Bài giảng Hóa học lớp 12 - Bài 10: Amino axit (Bài tập)

pptx 13 trang thuongnguyen 7780
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hóa học lớp 12 - Bài 10: Amino axit (Bài tập)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_hoa_hoc_lop_12_bai_10_amino_axit_bai_tap.pptx

Nội dung text: Bài giảng Hóa học lớp 12 - Bài 10: Amino axit (Bài tập)

  1. Dạng 1: Tìm công phân tử Amino axit Câu 1: X là một amino axit no chỉ chứa một nhóm –COOH và một nhóm –NH2. Cho 2,06 gam X phản ứng vừa đủ với NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 2,5 g muối. Vậy công thức của X là: A. H2N-CH2-COOH B. CH3-CH(NH2)COOH C. CH3-CH(NH2)CH2COOH D. C3H7CH(NH2)COOH.
  2. Dạng 1: Tìm công phân tử Amino axit Câu 2: Cho 0,1 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 2M. Trong một thí nghiệm khác, cho 26,7 gam X vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn cẩn thận dung dịch thu được 37,65 gam muối khan. Vậy X là: A. Alanin. B. Axit glutamic. C. Valin. D. Glyxin.
  3. Dạng 1: Tìm công phân tử Amino axit Câu 3: Đun nóng 100 ml dung dịch amino axit 0,2 M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25 M hoặc với 80 ml dung dịch HCl 0,5 M. Công thức phân tử của amino axit là: A. (H2N)2C2H3-COOH B. H2N-C2H3(COOH)2 C. (H2N)2C2H2(COOH)2 D. H2N-C2H4-COOH
  4. Dạng 1: Tìm công phân tử Amino axit Câu 4: Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là A. H2NC2H3(COOH)2. B. H2NC3H5(COOH)2. C. (H2N)2C3H5COOH. D. H2NC3H6COOH
  5. Dạng 2: Amino axit tác dụng với axit hoặc bazơ Câu 1: a) Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m + 30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5) gam muối. Giá trị của m là A. 112,2 B. 165,6 C. 123,8 D. 171,0
  6. b) Hỗn hợp X gồm glyxin và Lysin. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m + 22) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m + 51,1) gam muối. Giá trị của m là : A. 112,2 g B. 103,4 g C. 123,8 g D. 171,0 g
  7. Dạng 3: Amino axit tác dụng với axit hoặc bazơ sau đó lấy sản phẩm thu được tác dụng với bazơ hoặc axit Câu 2: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là : A. 0,50. B. 0,65. C. 0,70. D. 0,55.
  8. Câu 3: X là 1 α – amino axit có công thức tổng quát dạng H2N – R – COOH. Cho 8,9 gam X tác dụng với 200 ml dd HCl 1M thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dd Y cần dùng 300 ml dd NaOH 1M. CTCT đúng của X là: A. H2N – CH2 – COOH B. H2N – CH2 – CH2 – COOH C. CH3 – CH(NH2) – COOH D. CH3 – CH2 – CH(NH2) – COOH
  9. Dạng 4: Thủy phân peptit Câu 1: a) X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val- Gly-Val. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 19,455. B. 68,1. C. 17,025. D. 78,4
  10. Câu 2 (ĐH 2011-Khối A): Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là A. 90,6. B. 111,74. C. 81,54. D. 66,44.
  11. Câu 3: Thủy phân m gam pentapeptit A tạo bởi phân tử amino axit (glyxin) thu được 0,3 gam Glyxin; 0,792 gam đipeptit Gly-Gly; 1,701 gam tripeptit Gly-Gly-Gly; 0,738 gam tetrapeptit Gly- Gly-Gly-Gly và 0,303 gam A. Giá trị của m là: A. 4,545 gam B. 3,636 gam C. 3,843 gam D. 3,672 gam
  12. Câu 4: Thủy phân hết 1 lượng pentapeptit X trong môi trường axit thu được 32,88 gam Ala–Gly–Ala– Gly; 10,85 gam Ala–Gly–Ala; 16,24 gam Ala–Gly– Gly; 26,28 gam Ala–Gly; 8,9 gam Alanin còn lại là Gly–Gly và Glyxin. Tỉ lệ số mol Gly–Gly:Gly là 10:1. Tổng khối lượng Gly–Gly và Glyxin trong hỗn hợp sản phẩm là: A. 27,9 gam B. 28,8 gam C. 29,7 gam D. 13,95 gam
  13. Câu 5: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2a mol tripeptit mạch hở X và a mol tetrapeptit mạch hở Y (biết rằng X, Y đều được tạo thành từ các α-amino axit có cùng 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm – COOH) cần vừa đủ 560 gam dung dịch KOH 7%. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa 104,6 gam muối. Giá trị m là: A. 69,18 gam B. 67,2 gam C. 82,0 gam D. 76,2 gam