Bài giảng Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 4: Nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật hiện tượng - Phạm Tuấn Anh
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 4: Nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật hiện tượng - Phạm Tuấn Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_10_bai_4_nguon_goc_van_dong.pptx
Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân lớp 10 - Bài 4: Nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật hiện tượng - Phạm Tuấn Anh
- GIÁO ÁN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 BÀI 4: NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT HIỆN TƯỢNG SV: Phạm Tuấn Anh Lớp: K61B Khoa: Giáo dục Quốc phòng
- MỤC TIÊU BÀI HỌC - Hiểu được khái niệm mâu thuẫn theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. - Biết được sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc khách quan của mọi sự vận động,phát triển của sự vật và hiện tượng. - Vận dụng những kiến thức đã được học vào cuộc sống, chúng ta cần mạnh dạn đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn, tránh thái độ nể nang,”dĩ hòa vi quý”
- GIỚI THIỆU BÀI Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo cho rằng mọi sự biến hóa trong vũ trụ là do một lực lượng siêu nhiên nào đó. Trái lại chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định nguồn gốc vận động và phát triển của mọi sự vật hiện tượng là do mâu thuẫn trong bản thân của chúng. Vậy mâu thuẫn là gì? Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu bài hôm nay.
- NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Thế nào là mâu thuẫn a, Mặt đối lập của mâu thuẫn b, Sự thống nhất giữa các mặt đối lập c, Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập 2. Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng a, Giair quyết mâu thuẫn b,Mâu thuaanc chỉ được giải quyết bằng đấu tranh
- Các em hãy cho biết những hình ảnh này nói lên điều gì?
- Đêm Ngày
- Giai cấp thống trị Giai cấp bị trị
- 1.Thế nào là mâu thuẫn -Khái niệm: + Với quan niệm thông thường, mâu thuẫn được hiểu là trạng thái xung đột, chống đối nhau. + Theo Triết học Mác- Lênin, mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau a, Mặt đối lập của mâu thuẫn. -Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau.
- b, Sự thống nhất giữa các mặt đối lập - Trong mỗi mâu thuẫn, hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Triết học gọi đó là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập. c, Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập - Các mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển theo những chiều hướng khác nhau, nên chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đó là sự đấu tranh giữa các
- 2.Mâu thuẫn là nguồn gôc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng a, Giải quyết mâu thuẫn - Mỗi mâu thuẫn đều bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho các sự vật và hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ. Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật và hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật và hiện tượng mới. Qúa trình này tạo nên sự vận động, phát triển vô tận của thế giới khách quan. Do đó, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng.
- b, Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh - Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, không phải bằng con đường điều hòa mâu thuẫn
- CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP Bài tập 1: Những câu nào sau đây có ý nói về mâu thuẫn A. Mềm nắn rắn buông B.Tình trong như đã mặt ngoài còn e C.Trong họa có phúc trong phúc có họa D. Dĩ hòa vi quý E. Khẩu phật tâm xà Bài tập 2: Điều kiện để hình thành mâu thuẫn là gì? A. Hai mặt đối lập, trái ngược nhau trong 1 sự vật B. Hai mặt đối lập phủ định nhau trong một sự vật C. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một sự vật D. Hai mặt đối lập nhau chứa đựng mâu thuẫn
- Bài tập 3: Các mặt đối lập được coi là thống nhất khi chúng: A. Liên hệ tác động lẫn nhau B. Hợp lại thành một khối C.Cùng tồn tại trong một sự vật hiện tượng D.Liên hệ gắn bó ràng buộc nhau Bài tập 4: Nếu trong lớp học của em, có một số bạn có mâu thuẫn nhỏ, giả xử là lớp trưởng em sẽ giải quyết ra sao?
- DẶN DÒ - Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trong sgk/ 28, 29 - Chuẩn bị trước bài 5 “ Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
- CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT