Bài giảng Lịch Sử 11 - Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX - Trần Thị Ngọc Phước

pptx 10 trang minh70 5341
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch Sử 11 - Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX - Trần Thị Ngọc Phước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_11_bai_21_phong_trao_yeu_nuoc_chong_phap_c.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch Sử 11 - Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX - Trần Thị Ngọc Phước

  1. Trình bày: Nhóm 3 Giáo viên: Trần Thị Ngọc Phước
  2. 3 – Khởi nghĩa Hương Khê: - Lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng - Địa bàn hoạt động: 4 tỉnh Bắc Trung Kì (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quãng Bình) - Hoạt động: + Từ 1885 – 1888, chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ, trang bị, huấn luyện, chế tạo vũ khí. + Từ 1888 – 1896, chiến đấu quyết liệt - Đầu năm 1889, nghĩa quân đẩy mạnh hoạt động và liên tục mở các cuộc tập kích đẩy lùi cuộc hành quân càn quét của địch Lược đồ khởi nghĩa Hương Khê
  3. 3 – Khởi nghĩa Hương Khê: - Nhiều trận đánh diễn ra, như trận tấn công đồn Trường Lưu (5/1890), tập kích thị xã Hà Tĩnh (8/1892) giải phóng 700 tù chính trị - Trong trận tấn công đồn Nu, Cao thắng trúng đạn và hi sinh năm 29 tuổi - Ngày 17/10/1894, giành thắng lợi lớn trong trận phục kích ở núi Vụ Quang, hàng chục tên giặc bị tiêu diệt - Đội quân của Pháp do Nguyễn Thân chỉ huy tiếp tục cuộc vây hãm ở núi Vụ Quang. Phan Đình Phùng bị thương và hi sinh (28/12/1895) Lược đồ khởi nghĩa Hương Khê => Cuộc khởi nghĩa thất bại
  4. Phan Đình Phùng (1847 - 1895) hiệu: Châu Phong, Cụ sinh ra và lớn lên tại làng Đông Thái,huyện La Sơn (nay là xã Châu Phong, huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh ,trong một gia đình trí thức phong kiến.Năm 1876 đỗ cử nhân,1877 cụ thi đậu đình nguyên đồng tiến sĩ, được bổ làm Tri huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình). Sau đó cụ được đổi về kinh đô Huế, sung chức Ngự sử đô sát viện. Năm 1883, do bất đồng quan điểm với Tôn Thất Thuyết về việc phế vua Dục Đức, lập Hiệp Hòa cụ bị cách chức. Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, Phan Đình Phùng đã đứng ra chiêu tập lực lượng chống Pháp, từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Nghĩa quân đã xây dựng căn cứ tại Hương Sơn, Hương Khê, Hà Tĩnh,gây cho Pháp nhiều tổn thất nặng nề. Tiêu biểu là trận Vụ Quang(10-1894).Cuộc khởi nghĩa Hương Khê
  5. Cao Thắng (1864-1893) là một trợ thủ đắc lực của Phan Đình Phùng, và là một chỉ huy xuất sắc trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896). .Sinh ra trong một gia đình nông dân ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. . Khi mới 10 tuổi, Cao Thắng đi theo Đội Lựu làm liên lạc cho nghĩa quân mà triều đình Huế. Sau khi Đội Lựu chết, Cao Thắng lẩn trốn, được giáo thụ Phan Đình Thuật (anh ruột Phan Đình Phùng) đưa về nuôi. Ngày 2/10 năm Ất Dậu (5/11/1885), thủ lĩnh trong phong trào Cần vương là Lê Ninh đưa quân đến tập kích tòa thành trên, giết chết Bố chính Lê Đại, bắt sống Án sát Trịnh Vân Bưu, và giải phóng tù nhân, trong đó có Cao Thắng. Trở lại quê nhà, Cao Thắng cùng Cao Nữu (em ruột) và Nguyễn Kiểu (bạn thân) chiêu mộ được khoảng 60 người đồng chí hướng, rồi tất cả cùng tự nguyện đến tham gia cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Tiến sĩ Phan Đình Phùng (người được vua Hàm Nghi giao trọng trách tổ chức phong trào kháng Pháp ở Hà Tĩnh) làm thủ lĩnh.
  6. 4 – Khởi nghĩa Yên Thế: - Lãnh đạo: Hoàng Hoa Thám - Địa bàn: Yên Thế - Hoạt động: + Từ 1884 – 1892, do Đề Nắm lãnh đạo, nghĩa quân xây dựng hệ thống phòng thủ ở Bắc Yên Thế. + Từ 1893 – 1897, do Đề Thám lãnh đạo, giảng hòa với Pháp 2 lần, nghĩa quân làm chủ 4 tổng ở Bắc Giang. + Từ 1898 – 1908, căn cứ trở thành nơi hội tụ của nghĩa sĩ yêu nước. Lược đồ khởi nghĩa Yên Thế + Từ 1909 – 1913, Pháp tấn công, nghĩa quân phải di chuyển liên tục =>Ngày 10/2/1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã
  7. Hoàng Hoa Thám (tên thật: Trương Văn Thám; Đề Thám; 1858 - 1913), người lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Yên Thế (1885 - 1913) chống Pháp. Quê làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên; di cư lên Sơn Tây (Hà Tây), rồi đến Yên Thế (Bắc Giang). Năm 1885, tham gia khởi nghĩa của Cai Kinh (Hoàng Đình Kinh) ở Lạng Giang. Sau khi Cai Kinh chết, Đề Thám tiếp tục hoạt động, lập căn cứ ở Yên Thế và trở thành thủ lĩnh danh tiếng nhất của phong trào nông dân chống Pháp. Pháp phải hai lần giảng hoà với Đề Thám vào năm 1894 và 1897. Những năm 1898 - 1908, xúc tiến việc xây dựng Phồn Xương thành căn cứ kháng chiến, đồng thời bí mật liên hệ với lực lượng yêu nước ở bên ngoài. Đầu 1909, Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn nhằm tiêu diệt nghĩa quân. Đề Thám vừa tổ chức đánh trả, vừa phải rút lui khỏi Yên Thế, đến Thái Nguyên, Tam Đảo. Lực lượng nghĩa quân giảm sút dần và tới cuối 1909 bị tan rã. Đề Thám phải sống ẩn náu trong núi rừng Yên Thế. Bị tay sai của Pháp sát hại 10.2.1913.
  8. TỔNG KẾT ST Tên khởi Lãnh Địa bàn Hoạt động chủ yếu Kết quả, ý nghĩa T nghĩa đạo Khởi nghĩa Phan 4 tỉnh - Từ 1885 – 1888, chuẩn bị lực lượng, - Cuối năm 1893, Hương Đình Bắc xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí. nghĩa quân bị bao Khê Phùng Trung - Từ 1888 – 1896, chiến đấu quyết liệt vây, cô lập, Cao (1885 – và Cao Kì: Thắng hi sinh 1896) Thắng Thanh - Năm 1896, khởi 1 Hóa, nghĩa thất bại Nghệ An, => Ý nghĩa: là cuộc Hà Tĩnh, khởi nghĩa tiêu biểu Quãng nhất Bình. Khởi nghĩa Hoàng Yên Thế - Từ 1884 – 1892, do Đề Nắm lãnh -Ngày 10/2/1913, Đề Yên Thế Hoa (Bắc đạo, nghĩa quân xây dựng hệ thống Thám bị sát hại, (1884 – Thám Giang) phòng thủ ở Bắc Yên Thế. phong trào tan rã 1913) + Từ 1893 – 1897, do Đề Thám lãnh => Ý nghĩa: Thể hiện đạo, giảng hòa với Pháp 2 lần, nghĩa ý chí, sức mạnh to 2 quân làm chủ 4 tổng ở Bắc Giang. lớn của nông dân + Từ 1898 – 1908, căn cứ trở thành trong cuộc đấu tranh nơi hội tụ của nghĩa sĩ yêu nước. giải phóng dân tộc. + Từ 1909 – 1913, Pháp tấn công, nghĩa quân phải di chuyển liên tục
  9. Tại sao Khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất vì: + Kéo dài hơn 10 năm, dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa Cẩn Vương. + Địa bàn rộng lớn khắp 4 tỉnh Bắc Trung Bộ. + Căn cứ rộng lớn khắp vùng núi 4 tỉnh, căn cứ chính ở Hương Khê, còn có nhiều căn cứ khác. + Chuẩn bị tương đối chu đáo, có thể tạo được súng trường, tích trữ lương thảo, đảo đắp công sự liên hoàn. Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm nào khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương chống Pháp? Phong trào Cần Vương Phong trào nông dân Yên Thế Gồm những cuộc khởi nghĩa Mục đích: Chống chính sách cướp bóc và bình hưởng ứng chiếu Cần Vương với định quân sự của TD.Pháp, các xóm làng của mục đích giúp vua cứu nước, nông dân từ các nơi tụ họp về nương nhờ lẫn hưởng ứng lời kêu gọi của triều nhau để sinh sống và chống lại các thế lực đe đình dọa từ bên ngoài, họ tự mình đứng lên bảo vệ cuộc sống. Là phhong trào mang tính tự phát của nông dân => Không thể xếp vào phong trào Cần Vương