. Tự ái? . Em đã tự ái bao giờ chưa? Ví dụ? ? . Theo em tự ái có lợi hay có hại? Vì sao? . So sánh tự trọng với tự ái? ➢ Tự trọng khác với tự ái, tự ái là do quá nghĩ cho bản thân, đề cao cái tôi nên thường có thái độ bực tức khó chịu, giận dỗi khi cho mình bị đánh giá thấp. Ngừơi tự ái thường không muốn ai chỉ trích, khuyên bảo mình, phản ứng của họ thường thiếu sáng suốt và sai lầm. 13
  14. 4. Hạnh phúc: NHU CẦU Ý NGHĨA VÍ DỤ VẬT Đáp ứng những mức độ ăn, mặc, ở, phương CHẤT nhất định phục vụ cuộc tiện đi lại, phương sống con ngừơi, giúp tiện sinh hoạt, tư cho sự phát triển các liệu sản xuất nhu cầu khác. TINH Giúp cuộc sống con Văn học, nghệ THẦN người trở nên đẹp đẽ thuật, nghiên cứu hơn, phát triển óc sáng khoa học, học tập, tạo và phát huy nhân vui chơi giải trí cách cao đẹp 14
  15. a. Hạnh phúc là gì? ❖Khái niệm hạnh phúc: Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng , hài lòng của con ngừơi trong cuộc sống khi được đáp ứng thỏa mãn các nhu cầu chân chính ,lành mạnh về vật chất và tinh thần. 15
  16. b. Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc Xã hội. ❖Hạnh phúc cá nhân là cơ sở của hạnh phúc Xã hội. ❖Xã hội có hạnh phúc thì cá nhân mới có điều kiện phấn đấu. ❖Khi cá nhân phấn đấu cho hạnh phúc của mình thì đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ đối với người khác và cộng đồng. chỉ như vậy hạnh phúc của mỗi người mới trở nên trọn vẹn và có ý nghĩa xã hội. 16
  17. Câu 1: Xắp xếp các yếu tố cột A tương ứng với cột B: A B 1. Trẻ em đi học. a.Cha mẹ nuôi con 2. Chăm sóc yêu thương b. Trường học và thầy cô giáo 3.Kinh doanh hàng hóa c. Bảo vệ tổ quốc 4. Sống tự do-hạnh phúc d. Đóng thuế 17
  18. Câu2: chọn đáp án đúng nhất để hòan thành câu sau? “ Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với .”. a.Gia đình và mọi người xung quanh b. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc c.Yêu cầu,lợi ích chung của cộng đồng của xã hội d.sự phát triển bền vững của đất nước. 18
  19. Câu 3: Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống sau đây? “Lương tâm là năng lực hànhTự đánh giá và điều chỉnh vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội”. 19
  20. Câu 4: Những câu tục ngữ nào sau đây nói về Nghĩa vụ và lương tâm? Tục ngữ Nghĩa vụ Lương tâm -Ăn quả nhớ kẻ trồng cây -Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ -Đào hố hại người lại chôn mình -Gắp lửa bỏ tay người -Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng -Một lời nói dối sám hối bảy ngày 20
  21. DẶN DÒ Ôn lại bài cũ Làm bài tập số 1, 2, 6 trong SGK trang 75 Đọc trước bài 12 phần Tình yêu 21