Bài giảng Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân - Phạm Đình Tài
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân - Phạm Đình Tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_10_bai_16_tu_hoan_thien_ban.ppt
Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân - Phạm Đình Tài
- Bài 16 : TỰ HOÀN THIỆN BẢN THÂN Group 5: Phạm Đình Tài Phạm Công Thắng Nguyễn Anh Hào Nguyễn Phú Thọ Trần Ngọc Sơn
- Các câu chuyện, tấm gương biết phấn đấu, rèn luyện tự hoàn thiện bản thân
- Thầy Nguyễn Ngọc Ký - Tấm gương sáng ngời về nghị lực vượt lên số phận • Sinh năm 1947, quê ở Hải Hậu, Nam Định, đến nay thầy giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký đã ngoài 60 tuổi, sức khỏe đã có phần giảm sút song tình yêu và niềm đam mê đối với nghề giáo vẫn luôn vẹn nguyên trong con người đầy nghị lực này.
- Cuộc đời của Nguyễn Ngọc Kí • Năm lên 4 tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. Bản thân ông và gia đình đều rất buồn và xót xa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Ký vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang lứa. • Năm lên 7 tuổi, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng chân. Thời gian đầu việc tập viết với Ký quả như cực hình. Dần dần Ký viết được chữ O, chữ V Không những thế, Ký còn vẽ được hình bằng thước và com-pa, làm được lồng chim để chơi Nhờ sự cố gắng tuyệt vời đó, cậu đã được đi học và học rất giỏi. Năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, Ký tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất sắc đứng thứ 5. Cậu lại được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2.
- Cuộc đời của Nguyễn Ngọc Kí • Lên cấp III, theo lời động • Ông quan niệm: “Xa viên của bạn bè khắp nơi trường, xa lớp nhưng trên cả nước, Nguyễn không xa sách vở”. Năm Ngọc Ký đã chọn ngành 1970, ông bảo vệ thành Văn. Năm 1966, ông công Luận văn Tốt nghiệp nhận được giấy báo nhập và cho ra đời tập truyện học ngành Ngữ Văn của ký viết bằng chân đầu Trường Đại học Tổng hợp tiên với nhan đề : “Những Hà Nội. Trong 4 năm học năm tháng không quên” Đại học, dù bệnh tật luôn (sau đó là “Tôi đi học”, đe dọa tính mạng, song “Tôi học đại học” tái bản Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt nhiều lần). mài đèn sách.
- Cuộc đời của Nguyễn Ngọc Kí • Tốt nghiệp Đại học ngành Ngữ Văn, Nguyễn Ngọc Ký đã nghe theo lời khuyên của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về Hải Hậu, Nam Định (quê ông) làm thầy giáo để “dạy các em phấn đấu vượt mọi trở ngại, khó khăn, góp phần thống nhất nước nhà”. (Ảnh dưới)
- Cuộc đời của Nguyễn Ngọc Kí • Để có thể giảng bài với đôi tay tật nguyền, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã suy nghĩ, tìm tòi nhiều phương pháp, cách thức dạy học. Ông đã nghĩ ra phương pháp dạy học rất sáng tạo, hiệu quả. Ông tự thiết kế các mô hình, dàn bài trên bìa một tờ giấy cứng, bên ngoài có một tờ giấy trắng che lại. Giảng đến đâu, ông dùng chân kéo tờ giấy che ở bên ngoài xuống, thế là những con chữ xuất hiện. Cùng với đó là giọng giảng sinh động, truyền cảm, ông đã thuyết phục được học sinh. Không những thế, trong bất cứ bài học nào ông cũng nghĩ ra những câu đố bằng thơ rất độc đáo
- Cuộc đời của Nguyễn Ngọc Kí • Cứ thế, người thầy tật nguyền nhưng sáng ngời ý chí và nghị lực ấy đã truyền lửa cho biết bao thế hệ học sinh. Trong lần về thăm huyện Hải Hậu, Nam Định, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là đại diện cho sự phấn đấu phi thường và kỳ diệu, là tấm gương sáng cho các bạn trẻ hôm nay, nhất là những người khuyết tật noi theo”. Ngày 20/11/1992, ông được vinh dự nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú. • Năm 1993, sau khi vào Thành phố Hồ Chí Minh chữa bệnh, sức khỏe của ông suy giảm nghiêm trọng. Năm 1994, ông chuyển công tác từ Nam Định vào làm việc tại Phòng giáo dục quận Gò Vấp để vừa công tác vừa chữa bệnh.
- Cuộc đời của Nguyễn Ngọc Kí • Nguyễn Ngọc Ký quả là một tấm gương sáng ngời về nghị lực vượt lên số phận. Ông đã chứng minh cho mọi người thấy một người tật nguyền như ông vẫn có thể trở thành người có ích cho xã hội. Tên tuổi Nguyễn Ngọc Ký đã được mọi người biết đến với lòng trân trọng, ngưỡng mộ, cảm phục. Mãi mãi, cái tên Nguyễn Ngọc Ký sẽ còn in sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam hôm nay và cả mai sau.
- Video về Thầy Nguyễn Ngọc Ký - Tấm gương sáng ngời về nghị lực vượt lên số phận
- Cô gái liệt hai chân trở thành sinh viên Tài chính xuất sắc
- Đi lên từ đôi chân tật nguyền, Phạm Thị Hương vẫn là một trong những sinh viên xuất sắc nhất Học viện Tài chính. • Hình dáng nhỏ nhắn của cô sinh viên học viện Tài chính với đôi chân teo nhỏ, ngồi trên xe lăn khiến ai đi qua cũng chú ý. Đi bên cạnh Hương, nghe từng nhịp bánh xe cọt kẹt phát ra từ chiếc xe lăn đã cũ, tôi thầm cảm phục trước cô gái có nghị lực phi thường ấy.
- Nghịch cảnh từ tấm bé • Phạm Thị Hương sinh ra khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác. Con gái đầu lòng, Hương trở thành niềm hy vọng của hai vợ chồng nghèo quanh năm trông vào mấy sào ruộng, và đồng lương giáo viên mầm non ít ỏi. Gia đình đã nghèo lại càng kiệt quệ hơn khi lúc lên 2 tháng tuổi Hương bị sốt cao được chẩn đoán bị viêm màng não mủ. • Bao nhiêu tài sản đều đội nón ra đi để mong giành giật sự sống cho Hương từ tay tử thần. Sau bao nhiêu tháng này nằm viện, Hương may mắn được cứu sống nhưng cả 2 chân bị teo dần.
- • Trong khi những đứa trẻ cùng trang lứa khác trong làng được vui chơi chạy nhảy thì Hương đi lại rất khó khăn, không biết bao nhiêu lần cô bạn bị ngã chảy máu chân tay. Thế nhưng may mắn là Hương luôn nhận được sự yêu thương và bao bọc của bố mẹ. Ngay từ bé Hương đã hiểu được rằng mình sinh ra kém may mắn thì càng phải học thật giỏi thì mới mong thay đổi số phận. • Ngày ngày, với sự giúp đỡ tận tình của mẹ, Hương vẫn đều đặn vượt qua quãng đường 5 cây số để tới trường bất chấp trời mưa hay nắng. Đôi chân khuyết tật giờ đây không còn là nỗi mặc cảm mà trái lại, nó như nguồn động lực thôi thúc Hương càng phải cố gắng vượt qua chính bản thân mình. • Với sự miệt mài, kiên nhẫn cùng một tư chất thông minh, Hương đã khiến gia đình, thầy cô và bạn bè phải nể phục. Đi lại vất vả nhưng việc học của Hương thì lại suôn sẻ, cô luôn đứng trong top học sinh giỏi của lớp. Ấn tượng hơn, trong kì thi tuyển sinh đại học, Hương xuất sắc đạt được điểm số cao 23,5 (chưa kể điểm cộng) và chính thức trở thành tân sinh viện Học viện Tài chính. Cô bạn đến trường bằng xe lăn này đã trở thành niệm tự hào không chỉ riêng gia đình nhỏ của Hương mà còn của cả vùng quê “năm tấn”.
- Lên giảng đường trên lưng bạn • Những ngày tháng học đại học •Hương chia sẻ về người xa nhà, Hương chỉ có một bạn đặc biệt hàng ngày mình, bạn bè mới quen, lại cõng cô lên giảng đường: không có sự giúp đỡ thường “Cậu bạn lớp trưởng khoa xuyên của bố mẹ, mọi thứ đều Kế toán giống như một quý rất khó khăn. Nhưng Hương đã nhân phù trợ của mình vậy. nhận được nhiều sự giúp đỡ Là con trai nhưng cậu ấy của bạn bè và thầy cô giáo. luôn giúp đỡ các bạn rất nhiệt tình. Mỗi khi học trên tầng cao bạn ý lại cõng mình đi lên đi xuống rồi đưa •Trong suốt 4 năm đại học, Hương luôn về tận nhà. Nếu không có là sinh viên giỏi xuất sắc với điểm tổng bạn ấy mình không thể hoàn kết trên 8,6, có kỳ hơn 9,0. Hương còn thành công việc học tập một vinh dự được nhận những suất học bổng cách suôn sẻ”. của trường, của khoa cho Top 10 sinh viên xuất sắc nhất, học bổng Thắp sáng niềm tin, học bổng do Nick Vujicic trao tặng và nhiều học bổng khác
- • Bên cạnh thành tích học tập đáng ngưỡng mộ, cô sinh viên ấy còn rất thích tham gia các hoạt động xã hội. Hương từng tham gia chương trình của Nick Vujicic. Cô sinh viên năng động ấy còn luôn có mặt trong các hoạt động tình nguyện do trường, lớp tổ chức. • Chia sẻ về ước mơ trong tương lai, Hương muốn học thêm •Dù là người khuyết tật chuyên ngành khác để mở rộng nhưng Hương vẫn tự thấy hiểu biết và có cơ hội đi làm ở các mình may mắn vì được doanh nghiệp để tích lũy kinh nhận sự quan tâm của nghiệm. Mục tiêu cuối cùng mà cô mọi người. Hương muốn sinh viên sắp ra trường muốn giúp những người có hướng đến đó là chức vụ kế toán hoàn cảnh như cô vượt trưởng của một công ty, doanh qua mọi khó khăn trong nghiệp. học tập, đời sống.
- Kết luận • Là con người ai cũng muốn sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Tự nhận thức bản thân, tự hoàn thiện mình là phẩm chất quan trọng của mọi người nói chung và học sinh chúng ta nói riêng là một chuẩn mực đạo đức của xã hội giúp cho mỗi cá nhân, gia đình, xã hội ngày càng tối đẹp hơn.