Bài giảng Lịch sử lớp 10 - Bài 18: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV - Lê Trang Bảo Ngọc

pptx 14 trang thuongnguyen 3790
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử lớp 10 - Bài 18: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV - Lê Trang Bảo Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_lop_10_bai_18_nhung_cuoc_khang_chien_chong.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử lớp 10 - Bài 18: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV - Lê Trang Bảo Ngọc

  1. ANH HÙNG TRẦN QUỐC TOẢN Nhóm thực hiện Lê Trang Bảo Ngọc
  2. Anh hùng Trần Quốc Toản I. Thân Thế II. Lòng Yêu Nước III. Qua Đời IV. Ảnh Hưởng 05
  3. I.THÂN THẾ Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản (1267-1285) sinh năm Đinh Mão là con của Vũ Uy Vương Trần Nhật Duy và bà Trần Ý Ninh. Ông sống dưới thời trị vì của vua Trần Nhân Tông TỪ SƠN, BẮC NINH
  4. II.LÒNG YÊU NƯỚC Mới 15 tuổi, tính theo “tuổi ta” là 16 nhưng chàng thiếu niên này đã hừng hực chí lớn muốn diệt giặc bạo tàn, bảo vệ sự toàn vẹn cho non sông nước Việt: “Mẹ không phải là người muốn cho con giữ được chữ hiếu mà mất chữ trung ” Trước nguy cơ giặc Nguyên Mông đánh chiếm Đại Việt hiện hữu, tháng 10 năm 1282, vua Trần Nhân Tông triệu tập Hội nghị Bình Than để bàn phương hướng kháng chiến, tiến cử và quyết định nhân sự cho cuộc kháng chiến khi Nguyên Mông xua quân đánh chiếm nước ta. Hội nghị này bao gồm quan lại, vương hầu và được đích thân vua Trần chủ trì. Mặc dù một mực đòi vào hợp cùng các tướng giỏi và nhà vua nhưng do tuổi còn nhỏ nên Quốc Toản không được vào bàn việc đánh giặc.
  5. Mới 15 tuổi, tính theo “tuổi ta” là 16 nhưng chàng thiếu niên này đã hừng hực chí lớn muốn diệt giặc bạo tàn, bảo vệ sự toàn vẹn cho non Sông nước Việt: “Mẹ không phải là người muốn cho con giữ được chữ hiếu mà mất chữ trung ” Trước nguy cơ giặc Nguyên Mông đánh chiếm Đại Việt hiện hữu, tháng 10 năm 1282, vua Trần Nhân Tông triệu tập Hội nghị Bình Than để bàn phương hướng kháng chiến, tiến cử và quyết định nh ân sự cho cuộc kháng chiến khi Nguyên Mông xua q uân đánh chiếm nước ta. Hội nghị này bao gồm quan lại, vương hầu và được đích thân vua Trần chủ trì.
  6. Trở về từ Hội nghị Bình Than, Hoài Văn hầu vẫn quyết tâm tìm cách đánh giặc cứu nước. Chàng thiếu niên có vóc dáng vạm vỡ hơn người do sớm thao luyện võ nghệ bèn quy tập gia nhân, trai tráng trong vùng được hơn 1000 người, rèn luyện binh khí, tích trữ lương thảo, ngày đêm luyện võ, tập trận. Trần Quốc Toản còn cho thêu trên một lá cờ lớn 6 chữ vàng: “Phá cường địch, báo hoàng ân”. CÙNG XEM CLIP NÀO!!!
  7. Thuyết xưa cũng từng kể lại, vào cái đêm mà sau khi lá cờ vàng thêu sáu chữ đỏ được dựng lên.Có nhiều người đến dưới cờ xin đi theo Quốc Toản, phần lớn đều cùng một lứa tuổi với chàng. Nhưng số người đi theo Hoài Văn tính ra chỉ vẻn vẹn được có sáu trăm. Ai nấy đều mong chóng đến ngày đền ơn vua nợ nước. Hoài Văn coi họ như anh em, không phân biệt sang hèn, họ coi Hoài Văn như ruột thịt.
  8. Trên dưới một lòng thì đánh đâu thắng đó, đánh được một toán quân của giặc, ông đã đọc cho quân lính của mình bài Hịch Tướng Sĩ, từng câu từng chữ như ngấm sâu vào tim ông, vào tấm lòng quân lính, khiến mọi người ai cũng trở nên hăng hái tập luyện đánh giặc, còn ông thì cùng người tướng già nghiên cứu Binh Thư Yếu Lược của Hưng Đạo Vương đến tận gần canh hai, ấp ủ sự hy vọng tìm được chiến lược hay giúp ích cho việc cứu nước, thêm vào đó chính nhờ hai chữ "Sát Thát" được thích trên cánh tay ông, đại diện cho sự dũng cảm và sự căm thù giặc của chính ông cũng là của nh ân dân cả nước.
  9. Từ 11/2/1285 đến 14/2/1285 tại Vạn Kiếp, 20 vạn quân Trần với hơn 1000 chiến thuyền đã chống trả quyết liệt cuộc tiến công của 30 vạn quân Nguyên. Để bảo toàn lực lượng, quân Trần rút khỏi Vạn Kiếp.Hai gọng kìm của Thoát Hoan phía bắc và Toa Đô phía nam kẹp lấy mảnh đất Thanh Hoá còn lại. Khắp nước Nam đâu cũng có quân giặc. Thế nước nguy như trứng chồng.
  10. Tại Hội nghị trước trận tại Cửa Hàm Từ, Hoài Văn vẫn hướng lên trướng hổ, mặt đỏ nhừ vì tức giận, quỳ xuống nói như gào, đưa bàn tay trái lên vỗ mạnh vào cánh tay phải đã thích hai chữ “Sát Thát” Cháu thích hai chữ Sát Thát vào tay, có phải là để lùi lại đằng sau đâu. Ai ngại Toa Đô chứ cháu không ngại nó. Một Toa Đô chứ mười Toa Đô cháu cũng coi thường. Xin Quốc công cho cháu đi theo hoàng thúc. Cháu sẽ cùng tướng quân Nguyễn Khoái đánh cho Toa Đô mảnh giáp không còn. Cháu cũng xin làm một tờ giấy cam đoan. Không đánh được Toa Đô, cháu xin nộp đầu dưới trướng. Cửa Hàm Tử, Hoài Văn thét lớn: - Toa Đô! Bây giờ thì tao hoá kiếp cho mày! → Không nhúng nhường trước giặc. Thế là Toa Đô bị bắt sống.
  11. III.QUA ĐỜI Theo sách Việt sử kỉ yếu của Trần Xuân Sinh, khi Ô Mã Nhi đánh vào Vân Đồn để cướp lại lương thực thì quân của Trần Quốc Toản và Trần Khánh Dư chống đỡ kịch liệt. Quốc Toản hăng hái cự địch, không may qua đời 2/2 ÂL.
  12. IV.ẢNH HƯỞNG Hồ Chí Minh trong tác phẩm "Lịch sử nước ta" có ca ngợi về Trần Quốc Toản như sau: «Quốc Toản là trẻ có tài, Mới mười sáu tuổi ra oai trận tiền, Mấy lần đánh thắng quân Nguyên, Được phong làm tướng cầm quyền binh nhung, Thật là một đấng anh hùng, Trẻ con Nam Việt nên cùng noi theo».
  13. Lịch sử mai sau chắc chắn sẽ vinh danh họ, những công dân áo vải đang "đáp lời sông núi" để đứng lên "phá cường địch", giữ vững mảnh sơn hà xã tắc mà tiền nhân Việt đã phải đổ biết bao xương máu để dựng nước và giữ nước gần 5 ngàn năm qua!
  14. CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI <3