Bài giảng Lịch sử 7 - Tiết 14, Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) - Phạm Thị Hương
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử 7 - Tiết 14, Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) - Phạm Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_lich_su_7_tiet_14_bai_11_cuoc_khang_chien_chong_qu.ppt
Nội dung text: Bài giảng Lịch sử 7 - Tiết 14, Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) - Phạm Thị Hương
- TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG DIỆU NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ LỊCH SỬ HÔM NAY GIÁO VIÊN: PHẠM THỊ HƯƠNG
- KIỂM TRA BÀI CŨ Hãy nối thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho đúng với các sự kiện quan trọng thời Lý? Thời gian (A) Sự kiện (B). 1) 1009 a) Lê Hoàn mất 2) 1005 b) Lê Long Đĩnh qua đời 3) 1042 c) Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) 4) 1054 d) Nhà Lý ban hành Luật “Hình thư” 5) 1010 e) Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.
- BÀI 11: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG(1075 - 1077) TIẾT 14: I. GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (1075) 1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta: a. Âm mưu: Những khó khăn mà nhà Tống gặp phải giữa thế kỉ XI là gì? Để giải quyết khó khăn đó, nhà Tống đã làm gì?
- Tống Thần Tông trắng trợn nói: “Sau khi Giao Chỉ (Đại Việt) thua, hãy đặt thành quận, huyện mà cai trị và hãy sung công của cải” và nếu thắng được Đại Việt thì “thế Tống sẽ tăng và các nước Liêu - Hạ sẽ phải kiêng nể” . (Dẫn theo Đại cương lịch sử Việt Nam, T.1)
- Nhà Tống xâm lược nước ta nhằm mục đích gì? a. Âm mưu: - Để giải quyết tình hình khó khăn trong nước. - Xúi giục vua Cham pa đánh lên từ phía Nam; phía Bắc nhà Tống ngăn cản việc trao đổi, buôn bán giữa hai nước, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc.
- b. Hành động: Để thực hiện âm mưu nói trên nhà Tống đã có những hành động gì? LƯỢC ĐỒ NHÀ TỐNG ÂM MƯU XÂM LƯỢC ĐẠI VIỆT
- b. Hành động: - Xúi giục Cham pa đánh lên từ phía Nam; - Phía Bắc nhà Tống ngăn cản việc trao đổi, buôn bán giữa hai nước, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc.
- 2. Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ: a. Sự chuẩn bị của nhà Lý: Đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, nhà Lý đã chuẩn bị đối phó như thế nào? - Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy. - Cho quân đội luyện tập, canh phòng suốt ngày đêm. - Đánh trả các cuộc quấy phá làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống.
- Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn (1019–1105) người làng An Xá, huyện Quảng Đức, thuộc khu vực phía nam hồ Tây trong thành Thăng Long. Tổ tiên Lý Thường Kiệt nhiều đời làm quan nên ông tinh thông thao lược, lại có tài thơ văn. Ông để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm có giá trị, tiêu biểu nhất là bài thơ "Nam quốc sơn hà". Năm 23 tuổi, ông đã được bổ làm Hoàng môn chi hậu rồi thăng đến chức Thái úy. Ông thường ngày ở cạnh vua, lo việc can gián vua giúp vua trong ngoài. Ông có công rất lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: phá Tống, bình Chiêm, dẹp tan phản loạn Vì có công, ông được ban "quốc tính", mang họ vua (do đó có họ tên là Lý Thường Kiệt), và liên tục được phong tước đến Thái úy. Tháng 6 năm 1105, Thái úy Lý Thường Kiệt mất, thọ 86 tuổi. Vua Lý Nhân Tông ban chức Nhập nội điện đô tri kiểm hiệu thái úy bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt quốc công, đời đời ghi nhớ công lao.
- Cham - Pa Lý Thường Kiệt đánh bại quân Cham - Pa
- b. Cuộc tấn công để phòng vệ: 5000 quân 10-1075 Chú giải: Quân bộ nhà Lý tấn công Quân thủy nhà Lý tấn công Quân Lý bao vây Quân Lý rút Nơi tập kết quân Tống LƯỢC ĐỒ TẤN CÔNG SANG ĐẤT TỐNG (1075-1076)
- 42 ngày Lược đồ cuộc tấn công để tự vệ của nhà Lý
- b. Cuộc tấn công để phòng vệ: * Diễn biến. - 10/1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân thuỷ, bộ chia làm 2 đạo tiến vào đất Tống. - Sau 42 ngày, đêm quân ta làm chủ thành Ung Châu, tướng giặc phải tự tử. * Ý nghĩa: Làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống, phía ta có them thời gian để chuẩn bị đối phó.
- Câu 1: Vì sao nói đây là cuộc tấn công để tự vệ chứ không phải là cuộc tấn công để xâm lược? Câu 2: Hãy tìm nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt? Ý nghĩa của nó? Câu 1: Câu 2: - Khi tấn công quân ta yết - Lý Thường Kiệt đã thực bảng nói rõ mục đích tấn hiện chủ trương “tấn công công của mình: “tự vệ” trước để tự vệ” - Chỉ tấn công vào các căn - Làm cho quân Tống hoang cứ quân sự mà địch chuẩn mang bị động và gặp khó bị làm nơi tập kết để sang khăn trong việc chuẩn bị xâm lược nước ta. xâm lược nước ta, buộc phải - Khi đạt được mục tiêu, kéo dài thời gian. quân ta nhanh chóng rút về - Quân dân ta tăng thêm lòng nước. tự tin và có thêm thời gian chuẩn bị kháng chiến.
- BÀI TẬP CỦNG CỐ BÀI 1 Để giải quyết khó khăn a. Đánh 2 nước Hạ - Liêu của mình giữa thế kỷ XI nhà Tống đã làm gì? b. Đánh Champa để mở rộng lãnh thổ c. Đánh Đại Việt để giải quyết khó khăn trong nước d. Tất cả biện pháp trên
- BÀI2 Để thực hiện âm mưu đánh chiếm Đại Việt, nhà Tống có chủ trương gì? A. Xúi giục Cham-pa đánh lên từ phía Nam B. Ngăn cản viêc buôn bán giữa 2 nước Việt - Tống C. Dụ dỗ các tù trưởng người dân tộc ở dọc biên giới D. Tất cả các ý trên
- BÀI 3 Để ổn định biên giới phía Nam vị vua nào cùng Lý Thường Kiệt tấn công Cham-pa? A. Lý Thái Tổ B. Lý Thái Tông C. Lý Thánh Tông D. Lý Thế Tông
- BÀI4 Việc chủ động tấn công để tự vệ của Lý Thường Kiệt có ý nghĩa gì? A. Làm thay đổi kế hoạch xâm lược nước ta của nhà Tống B. Làm chậm lại cuộc tiến công xâm lược của nhà Tống C. Ta có thời gian chuẩn bị tốt hơn cho cuộc kháng chiến D. Các câu b,c đúng
- BÀI 5 * Em hãy hoàn thành bảng thống kê dưới đây về cuộc tấn công của quân ta vào đất Tống? Đường tiến Chỉ huy Vị trí quân Kết quả Thân Cảnh Châu Ung Đường bộ Phúc và Sau 42 Tông Đản ngày, quân Lý Thường Châu Khâm nhà Lý hạ Đường thủy thành Ung Kiệt Châu Liêm => Châu Châu Ung
- LƯỢC ĐỒ CUỘC TẤN CÔNG TỰ VỆ CỦA NHÀ LÝ 42 ngày Dựa vào lược đồ, em hãy tường thuật diễn biến cuộc tập kích của quân ta vào đất Tống?
- HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ. - Trả lời câu hỏi 1,2, SGK/ 40 - Chuẩn bị: Bài 11: II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076 - 1077) + Trình bày diễn biến cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt của nhân dân ta theo lược đồ. + Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt? + Vì sao nhân dân ta chống Tống thắng lợi? Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này?