Bài giảng Lịch sử khối 10 - Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến - Trường THPT Bình Sơn

pptx 19 trang thuongnguyen 3540
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử khối 10 - Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến - Trường THPT Bình Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_khoi_10_bai_28_truyen_thong_yeu_nuoc_cua_d.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử khối 10 - Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến - Trường THPT Bình Sơn

  1. BÀI 28: TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN
  2. Đường tiên quân của Hai Bà Trưng
  3. I. SỰ HÌNH THÀNH CỦA TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC VIỆT NAM Khái niệm: - Truyền thống là những yếu tố về sinh hoạt xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, đạo đức của một dân tộc được hình thành trong quá trình được lưu truyền từ đời này sang đời khác từ xưa đến nay. - Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam: là nét nổi bật trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, là di sản quý báu của dân tộc được hình thành từ rất sớm, được củng cố và phát huy qua hàng ngàn năm lịch sử. - Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm đơn giản, trong một không gian nhỏ hẹp như: tình yêu gia đình, yêu quê hương nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mình sinh sống gắn bó (đó là những tình cảm gắn với địa phương). - Từ khi hình thành quốc gia dân tộc Việt: Văn Lang - Âu Lạc những tình cảm gắn bó mang tính địa phương phát triển thành tình cảm rộng lớn - lòng yêu nước.
  4. - Ở thời kỳ Bắc thuộc lòng yêu nước biểu hiện rõ nét hơn. + Qua ý thức bảo vệ những di sản văn hóa của dân tộc. + Lòng tự hào về những chiến công, tôn kính các vị anh hùng chống đô hộ (Lập đền thờ ở nhiều nơi). Lòng yêu nước được nâng cao và khắc sâu hơn để từ đó hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam.
  5. Đền thờ Hai Bà Trưng tại Mê Linh
  6. II. PHÁT TRIỂN VÀ TU LUYỆN TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC TRONG CÁC THẾ KỶ PHONG KIẾN ĐỘC LẬP * Bối cảnh lịch sử - Đất nước trở lại độc lập, tự chủ. - Nhưng sau 1000 năm Bắc thuộc nền kinh tế trở nên lạc hậu, đói nghèo. - Các thế lực phương Bắc chưa từ bỏ âm mưu xâm phương Nam. Trong bối cảnh ấy lòng yêu nước ngày càng được phát huy, tôi luyện.
  7. * Biểu hiện - Ý thức vươn lên xây dựng phát triển nền kinh tế tự chủ, nền văn hóa đậm đà bản sắc truyền thống của dân tộc. - Tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc của mỗi người Việt. - Ý thức đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, mọi dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Lòng tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên - Ý thức vì dân, thương dân của giai cấp thống trị tiến bộ - yêu nước gắn với thương dân - mang yếu tố nhân dân.
  8. III. Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến - Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. - Trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm nhân dân Việt Nam đã đoàn kết nhất trí đồng lòng vượt qua gian khổ, hy sinh, phát huy tài năng, trí tuệ, chiến đấu dũng cảm giành thắng lợi cuối cùng. - Cũng trong chiến đấu chống ngoại xâm lòng yêu nước trở nên trong sáng chân thành và cao thượng hơn bao giờ hết. - Đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam.
  9. Câu 1. Truyền thuyết nào lí giải nguồn gốc dân tộc Việt? A. Tiên Dung – Chử Đổng Tử B. Mỵ Châu – Trọng Thủy C. Lạc Long Quân – Âu cơ D. Thánh Gióng
  10. Câu 2. Vị trí của thời kì Văn Lang - Âu Lạc trong lịch sử dân tộc là A. Định hình bản sắc, truyền thống của dân tộc Việt Nam B. Mở đầu thời kì dựng nước, định hình bản sắc, truyền thống của dân tộc Việt Nam C. Mở đầu thời kì dựng nước, phát triển bản sắc, truyền thống của dân tộc Việt Nam D. Giữ vững bản sắc, truyền thống của dân tộc Việt Nam
  11. Câu 3. Đánh bại quân xâm lược Tần, nhà nước Âu Lạc đã đánh dấu A. Bước phát triển mới của lòng yêu nước B. Lòng yêu nước của dân tộc ta hình thành C. Tinh thần đoàn kết của 54 dân tộc được hình thành D. Nhân dân ta bước vào thời kì độc lập lâu dài
  12. Câu 4. Trong tâm thức của dân tộc Việt, vấn đề dân tộc thống nhất thể hiện đầu tiên và cụ thể nhất qua sự kiện nào? A. Thống nhất 12 quân của Đinh Bộ Lĩnh B. Chiến tranh Nam – Bắc triều thời Lê – Mạc C. Sự phân chia đất nước giữa hai họ Trịnh – Nguyễn D. Sự thống nhất hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt thành lập nước Âu Lạc
  13. Câu 5. Hai chữ “đồng bào” nói lên truyền thống nào của dân tộc ta A. Lao động sáng tạo B. Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau C. Yêu nước và dũng cảm D. Kiên cường, bất khuất
  14. Câu 6. Ý không phản ánh đúng yếu tố hình thành truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam là A. Sự nảy sinh và phát triển tình cảm yêu thương, gắn bó của cư dân Văn Lang - Âu Lạc B. Các mối quan hệ kinh tế – chính trị của quốc gia cổ trên đất nước ta C. Cuộc đầu tranh chống ngoại xâm đê giữ nước Âu Lạc, nhất là các cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc D. Cuộc chiến đấu chống quân Mông – Nguyên xâm lược
  15. Câu 7. Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược trong lịch sử dân tộc là A. Sự lãnh đạo tài giỏi của người chỉ huy B. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của dân tộc C. Truyền thống yêu nước, đoàn kết của nhân dân D. Địa hình, khí hậu nước ta bất lợi cho địch
  16. Câu 8. Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện rõ nét nhất trong việc A. Xây dựng nền kinh tế tự chủ B. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc C. Kháng chiến chống ngoại xâm D. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng
  17. Câu 9. Nét nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là A. Xây dựng, phát triển một nền kinh tế tự chủ B. Phát triển nền văn minh Đại Việt C. Chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc D. Giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc: đoàn kết, thương dân, .
  18. Câu 10. Ý nào không phản ánh đúng bài học về thượng sách giữ nước của Trần Hưng Đạo? A. “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục” B. Đoàn kết toàn dân, cả nước góp sức, vạn người như một C. “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc” D. Xây dựng nền kinh tế tự chủ