Bài giảng Giáo dục công dân lớp 10 - Tiết 12, Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Mạnh Hùng

ppt 42 trang thuongnguyen 6440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giáo dục công dân lớp 10 - Tiết 12, Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Mạnh Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_10_tiet_12_bai_7_thuc_tien_v.ppt

Nội dung text: Bài giảng Giáo dục công dân lớp 10 - Tiết 12, Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Mạnh Hùng

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ Giáo viên: Nguyễn Mạnh Hùng Ngày dạy 6/11/2018 1
  2. Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (2 tiết) • Nội dung kiến thức tiết 1 1.Thế nào là nhận thức? - Quan niệm về nhận thức - Các giai đoạn của quá trình nhận thức - Khái niệm nhận thức 3
  3. 1.Thế nào là nhận thức? a.Quan niệm về nhận thức - Triết học duy tâm: Nhận thức do bẩm sinh hoặc thần linh mách bảo mà có. 4 KHỔNG TỬ (551- 479 TCN Bec-cơ-li(1685-1753) Hê-ghen(1770-1831)
  4. 1.Thế nào là nhận thức? a.Quan niệm về nhận thức - Triết học duy vật trước C.Mác: - Nhận thức là sự phản ánh đơn giản,máy móc,thụ động về sự vật,hiện tượng. Talet(624-546TCN) Đemocrit (460-370TCN) Phoi-ơ-băc(1804-1872) 5
  5. 1.Thế nào là nhận thức? a.Quan niệm về nhận thức Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn,quá trình nhận thức - Triết học duy vật biện chứngdiễn: ra rất phức tạp qua hai giai đoạn nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính. 6 Karl Marx(1818-1883) Ăng-ghen(1820-1895) Lê-nin (1870-1924)
  6. Quan điểm Nhận thức Không Các nhà triết học Do bẩm sinh mách bảo dựa trên duy tâm Do thần linh mà có cơ sở khoa học Các nhà triết học Sự phản ánh đơn giản, máy duy vật trước C.Mác móc, thụ động về sự vật, hiện Máy móc, tượng thụ động Các nhà triết học Bắt nguồn từ thực tiễn, quá duy vật biện chứng trình nhận thức diễn ra phức Dựa trên tạp, gồm hai giai đoạn: nhận cơ sở thức cảm tính và nhận thức lí khoa học tính 7
  7. b.Hai- giai đoạn của quá trình nhận thức * Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) 8
  8. Do đâu mà người ta biết được các đặc điểm bên ngoài của quả cam? Hình tròn Màu vàng Text Mùi thơm Vị ngọt 9
  9. Thị giác Thính giác 5 giác quan Vị giác Xúc giác Khứu giác 10
  10. * Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) 1. Nhận thức cảm tính được hiểu như thế nào? 2. Nêu Ưu điểm và hạn chế của nhận thức cảm tính? 11
  11. b.Hai giai đoạn của quá trình nhận thức * Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) - Là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng để tạo nên những hiểu biết về đặc điểm bên ngoài của chúng. - Ưu điểm và hạn chế của nhận thức cảm tính: + Ưu điểm: Nhận biết sự vật rất nhanh. + Hạn chế:Nhận biết sự vật chưa sâu sắc (chỉ thấy được đặc điểm bên ngoài). 12
  12. Quả cam giàu các chất dinh dưỡng như: - Vitamin A, C, - Chất xơ, chất chống oxy hóa, Dựa vào đâu mà biết được các thuộc tính bên trong của quả cam? 13
  13. VÍ DỤ 2: Kim loại: là chất dẫn điện, dẫn nhiệt, sôi ở nhiệt độ cao Sắt là kim loại Sắt dẫn điện, dẫn nhiệt Nhờ đâu ta rút ra được các suy luận trên? Nhờ các thao tác của tư duy 14
  14. Phân tích Tài liệu nhận thức cảm tính Thao tác So sánh mang lại tư duy Tổng hợp Khái quát hóa 15
  15. •Nhận thức lí tính (tư duy trừu tượng). Em hãy cho biết thế nào là nhận thức lí tính? Nêu Ưu điểm và hạn chế của nhận thức lí tính? 16
  16. •Nhận thức lí tính (tư duy trừu tượng). - Là giai đoạn nhận thức tiếp theo dựa trên những tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại nhờ các thao tác của tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa để tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng. - Ưu điểm và hạn chế của nhận thức lí tính: + Ưu điểm: Nhận biết sự vật một cách sâu sắc, toàn diện. + Hạn chế: Nếu không dựa vào nhận thức cảm tính chính xác thì độ tin cậy không cao( nhận thức gián tiếp). 17
  17. Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính? Thảo luận. 18
  18. Đặc điểm Nhận thức cảm tính Nhận thức lý tính Giống nhau (1) a Khác nhau (2) b, e (3) c, d a. Đều mang lại cho con người những hiểu biết về sự vật, hiện tượng. b. Là sự phản ánh trực tiếp, cụ thể, sinh động. c. Là sự phản ánh gián tiếp, mang tính trừu tượng, khái quát d. Tìm ra được bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng. e. Chỉ phản ánh được những thuộc tính, đặc điểm bên ngoài, chưa nắm được bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng. 19
  19. Nhận thức cảm tính Nhận thức lí tính - Thông qua các cơ quan cảm giác - Tiếp xúc gián tiếp với sự vật hiện tiếp xúc trực tiếp với sự vật, hiện tượng trên cơ sở những tài liệu do tượng. nhận thức cảm tính cung cấp. - Thấy được sự vật hiện tượng một - Thấy được sự vật một cách khái cách sinh động, cụ thể. quát, trừu tượng. - Hiểu biết đặc điểm bên ngoài của - Tìm ra bản chất, quy luật bên trong sự vật, hiện tượng. của sự vật, hiện tượng. - Là giai đoạn thấp của quá trình - Là giai đoạn phát triển cao của quá nhận thức (Giai đoạn đầu) trình nhận thức (Giai đoạn tiếp theo) 20
  20. Mối quan hệ của hai giai đoạn nhận thức. Hai giai đoạn của quá trình nhận thức gắn bó chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau trong quá trình nhận thức, nhằm phản ánh đúng đắn và đầy đủ các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. 21
  21. - Nhận thức cảm tính là cơ sở của nhận thức lí tính. -Nhận thức lí tính là giai đoạn nhận thức cao hơn, phản ánh bản chất sự vật, hiện tượng sâu sắc, toàn diện hơn. 22
  22. Như vậy, qua việc tìm hiểu nguồn gốc và hai giai đoạn của quá trình nhận thức, chúng ta có thể rút ra khái niệm nhận thức là gì ? 23
  23. Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng Hiểu biết về Của thế giới khách quan Nhận thức sự vật, hiện tượng Vào bộ óc con người 24
  24. c.Nhận thức là gì? • Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật hiện tượng của thế giới khách quan vào trong bộ óc của con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng. 25
  25. SƠ ĐỒ NHẬN THỨC NHẬN THỨC CẢM TÍNH( TRỰC QUAN SINH ĐỘNG) ➔ NHẬN THỨC LÍ TÍNH (TƯ DUY TRỪU TƯỢNG) ➔ THỰC TIỄN 26
  26. => Định luật “Vạn vật hấp dẫn” - Niu-tơn. Từ hiện tượng quả táo rơi (nhận thức cảm tính), Niu-tơn đã đi đến phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn (nhận thức lí tính). 27
  27. * Bài học thực tiễn: Trong quá trình học tập, nghiên cứu, không được dừng lại ở bề mặt bên ngoài các hiện tượng, mà bao giờ cũng cần đi sâu vào bản chất bên trong của sự vật, nắm vững các quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội. 28
  28. CỦNG CỐ 29
  29. • Câu 1. Nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng là giai đoạn • A. nhận thức lí tính. • B. nhận thức cảm tính. • C. nhận thức biện chứng. • D. nhận thức siêu hình. 30
  30. • Câu 2. Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng, được gọi là • A. nhận thức. • B. cảm giác. • C. tri thức. • D. nhận biết 31
  31. • Câu 3. Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết về các đặc điểm nào dưới đây của sự vật, hiện tượng? • A. Đặc điểm bên trong. • B. Đặc điểm chủ yếu. • C. Đặc điểm cơ bản. • D. Đặc điểm bên ngoài. . 32
  32. • Câu 4. Nhận thức gồm hai giai đoạn nào dưới đây? • A. So sánh và tổng hợp. • B. Cảm giác và tri giác. • C. Cảm tính và lí tính. • D. So sánh và phân tích 33
  33. • Câu 5. Nhận thức cảm tính giúp cho con người nhận thức sự vật, hiện tượng một cách? • A. Cụ thể và sinh động. • B. Chủ quan và máy móc. • C. Khái quát và trừu tượng. • D. Cụ thể và máy móc. 34
  34. • Câu 6. Nhận thức cảm tính cung cấp cho nhận thức lí tính những • A. Những tài liệu cụ thể. • B. Tài liệu cảm tính. • C. Hình ảnh cụ thể. • D. Hình ảnh cảm tính. 35
  35. • Câu 7. Nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc • A. Trực diện với các sự vật, hiện tượng. • B. Gián tiếp với các sự vật, hiện tượng. • C. Gần gũi với các sự vật, hiện tượng. • D. Trực tiếp với các sự vật, hiện tượng. 36
  36. • Câu 8. Để đánh giá một người theo quan điểm của Triết học, nên xem xét ở góc độ nào dưới đây? A. Ấn tượng ban đầu. B. Gặp gỡ nhiều lần. C. Quan sát một vài lần việc họ làm. D. Thông qua các mối quan hệ. 37
  37. • Câu 9. Nhận thức cảm tính đóng vai trò là • A. động lực của nhận thức lí tính. • B. mục đích của nhận thức lí tính. • C. cơ sở của nhận thức lí tính. • D. ý nghĩa của nhận thức lí tính. 38
  38. • Câu 10. Nhận thức lí tính đem lại cho con người những hiểu biết về các đặc điểm nào dưới đây của sự vật, hiện tượng? • A. Đặc điểm bên trong. • B. Đặc điểm chủ yếu. • C. Đặc điểm cơ bản. • D. Đặc điểm bên ngoài. . 39
  39. Dặn dò. • Về nhà học bài cũ trong sách giáo khoa. • Chuẩn bị trước phần còn lại của bài (T2). 40