Bài giảng Lịch sử lớp 10 - Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII (Tiết 2)

pptx 15 trang thuongnguyen 9470
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử lớp 10 - Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_lop_10_bai_22_tinh_hinh_kinh_te_o_cac_the.pptx

Nội dung text: Bài giảng Lịch sử lớp 10 - Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI - XVIII (Tiết 2)

  1. DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - VĂN HÓA VIỆT NAM Ở CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII
  2. TIẾT 2 TÌNH HÌNH VĂN HÓA VIỆT NAM Ở CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII
  3. NỘI DUNG BÀI HỌC Nghệ thuật Giáo dục Tư tưởng & Văn học nghệ Tôn giáo Khoa học thuật kỹ thuật
  4. Hệ thống các câu hỏi - Tư tưởng, tôn giáo ở các thế kỷ XVI-XVIII. + Tình hình tôn giáo thế kỷ X - XV phát triển như thế nào? + Tại sao ở những thế kỷ XVI - XVIII Nho giáo suy thoái? Không còn được tôn sùng như trước? + Thiên chúa giáo xuất hiện ở đâu và được tuyên truyền vào nước ta theo con đường nào? - Phát triển giáo dục và văn học ở các thế kỉ XVI-XVIII. + Nhận xét chung gì về tình hình giáo dục nước ta thế kỷ XVI - XVIII? + Những đặc điểm của văn học ở thế kỷ XV - XV? + Những điểm mới trong văn học thế kỷ XVI – XVIII? + Những điểm mới trong văn học thế kỷ XVI – XVIII nói lên điều gì? - Nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật ở các thế kỉ XVI-XVIII. + Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc thế kỷ X - XV phát triển như thế nào? + Sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc giai đoạn XVI – XVIII? + Khoa học - kĩ thuật thế kỷ XVI - XVIII có ưu điểm và hạn chế gì?
  5. Hoạt động 1: Tìm hiểu về về tư tưởng, tôn giáo ở các thế kỉ XVI-XVIII ( HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN ) + Tại sao ở những thế kỷ XVI - XVIII Nho giáo suy thoái ? Không còn được tôn sùng như trước? + Thiên chúa giáo xuất hiện ở đâu và được tuyên truyền vào nước ta theo con đường nào ?
  6. Gợi ý sản phẩm - Nho giáo từng bước suy thoái: thi cử không còn nghiêm túc như trước, trật tự phong kiến bị đảo lộn. - Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện phục hồi. - Thế kỷ XVI đạo Thiên chúa được truyền bá vào Đại Việt. - Tín ngưỡng truyền thống trong dân gian vẫn được duy trì và phát huy. → Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.
  7. Tôn giáo ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XVI - XVIII
  8. Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự phát triển của thủ công nghiệp 1/. Giáo dục ( HOẠT ĐỘNG NHÓM : 4 nhóm ) - Nhóm 1: Nhà Mạc tiếp tục phát triển giáo dục bằng những biện pháp nào ? - Nhóm 2: Thái độ của nhà nước Lê – Trịnh đối với giáo dục ? Kết quả ? - Nhóm 3: Triều đại Tây Sơn, vua Quang Trung đã có những chính sách nào đối với giáo dục ? - Nhóm 4: Nhận xét về tình hình giáo dục ở thế kỷ XVI – XVIII ? 2/. Văn học ( HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN : HS điền khuyết ) - Bên cạnh dòng văn học chữ Hán, văn học chữ . phát triển mạnh hơn trước và chiếm vị trí trọng yếu. Các nhà thơ nổi tiếng như: . - Văn học phát triển rầm rộ, thể hiện ước mơ về một cuộc sống tự do và thanh bình của người dân lao động.
  9. Gợi ý sản phẩm 1. Giáo dục - Thay thế nhà Lê, nhà Mạc tiếp tục phát triển giáo dục, tổ chức đều đặn các kì thi để chọn lựa nhân tài. Thời nhà Mạc đã tổ chức 22 kì thi Hội chọn được 485 Tiến sĩ. - Nhà nước Lê – Trịnh được khôi phục, giáo dục Nho học tiếp tục được duy trì. Nhiều khoa thi được tổ chức nhưng số người đỗ đạt và đi thi không nhiều như trước - Đàng Trong, năm 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên. - Triều đại Tây Sơn, với chính sách của Quang Trung, chữ Nôm được dung trong công việc hành chính, thi cử. Mặc dù vậy, nội dung giáo dục vẫn là kinh sử. Các bộ môn khoa học tự nhiên ít được chú ý. 2. Văn học - Bên cạnh dòng văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm phát triển mạnh hơn trước và chiếm vị trí trọng yếu. Các nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan đã dung chữ Nôm để sáng tác. - Văn học dân gian phát triển rầm rộ, thể hiện ước mơ về một cuộc sống tự do và thanh bình của người dân lao động.
  10. Giáo dục và văn học ở thế kỷ XVI - XVIII
  11. Hoạt động 3: Tìm hiểu về nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật ( HOẠT ĐỘNG CÁ NHÂN ) 1/. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc trong các thế kỉ XVI – XVIII phát triển như thế nào ? Chứng minh ? 2/. Những biểu hiện của nghệ thuật dân gian trong các công trình điêu khắc và kiến trúc ? 3/. Loại hình nghệ thuật nào phát triển ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong ? Chứng minh ? 4/. Kể tên các công trình tiêu biểu trong các thế kỷ XVI – XVIII ? 5/. Nêu những thành tựu tiêu biểu trong kỹ thuật ở các thế kỷ XVI – XVIII ?
  12. Gợi ý sản phẩm - Trong các thế kỉ XVI – XVIII, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tiếp tục phát triển, thể hiện ở các chùa mới được xây dựng như chùa Thiên Mụ (Huế), tượng Phật ở các chùa - Nghệ thuật dân gian được hình thành trong các công trình điêu khắc và kiến trúc. - Nghệ thuật sân khấu phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài với nhiều phường tuồng, chèo ở các làng, các làn điệu dân ca ở các địa phương. - Nhiều công trình khoa học trên các lĩnh vực sử học, địa lý, y học, triết học ra đời. - Kĩ thuật: kĩ thuật đúc súng theo kiểu phương Tây, đóng thuyền, xây thành lũy được hình thành và phát triển, nghề làm đồng hồ ra đời
  13. Nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật ở các thế kỉ XVI - XVIII
  14. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Câu 1. Hệ tư tưởng hay tôn giáo giữ địa vị thống trị ở nước ta trong các thế kỷ XVI – XVIII là A. Đạo giáo . B. Nho giáo. C. Phật giáo . D. Thiên chúa giáo. Câu 2. Ý nào không phản ánh đúng sự hạn chế trong nội dung giáo dục nước ta ở thế kỷ XVI – XVIII là A. vẫn dùng chữ Hán, chữ Nôm cho học hành thi cử. B. Nội dung giáo dục chủ yếu là kinh sử. C. các môn khoa học tự nhiên không được chú ý. D. không được đưa nội dung các môn khoa học vào thi cử. Câu 3. Trong các thế kỷ XVI – XVIII , tôn giáo mới được truyền bá vào nước ta là A. Đạo giáo . B. Nho giáo. C. Phật giáo . D. Thiên chúa giáo. Câu 4. Nghệ thuật dân gian ở các thế kỷ XVI – XVIII chủ yếu phản ánh điều gì? A. Mâu thuẫn trong xã hội. B. Sự sao chép của nghệ thuật cung đình. C. Cuộc sống ấm no của nhân dân. D. Những hoạt động thường ngày của nhân dân. Câu 5. Nét nổi bật về tình hình kỹ thuật ở Việt Nam trong các thế kỷ XVI- XVIII là A.nhiều thành tựu kỹ thuật được du nhập từ phương Tây. B.tiếp cận được với sự phát triển của kỹ thuật thế giới. C.được du nhập từ phương Tây nhưng vì nhiều lý do nên không có điều kiện phát triển. D.quá lạc hậu so với sự phát triển chung của các nước trong khu vực và thế giới.
  15. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG ( Bài tập ) 1/. Liệt kê những di sản Văn hóa phi vật thể của nước ta được UNESCO vinh danh. 2/. Tìm hiểu về soạn giả Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền.