Bài giảng Lịch Sử 11 - Bài dạy số 9: Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và công cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)

pptx 14 trang minh70 5950
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch Sử 11 - Bài dạy số 9: Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và công cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_11_bai_day_so_9_cach_mang_thang_muoi_nga_n.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch Sử 11 - Bài dạy số 9: Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và công cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)

  1. PHẦN HAI: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1917 – 1945) CHƯƠNG I: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 – 1941) Bài 9 CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917 - 1921)
  2. Nhiệm vụ: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, tính chất cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Cách mạng tháng Mười Nga 1917 được đánh giá là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại ở thế kỉ XX. Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
  3. Nguyên nhân: - Sau cách mạng dân chủ tư sản tháng 2/1917, nước Nga diễn ra tình trạng hai chính quyền tồn tại song song: + Chính phủ tư sản lâm thời. + Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính. => Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài. - Trong hoàn cảnh đó, lãnh tụ của Đảng Bônsêvích, V.I Lenin từ Thụy Sĩ trở về nhà ga Phần Lan ngày 3 - 4 - 1917 đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân Pê-tơ-rô-grát. - Ngày 16 - 4 - 1917, Lê-nin trình bày trước Trung ương Đảng Bôn-sê-vích bản báo cáo quan trọng có nhan đề “Nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện nay” (Luận cương tháng Tư), chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhằm lật đổ tư sản, giành chính quyền về tay vô sản. - Sự kiện đánh dấu Cách mạng tháng Hai chuyển sang Cách mạng tháng Mười: Đảng Cộng sản Liên Xô thông qua Luận cương tháng Tư của Lê – nin.
  4. Diễn biến Giai đoạn 1: Từ tháng 4 đến đầu tháng 10 năm 1917, Đảng Bônsêvích và Lê – nin đấu tranh hòa bình. - Để bày tỏ sự ủng hộ Đảng Bônsêvích, Ngày Quốc tế Lao động 18 tháng 4 (1 tháng 5) năm 1917 công nhân Nga biểu tình đòi hòa bình, dân chủ. - Ngày 20 và 21 tháng 4, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích , hàng chục vạn người dân Nga xuống đường biểu tình hòa bình, giơ cao khẩu hiệu “Tất cả chính quyền về tay Xô Viết”, “Hòa bình, ruộng đất, bánh mì”. Những cuộc biểu tình này làm cho Chính phủ lâm thời khủng hoảng. - Ngày 3 tháng 7, hơn 500.000 nhân dân Pê-tơ-rô-grát xuống đường biểu tình đòi chuyển giao chính quyền về tay Xô viết nhưng Chính phủ lâm thời đã từ chối và ra lệnh bắn vào đoàn biểu tình, làm hơn 400 người chết và bị thương. - Trước tình hình đó, từ ngày 26 tháng 7 đến 3 tháng 8, Đảng Bolshevik đã họp đại hội VI để đánh giá tình hình và vạch ra sách lược đấu tranh. Đại hội chỉ rõ phải chuẩn bị chuyển sang khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền. - Tới giữa tháng 9, Lê - nin nhận định: “Hiện nay, tình thế đã thay đổi khác hẳn. Chúng ta đã giành được đa số trong giai cấp đứng làm đội tiên phong của cách mạng, đội tiên phong của nhân dân và có khả năng lôi cuốn quần chúng theo mình. Chúng ta đã giành được đa số trong nhân dân. Thắng lợi chắc chắn thuộc về chúng ta”. Với sự ủng hộ từ người dân các khu vực lớn, thời cơ để đảng Bônsêvích tiến hành khởi nghĩa vũ trang đã chín muồi.
  5. Giai đoạn 2:(Tháng 10 – 1917) Khởi nghĩa vũ trang - Đầu tháng 10 - 1917, không khí cách mạng bao trùm khắp nước Nga, ngày 7 - 10 (20 - 10) Lê- nin rời Phần Lan về Pê-tơ-rô-grát, trực tiếp chỉ đạo cách mạng. - Ngày 10 - 10, ban chấp hành Trung ương họp quyết định khởi nghĩa vũ trang. Ban chấp hành Trung ương đã bầu ra bộ chính trị do Lê - nin đứng đầu để lãnhNhân đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang. Các đội Cận vệ đỏ ra đời. Trung tâm Quân sự cách mạng đượcdânthànhvuilập. - Ngày 24 tháng 10 (6-11), Lenin viết cho ban chấp hành Trungmừng ương Đảng: " vô luận bằng cách nào cũng không được để chính quyền nằm trong tayđón Kerensky". - Chiều ngày 24 tháng 10, Lê - nin đến Cung điện Smolny để lãnhLênin đạo cuộc khởi nghĩa. từ Phần Lan trở về nước để lãnh đạo cách mạng.
  6. Lê nin chỉ huy cách mạng tại điện Smolny 24.10.1917
  7. - Đêm 24 – 10 (6 – 11), cuộc khởi nghĩa bắt đầu. Theo kế hoạch, các đội Cận vệ đỏ tập trung lực lượng đánh chiếm các khu vực đầu mối, trụ sở các bộ, tổng đài điện thoại, nhà ga, - Trong đêm 24 và ngày 25, các đội Cận vệ đỏ đã đánh chiếm các vị trí then chốt ở thủ đô. Ngay trong đêm 24, quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Pê-tơ-rô-grát, bao vây Cung điện Mùa Đông mà hầu như không tổn thất. - Kế hoạch tấn công Cung điện Mùa Đông được ấn định vào rạng sáng ngày 25 tháng 10: + 7 giờ sáng ngày 25, đợt tấn công thứ nhất bắt đầu. + 3 giờ chiều, đại bác được chĩa thẳng vào Cung điện Mùa Đông. + Đến 6 giờ chiều, cung điện đã bị vây chặt. + 9 giờ 40 phút, chiến hạm Rạng Đông nổ loạt đại bác báo hiệu tấn công. + Cuộc chiến diễn ra tới 2 giờ 10 phút rạng sáng ngày 26 thì kết thúc. Toàn bộ chính phủ lâm thời bị bắt (trừ Thủ tướng Kerensky chốn ra nước ngoài).
  8. - Tiếp theo, ngày 15 – 11 – 1917 khởi nghĩa thắng lợi ở Mát- xcơ- va. - Đến tháng 3 – 1918, Cách mạng giành được thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi đất nước Nga rộng lớn. Cách mạng tháng Mười Nga toàn thắng.
  9. ĐẾ QUỐC NGA
  10. Kết quả: Thắng lợi - Đảng Bônsêvích giành chiến thắng. - Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã lật đổ hoàn toàn chính phủ tư sản lâm thời, chính quyền thuộc về tay vô sản. - Thành lập nước Nga Xô viết – nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới => Mở đầu một hình thái xã hội tiến bộ: Nhà nước xã hội chủ nghĩa => Mở ra một thời đại mới trong lịch sử thế giới: Thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH. - Kết thúc Chính phủ lâm thời Nga, Cộng hòa Nga và giai đoạn chính quyền kép. - Mở đầu Nội chiến Nga. Tem thư mô phỏng cảnh Lê- nin tuyên bố Tranh vẽ kỉ niệm 1 năm Cách mạng(1918) thành lập Nhà nước Xô viết khắc họa người dân Nga đánh đổ chính phủ lâm thời tư sản
  11. Tính chất Cách mạng tháng Mười Nga 1917 mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ: Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, giành chính quyền về tay vô sản và nhân dân lao động. Từng bước cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Lãnh đạo: Giai cấp vô sản (Đảng Bônsêvích, đứng đầu là Lê - nin). Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân. Hình thức đấu tranh: Biểu tình, đấu tranh chính trị, khởi nghĩa vũ trang. Khuynh hướng phát triển: Tiến lên xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.
  12. “ Cách mạng tháng Mười Nga giống như mặt trời chói lọi, chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên Trái Đất. Trong lịch sử loài người chưa có một cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế” ( Trích: Nguyễn Ái Quốc)